ngân sách Nhà nước, phần khác bằng vốn góp của các cổ đông tư nhân vàđược quản lý bởi một hội đồng quản trị được thành lập trên cơ sở vốn góp.Tóm lại, nói đến công trình đầu tư, người t
Trang 1cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, sức ép cạnh tranhcủa các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nóichung còn thấp, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc quản lýđầu tư công tại thành phố Kon Tum vẫn còn tồn tại bất cập Muốn vượt quađược những thách thức này, thành phố cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữachất lượng quản lý Nhà nước nói chung và hoàn thiện công tác quản lý đầu tưcông nói riêng Đây là lý do mà tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiệncông tác quản lý đầu tư công tại thành phố Kon Tum”, làm hướng nghiên cứucho luận văn cao học của mình.
Trang 2- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trênđịa bàn thành phố Kon Tum.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến quản lý đầu tư công tại thành phố Kon Tum
4 Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phươngpháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp duy vật biện chứng
+ Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩntắc
+ Phương pháp điều tra, phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp chuyên gia, phương pháp toán
5 Bố cục của đề tài nghiên cứu
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn bao gồm 03chương như sau:
+ Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư công và quản lý đầu tưcông
+ Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phốKon Tum
+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc quản lý đầu tư công trên địa bànthành phố Kon Tum trong thời gian đến
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
1.1.1 Một số khái niệm
a Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài nhằm để: tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới.
b Đầu tư
Thuật ngữ đầu tư có thể được hiểu đồng nghĩa với sự bỏ ra, sự hy sinh
Từ đó, có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại(tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả cólợi cho người đầu tư trong tương lai
Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa: Đầu tư là việc xuất vốn
hoạt động nhằm thu lợi Theo định nghĩa này mục tiêu là các lợi ích mà nhà đầu tư mong muốn mà phương tiện của họ là vốn đầu tư xuất ra.
c Công trình đầu tư
Công trình đầu tư là sản phẩm, kết quả của các dự án đầu tư nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của toàn xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn của Nhà nước và các nguồn vốn khác
Ví dụ như bệnh viện từ thiện được xây dựng bằng tiền của Nhà nước,tiền đóng góp của các cá nhân và tổ chức hảo tâm Trường học bán công làmột ví dụ khác, những công trình loại này được xây dựng một phần từ vốn
Trang 4ngân sách Nhà nước, phần khác bằng vốn góp của các cổ đông tư nhân vàđược quản lý bởi một hội đồng quản trị được thành lập trên cơ sở vốn góp.Tóm lại, nói đến công trình đầu tư, người ta quan tâm nhiều đến tính năng sửdụng hơn là nguồn vốn đầu tư để tài trợ cho chúng
Một công trình đầu tư được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn
sẽ giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
+ Xác định được thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng tương ứng của một
dự án trên cơ sở của một hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn, sàng lọc, phân loại, vàxếp hạng dự án rõ ràng, nhất quán và luôn được cập nhật cho phù hợp với tìnhhình thực tế
+ Tập trung nguồn lực khan hiếm vào những dự án có hiệu quả kinh tế
xã hội cao nhất, nhờ vậy chúng có thể thực thi nhanh chóng và phát huy hiệuquả trong thời gian hợp lý
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo, nâng cấp những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định
Dự án là thành tố của chương trình Mỗi chương trình có từ hai dự án trởlên Thực hiện dự án theo trình tự, thứ tự ưu tiên của chương trình cũng cónghĩa là đạt kết quả của cả chương trình
Phân loại đầu tư
Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trị để hưởng lãi suất định trước (gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành Đầu tư tài chính không tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư
Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh
Trang 5lệch giá khi mua và khi bán Loại đầu tư này cũng không tạo tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người đầu tư với khách hàng của họ
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động là loại đầu tư trong đó người
có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác,
là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội Đó chính là việc bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các
kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sảnnày nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang hoạt động và tạo tiềmlực mới cho nền kinh tế xã hội
d Đầu tư công
Đầu tư công là hình thức đầu tư vốn Nhà nước vào các chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh.
Đầu tư công cộng là loại hình đầu tư được hoạch định trong kế hoạch Nhà nước, được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, do Chính phủ quản lý
Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằmmục đích sinh lợi Đầu tư công cộng được tập trung chủ yếu vào việc đáp ứngnhu cầu về hàng hóa công cộng như xây dựng vận hành và bảo dưỡng hạ tầngkinh tế (ví dụ: đường sá, cầu cống, bến cảng ), và hạ tầng xã hội (như giáodục phổ thông, chăm sóc sức khỏe ban đầu, văn hóa thông tin)
Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình lập, phê duyệt kếhoạch, chương trình, dự án đầu tư công, triển khai thực hiện đầu tư và quản lýkhai thác, sử dụng các dự án đầu tư công
Vốn Nhà nước trong đầu tư công bao gồm: Vốn Ngân sách Nhà nướcchi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vốn huyđộng của Nhà nước từ Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa
Trang 6phương, Công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật, trừ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước
Với định nghĩa như trên, đối tượng sử dụng nguồn vốn Nhà nước trongđầu tư công rất đa dạng gồm: chương trình mục tiêu, dự án đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, quốc phòng,
an ninh đầu tư từ nguồn vốn thuộc phạm vi chi Ngân sách Nhà nước cho đầu
+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuếgiá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
+ Thu viện trợ không hoàn lại
e Quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các Chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu Nhà nước trong các dự án công Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách Nhà nước Hay nói cách khác quản lý đầu tư công là quản lý các dự án, các công trình đầu tư công mà sản phẩm của đầu tư công là các công trình công cộng.
