1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố đà nẵng

127 198 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trong khuvực nông nghiệp năng suất lao động rất thấp và lao động được trả lương thấp,trong khi đó ở thành thị trong ngành công nghiệp có mức lương rất cao.. Ngoài ra do

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế luônkèm theo sự di chuyển của lực lượng lao động Đây là một quá trình mang tínhquy luật Sự di chuyển của lực lượng lao động là một yếu tố động, nó chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố chi phối khác nhau như những nhân tố kinh tế, xã hộivà văn hóa…gây ra những tác động khác nhau lên quá trình này

Đồng thời sự di chuyển lao động luôn là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vàlà hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong xã hội Dịch chuyển lao động đãdiễn ra trong suốt tiến trình phát triển của các dân tộc trên thế giới Ở thời kỳ tiềngiai cấp và ở cả nhưng giai đoạn tiếp theo, hình như vai trò của nhà nước ít tácđộng và chi phối đến những quá trình này Hay nói cách khác trong một giaiđoạn dài của lịch sử, sự di chuyển lao động chủ yếu xảy ra tự phát, nhà nướcchưa thể hiện vai trò quyền lực và tổ chức của mình trong lĩnh vực này Từ sauchiến tranh thế giới lần thứ II cùng với sự phát triển kinh tế và qúa trình đô thịhóa, việc tổ chức lại đời sống dân cư đã được các nhà nước chú ý Vài trò của tổchức nhà nước được thể hiện trong việc định hướng phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, trong việc phân bố lại dân cư, trong việc hợp tác với nước ngoài Nhữngchính sách đó tác động mạnh mẽ đến chuyển động lực lượng lao động trongphạm vi cả nước và từng khu vực Trong chiến lược phát triển kinh tế của cácnước, một trong những vấn đề được quan tâm là điều chỉnh lực lượng lao độngsao cho hợp lý để có thể khai thác tối đa và có hiệu qủa sức lao động của cộngđồng

Sự di chuyển lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thịtrường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùngmiền lãnh thổ, giữa các quốc gia Dưới tác động của toàn cầu hóa những khácbiệt mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép kinh tế, tiếpcận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền là các nguyên nhân cơ bản tạonên các dòng lao động di cư trong và ngoài nước hiện nay5

Trang 2

Nếu như trước đây, lao động di cư chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, tức dichuyển lao động từ vùng nông nghiệp này đến vùng nông nghiệp khác, từ vùngđồng bằng lên miền núi, từ Bắc xuống Nam Thì trong điều kiện hiện nay,khuynh hướng di chuyển lao động từ Bắc xuống Nam vẫn quan sát thấy rõ, bêncạnh đó khuynh hướng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ miền núiđến miền núi đang diễn ra mạnh mẽ 19 Sự dịch chuyển lao động trong thờihiện đại đã làm nảy sinh một loạt những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ để cóđược những giải pháp hữu hiệu.

Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hết là sự phát triển kinh tế,đã làm thiếu hụt nguồn nhân lực, dẫn đến việc di chuyển lao động từ nông thônvào thành thị Lực lượng lao động nhập cư vào thành phố thường là thanh niên -lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng nông thôn Nếu tình hình này kéo dài, sẽlàm giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và cư dân nông thôn trởnên già nua, làm cho hoạt động kinh tế vùng nông thôn kém hiệu quả1 Mặtkhác, lực lượng lao động nhập cư này thời gian đầu không thể kiếm được công

ăn, việc làm ngay, sẽ cùng với đội quân thất nghiệp vốn có ở hầu hết các đô thị,thành phố tạo thành đội quân thất nghiệp đông đảo Đồng thời, quá trình này cònlàm tăng dân số cơ học tại thành phố, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở cácthành phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên, và để có thể ởlại thành phố, những người mới nhập cư sống tạm bợ, hình thành những khuđịnh cư mới, nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch của thành phố16.Những khu định cư mới này tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi trườngthành phố, phá vỡ những cảnh quan thiên nhiên vốn có, lúc này trong thành phốhình thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiếu mọi cơ sở và tiệnnghi tối thiểu cho đời sống cư dân thành thị, trở thành gánh nặng cho chínhquyền sở tại, và có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm khó khăn thêm cho việcgiải quyết những vấn đề xã hội của một thành phố.Tình hình đó không loại trừthành phố nào, nhất là những thành phố lớn

Quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng đã tạo ra một lực hút đáng kể với dòng lao động nhập

-cư từ các địa phương khác đến thành phố Tạo ra một dòng lao động di -cư tự do

Trang 3

vào thành phố Bởi vậy chính quyền thành phố phải nắm rõ mối quan hệ giữa đôthị hóa và dòng lao động nhập cư, đánh giá được một cách toàn diện tình hìnhlao động nhập cư thì mới có khả năng kiểm soát, tận dụng tốt những mặt tíchcực, hạn chế và giải quyết được các mặt tiêu cực của dòng lao động này đối vớiquá trình phát triển của thành phố.

2 Tổng quan nghiên cứu

Sự di chuyển của lực lượng lao động đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới kể

từ đầu thế kỷ 19 trên cơ sở hợp tác của nhiều ngành khoa học Các lý thuyết về

di chuyển lao động đều tập trung vào trả lời các câu hỏi chủ yếu như: tại sao laođộng lại di chuyển đi khỏi nơi cư trú cũ, rời bỏ công việc cũ của mình? nhân tốnào ảnh hưởng tới quyết định di chuyển của người lao động? di chuyển có phảilà một sự đầu tư không? sự khác biệt giữa người ra đi và người ở lại? những ảnhhưởng của người nhập cư đối với kinh tế xã hội địa phương mà họ đến?

Ngoài nước

Ph Ăng ghen, trong tác phẩm “Chống Đuy-ring” (1877-1878) đã đề cập đếnviệc những người lao động nông thôn đi tìm việc làm thêm để kiếm sống Ôngđã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội tiền tư bản và

tư bản, như vậy hiện tượng di chuyển lao động này đã xuất hiện từ xã hội tiền tưbản

Lý thuyết của Ravenstein, là lý thuyết mở đầu cho việc xây dựng các lý thuyếtxã hội học về di dân, được E.G Ravenstein (1885) phát triển và thể hiện dưới cácquy luật di dân có liên quan đến quy mô dân số, mật độ khoảng cách di dân Cụthể là: Phần lớn các cuộc di dân diễn ra với khoảng cách ngắn, quy mô di dân tỷlệ thuận với dân số gốc nơi người dân ra đi, đối với dòng di dân đều tồn tạinhững dòng di chuyển ngược để bù đắp lại, động lực chính của di dân là động cơkinh tế…Nghĩa là lý thuyết này đã chỉ ra nguyên nhân mà lao động nhập cư tớicác đô thị từ nông thôn nghèo khó23

Những năm sau đó, dựa trên các quy luật của di dân nói trên của Ravensteinngười ta đã xây dựng và phát triển sâu thêm những lý thuyết di dân mới như lýthuyết lực hấp dẫn xem xét mối quan hệ nghịch giữa số người di chuyển và

Trang 4

khoảng cách di chuyển20, hoặc lý thuyết cơ hội sống, cho rằng khoảng cách cơhọc không có ý nghĩa quan trọng, người di dân lựa chọn nơi định cư tại nơi có cơhội cuộc sống dễ chấp nhận được, cho dù khoảng cách di chuyển có thể lớn22.Cùng với lý thuyết của Ravenstein24, những nghiên cứu về di dân sau này còndựa trên cơ sở lý thuyết hai khu vực của Lewis (1954) Trong lý thuyết này, nềnkinh tế có hai khu vực, khu vực nông nghiệp nơi lực lượng lao động đang khốnkhổ vì thất nghiệp và thiếu việc làm và khu vực công nghiệp nơi nhiều cơ hộiviệc làm đang được tạo ra và cũng đang khó khăn vì thiếu lao động Trong khuvực nông nghiệp năng suất lao động rất thấp và lao động được trả lương thấp,trong khi đó ở thành thị trong ngành công nghiệp có mức lương rất cao Sự khácbiệt trong thu nhập đã khuyến khích di chuyển của lao động từ nông thôn rathành thị qua đó làm tăng lao động nhập cư tại các đô thị21 Hơn nữa, trongphân tích của Lewis các nhân tố chính phủ cũng quan trọng trong việc giải thíchsự gia tăng mức lương ở thành thị ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực di dân đã thuộc về mô hình củaHarris-Todaro (1970) Mô hình của ông tập trung vào phạm vi các nước đangphát triển, ở đó đang tồn tại dòng lao động nhập cư từ nông thôn vào thành thị,nhưng cách tiếp cận này có thể ứng dụng với di dân nói chung cả hai mặt di dânnội vùng và quốc tế17 Mô hình tân cổ điển được phát triển trong mô hìnhHarris-Todaro mà trong đó di chuyển lao động có nguyên nhân từ khác biệt địa

lý trong cung cầu lao động Di chuyển lao động xảy ra giữa các vùng bởi chênhlệch tiền lương và việc làm giữa chúng Những vùng thiếu lao động thường cómức lương cao sẽ thu hút dòng lao động nhập cư lớn từ các vùng có mức lươngthấp12 Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọngcủa những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập mà cho phép họ có thunhập cao hơn nhờ đó mà cuộc sống khá hơn Họ cũng cho rằng những diễn biếnấy là vì những người di dân mong chờ họ có thể nhận được việc làm tốt và cóthu nhập cao và vì vậy họ chấp nhận thất nghiệp hay thiếu việc để chờ đợi cơ hộiviệc làm tốt trong tương lai Những lập luận này giải thích dòng lao động nhập

cư lớn từ nông thôn ra thành thị, những người này đến các thành thị và ra nhậpvào đội quân thất nghiệp

