Ma trận SWOT là một công cụ thường được ứng dụng trong việc phân tích đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro của một chủ trương chính sách hoặc một ngành nào đó, nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh. Chủ trương “giãn dân” tại TP.HCM bắt đầu thực hiện sau khi có Nghị quyết số 11 của Thành ủy ngày 28/4/1997, trong đó đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2000, cố gắng bảo đảm số dân trong nội thành TP.HCM đạt mức tương đối khoảng 3,5 triệu người, khuyến khích người dân trong nội thành di chuyển ra bên ngoài các quận mới và quận ven, đi kèm với một loạt các nhóm giải pháp và chính sách về phương diện kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, về đất đai, xây dựng và phát triển đô thị, về di dời xí nghiệp ô nhiễm và các thủ tục hành chính v.v…. Để có thể đánh giá tình hình thực hiện chủ trương giãn dân trong 4 năm qua, đồng thời đề ra các giải pháp cần bổ sung thực hiện trong thời gian tới, bài viết này thử ứng dụng phương pháp Ma trận SWOT vào việc phân tích chủ trương giãn dân. Ma trận SWOT sẽ giúp tổng hợp các nhân tố đã thực hiện được và chưa được trong thời gian qua, đồng thời với kết hợp với các dự báo về thuận lợi và khó khăn sắp tới, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nguy cơ tồn tại, nhằm thúc đẩy chủ trương giãn dân thực hiện thành công hơn nữa trong thời gian tới.
Ứng dụng ma trận SWOT vào phân tích đánh giá chủ trương giãn dân và đề xuất một số giải pháp cần lưu ý trong thời gian tới Th.S. DƯ PHƯỚC TÂN Ma trận SWOT là một công cụ thường được ứng dụng trong việc phân tích đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro của một chủ trương chính sách hoặc một ngành nào đó, nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh. Chủ trương “giãn dân” tại TP.HCM bắt đầu thực hiện sau khi có Nghị quyết số 11 của Thành ủy ngày 28/4/1997, trong đó đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2000, cố gắng bảo đảm số dân trong nội thành TP.HCM đạt mức tương đối khoảng 3,5 triệu người, khuyến khích người dân trong nội thành di chuyển ra bên ngoài các quận mới và quận ven, đi kèm với một loạt các nhóm giải pháp và chính sách về phương diện kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, về đất đai, xây dựng và phát triển đô thị, về di dời xí nghiệp ô nhiễm và các thủ tục hành chính v.v…. Để có thể đánh giá tình hình thực hiện chủ trương giãn dân trong 4 năm qua, đồng thời đề ra các giải pháp cần bổ sung thực hiện trong thời gian tới, bài viết này thử ứng dụng phương pháp Ma trận SWOT vào việc phân tích chủ trương giãn dân. Ma trận SWOT sẽ giúp tổng hợp các nhân tố đã thực hiện được và chưa được trong thời gian qua, đồng thời với kết hợp với các dự báo về thuận lợi và khó khăn sắp tới, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nguy cơ tồn tại, nhằm thúc đẩy chủ trương giãn dân thực hiện thành công hơn nữa trong thời gian tới. 1. Các thông số đưa vào ma trận: Ma trận SWOT có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: SWOT CƠ HỘI THỰC HIỆN (Opportunities – O) NGUY CƠ RỦI RO (Threats - T) MẶT MẠNH (Strengths - S) Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S) Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ (S/T) MẶT YẾU (Weaknesses - W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W) Giảm các mặt yếu để ngăn chận nguy cơ (W/T) Qua kết quả phân tích tình hình thực hiện trong 4 năm qua, một số thông