1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CÔNG CỤ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

14 902 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 47,4 KB

Nội dung

Công cụ kinh tế (EIS) (Economic Instruments) được coi là một công cụ bổ sung cho công cụ pháp lý và hiện nay được sử dụng rộng rãi, trước khi nướ ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế trị trường như hiện nạy. Trên thực tế công cụ quản lý môi trường và tài nguyên chỉ thực sự có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm: Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường. 1. Thuế, phí và lệ phí môi trường * Thuế môi trường: Là khoản thu vào ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động môi trường Quốc gia, bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí phục hồi môi trường, chi phí xữ lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Nguyên tắc tính thuế môi trường: - Người gây ô nhiễm phải trả tiền Phân loại thuế môi trường: - Thuế gián thu: Đánh vào giá trị sản phẩm hang hóa gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. - Thuế trực thu: Đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra. Ví dụ: Thuế CO2, Thuế môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản Thuế áp dụng trên thế giới và Việt Nam + Thế giới - Ý tưởng đầu tiên về thuế ô nhiễm do Pigou một kinh tế gia người Anh đưa ra năm 1920. - Mỗi quốc gia trên thế giới áp dụng luật thuế môi trường riêng. Không có tính đồng nhất trên diện rộng giữa các nước nên kéo theo hệ quả khó khăn, thiếu bình đẳng trong cạnh tranh. - Một nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy, phần thu từ thuế đối với chất thải nhiên liệu có thể giúp bù lại phần cắt giảm đáng kể trong tỉ lệ thuế giá trị gia tăng hiện hành. + Việt Nam

Trang 1

CÔNG CỤ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Công cụ kinh tế (EIS) (Economic Instruments) được coi là một công cụ bổ sung cho công cụ pháp lý và hiện nay được sử dụng rộng rãi, trước khi nướ ta đang chuyển đổi

từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế trị trường như hiện nạy

Trên thực tế công cụ quản lý môi trường và tài nguyên chỉ thực sự có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

Khái niệm: Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi

phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường

1 Thuế, phí và lệ phí môi trường

* Thuế môi trường: Là khoản thu vào ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt

động môi trường Quốc gia, bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn

đề như: chi phí y tế, chi phí phục hồi môi trường, chi phí xữ lý và ngăn ngừa ô nhiễm

Nguyên tắc tính thuế môi trường:

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền

Phân loại thuế môi trường:

- Thuế gián thu: Đánh vào giá trị sản phẩm hang hóa gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất

- Thuế trực thu: Đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra

Ví dụ: Thuế CO2, Thuế môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản

Thuế áp dụng trên thế giới và Việt Nam

+ Thế giới

- Ý tưởng đầu tiên về thuế ô nhiễm do Pigou một kinh tế gia người Anh đưa ra năm 1920

- Mỗi quốc gia trên thế giới áp dụng luật thuế môi trường riêng Không có tính đồng nhất trên diện rộng giữa các nước nên kéo theo hệ quả khó khăn, thiếu bình đẳng trong cạnh tranh

- Một nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy, phần thu từ thuế đối với chất thải nhiên liệu

có thể giúp bù lại phần cắt giảm đáng kể trong tỉ lệ thuế giá trị gia tăng hiện hành

+ Việt Nam

Dự thảo Thuế bảo vệ môi trường dự kiến biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, tháng 10 năm 2010.

Trang 2

Luật thuế môi trường quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, biểu khung thuế, kê khai thuế và nộp thuế môi trường Trong đó, thuế môi trường được hiểu là thuế đánh vào một số sản phẩm hàng hóa gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người

Theo dự thảo, sẽ có 5 nhóm sản phẩm chịu thuế:

Dự kiến các tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất và nhập khẩu 5 nhóm hàng hóa gồm: xăng dầu, than, chất làm lạnh chứa hydro-cloro-fluoro-carbon, túi ni lông và thuốc bảo

vệ thực vật sẽ phải nộp thuế môi trường trong thời gian tới

Những quan điểm mới của Dự thảo Thuế môi trường mới: xây dựng một sắc thuế môi trường độc lập nhằm tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, giảm thiểu việc sử dụng, sản xuất và thải các chất gây hại đến môi trường, đồng thời nhằm bù đắp và xử

lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng đối với môi trường Chính sách thuế này đã được xây dựng và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới và ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philipines…

- Mục đích của thuế môi trường: Tạo một hành lang pháp lý để điều chỉnh trực tiếp

hành vi của các chủ thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, chi phí cho việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền tác động đến ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường

- Đối tượng chịu thuế: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, khai thác,

chế biến sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ có chất thải, rác thải, nước thải, tiếng ồn hoặc nhập khẩu các loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khoẻ con người

- Đối tượng đánh thuế: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, chế biến sản

phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ có chất thải, rác thải, nước thải, tiếng ồn hoặc nhập khẩu các loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khoẻ con người

Cụ thể là các nhóm: nhóm sản phẩm hàng hóa sản xuất cho sử dụng trực tiếp (sản phẩm cung cấp không thân thiện với môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người) như túi ni lông, xe ô tô, xe máy, thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, máy phát điện…; nhóm sản phẩm thải vào môi trường như khí thải như CO2, NO2, SO2,

Pb, O3…, nước thải có các chất như cacbonhydrat, prôtêin, chất béo, Pb, Hg, Mn, dầu mỡ…, các chất thải rắn vào môi trường nước, không khí, đất; nhóm sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất như gỗ, điện, xăng, dầu, tài nguyên khoáng sản khác…; nhóm hoạt động gây tiếng ồn, độ rung, gây bức xạ, phóng xạ như gây tiếng ồn trong quá trình sản xuất, tái chế, khoan, cắt, gây bức xạ điện từ…

- Căn cứ tính thuế và thuế suất: Vì đối tượng đánh thuế theo các nhóm khác nhau

Trang 3

hàng hóa sản xuất sử dụng trực tiếp có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra; đối với nhóm sản phẩm thải có thể dựa trên mức độ chất thải thải ra môi trường; đối với nhóm nguyên nhiên vật liệu khai thác, nhập khẩu dựa vào khối lượng tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu đầu vào; đối với hoạt động gây tiếng ồn, gây bức xạ, phóng xạ nên xác định trên cơ sở tiếng ồn gây ra, mức độ bức xạ hoặc phóng xạ gây ra hoặc có thể xác định dựa trên lợi nhuận thu được của doanh nghiệp làm cơ sở xác định mức tỷ

lệ % thuế môi trường phải nộp

Và thuế suất được xây dựng theo tỷ lệ % phù hợp với từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cung ứng, nhóm nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong mối quan hệ với thuế suất của các loại thuế liên quan Hoặc có thể xây dựng thuế suất theo các mức dựa trên mức độ

sử dụng hàng hóa hoặc sản xuất nhập khẩu hàng hoá với thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi…

- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế: Các chủ thể sản xuất kinh doanh những sản

phẩm có tác động tích cực đến môi trường như sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…

- Đối tượng miễn, giảm: Cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng các biện pháp công

nghệ để cải thiện môi trường; hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường…

* Phí và lệ phí môi trường

-Phí: khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp nhằm bù đáp một phần chi phí thường

xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế

Phí do cơ quan hành chính ban hành

Mức thu căn cứ trên tổng chi phí cần thiết, mức độ trợ cấp của nhà nước và khả năng đóng góp của các đối tượng trong diện phải nộp thuế

Phí không mang tính chất hoàn trả trực tiếp

Ví dụ: Các phí môi trường: Phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên các bãi thải

- Lệ phí: Khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng

một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp

Lệ phí >= Chi phí thực tế >= Phí

Một số loại phí đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam

Thế giới

Trang 4

Phí phát thải: Đánh vào việc thải chất gây ô nhiễm ra môi trường và gây tiếng ồn Phí sản phẩm: Đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi sử dụng chúng trong các

quy trình sản xuất, tiêu thụ hoặc loại thải nó

Phí sử dụng: Có chức năng làm tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí

thu gom và thải bỏ hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tùy vào từng huống mà chúng được áp dụng

Áp dụng phí phát thải:

Mục tiêu cơ bản,

ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí tuân thủ các luật lệ

- Tác dụng khuyến khích, năng động

- Tiềm năng tăng nguồn thu

- Hệ thống mềm dẻo Điều kiện áp dụng

tốt nhất

- Ô nhiễm ở địa điểm cố định

- Chi phí biên để chống ô nhiễm khác nhau giữa những người gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm

- Giám sát phải có thể thực hiện được

- Tiềm năng cho những người gây ô nhiễm giảm phát thải và thay đổi hành vi

- Tiềm năng cho phát minh kỹ thuật cũng như công nghệ phù hợp

Mức thích hợp với

môi trường

- Nước: triển vọng tốt như phí mặt nước ở Pháp, Đức và Hà Lan

- Không khí: triển vọng trung bình, có vấn đề về giám sát.Ví dụ phí NOx ở Thụy Điển

