Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,… hình thành thói quen tập luyện, biết t
Trang 1I/ Lí do chọn đề tài:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Với lời dạy quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta lấy đó là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước Ngoài
việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác giáo dục thể chất cho
các em Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,… hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động,
… tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,… Thông qua giảng dạy thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào – Đoàn kết tốt kỉ luật tốt – Khiêm tốn thật thà dũng cảm” và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước
Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được tốt, sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ bị phân tán, tính hưng phấn chưa cao, trí tưởng tưởng đang phát triển song còn tương đối nghèo nàn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao Vậy nên làm thế nào để khi dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh thực sự thu hút được sự tập trung cao độ, tích cực tập luyện có hiểu quả, là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải đầu
tư suy nghĩ, nghiên cứu Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục thể chất nói chung và ở trường tiểu học nói riêng Với những
mục tiêu và yêu cầu cấp bách đó, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học học tốt bài thể dục phát triển chung".
Trang 2II/ Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
a Tìm ra phương pháp để giảng dạy nhằm giúp học sinh học tốt hơn về bài thể dục phát triển chung, góp phần học tốt các môn học khác
b Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn
III/ Khảo sát thực trạng :
a) Thuận lợi :
- Bản thân tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu
- Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học
- Đa số học sinh các lớp có ý thức học tập tốt, ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời
b) Khó khăn :
- Sân bãi phục vụ cho công tác dạy và học chưa đảm bảo
- Các loại sách tham khảo phục vụ cho bộ môn thể dục ít nên còn ảnh hưởng nhiều đến công tác nghiên cứu, tìm tòi của giáo viên
- Vẫn còn tồn tại trong số ít phụ huynh học sinh xem thể dục là môn phụ nên thiếu sự quan tâm, dạy bảo học sinh tập luyện ở nhà
- Học sinh chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trong của việc tập luyện bài thể dục.Mất tập trung trong giờ học dẫn tới việc tập chưa đúng ở một số động tác
- Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
- Một số học sinh do tập thể dục không thường xuyên hoặc tập chưa đúng động tác nên gây
ra sự mệt mỏi ở các cơ bắp từ đó không còn hứng thú với bài thể dục
Trang 3- Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của GV, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thời gian quy định
- Do học sinh không hứng thú học nên tiết học thiếu sinh động, mất trật tự
IV/ Nội dung và biện pháp thực hiện:
Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của giáo dục hiện nay Để đổi mới phương pháp dạy học và tìm ra được những biện pháp dạy học tốt nhất thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, chuẩn bị bài cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học chu đáo, sân bãi tập luyện phù hợp trước khi lên lớp Đối với phần bài thể dục phát triển chung, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải tập sao cho thuần thục các động tác, mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng các hình thức tích cực hoá học sinh bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học
Qua ba năm giảng dạy phân môn thể dục ở trường tiểu học, để giúp học sinh tập tốt bài thể dục phát triển chung góp phần hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của phân môn thể dục, bản thân tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
1 Giúp học sinh hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tập luyện bài thể dục phát triển chung
Trong chương trình thể dục tiểu học nội dung gồm 2 phần chính:
+ Phần quy định gồm có: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện
tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động
+ Phần tự chọn: đá cầu, ném bóng
Từ cách phân chia cụ thể thành các phần, vậy nên khi dạy đến phần nào thì người giáo viên cần cho học nắm và hiểu được vị trí, tầm quan trọng, sự cần thiết cần phải học các phần đó Thế nên, khi dạy tới phần Bài thể dục phát triển chung, bản thân tôi dành một
ít thời gian giải thích cho học sinh hiểu được sự cần thiết phải tập luyện bài thể dục này để làm gì? Lợi ích và tác dụng cụ thể của nó? Đó là nhờ tập luyện bài thể dục phát triển chung
mà các em hình thành được nhân cách chuẩn mực, nâng cao được các hoạt động của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn Tập luyện thể dục thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ
Trang 4làm cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và linh hoạt của cơ thể tăng lên Bên cạnh đó, nếu tập thể dục thường xuyên sẽ làm cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch dễ dàng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và thải cặn bã kịp thời hơn, cơ thể trở nên khoẻ cường tráng, ăn ngủ, học tập và lao động tốt hơn Cũng nhờ tập luyện thể dục thường xuyên mà cơ xương tiếp thu được máu đầy đủ, các tế bào xương phát triển nhanh, xương dày lên, cứng và dáng đi khoẻ mạnh
Ví dụ: Giáo viên giải thích rõ cho học sinh khi tập động tác " vươn thở" thì sẽ tác động đến các cơ, phổi và lồng ngực nở ra, tăng độ đàn hồi, tăng lượng khí trao đổi trong nhịp thở Từ đó hệ hô hấp hoạt động nhịp nhàng và khoẻ mạnh hơn
Động tác "tay" thì giúp hệ cơ của tay phát triển, xương dày lên, cứng và dẻo dai hơn
2 Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý.
Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp và hình thức dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy Do đó tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà người giáo viên lựa chọn ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy Đối với phân môn Thể dục cũng vậy, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh nắm vững được kiến thức của bài dạy
Chẳng hạn: Khi dạy động tác "Vươn thở" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành Hình thức: tập cả lớp, theo nhóm.Còn khi dạy động tác "Thăng bằng" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành, thi đua Hình thức: tập cả lớp, cá nhân, nhóm và tổ
3 Giải thích rõ kỹ thuật động tác:
Đối với phân môn thể dục cấp Tiểu học nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng thì khi giảng dạy là không thể thiếu giải thích kỹ thuật động tác Đây là phương pháp giúp học sinh có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng nhịp cũng như toàn bộ động tác Là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác, nhanh
Trang 5nhất về mặt kỹ thuật, đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu tượng chung của động tác Song song với việc giải thích kỹ thuật thì giáo viên cũng nên kết hợp với làm mẫu để giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất
Ví dụ: Dạy động tác "Tay" trước hết giáo viên nêu tên động tác, sau đó giải thích cặn
kẽ từng nhịp nhưng không quá dài dòng như:
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng Giáo viên vừa nói vừa làm mẫu Các nhịp còn tôi cũng vừa giải thích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu
Khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác nhưng dễ hiểu, tránh giải thích dài dòng gây nên sự nhàm chán ở học sinh cũng như mất thời gian để học sinh thực hành luyện tập Việc giải thích cần chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản
kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học Qua đó, củng cố được kỹ thuật luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh Trong khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho hợp lí để lời nói của mình vừa được tất cả học sinh trong lớp nghe, giáo viên vừa quan sát được tất cả các em trong lớp Tránh đứng quá gần hoặc quá xa, đứng lệch sang một bên
4 Thực hiện khẩu lệnh chính xác, dứt khoát :
Khẩu lệnh của GV phát ra ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra Trong giảng dạy Thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với HS tiểu học không nên sử dụng quá nhiều, gây căng thẳng trong tiết học
Ví dụ: Khi hô động tác “ Vươn thở”, GV dùng khẩu lệnh điều hành : “Động tác vươn thở…chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho HS tập
5 Thực hiện "làm mẫu" chính xác:
Khi dạy động tác mới thì việc làm mẫu là một trong những biện pháp rất cần thiết Trước hết giáo viên cũng nêu tên động tác, sau đó tiến hành làm mẫu Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng yếu lĩnh của động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác
Trang 6Đối với những động tác khó, phức tạp, có sự phối hợp của nhiều bộ phận, giáo viên nên làm mẫu chậm từng nhịp hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo và giáo viên giám sát xem học sinh tập có đúng hay không
Ví dụ: Khi dạy động tác "Thăng bằng" Giáo viên tổ chức làm mẫu từng nhịp của động tác và cho học sinh cùng làm
Sau lần làm mẫu đầu, giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh minh hoạ Khi xem tranh, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác, giúp học sinh nắm chắc các cử động kỹ thuật
Tiếp đó, giáo viên có thể làm mẫu một lần nữa nếu như thấy vẫn còn một số học sinh chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật động tác Đối với lần làm mẫu này, giáo viên cũng thực hiện với một mức độ bình thường, đối với những cử động khó giáo viên có thể vừa làm vừa nhắc nhở sự chú ý tập trung của học sinh
Như tôi đã nêu ở trên, làm mẫu cũng phải kết hợp với giải thích kỹ thuật động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh quan sát những khâu chủ yếu Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập Khi giáo viên làm mẫu phải cho học sinh đứng xen kẽ nhau
để sao cho tất cả các em đều quan sát được giáo viên làm mẫu động tác Bên cạnh đó giáo viên cần sử dụng hình thức làm mẫu theo kiểu "soi gương" để vừa thực hiện vừa quan sát được sự tập trung của học sinh
Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 của động tác "Tay": "Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng" thì giáo viên làm ngược lại "Bước chân phải sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng"
6 Tổ chức luyện tập theo "nhóm đôi":
Cũng giống như một số môn học khác, sử dụng học tập theo nhóm đôi nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính mạnh dạn, tự tin và có điều kiện cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập Đối với phân môn thể dục cũng thế, sau khi giáo viên đã hướng dẫn xong kỹ thuật động tác và tổ chức cho học sinh luyện tập theo lớp một số lần kết hợp với quan sát, uốn nắn, sửa sai tại chỗ Nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy thì sẽ gây