số có thể đưa vào ma trận để luận giải các biện pháp và giải pháp, bao gồm như sau: 1.1. Mặt mạnh: (S) Trong quá trình thực hiện chủ trương giãn dân vừa qua, các mặt mạnh có thể đúc kết bao gồm: S1 = TP.HCM đã đầu tư tạo việc làm bên ngoài nhiều (các khu CN tập trung). S2 = Cơ cấu đầu tư có chú ý cơ sở hạ tầng, mặc dù chưa nhiều. S3 = Đã hình thành 5 Quận mới (đất đai bên ngoài còn nhiều). S4 = Có hệ thống quản lý hộ khẩu bên trong tốt (tạm trú tạm vắng). S5 = Đã thực hiện một số dự án xây nhà ở tái định cư cho một bộ phận dân cư ra ngoài. S6 = Từng bước hoàn thiện chính sách điều tiết thị trường đất đai, lao động. 1.2. Mặt yếu: (W) Một số mặt yếu được đúc kết qua kết quả thực hiện chủ trương giãn dân trong thời gian vừa qua bao gồm: W1 = Quy hoạch với các chỉ tiêu khống chế dân số hơi cứng nhắc, khó thực thi. W2 = Trách nhiệm thực hiện của các đơn vị sở ngành chưa rõ ràng. W3 = Chưa chuẩn bị kịp các hạ tầng giao thông nối kết tốt và HTXH. W4 = Chưa có chính sách ưu đãi rõ ràng (giá nhà thấp, ưu đãi người lao động…). W5 = Số lượng nhà ở (khu dân cư) chưa được đầu tư theo kế hoạch dự kiến. W6 = Nhu cầu giải trí bên ngoài chưa đáp ứng tốt. 1.3. Cơ hội thực hiện: (O) O1 = Lãnh đạo TP nhận thức tầm quan trọng chủ trương giãn dân (kẹt xe hiện nay). O2 = Có điều chỉnh quy hoạch theo hướng khả thi hơn (chỉ tiêu phân bố dân cư). Có Nghị Định phân cấp cho TP. O3 = Nhiều khu dân cư bên ngoài đã và đang xây dựng dành cho chương trình tái định cư chỉnh trang bên trong. O4 = Quyết tâm đưa chợ đầu mối và công nghiệp ô nhiễm ra bên ngoài. O5 = Chính sách ưu đãi ra ngoài đang từng bước nghiên cứu và áp dụng. 1.4. Nguy cơ rủi ro (T): T1 = Dự báo luồng di dân từ tỉnh khác sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến chủ trương giãn dân. T2 = Đô thị hóa tràn lan, khó kiểm soát (mọc lên khu dân cư tự phát). T3 = Việc làm khu CN bên ngoài chưa hấp dẫn dân cư bên trong đi ra (lực hút). T4 = Vốn đầu tư khó tập trung, vừa chỉnh trang bên trong, vừa lo bên ngoài. T5 = Phần lớn giá nhà tại các khu dân cư bên ngoài còn quá đắt. T6 = Nhiều hộ muốn quay trở vào nội thành do hạ tầng nối kết còn quá kém (nhất là nạn kẹt xe, giao thông đi lại khó khăn). T7 = Áp lực lợi nhuận, dẫn đến đầu tư khu dân cư, nhà ở bên trong làm gia tăng mật độ dân cư bên trong nội thành. 2. Luận giải các biện pháp và giải pháp: 2.1. Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh: O2/S2 = Tận dụng Nghị định 93 phân cấp đô thị để đầu tư cơ sở hạ tầng bên ngoài. O4 /S1, S2 = Tận dụng các cơ hội đưa chợ đầu mối và các cơ sở sản xuất ra ngoài để thu hút đầu tư, tạo thêm việc làm cũng như đầu tư mạnh hạ tầng ở khu vực bên ngoài. O3/S5 = Tiếp tục thực hiện các công trình, dự án chỉnh trang bên trong, tái định cư đưa dân ra bên ngoài nhằm góp phần thực hiện theo hướng điều chuyển dân cư các hộ lụp xụp bên trong ra ngoài sinh sống. O5/ S3 = Nghiên cứu và áp dụng các chính sách ưu đãi đối với dân cư, doanh nghiệp ra khu vực bên ngoài, nhằm phát triển và thu hút dân cư ra 5 quận mới. O1/S2, S4 = Tận dụng nhận thức của lãnh đạo thành phố về tầm quan trọng của chủ trương giãn dân trong giai đoạn hiện nay (đang bị vấn nạn kẹt xe, quá tải CSHT), sẽ tiếp tục đầu tư mạnh CSHT ra bên ngoài cũng như tiếp tục quản lý hộ khẩu bên trong thật tốt, hạn chế phần nào dân nhập cư và các tiêu cực phát sinh. 2.2. Nắm bắt cơ hội để khắc phục các mặt yếu vừa qua: O2/W1 = Tận dụng việc điều chỉnh quy