Trang 5

Mô hình Harris-Todaro là cơ sở cho mô hình kinh tế vĩ mô về di dân của Borjas(1990) Borjas (1994) khi nghiên cứu hiện tượng di dân vào nước Mỹ đã chỉ ranhững ảnh hưởng tích cực của lao động nhập cư tới thị trường lao động mà họđến Ông cũng đưa ra khái niệm lao động bổ sung nếu những người di cư tớigiúp gia tăng năng suất và tiền lương ở nơi đến và lao động thay thế nếu tácđộng của họ làm giảm cầu lao động và giảm tiền lương ở đây13 Vì vậy,khuyến khích thu hút người nhập cư là lao động bổ sung cho vùng cần Nhữngđóng góp của người nhập cư đối với những nơi đến được thể hiện không chỉbằng giúp tăng năng suất lao động mà do người nhập cư nhận mức lương thấphơn và do đó đóng góp vào lợi ích chung của nơi mà họ đến, đồng thời họ cũngđóng góp cho nơi mà họ đi11

Trong nước

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về di dân, chẳng hạn nghiên cứu của ĐặngNguyên An và nhóm tác giả năm 1997, 2003 và 2006, Đỗ Văn Hoà và TrịnhKhắc Thắm năm 1999, Đỗ Văn Hoà năm 2000, Vũ Quốc Huy năm 2003, Củ ChíLợi năm 2004 và Lê Thanh Sang năm 2004 Những nghiên cứu này đã tập trungnghiên cứu những yếu tố và đặc trưng cơ bản của hiện tượng di dân ở Việt Nam.Đóng góp quan trọng nhất của nhóm Đặng Nguyên An năm 1997 khi họ sử dụngsố liệu điều tra dân số Việt Nam năm 1989 để ước lượng sự di dân phản ứng thếnào với cơ hội thị trường nói chung và dòng lao động nhập cư nói riêng Nghiêncứu này cũng cho thấy sự thống nhất đất nước dẫn tới phân bổ lại dân cư vàchính sách kinh tế mới ở nông thôn trong quá trình đổi mới và những thay đổi cơcấu vĩ mô đã ảnh hương lớn tới thị trường lao động và góp phần trực tiếp thúcđẩy di dân mạnh hơn 14 Ngoài ra những phát hiện của nhóm này từ phân tích

đa biến chỉ ra rằng những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn sẽhấp dẫn những người nhập cư; vì vậy, chính sách của chính quyền khôngkhuyến khích sự di dân giữa các tỉnh thành phố

Sau đó năm 2003, nhóm Đặng Nguyên An trên cơ sở áp dụng phân tích thống kêđể ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng di cư nội địa do khác biệt giữacác nhân tố kinh tế xã hội vĩ mô và tính chất đặc thù như mức tiền lương, khác

Trang 6

biệt về việc làm, v,v Nhóm này đã khai thác nguồn số liệu thứ cấp từ tổngđiều tra dân số Việt Nam 1989 và điều tra dân số và nhà ở 1999 được tiến hànhtrên tất cả 61 tỉnh thành phố của Việt Nam Họ cũng cho rằng các nhân tố kinh tếchẳng hạn thu nhập và cơ hội việc làm có tác động mạnh hơn so với các nhân tốphi kinh tế tới quyết định di chuyển của lao động nhập cư ở Việt Nam; trongthực tế quyết định di cư thường phản ánh sự khác biệt thu nhập hơn là các biếnnhư tuổi tác, giới tính, trình trạng hôn nhân

Năm 2006 Đặng Nguyên An công bố công trình nghiên cứu về di dân ở các tỉnhmiền núi Việt Nam trong những năm 1990 Tác giả đã phân tích thực trạng củavấn để di dân và việc thực thi các chính sách di dân ở các tỉnh miền núi của ViệtNam đã khẳng định những thành công của các chính sách này góp phần phân bốlại dân cư lao động một cách có tổ chức hạn chế tiêu cực từ quá trình di dân tự

do Ngoài ra còn có một số nghiên cứu kinh tế lượng về di dân nội vùng ở ViệtNam, Lê Thanh Sang năm 2004 đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và môhình Box-Cox trong phân tích di dân khu vực đô thị từ 1984 tới 1989 và từ 1994tới 1999 Những kết quả hồi quy chỉ ra cụ thể rằng: khoảng cách địa lý là mộttrong các rào cản lớn nhất đối với di dân giữa các tỉnh và nông thôn ra thành thị;

tỷ lệ dân số đô thị ở các tỉnh và áp lực ruộng đất cũng ảnh hưởng tới di cư trongcả hai giai đoạn này Tác giả cũng cho rằng giai đoạn trước đổi mới hiện tượng

di dân được quản lý bởi nhà nước nên các nhân tố đẩy hay kéo giữa các tỉnhkhông có ý nghĩa quyết định tới dòng di dân19

Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tích về chính sách việclàm cho lao động nữ nông thôn trong thời kì đổi mới đã cho rằng “Tình trạngthiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên dòng chảy lao động từ nông thôn rathành phố, trong đó có nhiều phụ nữ Họ làm đủ các nghề từ giúp việc nhà, buônbán phế liệu đến bán hàng rong thậm chí có chị em còn làm những nghề bị xãhội ngăn cấm…Tuy nhiên, việc di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn

ra thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn đang là vấn đề nổi cộm, nảy sinh nhiều vấnđề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội…”, nhận định này cũng đồng nhất vớinhận định trong các nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến (1997), Nguyễn KimHà (2001) và Nguyễn Thanh Tâm (2003)

Trang 7

Một nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Minh Đức, Lê NgọcHùng, Lê Khanh, Hoàng Mộc Lan, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Hữu Thụ cùngvới tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children Sweden) đã tiếnhành nghiên cứu về trẻ em làm thuê, giúp việc gia đình ở Hà Nội năm 2000.Công trình nghiên cứu này đã đề cập một cách khá toàn diện về chân dungnhững trẻ em làm thuê giúp việc trong các gia đình ở Hà Nội, về nhu cầu, tínhchất của lao động thuê mướn, quan hệ xã hội đến nhận thức, thái độ của cácem…

Mai Huy Bích đã nghiên cứu lao động làm thuê việc nhà của những người phụnữ nghèo, ít học từ nông thôn ra thành thị Tác giả đã phân tích một số điểm tíchcực và tiêu cực của hình thức lao động này, (Mai Huy Bích, 2004) Lao độnglàm việc nhà phản ánh tiêu cực sự bình đẳng giới và người ta cho rằng làm việcnhà chỉ có người phụ nữ mà thôi, phụ nữ đi làm thuê việc nhà không chỉ diễn raở Việt Nam mà đã vượt ra ngoài biên giới Làn sóng di cư của các cô gái nước tasang Đài Loan ngày càng tăng Mỗi năm có đến hàng nghìn cô gái đi lao động ởĐài Loan để làm các công việc trong các gia đình Đài Loan Chính cuộc di cưnày đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm như: lao động củangười phụ nữ nặng nhọc, nhân phẩm bị trà đạp, tình trạng cô đơn…

Trong nghiên cứu “Di dân giữa các tỉnh và sự phát triển kinh tế Việt Nam ” BùiQuang Bình (2008) đã khẳng định Di dân là hiện tượng kinh tế xã hội mang tínhkhách quan trong nền kinh tế thị trường4 Nghiên cứu cũng chỉ ra sự phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của hiện tượng này trong phânbổ sức sản xuất, khai thác hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm và bổ sungnguồn lao động thiếu hụt cho các đô thị trong phát triển…và qua đó đánh giátầm quan trọng của lao động nhập cư, cũng như những tác động tiêu cực tới môitrường, kinh tế và xã hội của nhiều địa phương Trong quá trình công nghiệphóa, hội nhập và mở cửa của Việt Nam, cùng với việc luật cư trú mới có hiệulực, tạo ra sự thay đổi của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, dòng di dângiữa các tỉnh và địa phương sẽ mạnh hơn và các yếu tố này ảnh hưởng cũng rấtkhác nhau và mang đặc trưng của Việt Nam

Trang 8

Trong nghiên cứu “vấn đề lao động nhập cư trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng”của Bùi Quang Bình đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đô thị hoá ở các tỉnhmiền Trung – Tây Nguyên và những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra” Đà Nẵng10/2009 Bài viết này đã làm rõ mối quan hệ giữa đô thị hóa và dòng lao độngnhập cư, đánh giá toàn diện tình hình lao động nhập cư, những đóng góp và cácvấn đề do hiện tượng này tạo ra và đưa ra một số kiến nghị cho thành phố trongkiểm soát dòng lao động nhập cư2,3

Khung nội dung nghiên cứu:

Lao động nhập cư

Các nguyên nhân lao động nhập cư đến

Tầm quan trọng và đóng góp của lao động nhập cư

Những vấn đề phát sinh của lao động nhập cư

Các giải pháp sử dụng tốt lao động nhập cư

3 Các mục tiêu nghiên cứu

(1) Khái quát được các nghiên cứu lao động nhập cư của Việt Nam và thế giớilàm cơ sở cho nghiên cứu

(2) Đánh giá được toàn diện tình hình đời sống, việc làm cũng như sử dụng laođộng nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế TP.Đà Nẵng

(3) Đánh giá được tầm quan trọng và những đóng góp của lao động nhập cư.(4) Xác định được các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh do lao động nhập cư tớikinh tế xã hội thành phố

(5) Đề xuất các giải pháp trong việc sử dụng lao động nhập cư của TP Đà Nẵng

4 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu

- Lao động nhập cư có cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phốĐà Nẵng hay không?