- Rác thải: triển vọng thấp

- Tiếng ồn: triển vọng cao đối với máy bay, thấp đối với các loại

xe cộ khác như chi phí tiếng máy bay ở Hà Lan, Thụy Sỹ Hạn chế - Hạn chế về chất thải có thể được áp dụng

- Tác dụng tới phân phối thu nhập

- Khi nguồn thu tăng lên, cần có một hệ thống phân bổ chặt chẽ

Khả năng áp dụng phí theo sản phẩm

Trang 5

Mục tiêu cơ bản,

ưu điểm

- Giả sử dụng sản phẩm và/hoặc kích thích thay thế sản phẩm

- Tác dụng khuyến khích

- Nguồn thu tăng lên

- Mềm dẻo

- Tiềm năng có thể ứng dụng cho các nguồn ô nhiễm di động

và phân tán Điều kiện áp dụng - Sản phẩm được sử dụng với số lượng hoặc khối lượng lớn

- Sản phẩm nhận dạng được

- Cầu co dãn giá đối với sản phẩm được chọn

- Khả năng thay thế

- Thích ứng đối với các hệ thốn

Mức thích ứng với

môi trường

- Nước: triển vọng trung bình, ví dụ, phí đối với phân bón và thuốc sát trùng ở Nauy và Thụy Điển, phí đối với dầu nhờn ở Đức và Phần Lan

- Không khí: triển vọng cao, đặc biệt đối với nhiên liệu Ví dụ: phí đối với chất sulfua trong nhiên liệu ở Pháp, phí đối với xăng dầu trong phương tiện giao thông ở Phần Lan và Thụy Điển, các loại thuế khác nhau đối với xăng có chất chì hay không có chất chì ở Pháp, Đức, Nauy, Anh…

- Chất thải(rác): triển vọng cao.Ví dụ, phí đối với đồ uống bao

bì không hoàn trả ở Phần lan, hay bao Plastic ở Ý

Hạn chế Không áp dụng đối với chất thải nguy hiểm

Hệ số co dãn thấp, khả năng thay thế cản trở mạnh mẽ hiệu lực của công cụ

Các hạn chế tiềm năng về quản lý hành chính

Việt Nam

Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua 27-12-1993 và có hiệu lực từ ngày 10-1-1994 trong đó quy định chính thức phí bảo vệ môi trường

Đối tượng phải nộp thuế môi trường:

Theo Điều 7- Luật Bảo vệ môi trường và điều 34- Nghị định 175/ CP Quy định: “Tất

cả các ngành công nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc mọi loại hình có sử dụng môi trường vào mục đích sản xuất đều phải nộp phí môi trường”

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, các khoáng sản khác

- Sân bay, bến cảng, nhà xe, nhà ga

- Các phương tiện giao thông cơ giới

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doang khác gây ô nhiễm môi trường

Ngày 13/1/2003 Chính phủ ra Nghị định 67/2003/NĐ- CP về thu phí nước thải Trên thế giới, loại phí này đã được áp dụng ở từ những năm 70 của thế kỷ XX Phí BVMT đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong

Trang 6

những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường

Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển (từ năm 1961 ở Phần Lan, năm 1970 ở Thụy Điển, năm 1980 ở Đức) và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra Phí nước thải cũng được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: Năm 1978 ở Trung Quốc và Malaixia, năm 1996 ở Philipin Ở các nước ASEAN, hiện chỉ có Malaixia và Philipin áp dụng phí nước thải ở quy mô cả nước Thái Lan bắt đầu áp dụng ở quy mô thành phố từ 2000 và đang trong quá trình nghiên cứu nhằm áp dụng ở quy mô cả nước

Tuy nhiên, sau gần 7 năm thực hiện, việc thu phí BVMT đối với nước thải ở nước ta đã bộc lộ nhiều bất cập Tỷ lệ thu phí chưa cao, đặc biệt là chưa đạt được mục tiêu giảm xả thải chất ô nhiễm vào nguồn nước do các chủ nguồn thải vẫn tiếp tục gia tăng việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nước

Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước thải dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polutter Pays Principle), qua đó tạo động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động BVMT

Một số kiến nghị cho việc áp dụng ở Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, đã có một số kiến nghị của các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm tăng cường hiệu quả của việc thu phí nước thải ở Việt Nam

- Áp dụng 2 loại phí: phí cố định (phí hành chính) và phí biến đổi

- Tập trung vào một số đối tượng có lượng nước thải, lượng chất ô nhiễm lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng Với các đối tượng có lượng xả thải nhỏ, chỉ áp dụng phí cố định

- Đơn giản hóa cách tính phí, có thể chỉ dùng thông số TSS và COD để tính phí

- Giữ nguyên cách tính phí cho tất cả các đơn vị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn như hiện nay