hoạch theo hướng khả thi để chỉnh lại các chỉ tiêu cứng nhắc trước đây, đầu tư theo hướng phân kỳ chia theo từng bước đi cụ theå, làm cơ sở để thực hiện thành công chủ trương giãn dân. O1/W2, W3 = Tận dụng sự nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của chủ trương giãn dân hiện nay, nhanh chóng rà soát và phân công lại trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng dự án sao cho ý định giãn dân được sự nhất quán trong thực hiện. O3/W3 = Tận dụng sự xuất hiện của nhiều khu dân cư bên ngoài, tập trung đầu tư mạnh hơn các cơ sở hạ tầng, nhất là các trục giao thông nối kết giữa bên trong và bên ngoài tốt hơn, theo một cơ chế đầu tư liên kết giữa nhiều bên. O4/W3, W4 = Tận dụng quyết tâm của chính quyền TP di dời các chợ đầu mối và xí nghiệp ô nhiễm ra bên ngoài để hoàn thiện hạ tầng xã hội cũng như ban hành các chính sách ưu đãi cho cơ sở (về đất đai và thủ tục di dời) và ưu đãi cho người lao động chuyển ra. O5/W5 = Hoàn thiện và tận dụng chính sách ưu đãi đối với khu vực bên ngoài nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nhà ở, tăng tốc độ đầu tư khu dân cư và quỹ nhà bên ngoài theo kế hoạch dự kiến. O6/W6 = Tận dụng chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư các khu vui chơi giải trí, tạo môi trường sống phong phú về tinh thần, hấp dẫn dân cư bên trong khi chuyển ra. 2.3. Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ: S3, S4/T1 = Tận dụng thế mạnh là đất đai của các quận mới để tạo một “vùng đệm” ngăn chặn luồng di dân không thể tránh khỏi, vào bên trong nội thành làm trầm trọng thêm mật độ dân cư tăng cao ở bên trong. Đồng thời tận dụng thế mạnh về hệ thống quản lý dân cư (hộ khẩu tạm trú, tạm vắng trên địa bàn), áp dụng chế độ khai báo và kiểm soát nhiều hơn nữa về lực lượng dân nhập cư từ các tỉnh khác đến. S2/T2, T6 = Tận dụng thế mạnh về đầu tư hạ tầng bên ngoài với các công trình trọng điểm, giao thông nối kết để quy hoạch khu dân cư mới, tránh nguy cơ đô thị hóa tràn lan, các khu dân cư tự phát, cũng như hạn chế sự quay trở lại của một số hộ dân đã mua nhà bên ngoài, do giao thông nối kết kém, lại muốn quay trở vào. S5/T3 = Tận dụng các công trình, dự án tái định cư, chỉnh trang nhà lụp xụp bên trong để đưa dân ra ngoài, phối hợp đào tạo tay nghề, cung ứng việc làm chuyên môn, lương khá cao tại các khu công nghiệp tập trung cho dân từ bên trong ra. S3/T4/T7 = Tận dụng thế mạnh về đất đai có sẵn ở các quận mới để ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa nhiều số lượng nhà ở bên ngoài cũng như kiểm soát nghiêm ngặt việc hình thành các khu dân cư nhà ở mới bên trong. S5/T5 = Tận dụng thế mạnh và kinh nghiệm về các công trình xây dựng nhà ở, liên kết với một số công chức, doanh nghiệp xây và bán nhà với giá cả vừa phaûi (rẻ hơn bên trong), giúp người dân có điều kiện mua nhà rộng rãi và giá cả vừa phải ra bên ngoài sinh sống. S6/T2 = Tận dụng thế mạnh về công tác nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách và các yếu tố thị trường (nhất là thị trường nhà đất) để điều tiết và quản lý việc phát triển nhà ở tự phát tràn lan. 2.4. Giảm các mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ: W2/ T5, T7 = Khắc phục các mặt yếu về việc phân công trách nhiệm của từng Sở ngành được cụ thể rõ ràng, để phổ biến chủ trương giãn dân mang tính xuyên suốt và nhất quán, làm giảm bớt các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chủ trương giãn dân, chẳng