- Làm thế nào để sử dụng tốt nguồn lực lao động này cho sự phát triển kinh tế xãhội của thành phố Đà Nẵng?

5 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích thống

kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia và điều tra

Trang 9

khảo sát thực tế… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau Chúng đượcsử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luậnvà thực tiễn về lao động nhập cư Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế vàđặc điểm lao động nhập cư vào thành phố Đà Nẵng và thực tế quá trình pháttriển kinh tế Thành phố, đề tài lựa chọn các nội dung nghiên cứu tình hình laođộng nhập cư

Các phương pháp này còn được dùng để chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với cácnguyên nhân trong việc sử dụng lao động nhập cư từ đó hình thành các giải phápcho phép khai thác tốt nguồn lực này

Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong nghiên cứu:

- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;

- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của ngành

TB và LĐXH thành phố Đà Nẵng;

- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,Internet

- Điều tra mẫu

Cách tiếp cận:

+ Tiếp cận vĩ mô : Mô hình di dân vĩ mô

+ Tiếp cận vi mô: Mô hình hành vi di dân

+ Cách tiếp cận thực chứng: tại sao và nguyên nhân lao động nhập cưvào thành phố Đà Nẵng, Họ đóng góp như thế nào cho Thành phố, cuộc sốngcủa họ thế nào?

+ Tiếp cận hệ thống :

 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và sự gia tăng lao động nhập cư;

 Thu nhập và tiêu cùng của lao động nhập cư và hoạt động kinh tế xãhội của thành phố Đà Nẵng;

 Chính sách lao động và chính sách kinh tế

Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính

+ Thứ cấp : Số liệu về kinh tế và lao động việc làm của Thànhphố Đà Nẵng từ Niên giám thống kê Thành phố qua các năm; Báo cáo của ngành

Trang 10

TB&LĐXH thành phố Đà Nẵng; Kết quả các nghiên cứu liên quan tới lao độngnhập cư.

+ Sơ cấp : Điều tra mẫu

+ Công cụ chính : Sử dụng chương trình sử lý số liệu bằng excel,

6 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung : Lao động nhập cư

Địa bàn : Thành phố Đà Nẵng

7 Điểm mới của đề tài:

- Đề tài đưa ra cách nhìn nhận đánh giá khách quan hơn tầm quan trọngcủa lao động nhập cư với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng

- Các vấn đề kinh tế xã hội do lao động nhập cư tạo ra được xem xét kỹdưới nhiều góc độ khác nhau

- Các giải pháp sẽ là những gợi ý cho việc hoạch định chính sách củaThành phố

- Bổ sung cho nội dung giảng dạy của ngành Kinh tế Phát triển

8 Kết cấu báo cáo nghiên cứu

Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận lao động nhập cư

Chương II : Tình hình kinh tế và lao động việc làm ở thành phố Đà Nẵng.Chương III : Tình hình lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và

các vấn đề đặt raChương VI : Các giải pháp sử dụng tốt lao động nhập cư trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

1.1.1 Khái niệm lao động, lao động nhập cư:

Khái niệm về lao động:

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chấtvà tinh thần cho xã hội Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tựnhiên, với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đốitượng lao động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xãhội.6

Nguồn lao động:

Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng thamgia lao động Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đốivới nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ

Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang tham gialao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu tham gia laođộng

Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động dự trữlà những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhucầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ đội, nội trợ…Số lượng lao động: Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ

15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng tham gia lao động Ngoài ra

do quá trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, những người không nằmtrong độ tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn đượccoi là bộ phận của nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạnchế nên họ được coi là lao động phụ

Trang 12

Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động là sức lao động của bản thân người lao động

Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí:

 Sức khoẻ

 Trình độ người lao động

Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khoẻ tốt và có trình độ cao Lao động có trình độ là người lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên mônnghiệp vụ cao với công việc Trình độ có thể chia thành 2 loại :

Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi giáo dục và

đào tạo chính quy

Tri thức ngầm (Tri thức truyền thống): Là những kiến thức thu được từ

kinh nghiệm thay vì được học hỏi qua giáo dục chính quy

Khái niệm về việc làm:

Trong từ điển kinh tế Khoa học Xã Hội xuất bản tại Paris năm 1996 khái niệmvề việc làm được nêu ra như sau: “Việc làm là công việc mà người lao động tiếnhành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”

Ở Việt Nam, trong bộ luật lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày23/6/1994 đã khẳng định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập khôngbị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Khái niệm về thất nghiệp:

Không có việc làm (thất nghiệp) đang trở thành vấn đề nóng bỏng gây sức ép vềkinh tế xã hội cho mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam

Theo quan điểm của ILO định nghĩa thất nghiệp là người không có việc làm cókhả năng làm việc và nhu cầu tìm việc làm Vậy những người thất nghiệp lànhững người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việc làm, đang cónhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

Trang 13

Theo quy định của Bộ Lao Động thương binh Xã Hội: “Người thất nghiệp làngười trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìm kiếm việclàm nhưng không có việc làm”.

Khái niệm về di cư

Theo nghĩa rộng: di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không

gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnhviễn Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư

Theo nghĩa hẹp: di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến

một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khônggian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc) Khái niệm này khẳng định mối liên hệgiữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới

Khái niệm nhập cư:

Nhập cư là một động thái dân số liên quan trực tiếp đến các luồng di dân Nhập

cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới Dânnhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để sinh sống, cưtrú

Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư

Khái niệm về lao động nhập cư:

Do thiếu hụt lao động, Tây Đức vào những thập niên 1950-1970, đã phải nhậpkhẩu lao động nước ngoài từ nhiều nước Khác với hàng hóa, đối tượng nhậpkhẩu là lao động nhưng tới làm việc lại là con người, hình thành nên khái niệmlao động nhập cư

Theo công ước quốc tế Công ước ILO số 97 về Di cư để làm việc thì: For thepurpose of this Convention the term migrant for employment means a personwho migrates from one country to another with a view to being employedotherwise than on his own account and includes any person regularly admitted as

a migrant for employment “Thuật ngữ lao động di cư là: người di cư từ nướcnày đến nước khác nhằm có được việc làm thay vì làm việc ở đất nước họ và baogồm cả việc họ được thừa nhận là một di dân được thuê làm công”

Trang 14

1.1.2 Một số đặc điểm về lao động nhập cư:

 Lao động nhập cư là Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đếnmột nơi khác sinh sống Nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ haymột đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển)

 Lao động nhập cư là Người di cư bao giờ cũng có những mục đích, họ đếnmột nơi nào đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mụcđích đó

 Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quantrọng để xác định lao động nhập cư

 Một số đặc điểm khác là khi xem xét lao động nhập cư như sự thay đổicác hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội Xem xét lao độngnhập cư gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, nghề nghiệp,…

1.1.3 Phân loại lao động nhập cư

1.1.3.1 Theo địa bàn nơi đến.

Lao động nhập cư quốc tế:

Lao động nhập cư hợp pháp: Là hình thức lao động di cư phù hợp với pháp luật

của quốc gia

Lao động nhập cư bất hợp pháp: là những trường hợp lao động di cư ngược với

lao động nhập cư hợp pháp

Chảy máu chất xám: là sự dịch chuyển ồ ạt số lao động được đào luyện có kỹ

năng từ thành phố này sang thành phố khác, từ nước này sang nước khác, từChâu Lục này sang Châu Lục khác

Lao động nhập cư nội địa:

Lao động nhập cư từ nông thôn vào thành thị

Lao động nhập cư nông thôn vào vùng nông thôn khác

Lao động nhập cư từ đô thị vào nông thôn

Lao động nhập cư đô thị vào đô thị

Trang 15

1.1.3.2 Theo độ dài thời gian cư trú

Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục

đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới Phần lớn người di cư là do điều độngcông tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình…Những đối tượngnày thường không quay trở về sống tại quê hương cũ

Di chuyển tạm thời: khả năng quay trở về là chắc chắn Loại hình này bao gồm

các hình thức di chuyển làm việc theo thời vụ, đi công tác dài ngày, hoặc nhưtrường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước

Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của lao động nông thôn vào thành

phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làmthường xuyên, việc làm có thu nhập

1.1.3.3 Theo đặc trưng của lao động nhập cư

Lao động nhập cư có tổ chức: là hình thái di chuyển lao động được thực hiện

theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyềncác cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chứcđoàn thể xã hội

Lao động nhập cư tự phát: Mang tính cá nhân do bản thân người lao động di

chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kếhoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền Loại hình di dân nàyphản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân người lao động và giađình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm như sau:

- Góp phần làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi xuất cư

- Góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu

- Khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư

- Người lao động nhập cư tự do thường khá vững vàng về tâm lý, sẵn sàngchịu đựng Góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo tại nơi đi

Tuy nhiên, lao động di cư tự phát cũng đem lại một số tác động tiêu cực cho nơiđịnh cư như khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra áp lựcvề xã hội cho địa phương mới đến

Trang 16

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

Trên thế giới đã xuất hiện một số lý thuyết nghiên cứu về lao động di cư quốc tếvà khu vực Để lý giải cho nguồn gốc vấn đề lao động nhập cư từ khu vực nôngthôn vào thành thị, Kinh tế học Phát triển đã đưa ra nhiều mô hình lý thuyết khácnhau, trong đó được thừa nhận rộng rãi nhất phải kể đến các mô hình sau đây:

