1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận dạng màng mống mắt trong xác thực sinh trắc học

16 423 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 721,23 KB

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐNHệ thống thử nghiệm sẽ được xây dựng thông qua việc mô tả các quá trình chính trong việc xác định đặc trưng và so khớp ảnh mố

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

A ĐỀ TÀI

Tên đề tài: NHẬN DẠNG MÀNG MỐNG MẮT TRONG XÁC THỰC

SINH TRẮC HỌC

1 Lý do chọn đề tài:

Mặc dù các công nghệ nhận diện sinh trắc học đang ngày càng được cải tiến nhưng mỗi công nghệ lại có những hạn chế riêng Thí dụ, phương pháp xác thực qua giọng nói, mặc dù có độ chính xác cao và khó bị giả mạo nhưng lại có thể bị ảnh hưởng bởi nếu sử dụng hình thức kết nối truyền dữ liệu bằng đường điện thoại Hiệu quả của quá trình nhận dạng khuôn mặt lại bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng, dáng đứng, mỹ phẩm (sử dụng trên mặt) và đặc biệt trong các trường hợp song sinh giống nhau, …

Xuất phát từ những nghiên cứu chung về công nghệ sinh trắc học và các ứng dụng sinh trắc trắc học Nhận dạng mống mắt là một trong những chủ đề mới đang được trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực nhận dạng, an ninh, bảo mật Việc ứng dụng sinh trắc học trong nhận dạng là công cụ rất hiệu quả nhằm làm giảm tình trạng gian lận, kể cả giúp giám sát hoạt động ra vào những khu vực nhạy cảm như nhà máy điện hạt nhân, các phòng thí nghiệm, cơ quan chính phủ Hơn nữa, so sánh với các công nghệ sinh trắc học khác, như nhận dạng khuôn mặt, giọng nói và vân tay …, nhận dạng mống mắt được xem là hình thức tin cậy nhất, có độ chính xác cao trong công nghệ sinh trắc học Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định đề tài tốt nghiệp của tôi tập chung

nghiên cứu sâu hơn về chủ đề “Nhận dạng màng mống mắt trong xác thực sinh

trắc học”.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực xác thực dựa trên những nhân tố sinh trắc học Nghiên cứu, xây dựng mô hình xác thực người dùng dựa trên các ảnh mống mắt, cụ thể là xây dựng quá trình kiểm tra người dùng Triển khai thuật toán nhận dạng mống mắt vào xây dựng chương trình ứng dụng xác thực bằng mống mắt Đánh giá kết quả thu được và hoạch định những phương hướng phát triển trong thời gian tới

Trang 2

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

Hệ thống thử nghiệm sẽ được xây dựng thông qua việc mô tả các quá trình chính trong việc xác định đặc trưng và so khớp ảnh mống mắt Các giai đoạn bao gồm: phân đoạn-xác định vị trí vùng mống mắt trong một ảnh mắt, chuẩn hoá- tạo

ra một kích thước phù hợp sự miêu tả về vùng mống mắt, phân tích đặc trưng- tạo

ra một mẫu chỉ chứa các đặc trưng phân biệt nhất của mống mắt Đầu vào hệ thống

sẽ là một ảnh mắt, và đầu ra sẽ là một mẫu mống mắt, chúng sẽ đưa ra một sự miêu

tả chính xác vùng mống mắt

3 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu, phân tích các đặc trưng liên quan đến màng mống mắt, một trong

số những nhân tố có tỷ lệ xác thực cao nhất Từ đó đi sâu nghiên cứu những phương pháp nhận dạng màng mống mắt và ứng dụng trong bài toán xác thực dựa trên nhân

tố này Sau đó xây dựng mô hình xác thực người dùng dựa trên các ảnh mống mắt,

cụ thể là xây dựng quá trình kiểm tra người dùng

4 Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập database, các mẫu database được tạo theo chuẩn CASIA, và tự tạo bộ database thực tế từ mẫu mắt của các bạn sinh viên trong khoa

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là xây dựng lưu đồ thuật toán, lập trình hệ thống để minh hoạ cho hệ thống xác thực bằng màng mống mắt, trình bày các bước xử lý từ dữ liệu đầu vào đến kết quả đầu ra, xác thực bằng phương pháp đối sánh, sẽ tiến hình kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi đánh giá cho toàn bộ hệ thống

Để hoàn thành đề tài, nhóm sử dụng các công cụ chính như sau: xây dựng chương trình phần mềm xác thực màng mống mắt dùng Matlab; lập trình xử lý ảnh mống mắt đầu vào; xác thực 1:1, xác thực 1: N