hạn như giá nhà bên ngoài còn quá cao, không phù hợp túi tiền người dân thu nhập trung bình và thấp; đồng thời cũng sẽ làm giảm việc một số đơn vị chạy theo lợi nhuận xây dựng mới các khu dân cư và nhà ở khu vực bên trong, thay vì xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. W4/W5/ T2 = Khắc phục các yếu điểm về việc đầu tư số lượng nhà ở tại các khu dân cư mới bên ngoài nhiều và phong phú hơn; và nhất là chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư ở khu vực bên ngoài tốt hơn, sẽ góp phần giảm bớt các khu dân cư tự phát mọc tràn lan, không theo quy hoạch. W3/T6 = Khắc phục việc đầu tư hạ tầng giao thông nối kết tốt giữa bên trong và bên ngoài sẽ tạo điều kiện người dân ra ngoài sinh sống và vẫn làm việc bên trong, giảm bớt hiện tượng quay trở lại nội thành làm nơi cư trú. W6/T6 = Khắc phục việc thiếu các khu vui chơi, giải trí thông qua chính sách ưu đãi các nhà đầu tư, sẽ góp phần gia tăng các “món ăn” tinh thần ở bên ngoài, tạo lực hút đối với những người bên trong muốn ra khu vực bên ngoài sinh sống. 3. Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể: Từ kết quả phân tích trên, có 9 nhóm giải pháp chủ yếu có thể được đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần thúc đẩy thực hiện tốt chính sách giãn dân tại TP.HCM. Chín giải pháp này có thể tóm tắt như sau: ĐỐI VỚI KHU VỰC BÊN NGOÀI: (quận mới, ngoại thành) 1. Tạo việc làm nhiều bên ngoài; 2. Phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ, giao thông đi lại thuận tiện; 3. Giá nhà rẻ hơn bên trong (trợ cấp giá nhà ở); 4. Đáp ứng nhu cầu giải trí người dân bên ngoài; 5. Chính sách ưu đãi ra ngoài; 6. Biện pháp quản lý lao động nhập cư bên ngoài; ĐỐI VỚI KHU VỰC BÊN TRONG: (nội thành) 7. Biện pháp quản lý dân nhập cư bên trong; 8. Hạn chế hình thành khu dân cư bên trong; 9. Dự án chỉnh trang bên trong, kết hợp giãn dân. Cụ thể 9 giải pháp tổng quát như sau: 1. Việc làm nhiều: Như trên phân tích, việc làm là yếu tố động lực rất quan trọng trong việc thu hút và phân bố lại dân cư. Muốn tạo động lực giãn dân theo phương châm”Thóc đến đâu bồ câu đến đoù”, cần nhất thiết phải tạo nhiều việc làm đa dạng bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, tạo việc làm tại các khu đô thị mới cần đa dạng hơn, có thể phát triển mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ , không chỉ dựa vào việc làm từ sản xuất công nghiệp đơn thuần. Việc di dời các chợ đầu mối cũng góp phần giải quyết thêm việc làm bên ngoài nội thành. 2. Cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đi lại thuận tiện Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại chỗ và nhất là giao thông nối kết thật tốt giữa bên trong và bên ngoài, thuận tiện cho dân cư có việc làm bên trong nội thành nhưng cư trú bên ngoài. Ngoài các trục đường nối kết, các cơ sở hạ tầng khác như điện nước, cấp nước, thoát nước v.v . cũng nên được chú trọng sao cho đồng bộ. 3. Giá nhà rẻ hơn bên trong: Đây là yếu tố khá quan trọng, nhất là thu hút các gia đình mới ra riêng, di chuyển ra bên ngoài lập nghiệp và định cư sinh sống. Nhà nước có thể xem xét bao cấp một phần trong giá thành nhà ở tại các khu dân cư bên ngoài sao cho giá cả hấp dẫn và vừa khả năng đối với các hộ gia đình bên trong nội thành. 4. Đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân: Đây là yếu tố thường hay bỏ quên, hoặc chưa được chú trọng đúng mức tại các khu dân cư mới. Đời sống tinh thần phong phú, có nơi giải trí đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của các hộ từ bên trong nội thành chuyển ra sinh sống. 5. Chính sách ưu đãi ra bên ngoài: Là động lực để hấp dẫn dân cư di chuyển ra ngoài trên mọi phương diện. Chính sách này có thể bao gồm chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Nghiên cứu và áp dụng các chính sách ưu đãi đối với dân cư, doanh nghiệp ra khu vực bên ngoài, chẳng hạn như hợp thức hóa chủ quyền nhà đất, miễn giảm thuế sử dụng đất, tạo điều kiện chuyển hộ khẩu, chuyển trường học nhanh chóng đến nơi ở mới v.v Quy hoạch và đầu tư hoàn chỉnh nhiều khu dân cư mới, tránh nguy cơ đô thị hóa tràn lan. Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách và các yếu tố thị trường để điều tiết và quản lý việc phát triển nhà ở tự phát tràn lan. 6. Quản lý lao động nhập cư bên ngoài: Theo tốc độ đô thị hóa khu vực nông thôn ngoại thành, dự báo luồng di chuyển dân cư từ các tỉnh khác đổ về là rất lớn trong thời gian tới. Do vậy, các địa bàn tại khu vực nông thôn ngoại thành, nên duy trì và áp dụng hình thức quản lý nhân khẩu một cách chặt chẽ, nhất là tạm trú tạm vắng. Tạo điều kiện dân nhập cư hội nhập tại nơi ở mới về phương diện nhà ở và việc làm theo hướng tích cực, hạn chế tối đa xẩy ra tình trạng phát sinh tệ nạn xã hội tại các địa bàn có nhiều dân nhập cư chuyển đến. Có thể nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý các nhà trọ, nhà cho thuê, nhất là đối với các lao động nhập cư ở các quận ven, quận mới và huyện ngoại thành. Nhà ở cho lực lượng công nhân (mà hiện nay chủ yếu là dân nhập cư từ nơi khác đến) cũng nên có các giải pháp thích hợp. 7. Quản lý dân nhập cư bên trong: Tận dụng hệ thống khai báo tạm trú tạm vắng, quản lý chặt chẽ số nguời di chuyển từ nơi khác đến trong khu vực nội thành. Rà soát và phân công trách nhiệm cho các sở ngành có liên quan liên quan, nhằm thực hiện đồng bộ chủ trương giãn dân. 8. Hạn chế hình thành khu dân cư bên trong: Kiểm soát chặt chẽ các dự án cấp đất và xây dựng các công trình tiện ích, hạn chế xây dựng nhiều khu nhà ở mới bên trong. Hạn chế chuyển đổi công năng diện tích các nhà kho, kho tàng, bến bãi . để xây dựng khu nhà ở tại các khu dân cư có mật độ quá cao. 9. Chỉnh trang đô thị kết hợp giãn dân: Các dự án chỉnh trang đô thị nên được tiến hành kết hợp chặt chẽ với các dự án tái định cư, đưa dân ra bên ngoài sinh sống, tạo điều kiện cho phần lớn một bộ phận người dân nghèo, điều kiện sống lụp xụp, được cải thiện điều kiện sinh sống. Tận dụng các cơ hội đưa chợ đầu mối và các cơ sở sản xuất ra ngoài để thu hút đầu tư, tạo thêm việc làm. Tóm lại, 9 giải pháp tổng quát nêu trên là kết quả của việc ứng dụng ma trận SWOT nhằm phân tích đánh giá và đề ra các giải pháp giãn dân cần được lưu ý nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Các giải pháp này hiện nay có thể đã và đang được thực hiện một phần nào đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là các giải pháp nêu trên phải được tiến hành một cách đồng bộ, sao cho kết quả tổng hợp cuối cùng là thúc đẩy chủ trương giãn dân đạt được kết quả cao nhất. . Ứng dụng ma trận SWOT vào phân tích đánh giá chủ trương giãn dân và đề xuất một số giải pháp cần lưu ý trong thời gian tới Th.S. DƯ PHƯỚC TÂN Ma trận SWOT. trong thời gian tới, bài viết này thử ứng dụng phương pháp Ma trận SWOT vào việc phân tích chủ trương giãn dân. Ma trận SWOT sẽ giúp tổng hợp các nhân tố đã