Hoàn thiện quản lý đầu tư công là thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo cho sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước
Trang 7đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm hỗ trợ các Chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu Nhà nước trong các dự
án công Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách Nhà nước Đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất
1.1.2 Ý nghĩa của quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư công có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình thực hiệnđầu tư công Quản lý đầu tư công nhằm quản lý vốn đầu tư của Nhà nướcđược sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế và xã hội.Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, ngănngừa các tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệuquả
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, quản lý đầu tư công đang là mộtvấn đề bức xúc, rất được xã hội và Chính phủ quan tâm đặc biệt Chỉ tínhphần Ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, trong giai đoạn 2001 -
2005 đầu tư khoảng 286 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội; trong giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt trên 739 nghìn tỷ đồng, khoảngtrên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Giai đoạn sau năm 2010, dự kiến tỷtrọng phần vốn đầu tư này cũng tương tự như các giai đoạn trước đó, đây làkhối lượng vốn khổng lồ cho nên việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này mộtcách có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củađất nước là một yêu cầu rất quan trọng Trong giai đoạn 2006-2010 ở nước ta
có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đầu tư công đã xảy ra, gâynhững tổn thất lớn cho địa phương có dự án đầu tư nói riêng và cả nước nóichung
Việc quan tâm đến quản lý Nhà nước đối với các khoản đầu tư, chi
Trang 8tiêu công cộng đã được các nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài quan tâm từrất lâu Tuy nhiên, do sự khác biệt rất lớn giữa nền kinh tế các nước pháttriển so với Việt Nam về mặt quy mô, trình độ phát triển, nguyên tắc điềuhành… nên các kết quả nghiên cứu đạt được thường không phù hợp cho việc
áp dụng vào quản lý kinh tế của nước ta nói chung và thành phố Kon Tum nóiriêng
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tàicủa luận văn như:
Luận án Tiến sĩ của NCS Bùi Đại Dũng về đề tài “Hiệu quả chi tiêuNgân sách dưới sự tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thếgiới''.Qua phân tích thực tiễn chi tiêu Ngân sách ở các nước và dựa trên bốicảnh Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: áp dụng quy trình Ngânsách MTEF (Khung khổ chi tiêu Ngân sách trung hạn), đánh giá lại chức năngcủa chính phủ trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, cắt giảmchức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả, đổi mới mạnh mẽphương thức cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho nhân dân, tách việcquản lý Nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch
vụ công, tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất
là của các quỹ ngoài Ngân sách, cải cách cơ chế bầu cử, tăng cường sự minhbạch về trách nhiệm của các đại biểu dân cử
Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyếthiện đại về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chitiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991-2004) và đề xuất các giải pháp kiếnnghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chitiêu công đến 2010
Đề tài "Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh"của TS Nguyễn Văn Phúc đã xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu quảđầu tư và hiệu quả một số ngành kinh tế, đánh giá hiệu quả và cơ cấu đầu tư
Trang 9trên địa bàn theo ngành và theo thành phần kinh tế từ đó đề xuất hướng đầu tưdựa trên kết quả phân tích ở trên và kiến nghị chính sách để nâng cao hiệu quảđầu tư trong thời gian tới.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu còn có các bài viếtđăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chítài chính…
Nhìn chung những công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyếtcác vấn đề liên quan đến tác động của đầu tư đối với tăng trưởng, mối quan
hệ giữa chi tiêu Ngân sách với việc phát triển xã hội, đưa ra các giải pháp cầnthiết như tạo các điều kiện để đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tập trung nguồnlực của Nhà nước vào các lĩnh vực cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư đểphát triển kinh tế - xã hội Riêng đối với công tác quản lý đầu tư công, cònchưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể, do vậy việcnghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý luận và thựctiễn
1.1.3 Nguyên tắc đầu tư công và quản lý đầu tư công
* Nguyên tắc đầu tư công
Thực hiện theo chương trình, dự án; phù hợp với chiến lược, quy hoạchphát triển, phù hợp kế hoạch đầu tư công được duyệt
Đầu tư đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và
có hiệu quả, dự án đầu tư phải đảm bảo cân đối đủ vốn trước khi quyết địnhđầu tư
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trựctiếp đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư vào các dự án công, khuyếnkhích các nhà đầu tư bỏ vốn để nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi các
dự án đầu tư công khi có điều kiện
* Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Bảo đảm tính công khai, minh bạch theo quy định, phù hợp yêu cầu cảicách hành chính và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước
Trang 10Thống nhất quản lý Nhà nước, được phân cấp phù hợp với phân cấpquản lý theo quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước và quản lý, sửdụng tài sản công.
Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đếncác hoạt động đầu tư công
Ngoài những vấn đề Nhà nước thống nhất quản lý như đối với đầu tư củacác thành phần kinh tế khác, riêng đối với các dự án đầu tư công Nhà nướccòn quản lý về mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế Về xu hướng,cùng với sự vận hành ngày càng hoàn thiện của guồng máy Chính phủ, Chínhphủ sẽ giành ngày càng nhiều sự quan tâm cho việc quản lý đầu tư công Nóicách khác, về nguyên tắc, đối với đầu tư công, Chính phủ sẽ tập trung quản lýtoàn bộ chu trình từ xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và quản lý.Còn đối với các công trình đầu tư khác thì Chính phủ (cả trung ương lẫn địaphương) sẽ chỉ tập trung vào chức năng quản lý Nhà nước
1.1.4 Đặc điểm của đầu tư công và quản lý đầu tư công
Đầu tư công là hình thức đầu tư vốn Nhà nước vào các chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh vì vậy cóthể xem đầu tư công như là một hình thức đầu tư đặc biệt
Đầu tư công đòi hỏi một khối lượng tiền vốn, vật tư thường rất lớn,
khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra nhữngđiều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triểnkinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở côngnghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lương thựcthực phẩm, ngành điện năng
Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn đầu tưcông kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Quy môvốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xâydựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ
Trang 11tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâmtrọng điểm.
Đặc biệt, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn vàkém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng chồng chất vì không có khảnăng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chínhtiền tệ