5 Bố cục đề tài:

2

Trang 3

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về xác thực sinh trắc học

Chương 2: Tổng quan về nhận dạng màng mống mắt

Chương 3: Nhận dạng màn mống mắt

Chương 4: Hệ thống thực nghiệm và đánh giá kết quả

Chương 5: Hướng phát triển và kết luận chung

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

6 Tổng quan về nội dung của đề tài:

LỜI MỞ ĐẦU

PHỤ LỤC

B TÌM TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Khởi động trình duyệt Web (vd: Goolge Chrome, COC COC…), truy cập vào

Google, sau đó gõ từ khóa “iris recognition” sẽ hiện ra một số địa chỉ sau:

http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/0470094168.ch10/summary

http://www.irisid.com/productssolutions/technology-2/irisrecognitiontechnology/ https://www.bayometric.com/biometric-iris-recognition-application/

https://www.bayometric.com/iris-recognition-scanners-vs-fingerprint-scanners/

Trang 4

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

Truy cập vào các địa chỉ đó để xem nội dung phù hợp với đề tài lần này

2 Cách search và download bài báo hoặc sách chuyên ngành.

2.1 Đăng ký tài khoản trên site:

Ví dụ ta truy cập vào trang: http://onlinelibrary.wiley.com/

Click Log in/Register -> Register ở góc phải phía trên màn hình

Điền các thông tin và nhấn nút Submit Registration

Sau khi đăng ký thành công chúng ta tiến hành đăng nhập vào trang

2.2 Đăng nhập vào site:

Click vào Log in/ Register, nhập địa chỉ email và mật khẩu, sau đó click nút Log in

Chọn một chủ đề tìm kiếm trong mục SEARCH, ví dụ “iris recognition”

4

Trang 5

Nhập từ khóa cần tìm

Chọn bài báo hoặc sách

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

2.3 Chọn mục “Journals” hoặc “Books” sẽ xuất hiện nhiều bài báo hoặc sách theo chủ đề cần tìm.

Kết quả tìm được sẽ có khoản hơn 9000 bài báo Click chọn các bài báo hoặc sách phù hợp với đề tài nhất

Các bài báo hoặc sách có biểu tượng ổ khóa được mở sẵn trước mỗi tên tiêu đề tức

là sẽ được Download hay xem free Còn không có biểu tượng gì thì phải tốn phí chi trả cho việc xem hay download bài báo hoặc sách

Trang 6

Ví dụ: chọn bài báo được xem và download free

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

Ví dụ chọn một bài báo liên quan đến ứng dụng nhận dạng mống mắt, được xem và

download miễn phí

2.4 Click vào link mở bài báo lên và xem nội dung.

2.5 Click vào biểu tượng Download PDF để tải bài báo.

6 Click vào đây để

xem dạng PDF

Trang 7

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lớp: K35DTCH.ĐN

Khi click vào biểu tượng Download PDF bài báo sẽ tự động được tải xuống dưới dạng pdf tại local máy tính

2.6 Cách tìm tương tự ta có thể tìm các bài báo của một tác giả: bằng cách gõ

tên tác giả vào mục SEARCH.

Click vào đây để tải bài báo

Trang 8

C TÓM TẮT VỀ CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN VĂN CAO HỌC

1 Luận văn Thạc sỹ:

Là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý

cụ thể, chứng tỏ học viên đã nắm vững kiến thức đã học, nắm được phương pháp nghiên cứu và có kỹ năng thực hành về vấn đề nghiên cứu, có độ dài khoảng 100 trang và được bảo vệ trước Hội đồng để lấy học vị thạc sỹ Đó là kết quả nghiên cứu, phân tích và được viết bởi chính tác giả Đặc biệt, phần kết quả nghiên cứu phải là sản phẩm lao động khoa học của chính tác giả, không là kết quả nghiên cứu của người khác và chưa được người nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu kết quả là công trình nghiên cứu khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể mà trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải có đủ căn cứ chứng minh sự đồng ý của các thành viên trong tập thể đó cho phép sử dụng

Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu: Luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn; số liệu và các nguồn trích dẫn phải chính xác và đáng tin cậy, văn phong mạch lạc, chuẩn xác; được trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu

2 Các bước tiến hành trước khi viết luận văn:

2.1 Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn:

Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó Tốt hơn cả là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình

Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực

tế tại các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận

Trang 9

dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những người khác; đi dạo

Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài

Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:

Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng

cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại …; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …

Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản

xuất, kinh doanh, quản lý …; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của ngành, của địa phương …;

Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông

tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học

và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian …;

Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu.

Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trọng vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy

mô của vấn đề nghiên cứu Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như:

- Vài suy nghĩa về …

- Thử bàn về …

- Về vấn đề …

- Góp phần vào …

Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các công trình khoa học khác Trong quá trình xác định tên đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiên của các thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn

2.2 Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu:

Trang 10

2.2.1 Xây dựng đề cương:

Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu cũng chính

là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic Nguyên tác phải tuân thủ khi xây dựng trong chương phải phù hợp với tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn … Đối với một luận văn khoa học, đề cương nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, thường gồm 3 chương:

Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như: khái niệm, vị

trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu; Khái quát hóa các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu …

Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên

cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm …

Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình

phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề Trong mỗi chương không nên có quá nhiều mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục

Đề cương không nên xây dựng quá chi tiết, vì trong quá trình nghiên cứu còn có thể có những thay đổi phụ thuộc vào nguồn tài liệu, vào những phát hiện mới của tác giả, nhưng đề cương phải rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết về đề tài

2.2.2 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:

Cùng với đề cương, học viên phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, chỉ rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành

2.3 Trình đề cương cho người hướng dẫn để xin ý kiến

Sinh viên gặp người hướng dẫn khoa học với đề cương đã được chuẩn bị sẵn để xin ý kiến Người hướng dẫn có thể góp ý để chỉnh sửa, bổ sung cho đề cương nhằm đảm bảo tính chuẩn xác của tên đề tài, sự đúng đắn và đầy đủ của nội dung nghiên cứu, tính hợp lý và logic của bố cục, tính cập nhật của các thông tin khoa học có liên quan … Trên cơ sở đó sinh viên, học viên sửa chữa, hoàn hiện đề cương

Trang 11

2.4 Sưu tầm, lưu trữ tài liệu, lập danh mục tư liệu, làm thí nghiệm …

Nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể tìm thấy tại thư viện, hiệu sách, trên tạp chí chuyên nghành, báo cáo, thông tin khoa học, báo chí, qua internet, các cơ quan, công ty … thông qua bạn bè, người quen … Trong quá trình thu thập tài liệu phải ghi chép, lưu trữ cẩn thận, đặc biệt là nguồn của các tài liệu, bài viết có liên quan, như: tên tác giả, tên tạp chí hay báo đã đăng tải, số, ngày tháng phát hành, năm xuất bản … để lập thành Danh mục tư liệu và sau này đưa vào Danh mục tài liệu tham khảo

Trong quá trình làm bài luận, học viên cần lên kế hoạch gặp gỡ các giảng viên

để xem lại tiến trình làm bài của mình Học viên sẽ phải liên lạc với họ qua email, điện thoại … để biết được những khoảng thời gian trống của họ Gặp gỡ giáo viên thường xuyên sẽ cho học viên cơ hội để giải đáp các câu hỏi trong quá trình làm các phần như: tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu … Để các buổi gặp

gỡ có hiệu quả, học viên cần chuẩn bị trước mọi thứ để xem xét và thảo luận

3 Thực hiện viết luận văn:

Luận văn thạc sĩ gồm 2 cuốn: cuốn toàn văn và cuốn tóm tắt

3.1 Nội dung của luận văn:

Luận văn được trình bày từ 80 đến 100 trang, đối với lĩnh vực khoa học xã hội

có thể nhiều hơn nhưng không quá 120 trang, gồm các phần chính sắp xếp theo trình tự sau: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có)

Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, in trên một mặt giấy khổ A4(210 x 297mm) Luận văn đóng bìa cứng, màu xanh đậm, in chữ nhũ vàng đủ dấu tiếng Việt, có trang phụ bìa đặt ngay sau trang bìa

3.1.1 Bìa chính và bìa phụ

Có nội dung hoàn toàn giống nhau và được viết theo thứ tự (từ trên xuống): Bộ Giáo dục và đào tạo, Tên trương; Tên người viết; Tên đề tài; Luận văn Thạc sỹ ngành …; Tên người hướng dẫn khoa học; Nơi thực hiện, năm …

3.1.2 Lời cam đoan:

Trang 12

Người viết phải cam đoan các số liệu và kết quqar thu được là do bản thân trực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực, các tài liệu

đã trích dẫn của các tác giả đều được liệt kê đầy đủ, không sao chép bất cứ tài liệu nào mà không có trích dẫn (từ mục này đến phần mở đầu đánh số trang theo chữ sô

La Mã (I, II, III…), số thứ tự trang đặt ở chính giữa của lề dưới

3.1.3 Lời cảm ơn:

Người viết bày tỏ sự cảm ơn tới các cá nhân, tổ chức đã hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ hoặc hợp tác với mình trong quá trình thực hiện đề tài và viết báo cáo kết quả

3.1.4 Mục luc:

Mục lục gồm khoảng 02 trang tiếp ngay sau bìa phụ, ghi rõ tên các chương, mục với vị trí trang tương ứng, giúp người đọc có thể xem nhanh những nội dung chinh của luận văn và mở đọc nhưng mục cần thiết

3.1.5 Các loại danh mục:

3.1.5.1 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt:

Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề Không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn

3.1.5.2 Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, phương trình:

Việc đánh số bảng biểu, đồ thị, biểu đổ, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; (ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3) Số hiệu và tên của biểu bảng, của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình được đặt phía trên của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình tương ứng Mọi bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: “Nguồn:

Ngày đăng: 02/10/2018, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w