1.2.1 Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) của Arthur Lewis

Có lẽ mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình về công ăn việc làm có liênhệ cụ thể tới các nước đang phát triển là mô hình do W Arthur Lewis, ngườiđoạt giải Nobel, xây dựng lần đầu tiên vào năm 1954 và được các Giáo sưGustav Ranis và John Fei hoàn chỉnh vào năm 1961

Trong mô hình Lewis-Fei-Ranis, một nền kinh tế kém phát triển bao gồm haikhu vực: (1) một khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp truyền thống được đặctrưng bởi lao động “thừa” có năng xuất bằng không hoặc rất thấp, và (2) một khuvực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động ở khu vực nôngnghiệp dần dần chuyển sang đó21 Với giả định mức lương ở khu vực côngnghiệp là không đổi và được ấn định ở một mức luôn cao hơn mức lương đủ đểtồn tại ở khu vực nông nghiệp truyền thống (ít nhất là 30%) để có thể hấp dẫnđược người lao động rời bỏ quê hương mình, thì mức cung lao động nông thôn

sẽ được coi là hoàn toàn co dãn Sau đây là một minh họa đơn giải về mô hìnhLewis- Fei-Ranis

Hình 1.1 Mô hình Lewis về tăng trưởng và thất nghiệp trong một nền kinh tế kép

dư thừa lao động

Trang 17

OA biểu thị mức thu nhập thực tế trung bình đủ để tồn tại của khu vực nôngnghiệp truyền thống Do vậy, OW là mức lương thực tế trong khu vực tư bản chủnghĩa Ở mức lương này, mức cung lao động nông thôn được giả định là “ vôhạn” hay là hoàn toàn co dãn, biểu thị bằng đường cung lao động nằm ngang

WS Giả sử K1, mức cung vốn, là không đổi trong giai đoạn tăng trưởng ban đầucủa khu vực hiện đại, đường cầu lao động sẽ được xác định bởi sản phẩm laođộng cận biên giảm dần, biểu thị bằng đường D1(K1) Vì các ông chủ của khuvực hiện đại với chủ trương tối đa hóa lợi nhuận được giả định là sẽ thuê laođộng cho tới điểm mà sản phẩm cận biên của họ ngang bằng với mức lương thựctế (tức là giao điểm F giữa đường cung và đường cầu lao động) nên toàn bộ sốlao động ở khu vực hiện đại sẽ bằng OL1 Tổng sản lượng của khu vực hiện đại

sẽ tương đương với diện tích của hình OD1FL1, phần tiền lương trích từ giá trịnói trên để trả cho công nhân sẽ được tính bằng cách lấy OW tức là mức lươngnhân với OL1 là số công nhân Do đó, tổng số tiền lương nói trên sẽ bằng diệntích của hình chữ nhật OWFL1 trên hình 1.1

Vì ta giả định rằn:g toàn bộ số lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư, nên tổng số vốntrong khu vực hiện đại sẽ tăng từ K1 lên K2 Sản lượng thặng dư - biểu thị bằngdiện tích WD1F chính là tổng số lợi nhuận mà nhà tư bản có được Tổng số vốntăng lên khiến cho đường tổng sản phẩm của khu vực hiện đại cũng chuyển biếntheo, và điều này lại tác động tới sản phẩm lao động cận biên hay là đường cầulao động Sự dịch chuyển ra ngoài bằng đường D2(K2) trong đồ thị G sẽ trởthành một điểm cân bằng mới cho mức sử dụng nhân công, với công nhân tươngđương với OL2 Tổng sản lượng sẽ tăng lên OD2GL2, trong khi tổng số lươngvà lợi nhuận tăng lên đến OWGL2 và WD2G Một lần nữa, những khoản lợinhuận tăng lên này (WD2G) lại được tái đầu tư, khiến cho tổng số vốn tăng lênđến (K3) làm đường cầu lao động chuyển dịch lên D3(K3) và làm tăng mức sửdụng nhân công lên L3 Quá trình này được giả định là sẽ tiếp tục cho đến khitoàn bộ số lao động “dư thừa” ở nông thôn được khu vực công nghiệp thành thịhấp thụ hết Sau đó, đường cung lao động sẽ dốc lên và cả mức lương thành thịlẫn số nhân công sẽ tiếp tục tăng Đây là thời điểm hoàn tất công cuộc chuyển

Trang 18

đổi cơ cấu của nền kinh tế, và quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp sẽ ngàycàng thống trị toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

Mô hình phát triển của Lewis-Fei-Ranis vừa đơn giản và vừa tương đối phù hợpvới thực tế trước đây của công cuộc phát triển kinh tế ở phương Tây, nhưng nócó ba giả định then chốt rất khác biệt so với tình trạng kém phát triển ở hầu hếtcác nước thuộc Thế giới thứ Ba

Hình 1.2 Việc tích lũy vốn dưới dạng tiết kiệm sức lao động

Trước tiên, mô hình này ngầm giả định rằng tốc độ thuyên chuyển lao động vàtạo công ăn việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn Mô hình này tương tựnhư một mô hình tăng trưởng theo kiểu tân cổ điển Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếunhư các khoản lợi nhuận thặng dư tư bản lại được tái đầu tư vào các trang thiết bịtiết kiệm lao động tinh vi hơn, chứ không đơn thuần chỉ bổ sung thêm vào số vốnhiện có như mô hình Lewis đã định ngầm?

Hình 1.2 đã phỏng theo mô hình cơ bản lewis-Fei-Ranis, chỉ có điều lần này cácđường cầu lao động không chuyển dịch đồng đều lên trên mà thực ra lại cắtnhau Đường cần D2 (K2) có tốc độ âm lớn hơn D1(K1) để phản ánh thực tế lànguồn vốn tăng thêm K2-K1 lại có tính chất tiết kiệm sức lao động nhiều hơn sovới K1

Chúng ta thấy rằng mặc dù tổng sản lượng đã tăng đáng kể (nghĩa là OD2EL1lớn hơn OD1EL1 nhiều), nhưng tổng số tiền lương (OWEL1), và số công ănviệc làm (OL1) vẫn không thay đổi Toàn bộ sản lượng tăng thêm thuộc về nhà

Trang 19

tư bản ở dưới dạng lợi nhuận thặng dư Do đó, hình 1.2 là một minh hoạ về điềumà chúng ta có thể gọi là sự tăng trưởng kinh tế “phản phát triển”: toàn bộ thunhập và sản lượng tăng thêm đều thuộc về tay một số chủ sở hữu vốn, trong khimức thu nhập của đông đảo công nhân vẫn không thay đổi Mặc dù tổng số GNP

sẽ tăng lên, nhưng sẽ chẳng có cải thiện gì trong phúc lợi xã hội của số dânnghèo

Thứ hai, mô hình này giả định rằng ở vùng nông thôn “thừa” lao động, trong khicó sự toàn dụng nhân công ở các khu vực thành thị Hầu hết các công trìnhnghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng thực tế lại gần như ngược lại ở nhiều nướcthuộc Thế giới thứ Ba: nhiều người thất nghiệp ở các vùng thành thị trong khihầu như không có tình trạng thừa lao động ở các vùng nông thôn Quy luật nàycũng có những ngoại lệ về địa lý và mùa vụ (chẳng hạn nhiều miền ở tiểu lục địachâu Á và các vùng hẻo lánh ở châu Mỹ latinh có tình trạng sở hữu đất khôngbình đẳng), nhưng nhìn chung trên thực tế, quy luật này đúng hơn giả địnhLewis-Fei-Ranis

Giả định cơ bản thứ ba khác với thực tế là quan niệm về sự không đổi của mứclương thực tế ở thành thị cho tới khi nguồn cung cấp lao động thừa ở nông thôntrở nên cạn kiệt Tuy nhiên, một trong những nét nổi bật của tình hình lương ởthành thị tại hầu hết các nước đang phát triển là xu hướng mức lương tăng lên,xét cả về số lượng tuyệt đối, số lần tương đối khi so sánh với mức thu nhập bìnhquân ở nông thôn, ngay cả khi mức thất nghiệp công khai tăng lên

Với ba sự khác biệt trên, chúng ta kết luận rằng mô hình Lewis-Fei-Ranis khôngcó mấy tác dụng trong việc hướng dẫn phân tích và hoạch định chính sách đểgiải quyết các vấn đề về công ăn việc làm ở Thế giới Thứ Ba

Tuy nhiên, mô hình này cũng có giá trị phân tích nhất định ở chỗ nó nhấn mạnhđến hai yếu tố chủ yếu của vấn đề công ăn việc làm: những sự khác biệt về kinhtế và cơ cấu giữa khu vực nông thôn và thành thị, tầm quan trọng chủ đạo củaquá trình chuyển giao lao động giữa hai khu vực

Trang 20

1.2.2 Mô hình thu nhập kỳ vọng (Expected Income Model) của Harris – Todaro

Khác với mô hình khu vực kép của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc di

cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình Harris– Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn rathành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị.Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thấtnghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từkhu vực đô thị cao hơn

Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nôngnghiệp nông thôn Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thịtrường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo Kếtquả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năngsuất cận biên trong nông nghiệp Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽđược thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cậnbiên của một công nhân nông nghiệp Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động cácvùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nôngthôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị

Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau[12]: Gọi:

• Wr: là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nôngthôn;

• Le: là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằngvới số lượng công nhân làm việc ở đô thị;

• Lus: là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực

đô thị;

• Wu: là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mứclương tối thiểu của pháp luật)

Ở trạng thái cân bằng,

Trang 21

Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu:

Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu:

• Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công ănviệc làm khu vực đô thị (Le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị

• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiềnlương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nôngthôn