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự
án trọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãingộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầutừng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhấtnhững ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí laođộng, giải quyết lao động dôi dư…
Quá trình đầu tư XDCB phải trãi qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn chậm vì sản phẩm XDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp Sản xuất không theo một dây truyền
hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụthuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liêntục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Thời gian này tính từ
khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đàothải công trình Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sựtác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị,kinh tế, xã hội…
Các thành quả của hoạt động đầu tư công, cụ thể là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên,
do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu
tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng
Trang 12Quá trình đầu tư thường gồm ba tiến trình: Xây dựng dự án, thực hiện
Khi xét hiệu quả đầu tư công, các nhà quản lý cần quan tâm xem xéttoàn bộ ba giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tậptrung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý vào cả thời gian khaithác dự án
Do chú ý sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm, phải lựa chọn trình tự bỏ vốn thích hợp để giảm mức tối đathiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang, việc coi trọng hiệu quả kinh tế
do đầu tư mang lại là rất cần thiết nên phải có các phương án lựa chọn tối ưu,đảm bảo trình tự XDCB Thời gian hoàn vốn là một chỉ tiêu rất quan trọngtrong việc đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Đầu tư công là một lĩnh vực có rủi ro lớn Rủi ro, trong lĩnh vực đầu
tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài Trong thời giannày, các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽ gây nên nhữngtổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án
Chương trình đầu tư công cộng (PIP) là cốt lõi của hoạt động đầu tư toàn
xã hội, giữ vai trò quan trọng, dẫn hướng và tạo điều kiện cho các lĩnh vựckhác phát triển vì những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một giaiđoạn nhất định Là một bộ phận của đầu tư của toàn xã hội PIP tuân thủnhững quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng nói chung Nóicách khác, giữa PIP và đầu tư của các thành phần kinh tế khác có những nétchung rất quan trọng, đồng thời cũng có nhiều nét đặc thù đáng chú ý
Trang 13* Những nét chung
Tuân thủ sự quản lý thống nhất và tập trung của Nhà nước
Nguyên tắc kế hoạch hoá: Đầu tư công cộng cũng như đầu tư nói chungđều phải được kế hoạch hoá theo kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, 5 năm,hoặc 3 năm cuốn chiếu hàng năm, ở cấp trung ương hay ở cấp tỉnh
Nguyên tắc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bên hữu quannhư cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư, chủ đầu
tư, các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư trong quá trình đầu tư và xâydựng
* Những nét đặc thù
Đầu tư công cộng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng hạ tầng kinh tế
và xã hội, những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoặckhông quan tâm hoặc không thể đầu tư được vì lý do hiệu quả trực tiếp thấphoặc không đủ năng lực
Đầu tư công cộng trước hết quan tâm tới hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệuquả gián tiếp, liên đới, hiệu quả ngoại biên có tác động rộng lớn ngoài phạm
vi của dự án đầu tư, trong khi dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh trước hếtquan tâm đến hiệu quả thương mại, hiệu quả trực tiếp trong phạm vi côngtrình đầu tư và trước hết vì lợi ích của người bỏ vốn đầu tư
Về mặt tác nghiệp kế hoạch hoá, nguồn vốn đầu tư công cộng được kếhoạch hoá trực tiếp bởi cơ quan kế hoạch Nhà nước các cấp và gắn liền với kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Về nguyên tắc quản lý, ngoài những vấn đề Nhà nước thống nhất quản lýnhư đối với đầu tư của các thành phần kinh tế khác, riêng đối với các dự ánđầu tư công cộng Nhà nước còn quản lý về mặt thương mại, tài chính và hiệuquả kinh tế
Về vai trò quản lý của Chính phủ: Về xu hướng, cùng với sự vận hànhngày càng hoàn thiện của guồng máy Chính phủ, Chính phủ sẽ giành ngàycàng nhiều sự quan tâm cho việc quản lý đầu tư công
Trang 141.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
1.2.1 Hoạch định dự án đầu tư công
Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mụctiêu của tổ chức và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mụctiêu Hay nói một cách khác hoạch định là một quá trình ấn định những mụctiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó Nó liên
hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích Tất cả những ngườiquản lý đều làm công việc hoạch định
Hoạch định là quá trình xem xét quá khứ, quyết định trong hiện tạinhững vấn đề trong tương lai
Hoạch định dự án đầu tư công là một quá trình ấn định những mục tiêu trong công tác quản lý đầu tư công của cơ quan quản lý Nhà nước và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
Tác dụng của hoạch định là nó giúp nhà quản lý với những lợi íchchính:
+ Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý
+ Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn
+ Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức
+ Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản
lý viên khác
+ Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bênngoài
+ Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra
Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản lývì nó gợi cho nhà quản lý sự hướng dẫn, giảm bớt hậu quả của những biếnđộng, giảm tối thiểu những lãng phí, lặp lại, và đặt ra những tiêu chuẩn đểkiểm soát được dễ dàng
Việc ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư thường xảy ra trong cáctrường hợp sau:
Trang 15Trường hợp thứ nhất: là quyết định xem có nên đầu tư cho một dự án
cụ thể hay không
Trường hợp thứ hai: Khi cần phải lựa chọn hoặc sắp xếp các dự án độc
lập trong một chương trình có mục tiêu như PIP, nhất là trong trường hợp hạnchế về vốn Để lựa chọn và xếp hạng dự án trong trường hợp này, người tathường sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tương đối như: IR, BCR, NPVR, Thứ
tự ưu tiên của các dự án do trị số của một trong các chỉ tiêu này quyết định.Các dự án ưu tiên (xếp hạng cao) được thực hiện trước trong khuôn khổ vốnsẵn có rồi mới đến các dự án khác Các dự án không thực hiện không có nghĩa
là bị loại bỏ
Trường hợp thứ ba: Lựa chọn dự án loại trừ nhau, đúng hơn là các
phương án khác nhau của một dự án Đối với trường hợp này, người ta thường
sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối như: NPV, thời hạn thu hồi vốn, làm cơ sở đểlựa chọn theo trị số của một trong những chỉ tiêu này Việc lựa chọn, xếp hạng
dự án đầu tư thuộc PIP cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc hiệu quả: Nói chung, bất kì dự án đầu tư nào cũng cần phải
được thẩm định, đánh giá để lựa chọn trên cơ sở hai chỉ tiêu cơ bản là hiệuquả tài chính (hiệu quả thương mại), tức là hiệu quả kinh tế ở tầm doanhnghiệp, và hiệu quả kinh tế, hay còn gọi hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả ởtầm kinh tế quốc dân, tức là ở tầm vóc của nền kinh tế
Nguyên tắc phát triển bền vững và công bằng: Rõ ràng là trong PIP
