Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kho tàng kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Để theo kịp sự phát triển của thời đại và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, nhằm tạo ra những con người mới có kiến thức, năng động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Bàn về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ nghiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” 2 Với nhiệm vụ này, trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho người học mà trường học phải trở thành một môi trường để người học có điều kiện hình thành những năng lực giao tiếp, năng lực công nghệ, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề... Hình thành và bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu xã hội.
Trang 1Tên đề tài: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VI SINH VẬT HỌC, BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
I MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ định hướng đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực
Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kho tàng kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng Để theo kịp sự phát triển của thời đại và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới, đòi hỏi giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, nhằm tạo ra những con người mới có kiến thức, năng động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra Bàn về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ nghiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” [2] Với
nhiệm vụ này, trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho người học mà trường học phải trở thành một môi trường để người học có điều kiện hình thành những năng lực giao tiếp, năng lực công nghệ, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề Hình thành
và bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu xã hội
1.2 Xuất phát từ vai trò của phương pháp dự án trong dạy học phát triển năng lực cho người học
Dạy học dự án là một hình thức dạy học mở, hiện nay đang được áp dụng phổ biến trong dạy học ở các nước trên thế giới Trong dạy học dự án, người học phải thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn Nhiệm vụ đó
là những vấn đề cấp thiết có thể xuất phát từ thực tiễn của địa phương như: “xác định mối liên quan giữa tỷ lệ người mắc bệnh đau mắt hột với việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm ở nơi cư trú, đánh giá mức độ ô nhiễm VSV ở một số loại thức ăn ” Để giải quyết được
những vấn đề này, ngoài kiến thức, người học phải có tính tự lực cao và các kĩ năng cần thiết Trong quá trình học tập theo dự án, người học được tham gia chọn đề tài, nhiệm vụ học tập, chủ động xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện phù hợp với khả năng và hứng thú của
cá nhân Trong khi đó, giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn giúp đỡ để hoàn thành dự án
Trang 2Như vậy, thông qua các tình huống cụ thể trong dạy học dự án, người học tích lũy được kiến thức, hình thành và phát triển được năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp và đặc biệt và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn
1.3 Xuất phát từ đặc điểm nội dung của chủ đề vi sinh vật học
Chủ đề Vi sinh vật – sinh học 10 là chương nghiên cứu về sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản, chuyển hóa vật chất – năng lượng của vi sinh vật Nội dung của chương còn đi sâu nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra, là vấn đề mà loài người quan tâm nhất hiện nay liên quan đến đời sống hằng ngày Việc ứng dụng vi sinh vật học vào trong cuộc sống là hết sức quan trọng, liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội chẳng hạn: ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp sản xuất phân bón, chế biến và bảo quản nông sản rau quả, xử lí nước thải trong công nghiệp, sản xuất nhiều loại chế phẩm như vacxin, hoocmon, kháng sinh giúp phòng và điều trị bệnh cho con người Tuy nhiên hiện nay, việc truyền tải các kiến thức về vi sinh vật theo sách giáo khoa vẫn mang tính khái quát Giáo viên chỉ tập trung dạy cho đủ kiến thức mà chưa quan tâm đến thực tiễn nên học sinh hiểu không rõ được bản chất vấn đề, chưa ứng dụng được vào thực tiễn, hiệu quả dạy học chủ đề Vi sinh vật chưa cao Vì vậy, giáo viên cần phải sử dụng phương pháp dạy học để kích thích sự tìm tòi, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực cần thiết
để giải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc sống
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề
Vi sinh vật học, bậc Trung học phổ thông ”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Sử dụng PPDH dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề vi sinh vật học
3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề vi sinh vật học theo PPDH dự án thì sẽ góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
II ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học dự án
- Năng lực giải quyết vấn đề
1.2 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học kiến thức Vi sinh vật – Sinh học 10