Ta hãy xem xét minh họa sau Giả sử một lao động nông thôn trung bình khôngcó tay nghề hoặc tay nghề trung bình đứng trước một sự lựa chọn giữa việc trởthành một lao động nông trang (hay làm việc ngay trên đất của mình) với mứcthu nhập thực tế trung bình hàng năm, chẳng hạn là 50 đơn vị, hoặc chuyển rathành phố, nơi mà một lao động với tay nghề hoặc trình độ như anh ta có thểkiếm được một công việc với thu nhập thực tế trung bình hàng năm là 100 đơnvị Những mô hình kinh tế phổ biến hơn về sự di cư, vốn thường đặc biệt chútrọng đến yếu tố chênh lệch về thu nhập như là một định tố của quyết định di cư,

sẽ đưa ra một sự lựa chọn rõ ràng trong tình huống này, người lao động trên sẽchọn công việc thành thị với mức lương cao hơn Tuy nhiên cần phải nhận rằng,những mô hình về di cư này được xây dựng chủ yếu trong hoàn cảnh của nhữngnền kinh tế công nghiệp tiên tiến và do vậy, chúng ngầm giả định rằng có tìnhtrạng toàn dụng nhân công hay gần như vậy Trong một môi trường toàn dụngnhân công, quyết định di cư hoàn toàn tùy thuộc vào việc tìm được một công

Trang 22

việc có lương cao nhất, bất kể là công việc ấy ở đâu Như vậy, lý thuyết kinh tếđơn giản sẽ chỉ ra rằng việc lao động di cư như vậy sẽ dẫn đến tình trạng giảmbớt chênh lệch về lương thông qua tác động qua lại giữa cung và cầu, cả ở nhữngvùng dân di cư và những điểm nhập cư.

Không may thay, việc phân tích như vậy là không thực tế trong hoàn cảnh của cơcấu kinh tế và thể chế của hầu hết các nước thuộc thế giới thứ Ba Trước tiên,những nước này phải đương đầu với tình trạng thất nghiệp trầm trọng và triềnmiên, với hậu quả là một người di cư thông thường không thể hy vọng có mộtcông việc lương cao ngay khi đến thành thị Do đó, rất có thể là khi gia nhập thịtrường lao động thành thị, người di cư hoặc sẽ hoàn toàn thất nghiệp, hoặc sẽkiếm việc làm không thường xuyên trong khu vực “truyền thống” của thành thị.Trước khi đưa ra quyết định di cư, một cá nhân sẽ phải cân nhắc giữa một bên lànhững khả năng và những rủi ro của việc trở nên thất nghiệp hoặc bán thấtnghiệp trong một thời gian đáng kể, và bên kia là ưu thế lương cao của thành thị

so với nông thôn Việc một người di cư thông thường có thể hy vọng sẽ kiếmđược gấp đôi so với thu nhập trung bình hàng năm ở nông thôn có thể sẽ có tácđộng nếu như xác suất thực tế của một lao động kiếm được một công việc lươngcao, chẳng hạn như trong thời gian một năm, là 1 trên 5 Như vậy, xác suất thànhcông trong việc tìm được một công việc lương cao ở thành thị thực ra sẽ là 20%,và do vậy, thu nhập “dự kiến có được” ở thành thị của người đó trong thời gianmột năm thực ra là 20 đơn vị (tức là 0.2 x100= 20), chứ không phải là 100 đơnvị mà một lao động thành thị trong một toàn dụng nhân công hy vọng có được.Với một khoảng thời gian nhất định và xác suất thành công là 20%, thì việc tìmmột công việc ở thành thị của người di cư sẽ là điều vô lý, cho dù mức chênhlệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là 100% Mặt khác, nếu như xác suấtthành công, chẳng hạn là 60% để cho thu nhập dự kiến ở thành phố là 60 đơn vị,thì người di cư kia sẽ hoàn toàn có lý trong việc thử vận may ở thành phố, chodù tỷ lệ thất nghiệp có cực kỳ cao đi chăng nữa

Nếu như bây giờ chúng ta tiếp cận vấn đề một cách thực tế hơn bằng cách đặt ramột khoảng thời gian dài hơn, đặc biệt có tính đến thực tế là đa số những người

di cư đều ở lứa tuổi từ 15 đến 24, thì quyết định di cư sẽ được mô tả trên cơ sở

Trang 23

tính toán thu nhập “ổn định” hơn và lâu dài hơn Nếu như người di cư xác địnhrăng, xác suất tìm được việc làm thường xuyên là tương đối thấp trong thời gianđầu, nhưng sẽ tăng lên nhờ quan hệ ở thành thị của anh ta dần được mở rộng, thìquyết định di cư của anh ta vẫn là hợp lý, ngay cả khi thu nhập dự kiến của anh

ta thời gian đầu ở có thể thấp hơn mức thu nhập dự kiến ở nông thôn Chừng nàomà “giá trị hiện tại” của chuỗi thu nhập dự kiến ở thành thị trong khoảng thờigian theo kế hoạch của người di cư cao hơn mức thu nhập dự kiến ở nông thôn.Về bản chất, đây chính là quá trình được mô tả trong hình 1.3

Hình 1.3 Sơ đồ phân tích quyết định di cư

Chi phí đi lại

Các nhân tố

bổ sung

(ví dụ đất đai)

Lương ở

thành phố

Hệ thống xã

hội (tổ chức tư

vấn về việc

Giáo dục Tiền

chuyển từ thành thị về

nôngthôn

Thu nhập ở

nông thôn

Luồng thông tin

Khoảng cách Phương tiện giáo dục v.v

Lợi ích tâm lý (ví dụ tiện nghi của thành thị)

Giao lưu thành thị nông thôn

Xác suất có

Giá trị trước mắt trông thấy của di cư

Quyết định di cư

Chi phí sinh hoạt Chi phí di cư

Chi phí tâm lý (ví dụ mạo hiểm, điều chỉnh xã hội) Chi phí cơ hội

Trang 24

Ngược lại với việc cân bằng mức lương giữa nông thôn và thành thị như trongmột mô hình thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, sự di cư từ nông thôn rathành thị trong mô hình chúng ta có tác dụng như một công cụ làm cân bằnggiữa các mức thu nhập dự kiến ở nông thôn và ở thành thị Thí dụ, nếu thu nhậptrung bình ở nông thôn là 60 và thu nhập ở thành thị là 120, tỷ lệ thất nghiệp ởthành thị sẽ cần phải là 50 % để khiến cho việc di cư tiếp không còn có lợi nữa.Vì các mức thu nhập dự kiến được xác định trên cơ sở cả mức lương lẫn các cơhội công ăn việc làm, nên người ra vẫn có thế tiếp tục di cư, bất chấp tỷ lệ thấtnghiệp cao ở thành thị.

Tóm lại, mô hình di cư của Todaro có 4 đặc điểm:

 Di cư chủ yếu được khuyến khích bởi những cân nhắc hợp lý về kinh tếđối với mối quan hệ lợi ích, và chi phí mà phần lớn là về mặt tài chính, nhưngcũng cả về mặt tâm lý

 Quyết định di cư phụ thuộc vào mức chênh lệch “dự kiến” hơn là mứcchênh lệch thực tế về lương giữa vùng nông thôn và thành thị, trong đó chênhlệch dự kiến được xác định bởi tác động qua lại của hai biến số, đó là chênh lệchvề mức lương thực tế giữa nông thôn và thành thị và xác suất thành công trongviệc tìm việc làm ở khu thành thị

 Xác suất tìm được việc làm ở thành thị tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp ởthành thị

 Hiện tượng tốc độ di cư vượt quá tốc độ tăng công ăn việc làm ở thành thịkhông những có thể xảy ra mà còn là hiện tượng hợp lý và thậm chí còn có thểxảy ra trong tình hình thu nhập dự kiến giữa nông thôn và thành thị chênh nhauđáng kể Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị chính là hậu quả tất yếu củatình trạng mất cân đối nghiêm trọng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn vàthành thị ở các nước chậm phát triển

Vậy mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạngthất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lạichuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp Đểgiải quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vựckinh tế phi chính thức (Informal Sector)[12] Đó là khu vực kinh tế bao gồm các

Trang 25

hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sựthừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng

ký với nhà nước Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe

ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồngnát, đánh giày

Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khuvực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khuvực kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chínhthức

Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc tạisao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nôngthôn đổ vào thành thị tìm việc làm Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinhtế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn Ngay cảkhi sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triểnkhông mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xemlà hợp lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà

mô hình Harris – Todaro giả định

Chúng ta đã thấy được, từ mô hình Harris – Todaro vấn đề di dân tới các thànhphố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trênphân tích hợp lý lợi ích/chi phí Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó cóthể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho việcđó Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát dòng lao động nhập cư trong quá trình

đô thị hóa cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề trên cả 03 khu vực kinh tếbao gồm: khu vực kinh tế đô thị chính thức; khu vực kinh tế đô thị phi chínhthức và khu vực nông thôn Mô hình này cũng ngụ ý rằng, muốn kiểm soát dònglao động nhập cư, cần giải quyết đồng bộ 02 vấn đề lớn đó là cải thiện thu nhậpcho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc làm ở đô thị, tức là tìm cách đưacác hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập từ khu vực đôthị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính thức

Trang 26

1.3 CÁC NGUYÊN NHÂN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐẾN

Nguyên nhân chủ yếu (song không phải là duy nhất) của hiện tượng lao độngnhập cư đến là nguyên nhân kinh tế

Lao động di chuyển chỗ ở khi độ thỏa dụng mong đợi của việc chuyển đi caohơn so với độ thỏa dụng mong đợi của việc ở lại sau khi đã trừ đi chi phí củaviệc di chuyển