cần có các dự án nhằm tạo ra các cực tăng trưởng ở một số ngành, khu vực,đại bàn khác tăng trưởng theo Tuy nhiên cần có sự cân đối hợp lý giữa mộtbên là tăng trưởng theo cực và bên kia là theo diện để tránh sự chênh lệch quámức giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, giữa các ngành, vùng lãnh thổ
Nguyên tắc hệ thống: Mỗi một dự án trong PIP là một bộ phận hữu cơ
của cả PIP, có tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình, theo kiểucộng lực
Trang 16Nguyên tắc lợi thế so sánh: Việc lựa chọn và xếp hạng các dự án đầu
tư công cộng cần đáp ứng yêu cầu phát huy tối đa thế mạnh - lợi thế so sánh,
và khắc phục những bất lợi của cả đất nước cũng như từng địa phương nóiriêng
Nguyên tắc ưu tiên: Việc lựa chọn các dự án cần thúc đẩy và tạo điều
kiện cho các ngành, các địa phương thực hiện các mục tiêu ưu tiên của mìnhtrong từng giai đoạn
Nguồn: Giáo trình đầu tư công
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của quá trình lập chương trình đầu tư công cộng
với kế hoạch phát triển nền kinh tế
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
dài hạn của đất nước Quy hoạch phát triển ngành và vùng, lãnh thổ giai đoạn
Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH
Kế hoạch 5 năm về đầu tư XDCB PIP 5 năm theo kiểu cuốn chiếu
Kế hoạch hàng năm về phát triển
KT - XH
Kế hoạch hàng năm về đầu tư XDCB PIP hàng năm theo kiểu cuốn chiếu
Trang 171.2.2 Tổ chức việc thực hiện dự án đầu tư công
Tổ chức việc thực hiện dự án đầu tư công là quá trình xác định nhữngnhiệm vụ, thiết lập những mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác và trao đổi thôngtin để thực thi nhiệm vụ trong công tác quản lý đầu tư công
Công tác tổ chức, quản lý: Là một quá trình vận dụng cấu trúc tổ chứccho phép các cá nhân hợp tác với nhau để cùng đạt được mục đích chung.Một cách cụ thể thì công tác tổ chức xác định những nhiệm vụ, thiết lậpnhững mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác và trao đổi thông tin để thực thinhiệm vụ
Quản lý là tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức đểđảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định Ngoài quản lý conngười, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất Quản lý khôngchỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tàichính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính
Về quan hệ giữa quy trình lập PIP và quy trình kế hoạch hoá hiện hànhtheo sơ đồ 1.2 sau:
Trang 18Nguồn: Giáo trình đầu tư công
Bước 1: xác định tốc độ
tăng trưởng GDP
Bước 2: xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng
với nhu cầu đầu tư: ICOR,
Bước 3: xác định tổng nhu cầu đầu tư toàn XH
trong từng năm và 5 năm bằng PP hệ số ICOR:
TS vốn = ICOR x GDP
Kiểm chứng kết quả tổng nhu cầu ĐT theo các
cách khác
Bước 4: xác định các nguồn vốn: của Nhà nước,
của DNNN, của tư nhân, của nước ngoài
Cân đối nhu cầu đầu tư và nguồn vốn
Bước 5: Phân chia vốn DTCC thành: Quĩ ngân
sách cấp phát; Quĩ tín dụng NN
Bước 6: Phân bổ vốn ĐTCC cho từng lĩnh vực
theo danh mục & nguyên tắc đã định
Bước 7: Tổng hợp nhu cầu đầu tư cho CTĐTCC ,
nguồn vốn & cơ cấu ĐT của XH
Chuyển vòng 2
Các ngành, các địa phương chi tiết hoá, cụ thể hoá nhu cầu đầu tư của ngành, địa phương
Chuyển kết quả vòng 1 xuống cho các ngành, các địa phương
Chuyển vòng 3
Chuyển kết quả vòng 2 lên cấp trên
Cấp trên tổng hợp, soát xét, cân đối lại
& điều chỉnh
Hoàn chỉnh chương trình đầu tư & xét duyệt
Duyệt
Phân giao cho các cấp các ngành thực hiện
Sơ đồ 1.2 Quan hệ giữa quy trình lập chương trình đầu tư công cộng và quy trình
kế hoạch hoá hiện hành
Trang 191.2.3 Lãnh đạo việc thực hiện dự án đầu tư công
Theo cách hiểu đơn giản nhất, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa
những người lãnh đạo và những người phục tùng có mong muốn về các thay đổi và các kết quả thực sự phản ánh mục đích mà họ đã chia sẻ Trong khái
niệm lãnh đạo này, chúng ta quan tâm đến ba điểm chính:
Thứ nhất, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng xuất hiện giữa những con
người khao khát những thay đổi quan trọng và những thay đổi phản ánh mụcđích đã được chia sẻ Những người ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ nàybao gồm những người lãnh đạo và người phục tùng Sự ảnh hưởng phản ánh
mối liên hệ không thụ động giữa những con người, nó là sự tác động đa chiều, không cưỡng bức Lãnh đạo là một quan hệ thuận nghịch chứ không phải là
những gì mà người lãnh đạo muốn làm với người phục tùng Như vậy, tronghầu hết các tổ chức, các cán bộ cấp trên ảnh hưởng đến cấp dưới, nhưngnhững người dưới quyền cũng ảnh hưởng đến cán bộ cấp trên
Thứ hai, lãnh đạo là ảnh hưởng đến con người dẫn đến sự thay đổi
hướng về tương lai mong đợi Lãnh đạo có nghĩa là việc tạo ra thay đổi chứ
không phải duy trì nguyên trạng Con người trong mối liên hệ ảnh hưởng củakhái niệm lãnh đạo họ cần những thay đổi quan trọng Hơn nữa, các thay đổicần thiết không phải từ phía những người lãnh đạo mà nó là sự phản ánh cácmục đích được những người lãnh đạo và người phục tùng cùng chia sẻ Sựthay đổi hướng đến kết cục mà cả người lãnh đạo lẫn những người phục tùngđều mong muốn Một tương lai mong đợi hay mục đích được chia sẻ luôn lànguồn động viên cả người lãnh đạo lẫn người phục tùng
Thứ ba, lãnh đạo là một hoạt động của con người và phân biệt với công
việc hành chính giấy tờ hay các hoạt động hoạch định Lãnh đạo xuất hiện
giữa những con người, và tuyệt nhiên không phải là điều gì đó phải làm với con người Lãnh đạo bao gồm con người, do nói đến lãnh đạo có nghĩa là
Trang 20phải có những người phục tùng Một cá nhân thành đạt đến tuyệt đỉnh như
nhà khoa học, nhạc sĩ, vận động viên điền kinh có thể không phải nhà lãnhđạo theo cách mà chúng ta đã định nghĩa, trừ khi họ có những người phụctùng Các nhà lãnh đạo là một phần quan trọng quá trình lãnh đạo, và nhữngngười lãnh đạo đôi khi cũng là những người phục tùng Người lãnh đạo tốtphải biết phục tùng, và họ phải làm gương cho người khác Điều đáng chú ýhay có ý nghĩa là con người, cả nhà lãnh đạo lẫn người phục tùng, phải tậphợp một cách tích cực trong việc theo đuổi sự thay đổi hướng đến tương laimong muốn Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cá nhân để đạt được tương laimong muốn
Là công việc liên kết giữa các cá nhân với nhau cùng tiến hành triển khaimột công việc chung Trong đó các nhà quản lý cần phải nắm rõ từng côngviệc phân chia và biết cách sử dụng người thích hợp giải quyết công việc.Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu,
kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạokhu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước…
Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệgiữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới Đây là vấn đềcốt lõi trong hoạt động quản lý
Từ những quan điểm trên ta có thể định nghĩa: Lãnh đạo việc thực hiện
dự án đầu tư công là việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng trong quá trình thực hiện dự án đầu
tư công.
1.2.4 Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư công
Là một quá trình cho phép các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả của công tác đầu tư công, so sánh các kết quả đạt được với những kế hoạch,
Trang 21những mục tiêu đặt ra và sử dụng các phương pháp điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiêu như ý muốn.
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
- Năng lực của cơ quan Nhà nước: đây là yếu tố mang tính quyết
định đến hiệu quả quản lý đầu tư và kết quả đạt được của dự án Để dự
án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công vàquản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chấtlượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực) Phải đảm bảo những người phụ tráchchính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án