- Thu phí một năm từ một đến hai lần để giảm chi phí hành chính và đi lại của cán bộ thu phí

- Xử phạt nghiêm các cơ sở không đóng phí nhằm tạo kỷ cương chấp hành pháp luật cũng như tạo công bằng giữa các cơ sở đóng phí và không đóng phí

- Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp phải định kỳ công bố các hoạt động xả thải của đơn vị mình nhằm tăng tính minh bạch và tính chính xác của số liệu khai báo

- Thường xuyên đánh giá, điều chỉnh cách thức thu phí

Trang 7

SO SÁNH CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÍ VÀ THUẾ MÔI TRƯỜNG

Quy mô điều

tiết Quốc gia ( hoặc Quốc tế) Địa phương ( hoặc Quốc gia)

Đối tượng tính

thuế

Tổng sản phẩm của các doanh nghiệp hoặc tổng doanh thu do bán sản phẩm

Chỉ tính đến các loại chất thải độc hại có thể xử lý được

Chức năng

Nguồn thu chung của ngân sách nhà nước về thuế dùng cho các hoạt dộng điều tiết xã hội khác nhau

Nguồn thu vào ngân sách nhà nước dùng cho các lĩnh vực bảo

vệ môi trường

Mục đích Điều tiết hoạt động kinh tế xã hội

chung của toàn xã hội

Điều tiết việc đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của

cơ sở sản xuất

2.Quota ô nhiễm

Khái niệm 1:

Là hạn ngạch sử dụng môi trường hoặc giới hạn trần cho mức ô nhiễm

Khái niệm 2:

“ Quyền gây ô nhiễm” của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng “ giấy phép phát thải” hay còn gọi là Quota ô nhiễm” do cơ quan quản lý môi trường ban hành

Thế giới

Dùng Quota ô nhiễm là biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức

độ ô nhiễm Ai muốn có quyền thải phải mua Quota ô nhiễm và người đó có quyền bán lại Quota ô nhiễm này cho người khác.Từ đây hình thành thị trường Quota ô nhiễm

Nguyên lí cơ bản của thị trường Quota ô nhiễm là: Việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng chất thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường ở một vùng hay khu vực cụ thể

Khi tổng lượng chất thải cho phép thấp hơn lượng chất thải mà các đơn vị trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho Quota có giá trên thị trường

Với quy định số lượng Quota, giá Quota được thải, nhà sản xuất sẽ lựa chọn một trong hai giải pháp:

+ Mua Quota ô nhiễm để được thải với mức thải quy định

+ Tăng chi phí làm giảm ô nhiễm theo yêu cầu của kiểm soát ô nhiễm

Trang 8

Khả năng áp dụng Quota ô nhiễm:

Mục tiêu cơ bản,

ưu điểm

Tiết kiệm chi phí tuân thủ

Có thể bao hàm tác dụng tăng cường kinh tế

Mền dẻo Làm giảm ô nhiễm trên bình diện quốc tế

Điều kiện áp dụng

tốt nhất

Sự khác biệt trong chi phí tuân thủ biên Mức tập trung tối đa chất ô nhiễm xung quanh được quy định

Số lượng người gây ô nhiễm để thị trường hình thành và hoạt động

Ứng dụng tốt đối với các nguồn ô nhiễm cố định Tiềm năng cho cải tiến kỹ thuật

Mức thích hợp với

môi trường

Nước: Thấp Không khí: Cao Chất thải: Thấp Tiếng ồn: Thấp

Hạn chế

Ứng dụng hạn chế khi cùng lúc có nhiều chất ô nhiễm Những “ điển nóng” ô nhiễm có thể trầm trọng thêm

Đòi hỏi xem xét cẩn thận sự phân phối ban đầu các giấy phép

Chi phí phức tạp Chi phí giao dịch cao nếu có nhiều người gây ô nhiễm

3 Hệ thống ký quỹ hoàn trả

3.1 Khái niệm, mục đích và đối tượng áp dụng

* Khái niệm: Ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu

tư, phải đặt cọc tại ngân hàng một khoảng tiền nào đó (đủ lớn) để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác bảo vệ môi trường Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinh phí dùng để khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp không may xảy ra ô nhiễm

- Hoàn trả là khi các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết và không gây ô nhiễm môi trường thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp

- Đối tượng áp dụng:

+ Các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm trầm trọng như: khai thác khoáng sản, khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường lớn

+ Người tiêu dùng khi mua và bán các sản phẩm có nhiều khả năng gây ra ô nhiễm

3.2 Áp dụng hệ thống Ký quỹ môi trường trên thế giới và Việt Nam:

Trang 9

• Trên thế giới: Áp dụng ở các nước Châu Âu với người tiêu dùng bằng cách yêu

cầu những người này đặt cọc một số tiền nhất định cho các cơ sở tái chế hoặc

xử lý các loại bao bì, vật liệu độc hại

Theo OCED (1991), Các hệ thống ký quỹ hoàn trả:

Mục tiêu cơ

bản, ưu điểm

- Sắp xếp việc đổ chất thải an toàn, sử dụng lại hoặc tái sinh sản phẩm

- Mềm dẻo

- Tiền thưởng thích đáng

Điều kiện áp

dụng tốt nhất

- Những thành phần nguy hiêm rha khó khăn của dòng chất thải gây vấn đề cho việc phế bỏ

- Thị trường hiện hữu cho vật liệu có thể tái sinh

- Những sắp xếp, hợp tác giữa người sản xuất, người phân phối

và người sử dụng

Mức thích

hợp với môi

trường

- Nước: thấp

- Không khí: trung bình

- Chất thải: cao, ví dụ thân xe phế thải ở Na Uy và Thụy Điển, bao bì đồ uống ở nhiều nước

- Tiếng ồn: không áp dụng Hạn chế - Chi phí thiết lập ban đầu, chi phí phân phối, đống chai và đóng

thùng lại

- Có khả năng mua bán

Ở Việt Nam

Đặt cọc hoàn trả chưa có quy định của Nhà nước nhưng do vận hành của cơ chế thị trường, đã xuất hiện có tính tự phát ở nước ta trong một số lĩnh vực

Ví dụ, đối với các cửa hàng bán bia chai, chẳng hạn như bia Hà Nội, khách hàng phải đặt cọc 2000 đồng trước khi mang chai bia đã mua về nhà và 2000 đồng được trả lại chỉ khi người mua trả cho chủ cửa hàng vỏ chai còn đảm bảo nguyên vẹn

Ký quỹ môi trường đã có thông tư liên tịch số:126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 về “Hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”

=> Tóm lại: Hệ thống ký quỹ- hoàn trả về môi trường tạo ra lợi ích cho nahf nước và các doanh nghiệp.Nhá nước có lợi ích là không đầu kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng Các doanh nghiệp và người tiêu thụ sẽ không bị thiệt hại về kinh tế, vì có thể lấy lại được tiền đặt cọc khi thực hiện đúng cam kết và không gây ra ô nhiễm môi trường

4 Trợ cấp môi trường

4.1 Khái niệm, chức năng

• Khái niệm: Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở

rất nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)

Trang 10

- Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:

+ Trợ cấp không hoàn lại: ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường

Chính phủ thường cấp phát kinh phí cho việc đào tạo cán bộ, thực hiện các chương trình nghiên cứu về môi trường, nghiên cứu, triển khai công nghệ, áp dụng

kỹ thuật mới mà luật pháp và các quy định yêu cầu Kinh phí ngân sách có thể được cấp phát cho các hoạt động xây dựng năng lực quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm như đảm bảo hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường các cấp, xây dựng và vận hành hệ thống monitoring môi trường…

+ Các khoản cho vay ưu đãi

+ Cho phép khấu hao nhanh

+ Ưu đãi thuế

Khuyến khích về thuế bao gồm ưu đãi thuế, khấu hoa nhanh các khoản đầu tư thiết bị giảm vá xử lý ô nhiễm Có thể thực hiện dưới dạng miễn thuế

Trong một số trường hợp, Chính phủ khuyến khích thuế cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất ở xa các khu vực đô thị Phạm vi của các khuyến khích về thuế vì mục đích môi trường ở các quốc gia và địa phương thay đổi phụ thuộc vào sự có mặt của hệ thống thuế, cơ cấu chính trị…

• Chức năng: là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường

• Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

4.2 Áp dụng trên thế giới và Việt Nam

* Trên thế giới

- Ấn Độ: Quỹ Isha và quỹ Yves Rocher hỗ trợ cho dự án trồng rừng mang tên Green Hands

- Nhật Bản: Hội chữ thập đỏ Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam 225 triệu yên để trồng mới và chăm sóc hàng chục nghìn hecta rừng ngập mặn ven biển

- Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ chương trình trồng rừng ngập mặn phòng ngừa thảm họa cho Việt Nam

* Ở Việt Nam

Trợ cấp môi trường là Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 2/12

Việt Nam là thành viên WTO, Việt Nam có thể tuỳ ý thực hiện các loại trợ cấp thuộc hộp xanh lá cây:

+ Ví dụ: Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi cho

Ngày đăng: 14/08/2013, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w