Trong một môi trường kinh tế đơn giản, người ta chỉ chuyển đi khi giá trị hiệntại PV (lợi ích của việc chuyển đi) > PV (chi phí của việc chuyển đi), trong đóchi phí bao gồm tiền công bị mất tại nơi rời đi, chi phí thực tế của việc di dời, chiphí thỏa dụng của việc di dời (đôi khi vẫn thường gọi là chi phí tâm lý - psychiccosts)18

Bởi vậy, quyết định lao động nhập cư đến rất giống với quyết định đầu tư vàovốn con người (Bạn rót vốn đầu tư ban đầu để thu được một khoản lợi lớn hơntrong tương lai…) như minh họa trong đồ thị dưới đây

Hình 1.4 Quyết định Di cư

Chúng ta có được kết quả rằng Xác suất lao động nhập cư đến là một hàm củacác biến sau:

 Khác biệt về thu nhập giữa các khu vực

 Khác biệt thất nghiệp giữa các vùng

 Rào cản ngôn ngữ hay các rào cản văn hóa khác Chúng giảm lợi ích kinhtế thu được và tăng chi phí tâm lý

Trang 27

 Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến Khoảng cách này là biến đại diện chochi phí di dời và tình trạng thiếu hụt thông tin về nơi đến Nếu bạn đang nghĩ đếnviệc chuyển đến Đà Nẵng, lúc nào bạn cũng có thể đến đó vài ngày để thámthính tình hình trước khi chuyển chính thức và sẽ khó khăn hơn cho bạn rấtnhiều nếu đó là Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là Đà Nẵng.

 Chi phí tâm lý (pychic costs) là một hàm của sự cách biệt về địa lý với giađình của bạn và những khác biệt về văn hóa Phí tâm lý sẽ giảm phần nào khi ởnơi đến có sự góp mặt của các cộng đồng đông đảo những người có cùng gốcgác với bạn Đó chính là lý do tại sao Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, BìnhDương và Đà Nẵng thu hút đến 50% số lao động nhập cư đến Các cộng đồngdân cư sống tại những nơi này luôn sẵn sàng hỗ trợ cho việc chuyển đến củanhững người nhập cư mới

 Độ tuổi: những người trẻ tuổi di cư nhiều hơn bởi họ có được quãng thờigian lâu hơn để thu hồi chi phí bỏ ra và cũng bởi chi phí tâm lý mà họ phải chịuthấp hơn

 Tình trạng hôn nhân: di cư sẽ khó khăn khi vợ/chồng bạn cũng đi làm.Nếu bạn là một chủ hộ gia đình, ít có khả năng bạn sẽ di cư hơn vì chi phí bạnphải bỏ ra cao hơn Bởi vì, bạn cần có mức thu nhập dự kiến của cả hai vợ chồngở nơi đến phải cao hơn ở nơi đi để đảm bảo rằng quyết định di cư của bạn làđúng đắn

Còn một nguyên nhân nữa khiến cho lao động nhập cư đến đó là - nơi họ đến cócác chính sách kinh tế vĩ mô góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn; cơ hội việc làmtốt hơn - bởi họ thường là những người có trình độc học vấn cao, có tâm huyếtvới nghề Họ là những người có mức thu nhập cao trước cũng như sau khi di cư,

họ chấp nhận thu nhập nơi đến có thấp hơn một chút nhưng đổi lại những khíacạnh khác của đời sống của họ được đảm bảo ở mức cao hơn

Trang 28

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16014' vĩ Bắc, 107018' đến 108020' kinhĐông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đônggiáp Biển Đông

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam vềđường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài

ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đôHuế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - KẻBàng Đà Nẵng có diện tích 1.256km2 gồm 6 quận nội thành (Hải Châu, ThanhKhê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang,Hoàng Sa)

Thành phố Đà Nẵng giáp biển Đông với hệ thống Cảng biển Tiên Sa (có thể tiếpnhận tàu có trọng tải đến 30.000 DWT), Sông Hàn, Liên Chiểu nên Đà Nẵngđược coi như một thành phố Cảng biển, biển hài hoà với thiên nhiên tạo ranhững khu du lịch và nghỉ mát nổi tiếng tại Miền Trung như các bãi biển MỹKhê, Bãi Bụt, Bắc Mỹ An (với khu du lịch - khách sạn Furama), Non Nước,Nam Ô - Xuân Thiều, khu du lịch Bà Nà

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong những trung tâmkinh tế-văn hoá-khoa học công nghệ của cả Miền Trung Việt Nam Các trungtâm kinh doanh thương mại quan trọng của các nước trong vùng Đông Nam Ávà Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km mà tâm là Thànhphố Đà Nẵng Thành phố hội đủ những điều kiện về truyền thống lịch sử, quy

Trang 29

mô dân số, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật giao thông như sân bay quốc tế, cảngnước sâu, để trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp,thương mại và du lịch quan trọng tại Việt Nam và Đông Nam Á Lợi thế so sánhcủa thành phố tại khu vực này ngày càng rõ nét từ khi hầm đường bộ Hải Vân vàtuyến đường 14B đi vào hoạt động Đà Nẵng đang trở thành đầu cầu thuận lợi,điểm đến lý tưởng của tuyến “Hành lang Đông -Tây” nối Việt Nam với Lào -Thái Lan - Mianma.

2.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt

độ cao và ít biến động, khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậumiền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam.Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô

từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng khôngđậm và không kéo dài

Nhiệt độ trung bình của thành phố hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào cáctháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình

từ 18-230C, riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bìnhkhoảng 200C

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình

từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%,với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhấtvào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào cáctháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng

Số giờ nắng bình quân của thành phố trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vàotháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trungbình từ 69 đến 165 giờ/tháng

Trang 30

2.1.1.3 Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ với những bãi tắm tuyệt đẹp,ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa có ngư trường rộng lớn

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốctập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, mộtsố đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp

Địa hình đồi núi của thành phố chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩabảo vệ môi trường sinh thái của thành phố, cùng với hệ thống sông ngòi ngắn vàdốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam

700-Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn vàlà vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ởvà các khu chức năng của thành phố

2.1.2 Tình hình kinh tế:

Biểu 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Tổng sản phẩm trong nước trên địa

bàn theo giá so sánh 1994(tỷ đồng) 6 214,31 7 544,08 8 313,70 9 199,75Tổng sản phẩm trong nước trên địa

bàn theo giá thực tế (tỷ đồng) 11 690,84 15 474,48 20 384,28 24 663,42Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 7 329,00 11 118,71 14 228,36 15 287,62Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch

vụ 9 640,00 14 818,00 18 509,00 21 909,00

Tốc độ tăng trưởng (%) (năm trước = 100)

Tổng sản phẩm trong nước trên địa

bàn theo giá so sánh 1994(tỷ đồng) 13,81 11,33 10,20 10,66Tổng sản phẩm trong nước trên địa

bàn theo giá thực tế (tỷ đồng) 114,02 15,38 6,07 8,61VĐT phát triển (tỷ đồng) 13,73 16,57 27,97 7,44Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Trang 31

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đượccông nhận đô thị loại 1 từ năm 2003, nền kinh tế thành phố đạt được nhiều thànhtựu rõ nét Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt9.199,75 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm GDP bình quân đầu người năm 2009ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bìnhquân chung cả nước.

Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - côngnghiệp - nông nghiệp Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3% Cơ cấu laođộng chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (nông -lâm -thủy sản) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch

Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế (%)

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - TâyNguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liêndoanh và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giaodịch chứng khoán quy mô lớn

Khi nói đến Đà Nẵng, không ít người đều biết đến đó là một địa phương làm tốtcông tác giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh vào hàng nhấtnhì của cả nước

Cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố ngày càng hoàn chỉnh, phục vụ đắc lực chocông cuộc phát triển kinh tế xã hội Những kết quả đạt được trong quá trình pháttriển kinh tế của thành phố góp phần đóng góp không nhỏ của công tác thu hút

Trang 32

đầu tư Môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ của thành phố ĐàNẵng ngày càng được cải thiện và hoàn chỉnh Đà Nẵng là đầu mối giao thôngquan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với hệ thống sânbay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc - Nam pháttriển hoàn chỉnh và thuận lợi là điểm cuối của tuyến Hành lang Kinh tế ĐôngTây của các nước Đông Nam Á rất thuận lợi trong giao lưu, giao thương quốc tế.Đồng thời, Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn thông lớn của đấtnước cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ,ngày càng có nhiều tổ chức,doanh nghiệp tìm đến đầu tư tại thành phố.