Thực tế trong thời gian qua Việt Nam là nước có tỷ lệ đầu tư công cao,đang trãi qua quá trình đầu tư vào nhiều lĩnh vực, chiếm tới gần 40% GDP.Tuy nhiên công tác hoạch định đầu tư công của Việt Nam nói chung và thànhphố Kon Tum nói riêng còn nhiều hạn chế, trong kế hoạch đầu tư tổng thểchưa chú trọng đầy đủ đến phát triển vùng, chưa đánh giá môi trường chiếnlược để đưa ra những lựa chọn chủ chốt Công tác hoạch định đầu tư côngchưa có sự tham gia thực sự của các chủ thể liên quan đến dự án và dựa trênnhững thông tin được thu thập đầy đủ, chính xác kịp thời Trong quá trìnhhoạch định, các nhà quản lý cần chú trọng đến chất lượng của công tác quyhoạch đầu tư, công tác lựa chọn địa điểm đầu tư công, lựa chọn dự án đầu tư.Ngoài ra cũng cần chú trọng đến chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư, công tác phân cấp thẩm định dự án đầu tư Có thể nói công táchoạch định đầu tư công có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản
lý đầu tư công
Trong những năm vừa qua công tác tổ chức thực hiện đầu tư công củanước ta vẫn còn chậm đổi mới, mô hình quản lý đầu tư chưa tốt là nguyênnhân chính dẫn đến nhiều bất cập hiện nay Một số bộ phận các nhà quản lýcòn sa đà vào các vấn đề chi tiết kỹ thuật mà chưa quan tâm đến các vấn đề có
Trang 22tính vĩ mô Những quy trình thực hiện các công việc chưa được chuẩn bị tốt,chưa được hướng dẫn cụ thể đến các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị
có liên quan trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công
Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng lớn, hoạtđộng đầu tư chưa được quản lý chặt chẽ thì vấn đề trước mắt các nhà quản lýđầu tư cần quan tâm là tăng cường xã hội hóa đầu tư
Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong công tác tổ chức thực hiệnđầu tư hiện nay là vấn đề chậm trễ trong tiến độ giải phóng mặt bằng, gây ảnhhưởng đến tiến độ thực hiện của dự án, phát sinh chi phí và giảm hiệu quả Cóthể nêu ra những nguyên nhân gây chậm trễ trong tiến độ và giảm hiệu quảquản lý đầu tư trong giải phóng mặt bằng thường gặp như thực trạng quản lýđất đai chưa tốt, khả năng tổ chức thực hiện và giải quyết các thủ tục hànhchính, chế độ chính sách, thái độ và năng lực của các cán bộ công chức
Ngoài ra một trong những nhân tố gây ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu
tư là vấn đề phân cấp quản lý đầu tư, mục đích của phân cấp quản lý đầu tư lànhằm đảm bảo hiệu quả cao trong quản lý hoạt động đầu tư, tạo điều kiện pháthuy tính sáng tạo, tự chủ của cơ sở, huy động và khai thác tối đa các nguồnlực, phát huy trí tuệ tập thể trong việc quản lý nhằm đem lại hiệu quả caotrong đầu tư Thực tế cho thấy việc phân cấp quản lý cho các địa phương làmcho công tác thẩm định và thực hiện các dự án được tốt hơn
Vấn đề phân kỳ đầu tư cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư, cáccông trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư rất dài, cần tiến hành phân kỳđầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạngmục công trình, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn
Quy trình quản lý dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành thực hiện quản lýmột dự án đầu tư từ lúc bắt đầu nghiên cứu dự án đến giai đoạn kết thúc bàngiao dự án Hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư phụ thuộc nhiều vào
Trang 23quy trình quản lý
Trong giai đoạn vừa qua, vấn đề cơ chế phối hợp giữa các bên nhằmnâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công chưa được chú trọng đúng mức Thực
tế cho thấy không nên đóng khung sự phối hợp chính sách chỉ trong nội bộcác cơ quan Chính phủ với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Nhà nước trongđầu tư công mà cần gắn kết chặt chẽ, mở rộng dân chủ hóa với giới doanhnghiệp ngoài Nhà nước, các viện nghiên cứu, nhân dân trong vùng dự án vàcác bên có liên quan khác sẽ làm tăng hiệu quả quản lý đầu tư công
Nhà lãnh đạo công tác quản lý đầu tư công là người đưa ra những quyếtsách, xác định các mục tiêu tương lai, kế hoạch trong quản lý đầu tư nhằmthực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra Xử lý tốt mối quan hệ giữa các cá nhân trong
tổ chức Vì vậy công tác lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớnđến công tác quản lý đầu tư công
Đầu tư từ ngân sách hiện nay đã phân cấp nhiều cho địa phương, cơ quanchủ quản chủ yếu xử lý ở khâu hậu kiểm, việc hậu kiểm có hạn chế là xử lýnhững việc đã rồi, các dự án đã triển khai xong, vì vậy cơ chế kiểm tra, giámsát quá trình thực hiện dự án có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo dự
án đầu tư công được thực hiện đúng mục tiêu đề ra, phát hiện những tìnhhuống bất thường xảy ra và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời Cơ chế kiểmtra, giám sát dự án đầu tư một cách phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả quản lý đầutư
* Ngoài yếu tố năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước thì năng lực củacác nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng cũng là những nhân tố ảnh hưởng rấtlớn đến công tác quản lý đầu tư công Hiện nay năng lực của nhiều nhà thầu tưvấn, nhà thầu xây lắp còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất Hệquả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng và hiệuquả của các dự án đầu tư công
Trang 24Kinh phí: đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc
nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinhphí cho hoạt động đó Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu lànhững hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lạicàng phải được quan tâm chặt chẽ Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từNgân sách Nhà nước Do nguồn Ngân sách này còn phải chi đồng thờicho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủkinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng Thực tế hiện nay, việc phân bổ vốn đầu tư cho một số các dự án đầu tưcông vẫn chưa hợp lý, chưa tính đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cưđến khi triển khai xây dựng dự án thì mới bắt đầu tính đến Đa số các dự ánđều vượt thời gian cân đối vốn theo quy định Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến
độ thi công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kéo dài thời gian đầu tư của dự án,gây lãng phí và giảm hiệu quả quản lý
Tiến độ giải ngân của đa số các dự án đầu tư còn chậm cho dù hiện naycác cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể.Điều này có thể lý giải được là do cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư chưa đảmbảo, việc phân bỏ vốn đầu tư cho các dự án vẫn chưa hợp lý Công tác quyếttoán vốn đầu tư còn chậm, một số các dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sửdụng rất lâu nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa nộp báo cáo quyết toán, có nhiều
dự án đầu tư đã nộp hồ sơ quyết toán nhưng chưa được thẩm tra, phê duyệttrong năm tài chính vẫn còn nhiều Những nhân tố này làm ảnh hưởng đếnhiệu quả quản lý đầu tư
Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: việc thực hiện đầu tư
công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vựcđầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hành
Trang 25chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ưu,tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi Các quy định pháp luậtcần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạtđộng của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Hiệnnay Chính phủ đã từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác quản