Trang 32 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với mục đích trên, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH dự án và năng lực giải quyết vấn đề
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn việc sử dụng các PPDH với mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương Vi sinh vật – Sinh học 10 nâng cao
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình vận dụng PPDH dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học chủ đề Vi sinh vật cho học sinh THPT
- Thiết kế phương án dạy học một số nội dung cụ thể của chủ đề Vi sinh vật – Sinh học 10 theo PPDH dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm và khảo sát ý kiến
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu quy trình và thiết kế các bài giảng cụ thể theo PPDH dự án để triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học chủ đề Vi sinh vật học
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài như: các chính sách, các nghị quyết về đổi mới giáo dục, các tài liệu về giáo dục học, phương pháp dạy -học, các tài liệu về sinh -học, phương pháp rèn luyện kỹ năng, các công trình nghiên cứu
về PPDH dự án và phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Nghiên cứu phần nội dung kiến thức thuộc chủ đề Vi sinh vật – Sinh học 10
4.2 Phương pháp điều tra cơ bản
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, điều tra phỏng vấn trao đổi trực tiếp với giảng viên, giáo viên THPT nhằm tìm hiểu thực trạng có liên quan đến đề tài và phân tích nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục
4.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Mỗi trường chọn 2 lớp: 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng với số lượng và chất lượng tương đương nhau
+ Ở lớp thực nghiệm: Học sinh được học bằng giáo án thiết kế theo PPDH dự án + Ở lớp đối chứng: Học sinh được học bằng giáo án thiết kế theo phương pháp bình thường
Trang 4- Sau khi học xong, chúng tôi khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh về những vấn đề thực tiễn có liên quan
- Ghi lại các đánh giá, nhận xét của người tham gia thực nghiệm bằng phiếu điều tra
4.4 Phương pháp xử lí số liệu
Phân tích kết quả thực nghiệm (định tính và định lượng) để có cơ sở đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài
III KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN
1 KẾ HOẠCH DỰ KIẾN
Nội dung công việc Thời gian
dự kiến
Sản phẩm
dự kiến
1 Tìm và đọc các tài liệu liên quan
đến đề tài trong nước, nước ngoài
Viết tổng quan tài liệu cho đề tài
10/7 – 30/7 Tổng quan tài liệu
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu 20/8 – 12/9 Đề cương đề tài
3 Viết cơ sở lí luận 7/9 – 26/9 Cơ sở lí luận
4 Thiết kế các dự án 27/9 – 10/2 Có được một số dự
án
5 Xây dựng phiếu điều tra khảo sát
nhận xét, đánh giá của người tham gia
11/2 – 26/2 Phiếu điều tra
6 Thực nghiệm sư phạm tại lớp sinh
viên năm 3 trường ĐHSP và tại
trường THPT trong đợt thực tập của
sinh viên năm 4
1/3 – 17/4 Thu được kết quả
thực nghiệm thông qua phiếu điều tra
7 Viết báo cáo, hoàn chỉnh đề tài luận
văn
20/4 – 10/5 Luận văn hoàn chỉnh
2 DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Quy trình vận dụng PPDH dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học
- Giáo án có áp dụng PPDH dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho một số nội dung cụ thể trong chủ đề Vi sinh vật học
3 DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Giả thuyết khoa học
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
2 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1 Khái niệm năng lực
2.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
2.3 Dạy học theo dự án
2.3.1 Khái niệm dạy học dự án
2.3.2 Đặc điểm của dạy học dự án
2.3.3 Phân loại dự án
2.3.4 Yêu cầu của bài học theo dự án
2.3.5 Các bước học theo dự án
2.3.6 Vai trò của GV và HS trong dạy học dự án
2.3.7 Tác dụng, ý nghĩa của dạy học dựa án
3.Cơ sở thực tiễn của đề tài
3.1 Thực trạng dạy học môn Sinh học theo hướng sử dụng phương pháp dạy học dự án
3.2 Phân tích cấu trúc, nội dung chương Vi sinh vật – Sinh học 10 nâng cao
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2 Nội dung nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Quy trình vận dụng PPDH dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề Vi sinh vật học, bậc Trung học phổ thông
2 Các giáo án sử dụng PPDH dự án
3 Kết quả thực nghiệm sư phạm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục và tài liệu tham khảo
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ DG&ĐT (2012) Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nan từ 2011-2020
[2] Nghị quyết số 29-NQ/TW Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
[3] Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH: V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 (5/8/2014)
[4] Quyết định số 791/HD-BGDĐT (25/6/2013) Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông
[5] Nguyễn Thành Đạt chủ biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sinh học 10
[6] Đinh Quang Báo (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học,
Trường Đại học Sư Phạm, Hà Nội
[7] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học, NXB
Giáo dục, Hà Nội