Biểu 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư của thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: 1.000 USD

Vốn đầu tư đăng ký đến 31/12 501,561 1,741,511 2 500 000 2,640,000Vốn đầu tư thực hiện đến 31/12 212,133 328,197 432,242 588,823

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Năm 2009, thành phố có 164 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư2.640.000 triệu USD và 143 chi nhánh, văn phòng đại điện Đà Nẵng sớm gianhập một trong số ít các tỉnh, thành phố có mức thu hút đầu tư nước ngoài trên 1

tỷ USD

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình phát triểnkinh tế tạo ra doanh thu khoảng 160 - 170 triệu USD/năm, chiếm 25% tổng kimngạch xuất khẩu của thành phố, giải quyết lao động khoảng 24.500 người /năm,nộp ngân sách khoảng 10-12 triệu USD/năm, chiếm khoảng 8-10% tổng thungân sách hằng năm Trong bối cảnh nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Đà Nẵng đã và vẫn sẽ là một điểm thu hút đầu tưkhá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

Ba địa phương dẫn đầu về môi trường kinh doanh là Đà Nẵng, Bình Dương vàVĩnh Phúc Đà Nẵng có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất Việt Nam Trongbảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI năm 2008, Đà Nẵng chiếmngôi vị quán quân (kể từ khi PCI được công bố năm 2005) vượt qua BìnhDương, địa phương liên tiếp đứng đầu trong ba năm trước Đà Nẵng hấp dẫn các

Trang 33

doanh nghiệp nhờ đã tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, cótính minh bạch cao hơn các địa phương khác, và có khâu đào tạo lao động tốt.Đà Nẵng bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, cơhội lớn, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, đặc biệt thành phốphát triển trong xu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngàycàng tăng Trên cơ sở tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng vềphương hướng phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân thành phố phải nỗ lựcphấn đấu vượt bậc, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tínhnăng động, sáng tạo để xây dựng và phát triển thành phố theo hướng:

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước,là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm côngnghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giaothông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưuchính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá -thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàngiữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trungvà cả nước

Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, Đảng bộ thành phố phải tập trunglãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây :

Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng mộtcách đồng bộ, theo hướng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại

Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo pháttriển thành phố tương xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vựcmiền Trung, có tác động lan toả đối với sự phát triển của các tỉnh lân cận, TâyNguyên và với cả hành lang kinh tế đông - tây, tiểu vùng Mê Kông

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 theo hướng cơ cấu kinh tế côngnghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, sau năm 2010 chuyển sang cơ cấu dịch vụ - côngnghiệp - nông nghiệp Trong đó chú trọng phát triển công nghiệp có công nghệcao, dịch vụ có chất lượng cao, xây dựng trung tâm công nghệ cao; khai thác

Trang 34

tiềm năng kinh tế biển; phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh;quan tâm đến đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Phát triển nhanh các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh như vận tải đường sắt,đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chínhviễn thông, tư vấn, chuyển giao công nghệ Đầu tư phát triển mạnh du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm

du lịch lớn của đất nước, là đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hànghoá - dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên Bao gồm 12 chương trình hànhđộng cụ thể

2.1.3 Tình hình xã hội

Biểu 2.4: Dân số của thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: Người

Nội dung

Toàn thành phố

Phân theo giới Phân theo thành

thị – nông thôn

Dân số năm 2009 890,490 439,190 451,300 773,470 117,020

Cơ cấu dân số năm 2009 (%) 100.00 49.32 50.68 86.86 13.14

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Theo thống kê của thành phố năm 2009, Dân số trung bình của Đà Nẵng 890.490người trong đó, dân số đô thị là 773.470 người, chiếm 86,86% dân số, lực lượnglao động của thành phố: 442.818 người, chiếm hơn 49,7% dân số, trong đó nữchiếm 49,2%

Số việc làm được giải quyết: 33.185, tăng 3,4% so với năm 2008 Trong đó,ngành dịch vụ chiếm 44,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 43,6%, ngànhnông - lâm - ngư nghiệp chiếm 11,6% Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị:5,02%, Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân: 420.475 người(chiếm hơn 95% lực lượng lao động), trong đó 49,5% là lao động nữ Chia theongành kinh tế, số lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ chiếm 37,41%,ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 59,55%, ngành nông - lâm - ngư nghiệpchiếm 3,05%

Trang 35

Hệ thống giáo dục và đào tạo của thành phố Đà Nẵng đã từng bước phát triển.Đà Nẵng hiện là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung

- Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh) Hiện nay trênđịa bàn thành phố có 13 trường đại học, học viện; 17 trường cao đẳng; nhiềutrường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từbậc học phổ thông tới ngành học mầm non

Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên được chú trọng với tỉ lệ giáo viên đạt chuẩnvà trên chuẩn khá cao Công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường họcvà đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dụcvà dạy - học được quan tâm đúng mức

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc xâydựng các luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý, xây dựngvà phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hầu hết các kết quả nghiên cứu đãđược ứng dụng vào sản xuất và đời sống Tiềm lực khoa học và công nghệ củathành phố có sự chuyển biến tích cực; kinh phí đầu tư cho khoa học và côngnghệ tăng dần hàng năm Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động giáodục và đào tạo, khoa học và công nghệ của thành phố còn một số hạn chế

Chất lượng giáo dục tuy có nâng lên song chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồnnhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá thành phố Công tác quản lý,điều hành, tổ chức hoạt động và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộphận cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Cơ cấu lao động qua đào tạo hiện nay chưa phù hợp cho một thành phố pháttriển theo hướng công nghiệp (tỉ lệ giữa đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp, công nhân kỹ thuật là l - 0,4 - 2,0 (cả nước: 1- 2,4 - 3,5 và các nước pháttriển là 1- 4 - 10) Tỉ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp; trình độ năng lực củalực lượng lao động qua đào tạo còn bất cập Công tác đào tạo nghề trong nhữngnăm gần đây phát triển tương đối nhanh, song chưa đáp ứng về số lượng và chấtlượng, phát triển thiếu quy hoạch, qui mô cơ sở dạy nghề còn nhỏ lẻ, không đồngbộ; phần lớn trang thiết bị dạy nghề ngoài công lập vừa thiếu vừa lạc hậu; đội

Trang 36

ngũ giáo viên sư phạm kỹ thuật chưa đồng bộ Chưa có hình thức và cơ chế thíchhợp cho việc hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn cao.Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ vẫn chưa có kếtquả rõ rệt, thiếu tính toàn diện và hệ thống Tiềm lực khoa học và công nghệ cònhạn chế và thiếu tính đồng bộ Qui mô đầu tư nghiên cứu - triển khai còn nhỏ bévà phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của thực tế Đội ngũ cán

bộ khoa học và công nghệ tuy khá đông nhưng thiếu chuyên gia giỏi Việc ứngdụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn; mối liênkết giữa khoa học và sản xuất còn rời rạc

Sự hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách của thành phố chưa đủ mạnh để tạo bướcchuyển biến căn bản về trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn lạchậu, chậm đổi mới Hệ thống dịch vụ khoa học và công nghệ (thông tin, tư vấn,sở hữu trí tuệ ) còn non yếu

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnhviện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòngkhám chữa bệnh tư nhân Cùng với sự hình thành của trường Đại học Y Dược vàtrường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đếnmục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cảnước và cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển kinh tế và chăm lo cho công tác an sinhxã hội, tập trung nâng cao mức sống người có công; tập trung hỗ trợ nhà ở chođối tượng chính sách không còn nhà hư hỏng, dột nát; trợ cấp cho những ngườikhông có khả năng tự giải quyết cuộc sống (người tàn tật, người già neo đơn vàtrẻ em mồ côi không nơi nương tựa) và tập trung xóa đói giảm nghèo cụ thể như:Xây dựng nhà tình nghĩa 674 nhà 10.694 triệu đồng

Sửa chữa, nâng cấp nhà 5.580 nhà 26.637 triệu đồng

Hỗ trợ tiền sử dụng đất 4.989 hộ 103.216 triệu đồng

Miễn giảm 60 2.117 hộ 46.113 triệu đồng

Miễn giảm 61 770 hộ 10.902 triệu đồng

Trang 37

Với quan điểm đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư phát triển Đến năm 2000 thànhphố đã xóa hết 850 hộ đói và có 8.904 hộ thoát nghèo, giảm hộ nghèo xuống còn1,65% Đến năm 2008 số nghèo còn lại 1.450 hộ và tỷ lệ chỉ còn 0,95% Côngtác giảm nghèo đạt kết quả tốt là do thành phố đã huy động toàn bộ lực lượng,nhiều nguồn lực nhà nước và cộng đồng xã hội; sử dụng đồng bộ nhiều giải phápđể giúp đỡ người nghèo như hỗ trợ về nhà ở, y tế, mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáodục, dạy nghề, giới thiệu việc làm, hướng dẫn phương pháp làm ăn Ngoài rahằng năm thành phố chi mua hơn ngàn tấn gạo để hỗ trợ gia đình khó khăn, tặngquà trong dịp giáp tết nguyên đán; và trợ cấp khó khăn đột xuất hàng trăm triệuđồng mỗi năm Năm 2010, với mục tiêu an sinh xã hội; thành phố tiếp tục quantâm hơn nữa để xây dựng một xã hội ổn định, phát triển và văn minh.