lý đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cải thiện chính sách và cơchế để tư vấn, giám sát và quản lý dự án theo hướng minh bạch hơn, xác định
cụ thể trách nhiệm của từng khu vực và từng cấp, đồng thời với việc tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và khắc phục các dự án thiếu hiệuquả, các khoản đầu tư không nằm trong quy hoạch tổng thể, thất thoát và thamnhũng Tuy nhiên nhìn chung các thủ tục hành chính và các quy định phápluật trong quản lý đầu tư công ở nước ta còn chậm, thiếu và không đồng bộ.Năng lực của các cơ quan quản lý thay mặt cho chủ đầu tư còn những bất cập,điều này thể hiện gần như ở mọi công đoạn từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự
án do bị hạn chế rất nhiều bởi các quy định, quy chế vận hành hệ thống Việcthay đổi cơ chế vận hành cho phù hợp với Luật xây dựng, Luật đầu tư… vànhững quy định kèm theo còn khá chậm gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệuquả quản lý đầu tư Thực tế cho thấy nhu cầu và sự chín muồi cấp bách cần cóLuật đầu tư công làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chínhsách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công
Bối cảnh thực tế: các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học
- công nghệ, vị trí địa lý, môi trường nơi thực hiện dự án… đều có ảnhhưởng đến công tác quản lý và kết quả đạt được của dự án đầu tư Nhữngbiến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc ngưng khôngthực hiện dự án nữa do không còn phù hợp
Có thể nhận thấy hiện nay kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi hai yếu tốnội lực còn kém và những tác động tiêu cực từ bên ngoài Thực tế là nền kinh
Trang 26tế thế giới trong những năm gần đây không ổn định như những năm về trước.
Từ cuối năm 2007 nước ta đã chịu cú sốc của giá dầu thế giới, giá dầu, giá cácloại nguyên vật liệu đều tăng đột biến và lập mặt bằng giá mới Năm tiếp theolại diễn ra khủng hoảng tài chính của các nước Châu Âu, các tổ chức tài chính
Mỹ phá sản dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tiếp sang năm sau diễn ratình hình nợ công ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản và kéo dài đến tận bây giờ.Gần đây nữa, những diễn biến xã hội bất lợi ở Bắc Phi, Trung Đông kéo theo
sự suy giảm của các nước dầu mỏ làm giá dầu tăng cao, kéo theo giá các mặthàng trong ngành xây dựng cũng leo thang Những tác động này làm cho cơchế, chính sách tiền lương, nhân công, ca máy thay đổi liên tục trong thời gianqua, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý các dự án đầu tư công
Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: sự ủng hộ hay
phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các
dự án công bị người dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng
sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽmang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và dovậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tươngứng
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
* Kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Hàn Quốc
Hàn Quốc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công, điều này hoàn toànphù hợp với xu hướng chung, tăng cường kiểm soát những trở ngại và khókhăn trong việc thực hiện các dự án Hàn Quốc tập trung việc quản lý đầu tưcông ở cấp trung ương và cũng phân cấp quản lý đầu tư công cho cấp địaphương để việc thẩm định được tốt hơn
Trang 27* Kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Nhật Bản
Về đầu tư công và quản lý đầu tư công, Nhật Bản đã xây dựng khungthể chế từ nữa cuối những năm 1950 gồm các dự án trực thuộc trung ương vàcác dự án bổ trợ, trong đó có xây dựng, sử dụng hệ thống kế toán chung và hệthống kế toán đặc biệt Nội các quyết định lập 16 bản kế hoạch dài hạn chocác công trình công cộng riêng lẻ như kế hoạch 5 năm nâng cấp đường bộ, 5năm nâng cấp cảng, 5 năm cho các công trình trị thủy Các dự án của cácpháp nhân đặc biệt sử dụng vốn vay và vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.Các dự án công cộng của các khu tự trị, hầu hết là dự án bổ trợ, ít dự án độclập
Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của đầu tư công, công trìnhcông cộng, cần có những thể chế cần thiết hoặc những điểm cần cải cáchtrong thể chế hiện có như cần thành lập cơ quan thẩm định các kế hoạch dự áncông trình công cộng trực thuộc trung ương, áp dụng triệt để hình thức đấuthầu cạnh tranh thông thường
Trách nhiệm và quyền hạn của từng chức danh trong các cơ quan chủquản quản lý các dự án công trình công cộng phải được làm rõ, tạo nên một
cơ cấu tổ chức có thể đương đầu với các sự vụ hành chính, vụ án hình sự Chính phủ phân cấp quản lý cho địa phương đối với các dự án côngtrình công cộng; có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu biểu giá của các côngtrình công cộng với giá thực tế để điều chỉnh lại vì đây là một lý do làm phátsinh chênh lệch giá
* Kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Thái Lan
Một trong những trở ngại trong việc phân cấp đầu tư công tại Thái Lan
là sự phân tán nguồn vốn Khi phân bổ nguồn vốn quá nhiều, chia nhỏ sẽ khóthực hiện được những dự án lớn
Trang 28* Kinh nghiệm chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công ở Trung Quốc
Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Trung Quốc, tham nhũngđầu tư công đã trở thành một loại hình phạm tội khá phổ biến cần được xácđịnh rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm khắc
Tham nhũng đầu tư công có thể gia tăng về quy mô và tính phức tạpcủa chính những dự án đầu tư công Ở một số nước, các quan chức chínhquyền mắc chứng tham nhũng đầu tư công thường hoan hỷ có mặt trong cácbuổi lễ trọng thể khởi công hoặc khánh thành các dự án, hạng mục công trìnhđầu tư công, vừa có cơ hội nhận hối lộ, vừa được tán dương về thành tích hoạtđộng xuất sắc
Các hạng mục công trình công cộng vẫn thường được giao cho cácdoanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài nhận thầu Thắng thầu ở các dự ánđầu tư công thường mang lại lợi nhuận lớn Vì thế, chủ doanh nghiệp sẵn sàng
bỏ ra những khoản chi không nhỏ để đáp lại thịnh tình của quan chức đã tạođiều kiện cho họ được nhận hợp đồng thi công dự án dưới hình thức “thù laomôi giới” Những khoản thù lao môi giới chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng dựtoán của hạng mục công trình và công khai đưa vào giá thành công trình
Theo số liệu điều tra từ hơn 400 hạng mục công trình đầu tư công thời
kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 của Trung Quốc, mức điều chỉnh dự án tăng gấpđôi chưa kể giá vật tư, nhân công tăng theo mức độ thời gian thi công kéo dài.Trong tổng dự toán của hạng mục công trình, thông thường khoản tiền dànhcho thiết bị vật tư phải chiếm ít nhất là 60% Nhưng qua kiểm tra, một sốcông trình chỉ chi khoảng 20 đến 30% cho vật tư và thiết bị, còn lại toàn làcác khoản chi phí trung gian như: chi phí quản lý, chi phí giao dịch tiếpkhách, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, di rời cơ sở đã có…Các quantham không mấy khi sử dụng đến những khoản tiền “hoa hồng” thù lao môi
Trang 29giới từ các dự án đầu tư công này vào việc tiêu dùng mà thường biến thànhcác khoản tiền gửi hoặc chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh tuồn ra nước ngoài
Tham nhũng đầu tư công không những hạ thấp hiệu quả đầu tư công
mà còn cản trở kinh tế quốc dân phát triển Nhiều cuộc hội thảo khoa học đã
đề cập đến chủ đề "Đầu tư công và chi trả công có thúc đẩy kinh tế tăngtrưởng?" Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai quan niệm song hành: một bêncho rằng, quan hệ giữa đầu tư công và chi trả công tỷ lệ thuận với phát triểnkinh tế còn những ý kiến phản bác lại khẳng định ngược lại Ở các nước đangphát triển, hiệu ứng do đầu tư công mang lại cho tăng trưởng kinh tế khôngthể hiện rõ rệt
