GIÁO ÁN HÓA HỌC 12LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CRÔM, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I.. Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của các kim loại Cr, Fe, Cu và một số hợp c
Trang 1GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CRÔM, ĐỒNG
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I Mục tiêu của bài học:
1 Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của các kim loại Cr, Fe, Cu và một số hợp chất quan trọng của chúng
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi nguyên tố dựa vào tính chất hoá học của chúng
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học, đặc biệt là phản ứng oxihoá – khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của Cr, Fe, Cu
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
- Giao công việc, bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà
- Phiếu học tập
2 Học sinh:
- Ôn tập kĩ những vấn đề có liên quan đến nội dung bài luyện tập
C Các hoạt động dạy trên lớp:
1 Ổn định trật tự:
2 Kiểm tra các kiến thức cần nhớ
GV: Chuẩn bị phiếu học tập dựa theo mục tiêu của bài học và sơ đồ về mối quan hệ về tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất trong SGK
GV: Yêu cầu từng đại diện lên báo báo trước lớp về nội dung của nhóm mình đảm nhận
GV: Cho học sinh trong lớp thảo luận và kết luận kiến thức cơ bản nhất của bài học
3 Giải bài tập:
Trang 2GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
GV: kiểm tra vở bài tập của học sinh ( bài tập đã giao trước tiết luyện tập)
- Làm đủ bài tập về nhà được 3 điểm
- Trình bày sạch sẽ và khoa học được 1 điểm
- Làm đúng mỗi ý trong bài tập được 0,5 điểm
HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố kiến thức.
GV: chia HS theo nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thực hiện những công việc sau:
1 viết cấu hình electron của Cr, Fe, Cu
2 cho biết những tính chất hoá học đặc trưng của những nguyên tố này, có ví dụ minh hoạ
3 cho biết hợp chất của chúng gồm: oxit, hidroxit, muối của các nguyên tố này, nêu những phương
pháp đặc trưng, viết ptpư chứng minh
4 các phương pháp điều chế kim loại Cr, Fe, Cu
HS: nghiên cứu sơ đồ tóm tắt trong sgk, thảo luận kết luận
HOẠT ĐỘNG 2: Giải các bài tập.
Câu 1: sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hoá khử.
a) hãy giải thích và viết pt hoá học của pư xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.
b) kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn Hãy giải thích
một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn ?
Câu 2: viết các phương trình phản ưng theo sơ dồ :
a) Cr Cr2O3 Cr2(SO4)3 Cr(OH)3 Na[Cr(OH)4] Na2CrO4 Na2Cr2O7 Cr2O3
b) Fe FeSO4 Fe Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 CuCl2 Cu CuCl2 FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
Câu 3: để hoà tan 4 gam oxit FexOy cần vừa đủ 52,14 ml dung dịch HCl 10% ( d=1,05g/ml) tìm công thức của oxit sắt ?