2.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1 Đặc điểm lao động của thành phố Đà Nẵng

2.2.1.1 Cung lao động:

Là bộ phận dân số có khả năng lao động bao gồm cả những người đang làm việchay không làm việc, những người ngoài tuổi lao động thực tế đang làm việc.Nguồn lao động được xác định từ chỉ tiêu dân số thường trú

Biểu 2.5: Cung lao động

Có việc làm(hoặc dân số hoạtđộng kinh tế)

Không có việc làm(hoặc dân số khônghoạt động kinh tế)

2.2.1.2 Nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng:

Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm hơn 50% dân sốthành phố), chủ yếu là trẻ, khỏe Số lao động có chuyên môn kỹ thuất đã qua đàotạo chiếm gần một phần tư lực lượng lao động Bên cạnh đó, chi phí lao động ởĐà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố khác trong nước

Trang 38

Biểu 2.6: Đặc điểm lao động của thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính : Người

I Nguồn lao động 481 196 525 400 540 397 613 718

1 Lực lượng lao động 386 487 339 550 406 067 442 818

- Có việc làm 367 356 379 493 385 764 420 475

2 Học sinh , sinh viên 81 264 88 880 94 308 118 501

3 Đối tượng khác 13 445 36 970 40 022 52 339

II Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,95 5,02 5,00 5,05

III Lực lượng lao động phân theo trình độ

- Công nhân kỹ thuật 97 000 88 040 90 200 36 266

- Cao đẳng, đại học 56 048 72 530 76 000 79 469

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Cuộc điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1 tháng 4 năm 2009 so với kết quả củacuộc Tổng điều ra năm 1999: tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999xuống còn 25% trong năm 2009 Trong khi đó, tỉ trọng dân số của nhóm 15-59tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66%, còn nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ8% lên 9% tương ứng trong hai cuộc tổng điều tra Dân số Đà Nẵng tăng 1,3 lần,bình quân tăng 2,62% mỗi năm, xếp thứ 6 trên cả nước về tốc độ tăng dân số Vàthành phố Đà Nẵng cũng đã bước vào thời kì “dân số vàng” với 887.069 ngườivới tỉ lệ phụ thuộc dân số ở mức 50/100 trong khi năm 2008 là 56,1/1009 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động được nâng lên rất nhanh trong 10năm qua; lao động đã qua đào tạo trình độ đại học, cao đẳng; trung học chuyênnghiệp và công nhân kĩ thuật tăng 2,62 lần trong đó lao động trình độ đại học vàcao đẳng tăng 2,5 lần; trung học chuyên nghiệp tăng 2,57 lần và công nhân kĩthuật tăng 2,74 lần; đặc biệt, đào tạo công nhân kĩ thuật 5 năm gần đây tăng bìnhquân 12,56%/năm Thành phố đã chi 3 tỷ đồng cho đào tạo nghề miễn phí, tỷ lệlao động qua đào tạo năm 2009 đạt 49,95 %

2.2.2 Tình hình việc làm của thành phố Đà Nẵng

2.2.2.1 Cầu lao động:

Là bộ phận nguồn lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân Được hiểutheo hai khía cạnh:

Trang 39

Số lao động trong doanh nghiệp: gồm những người thuộc quyền quản lí của

doanh nghiệp được doanh nghiệp tiếp nhận quản lí và trả thù lao lao động

Số lao động trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân: là tổng số lao

động của các doanh nghiệp thành viên

2.2.2.2 Số lượng lao động tại các doanh nghiệp của từng thành phần kinh tế:

Qua số liệu thống kê các năm trước đây cho thấy, số lao động làm việc trong cácngành kinh tế tăng bình quân 6,7%/năm, trong đó lao động làm việc tại ngànhcông nghiệp và xây dựng tăng bình quân 7,6%/năm, trong ngành dịch vụ tăng15,11%/năm Mỗi năm thành phố tạo việc làm mới cho 3,2-3,3 vạn lao động;giảm tỉ lệ thất nghiệp từ 5,95% năm 2000 xuống 5,05% năm 2009

Biểu 2.7 Lao động bình quân năm đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (có việc làm thường xuyên)

- Khách sạn, nhà hàng 18,500 26,840 33,440 34,507 38,760

- Vận tải, thông tin 15,650 28,330 29,204 29,363 25,930-Tài chính, tín dụng 2,929 3,560 4,150 4,224 5,500

- Khoa học công nghệ 208 307 1,260 1,414 5,880Tổng số 302,458 338,592 365,660 371,529 408,300

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009)

Theo số kiệu thống kê mới nhất, Thành phố Đà Nẵng là thành phố có dân số trẻvà số người trong độ tuổi lao động cao Hiện tại 45% dân số làm việc trongngành công nghiệp, tỉ lệ người lao động chuyên nghiệp - kĩ thuật sống tại cácquận thành thị như Hải Châu và Thanh Khê Tỉ lệ lớn công nhân lành nghề sống

Trang 40

ở quận Liên Chiểu, quận có khu công nghiệp Hòa Khánh Lao động làm việctrong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu ở huyện Hòa Vang.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã hình thành và tập trung phát triển cáckhu vực công nghiệp (KCN) trên địa bàn, từng bước trở thành một trong nhữngtrung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung-Tây Nguyên Tính đến tháng11/2009, trên địa bàn thành phố đã có 6 khu công nghiệp do Ban Quản lí các khucông nghiệp và khu chế xuất Đà Nẵng (Ban QLKCN&CX Đà Nẵng) quản lí Sựphát triển của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng không chỉ đóng góp quan trọngvào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách cho thành phố mà còn giảiquyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ và lao động nhập cư

Mô hình tăng trưởng của Đà Nẵng thời gian tới là hướng đến phát triển dịch vụ,đầu tư cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Đến năm 2010, giátrị ngành dịch vụ chiếm 50,1% trong cơ cấu GDP của thành phố Hệ số co giãnviệc làm ngành này là 0,63% Dự báo đây là ngành có nhu cầu nhân lực qua dạynghề cần phải chuyên nghiệp và chú trọng ngoại ngữ

Nhu cầu lao động qua dạy nghề ngành khác sạn, nhà hàng (hướng dẫn viên, tiếpthị, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo dưỡng, bảo vệ…) khoảng 7.000, trong đótrình độ cao đẳng nghề 500; trung cấp nghề 2.300 người; sơ cấp nghề 4.200.Ngành thương mại (thương mại điện tử, chợ, siêu thị, quản lí thị trường, kinh tếđối ngoại, xúc tiến thương mại, bán hàng…) cần khoảng 1.800 lao động, trongđó trình độ cao đẳng nghề 100; trung cấp nghề 440; sơ cấp nghề 2.260 Ngànhdịch vụ bưu chính viễn thông (nhân viên bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiềnnhanh, điện hoa, EMS, internet, PHBC,…) cần khoảng 4.200 lao động, trong đócao đẳng nghề 2.000 lao động, trung cấp nghề 1.000, sơ cấp nghề 2,500 Nhucầu lao động qua dạy nghề các dịch vụ khác (giáo dục, đào tạo,y tế, khoa học,công nghệ, văn hóa, thể thao, vệ sinh, môi trường…) cần khoảng 2000 lao động.Như vậy, để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ từ14-15%/năm, thì nhu cầu nhân lực qua dạy nghề giai đoạn 2009-2010 khoảng20-22 ngàn lao động, chiếm 57,8% tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngành

Ngày đăng: 05/10/2018, 10:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Nguyên Anh, Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi, NXB Thế Giới Mới 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xãhội ở các tỉnh miền núi
Nhà XB: NXB Thế Giới Mới 2006
[2] Bùi Quang Bình, Di dân và phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng , Tạp chíKinh tế Phát triển, số 273 (7/2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng
[5] Mai Đức Chính, (2007), Những vấn đề liên quan tới người lao động di cư ởViệt Nam, Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề liên quan tới người lao động di cư ở"Việt Nam, Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế
Tác giả: Mai Đức Chính
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 2007
[6] Nguyễn Văn Ngọc, (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Kinh tế học
Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốcdân
Năm: 2006
[11] Borjas, G.J, Freeman, R.B.and Katz, L. F., 1991. On the Labour Market Effects of Immigration and Trade. National Bureau of Economic Research Working Paper No. 3761, June 1991, p. 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the Labour MarketEffects of Immigration and Trade
[12] Amano, M. (1983): “On the Harris-Todaro Model with Intersectoral Migration of Labour”, Economica: 311-323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the Harris-Todaro Model with IntersectoralMigration of Labour
Tác giả: Amano, M
Năm: 1983
[13] Borjas, G.J. 1990, ‘Friends or Strangers: The Impact of Immigrants on the US Economy’, New York, Basic Books Sách, tạp chí
Tiêu đề: Friends or Strangers: The Impact of Immigrants on theUS Economy
[14] Dang Nguyen Anh., Goldstein, S. and McNally, J., 1997. Internal Migration and Development in Vietnam. International Migration Review, vol.31(2), pp. 312-337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: InternalMigration and Development in Vietnam
[15] Do Van Hoa and Trinh Khac Tham, 1999. Migration Studies in Vietnam.Department for Resettlement and New Economic Zones, MARD, UNDP Project VIE/95/004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Migration Studies in Vietnam
[18] Karemera, D., Oguledo, and Bobby Davis, B., 2000. A Gravity Model Analysis of International Migration to North America. Applied Economics, vol.32 (13) 2000, pp. 1745-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Gravity ModelAnalysis of International Migration to North America
[20] Lee, E.S., 1966. A Theory of Migration. Demography, vol. 3, pp. 47–57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Theory of Migration
[21] Lewis, A.W.(1954), ‘Economic Development with Unlimited Supplies of Labour’, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Development with Unlimited Supplies ofLabour
Tác giả: Lewis, A.W
Năm: 1954
[7] Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến 2009 Khác
[8] Tổng cục Thống Kê và Qũy Dân số Liên Hợp Quốc, (2006) Chuyên khảo Điều tra di cư Việt Nam 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống Khác
[9] Tổng Cục thống kê (2009): Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kếhoạch hóa gia đình 1/4/2009: Những kết quả chủ yếu Khác
[10] Đảng cộng sản Việt Nam-Nghị quyết đại hội VIII(1996,tr96) Khác
[16] Do Van Hoa, 2000. Situation of Spontaneous Migration and Suggested Solutions for the Upcoming Time. Paper presented at the National Conference on Population Policy, Reproductive Health and Development in Vietnam, Committee for Social Affair of the National Assembly: Hanoi Khác
[17] Harris, J.R. and Todaro, M.P., 1970. Migration, Unemployment and Development: A Two Sector Analysis. American Economic Review, vol. 60, pp.126-142 Khác
[22] Mincer, J., 1978. Family Migration Decisions. Journal of Political Economy, vol. 86, pp. 749-773 Khác
[23] Ravenstein, E.G., 1885. The Laws of Migration. Journal of the Royal Statistical Society, vol. 48 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w