Một kết quả nghiên cứu ở 87 quốc gia khác nhau trong khoảng thờigian 1986-1996 cho thấy, nếu giảm được chỉ số tham nhũng trong đầu tư côngxuống 2% thì sẽ nâng mức tăng trưởng kinh tế lên thêm 0,5%/năm Vì saotham nhũng đầu tư công ngoài việc dẫn đến hạ thấp hiệu quả đầu tư công lạicòn cản trở kinh tế tăng trưởng? Đó là vì, tham nhũng đã đem tài nguyên cóthể đầu tư vào ngành sản xuất tiềm tàng sang ngành phi sản xuất Do đó, hạthấp năng lực cung cấp đầu ra của tổng sản luợng sản xuất, làm sai lệch việcphân phối tài nguyên đầu tư Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước ĐôngNam Á (1998) bắt đầu từ nguyên nhân rất nhiều doanh nghiệp cấu kết vớingân hàng bày cách để có được những khoản vay lớn đầu tư vào những ngànhhoặc hoạt động phi sản xuất, khiến tỷ lệ các khoản vay nợ xấu tăng lên, cuốicùng dẫn đến giảm mạnh chỉ số GDP
Trong việc cạnh tranh đấu thầu thường hay gặp trường hợp doanhnghiệp thắng thầu nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư (tất nhiên là cả bằngnhững khoản thù lao môi giới hậu hĩnh nữa) chứ không phải bằng năng lực vàhiệu quả thực thi dự án Vậy là, doanh nghiệp được nhận hạng mục đầu tưcông không phải là do năng lực vượt trội hay phương án tối ưu mà chỉ nhờ
Trang 30"năng lực hối lộ" và năng lực phi doanh lợi của chính họ Đây chính lànguyên nhân hạ thấp hiệu qủa đầu tư công Ngoài ra, khoản hối lộ được tínhvào giá thành công trình (sản phẩm) khiến chất lượng công trình (sản phẩm)giảm Như vậy, khối lượng đầu tư công trong tỷ trọng GDP tăng, tỷ lệ làm rasản phẩm giảm không những không giúp cho tăng trưởng kinh tế mà trái lạicòn cản trở kinh tế tăng trưởng
Nguồn gốc của tệ tham nhũng đầu tư công trước hết là do cơ chế,nguyên tắc tài chính còn nhiều khe hở và khiếm khuyết Việc chi thườngxuyên và chi vốn đầu tư đã không những không phát huy hiệu quả đầu tư màcòn hạn chế, thậm chí triệt tiêu khả năng phát triển Ví dụ, chỉ có thể cấp vốnđầu tư công cho việc xây dựng một con đường mới chứ không thể dùng đểduy tu bảo dưỡng một đoạn đường đã có cho dù việc này mang lại lợi ích tolớn Hoặc có thể cấp vốn đầu tư công để xây cất một bệnh viện mới chứkhông thể dùng để thuê thầy thuốc giỏi hoặc mua trang thiết bị, dụng cụ y tếtheo quy định phải lấy từ ngân sách chi thường xuyên…Muốn có vốn để thựchiện những dự án nói trên chỉ có một cách là huy động vốn trong nhân dânthông qua việc phát hành công trái
Bên cạnh những thành công của việc phát hành công trái xây dựngđường sá, mương đập, sân bay, bến cảng, nhà máy điện để góp phần vào sựphồn vinh tăng trưởng của đời sống kinh tế xã hội thì đi kèm với nó là những
vụ án tham nhũng lớn Công trình ngầm ở sông Trường Giang qua kiểm toán
đã phát hiện một số đơn vị thi công dùng tiền mua chuộc đơn vị giám sát quản
lý để dễ bề làm ăn dối trá, ăn cắp nguyên vật liệu xây dựng, khai khống khốilượng vật tư và nhân công Có những quan chức "ấu trĩ" về quản lý tài chínhcho rằng tiêu tiền là kích thích tăng trưởng, bất kể tiêu vào việc gì, khôngquan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơbản trở thành miếng mồi ngon cho một số ngành, một số người hưởng lợi, đấu
Trang 31thầu chỉ là hình thức, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi ích cục bộ, chia chác nội
bộ
Con số thống kê của Hiệp hội công trái Trung Quốc cho biết, năm
2003, tổng lượng phát hành công trái để đầu tư xây dựng cơ bản lên đến 628
tỷ 340 triệu Nhân dân tệ Sang năm 2004, số tiền công trái phát hành đã tănglên 702 tỷ 200 triệu Nhân dân tệ (376 tỷ 400 triệu Nhân dân tệ cho khoản nợtrong và ngoài nước đã đến kỳ hạn phải thanh toán, 319 tỷ 800 triệu Nhân dân
tệ bội chi trong năm tài chính và 15 tỷ Nhân dân tệ Nhà nước trung ương thaymặt các địa phương phát hành ra trong năm)
Một nguyên nhân khác gây tổn thất không nhỏ đến hiệu quả đầu tư làvấn đề trách nhiệm của cá nhân và cơ quan chủ quản phê duyệt đầu tư công.Nếu cá nhân hoặc đơn vị thực hiện có sai sót thì tuỳ theo lỗi lớn nhỏ đều cóthể phải chịu kỷ luật từ khiển trách, bồi thường đến truy cứu trách nhiệm hình
sự Nhưng cá nhân hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư sai dẫn đến tổnthất có thể lớn hơn cũng không có chế tài xử phạt, cùng lắm cũng chỉ bị xử lý
về mặt tinh thần, hầu như chưa có trường hợp nào phải chịu trách nhiệm bồihoàn bằng vật chất
Hầu hết các hạng mục công trình đầu tư công được thực hiện theo hìnhthức "đơn vị quản lý và thi công nhất thời", sau khi hoàn thành công trình bàngiao cho đơn vị sử dụng xong thì đồng thời cũng giải thể hoặc chuyển đi côngtrình khác Quá trình vận hành sử dụng có gặp sự cố trục trặc mất an toànhoặc phát hiện ra điểm kém chất lượng cho dù rất nghiêm trọng cũng khôngbiết truy cứu trách nhiệm ra sao và không biết yêu cầu ai đứng ra khắc phục
Ngày 25-7-2004, Chính phủ Trung Quốc chính thức công bố và đưavào áp dụng "Quyết định về cải cách thể chế đầu tư" được Quốc vụ việnchuẩn y đã nâng cao mức độ khoa học hóa, dân chủ hóa trong việc quyết địnhđầu tư Quyết định này đòi hỏi phải kiện toàn cơ chế pháp nhân của hạng mục
Trang 32đầu tư, cải cách chế độ lập dự toán, hoàn thiên cơ chế thực hiện và tăng cườngkiểm tra, giám sát theo "hệ thống đánh giá chất lượng dự toán", kiến lập chế
độ trách nhiệm quyết sách của cấp thẩm quyền xuất vốn Nhờ vậy, hiệu quảđầu tư công được nâng cao và hạn chế khả năng xảy ra tham nhũng
Cùng với Quyết định cải cách thể chế đầu tư, Chính phủ đã ban hành và
áp dụng cải cách chế độ quản lý dự toán Để chính phủ có đủ thời gian sànglọc lựa chọn hạng mục đầu tư, thay đổi chế độ quản lý dự toán hàng nămthành chế độ nối với năm liền kề Với quy định mới này, vừa tránh đượcnhững vướng mắc thường gặp do giới hạn thời gian vừa tạo điều kiện để côngtác lập dự toán được tiến hành đúng trình tự và yêu cầu, lại có thể thẩm định
kỹ trước khi phê duyệt
Để kiện toàn chế độ quản lý các khoản đầu tư công, Chính phủ TrungQuốc đã ban hành quy phạm lập luận chứng khả thi bao gồm các nội dung: sựcần thiết phải xây dựng công trình, quy mô, công năng, khả năng đáp ứngvốn, hiệu quả mong muốn…Mô hình quản lý gộp 4 trong 1 (đầu tư, xây dựng,quản lý, sử dụng) đã tỏ ra không thích hợp và nhận được nhiều ý kiến phêphán bởi chủ đầu tư vừa quản lý vừa kinh doanh, vừa gọi thầu khảo sát, thiết
kế, thi công, vừa mua sắm vật tư thiết bị dễ dẫn đến độc quyền, cửa quyền là
kẽ hở cho tham nhũng đầu tư công Do vậy, mô hình "đại diện xây dựng" rađời khuyến khích việc tách rời các khâu "đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng",thúc đẩy các khâu chế ước lẫn nhau, nhất là trong các công đoạn gọi thầu thicông và cung ứng vật tư thiết bị Mô hình "đại diện xây dựng" được áp dụng
có hiệu quả trong việc xây dựng 4 đường vành đai ở thủ đô Bắc kinh Nhờviệc thành lập công ty pháp nhân khống chế dự toán công trình dưới sự giámsát của Chính phủ, dự toán 4 đường vành đai là 14 tỷ Nhân dân tệ chỉ dùnghết 9 tỷ, số tiền dự toán khống lên đến 5 tỷ Nhân dân tệ
Trang 33Cuối cùng, việc kiến lập chế độ trách nhiệm quyết sách của cấp thẩmquyền duyệt xuất vốn, chế độ trách nhiệm của người thực hiện hạng mục côngtrình và thực hành rộng rãi chế độ chất vấn trách nhiệm là biện pháp quantrọng nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp Những cá nhân, đơn vị gây thiệt hạicho đầu tư công và những người có liên quan phải bị truy cứu trách nhiệmhành chính, hình sự Kiến lập và thực hiện tốt chế độ chất vấn trách nhiệm đãgóp phần tăng cường hiệu quả đầu tư công, giảm thất thoát, lãng phí vốn vàphòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công ở Trung Quốc.
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ KONTUM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ CÔNG
lộ 24 Vì vậy, thành phố Kon Tum không chỉ là đầu mối giao lưu kinh tế giữacác vùng Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ - Nam Trung Bộ
- vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn có nhiều lợi thế trong giao lưukinh tế với các nước Lào, Campuchia và Đông bắc Thái Lan
b Về địa hình và khí hậu
* Địa hình
Địa phận Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng
gò núi đồi cao có vùng trũng xen kẻ khá phức tạp Địa hình có mật độ chia cắtkhá lớn khoảng 0.4 km/km2
Có diện tích đất tự nhiên là 432,40 km2, với đa phần là diện tích rừng
* Khí hậu thời tiết
Kon Tum mang đặc trưng chung trong toàn tỉnh, khí hậu có nét chungcủa khí hậu á nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, vừa mang tính chấtkhí hậu Tây Nguyên Nhiệt độ trung bình 21oC - 23oC, lượng mưa trung bình2000mm, độ ẩm từ (67-92)%
Trang 35Khí hậu phân hoá thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm giảm mạnh
Có thể nói về đặc điểm tự nhiên của thành phố Kon Tum có những đặcthù riêng, có vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Bắc Tây nguyên.Những đặc thù này có những ảnh hưởng nhất định đối với đầu tư công trênđịa bàn Đầu tư công trên địa bàn tuy đã có những chuyển biến tích cực trongthời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với vị trí chiến lược và tiềmnăng của thành phố Trong thời gian đến đầu tư công tại thành phố Kon Tumcần được đẩy mạnh hơn nữa để làm động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội pháttriển, an ninh quốc phòng được giữ vững
2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, thànhphố Kon Tum đã bước đầu tạo dựng cho mình một vóc dáng đô thị đầy tiềmnăng, với sự phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực… Để tìm hiểu về tình hìnhkinh tế của thành phố Kon Tum giai đoạn 2006-2010, chúng ta xem xét sốliệu từ bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về GDP của TP Kon Tum giai đoạn 2006-2010
Nguồn: Niên giám thống kê TP Kon Tum năm 2010
Từ bảng 2.1 chúng ta có thể nhận thấy, trong 5 năm vừa qua, tốc độtăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2006-2010) đạt 16,29% Tỷ trọngngành công nghiệp - xây dựng, tăng từ 44,64% lên 46,25%; tỷ trọng ngànhthương mại - dịch vụ tăng từ 35,36% lên 36,34%; tỷ trọng ngành Nông-lâm-thủy sản giảm từ 20% xuống còn 17,41% Thu nhập bình quân đầu người tăng
Trang 36từ 9,158 triệu đồng lên 15,042 triệu đồng Theo đó, tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp cũng có tỷ lệ xấp xỉ 85% trong tổng nguồn nhân lực xã hội…
Tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ, chưa tươngxứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố Công nghiệp chế biến, nông sảnxuất khẩu chưa thật sự tạo động lực phát triển, chưa hình thành được cácngành mũi nhọn, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh của nền kinh tếcòn yếu, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu
Tình hình trên đặt ra một thách thức không nhỏ cho việc hoàn thiệncông tác quản lý đầu tư công của thành phố trong thời gian tới, đòi hỏi thànhphố phải kịp thời hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trong tình hình mới,khắc phục những hạn chế, tồn tại đang mắc phải
2.1.3 Đặc điểm xã hội
* Về giáo dục và đào tạo
Kinh tế phát triển khá mạnh và toàn diện chính là động lực thúc đẩy cáclĩnh vực văn hoá xã hội ngày càng được nâng cao Hàng năm tỷ lệ huy độnghọc sinh ra lớp đạt 99,6%, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, thành phố
đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục - trung học cơ sở và tiểu học đúng
độ tuổi, có 25% trường học đạt chuẩn quốc gia, 21/21 xã, phường có trungtâm học tập cộng đồng Ngành giáo dục và đào tạo thành phố hiện có 844giáo viên/592 lớp, đạt tỷ lệ 1,43 giáo viên/lớp, 843/844 giáo viên đạt chuẩn,chiếm tỷ lệ 99,9 %, trong đó giáo viên trên chuẩn 77,5%, mạng lưới trường,lớp phù hợp, đảm bảo các điều kiện học tập, có các phòng chức năng, sânchơi, bãi tập, nguồn nước sạch, khu vệ sinh đảm bảo yêu cầu
* Về y tế
Song song với giáo dục, hệ thống y tế - chăm sóc sức khoẻ cũng từngbước được kiện toàn Thành phố Kon Tum hiện có 01 Bệnh viện đa khoa, 01bệnh viện phục hồi chức năng, 01 trung tâm y tế dự phòng, cùng hệ thống cáctrạm y tế xã, phường đang được đầu tư đảm bảo đạt chuẩn quốc gia… Côngtác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đúng mức,
Trang 37100% thôn, làng có nhân viên y tế, 100% trạm y tế xã, phường được xây dựngkiên cố, 11/21 trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia, các loại dịch bệnhđược khống chế, đẩy lùi Tất cả đều không ngoài mục đích phục vụ và chămsóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
* Các lĩnh vực văn hóa xã hội khác
Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách khá toàn diện, cácgiá trị văn hoá truyền thống cũng đã được chú trọng gìn giữ Giữa nhịp sống
đô thị, trong lòng Kon Tum vẫn còn những không gian mang đậm bản sắc vănhoá các dân tộc Bana, Giarai, những ngôi làng truyền thống của đồng bào cácdân tộc ít người, những nhà rông, cầu treo, những sản phẩm văn hoá truyềnthống độc đáo, chỉ có ở Tây Nguyên, những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, lễhội mừng lúa mới… Tất cả hoà chung thành một khối, tạo nên một đô thị KonTum vừa trẻ trung hiện đại, lại vừa ẩn chứa những nét văn hoá đặc trưng khubiệt
Tình hình văn hóa xã hội tại thành phố phát triển vượt bậc trong nhữngnăm vừa qua tạo ra thuận lợi nhất định cho phát triển đầu tư công trên địa bànthành phố
Trang 38* Về dân số
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình dân số của thành phố Kon Tum, chúng
ta xem xét dữ liệu từ bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Tình hình dân số của thành phố Kon Tum giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu
Dân số trung bình (người)
Cơ cấu dân số
Mật độ dân số (người/km2 )
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
Quy mô (người)
Tỷ trọng (%)
Quy mô (người)
Tỷ trọng (%)
Năm 2006 134.849 81569 60,49 53.280 39,51 312 14,61 Năm 2007 136.406 83184 60,98 53.222 39,02 315 14,00 Năm 2008 139.154 85.083 61,14 54.071 38,86 321 14,18 Năm 2009 142.056 86.018 60,55 56.038 39,45 328 13,20 Năm 2010 145.383 87.248 60,01 58.135 39,99 336 12,91
Nguồn: Niên giám thống kê TP Kon Tum năm 2010
Từ bảng 2.2 chúng ta có thể nhận thấy dân số trung bình của Thànhphố Kon Tum tính đến năm 2010 là 145.383 người trong đó dân tộc thiểu số
là 45.129 người, chiếm 30,64 % dân số toàn thành phố Dân số của khu vựcthành thị là 87.248 người chiếm 60,012 %, dân số khu vực nông thôn là58.135 người chiếm 39,988 % Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có giảm nhưngkhông đáng kể, từ 14,61% năm 2006 giảm xuống còn 12,91% năm 2010 Do
đó làm cho dân số thành phố vẫn tăng đều qua các năm
* Về lao động và việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Kon Tum năm 2010 là92.179 người, chiếm 63,4% tổng dân số Nguồn lao động của thành phố chủyếu là trẻ, khỏe (dưới 40 tuổi) chiếm hơn 80% dân số trong độ tuổi lao động
Số người chưa có việc làm phần lớn ở độ tuổi dưới 30, đa phần là lao độngkhông có trình độ tay nghề, thiếu trình độ văn hóa Tỷ lệ thất nghiệp củathành phố Kon Tum thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước và có
Trang 39xu hướng giảm dần (Bảng 2.3) Tình hình dân số và lao động của thành phốđòi hỏi phải có sự gia tăng đầu tư công tương ứng để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng do dân số tăng Nguồn nhân lực trẻ dồi dào của thành phố là lợi thếlớn cho phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên lực lượng lao động chưa có trình
độ tay nghề, thiếu trình độ văn hóa là một thách thức không nhỏ của thànhphố trong đầu tư công Để đáp ứng được nguồn nhân lực cho quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu nhân lực cho các dự án đầu tư công lớn,thành phố cần chú trọng nhiều hơn nữa trong khâu đào tạo nguồn nhân lực.Trong các dự án đầu tư công nói riêng, thực tế thành phố Kon Tum rất thiếunhững cán bộ quản lý đầu tư giỏi cũng như đội ngũ công nhân lành nghề
Trang 40Bảng 2.3: Tình hình lao động của TP Kon Tum giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu
Quy mô (người)
Cơ cấu (%)
Quy mô (người)
Cơ cấu (%)
Quy mô (người)
Cơ cấu (%)
Quy mô (người)
Cơ cấu (%)
Quy mô (người)
Cơ cấu (%)