Trang 7nên sự nhàm chán, đơn điệu, mỗi lần giáo viên dừng lại sửa sai cho một em nào đó thì cả lớp cũng phải ngưng tập gây lãng phí thời gian của tiết học Vậy nên sau một vài lần tập theo đội hình cả lớp thì giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm đôi, phân công vị trí cũng như giao nhiệm vụ cho các nhóm tập luyện Lợi thế của hình thức tập luyện này là học sinh
có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được,
từ đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, khơi dậy cho các em tinh thần đoàn kết Hơn thế nữa, khi tập các động tác khó cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể thì tập theo nhóm đôi sẽ giúp học sinh tự sửa sai cho nhau, cùng giúp đỡ nhau thực hiện đúng động tác, đồng thời khi dạy theo hình thức này thì giáo viên có nhiều thời gian để quan sát
và sửa sai cho học sinh mà không gây ảnh hưởng tới các học sinh khác Những tiết ôn tập, học sinh khá, giỏi dễ bị nhàm chán do kiến thức, thực hành lặp lại nhiều lần Vậy để đảm bảo cho các đối tượng học sinh hưng phấn tập luyện, tiếp thu tốt kiến thức thì giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua tập luyện theo nhóm nhỏ, sau đó tuyên dương động viên những
em tập tốt
Ví dụ: Khi học động tác "thăng bằng" đối với những cử động khó như gập thân, duỗi chân ra sau, hai tay dang ngang, học sinh A có thể chỉ cho học sinh B thấy được những
cử động tập chưa chính xác, từ đó chỉnh sửa cho đúng với yêu cầu kỹ thuật động tác và ngược lại
7 Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để giúp các em có ý thức
tự tập luyện tốt bài thể dục:
Đối với giáo viên bộ môn ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm một lớp nào, vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm được cá tính , tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khoẻ của từng học học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp nên khi xảy ra trường hợp học sinh
Trang 8của lớp nào có biểu hiện chây lười trong việc tập luyện thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên thể dục Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà, thế nên để tất cả học sinh đều có ý thức
tự tập luyện, hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày đều phải cần đến sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ các em, cũng nhờ sự phối hợp này giáo viên thể dục còn nắm rõ hơn
về tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các biện pháp và phân bố thời gian dạy học được hợp lý
V/ Kết quả đạt được :
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở các lớp phụ trách tôi đã thu được
những kết quả như sau :
- Bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện
- Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện thể dục Từ đó các em có thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khoẻ thông việc học tập ở lớp
- Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn.Với học sinh chậm tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và đồng với các bạn trong lớp
- Bảng số liệu thống kê kết quả năm học 2017 - 2018
VI/ Bài học kinh nghiệm:
Trang 9Để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hoá, cũng như để đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở
trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường cung cấp cho xã hội những con người có sức khoẻ tốt, thể lực cường tráng, dẻo dai Bản thân tôi rút ra một số bài học sau:
1 Trước hết, người thầy phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và
tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy
2 Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng
học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi các em Phân loại được học sinh, người thầy mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, từng cá thể học sinh
3 Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý tập trung vào việc phát huy tính
tích cực, tự giác của học sinh Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học để giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức cơ bản Đối với những động tác khó, giáo viên phải hướng dẫn và làm mẫu từng cử động trước, sau đó mới tiến hành hướng dẫn và làm mẫu toàn bộ động tác
4 Phân bố thời gian tiết học hợp lý sao cho học sinh được thực hành tập luyện nhiều, chú ý
đặc điểm cá biệt của học sinh, ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm nhỏ để tập luyện Kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý, thường xuyên áp dụng phương pháp trò chơi, thi đua, để kích thích sự hưng phấn tập luyện ở học sinh, góp phần giảm sự nhàm chán ở một số học sinh
5 Khi hướng dẫn kỹ thuật động tác cần giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giáo viên làm mẫu
phải chuẩn xác và chọn vị trí đứng làm mẫu thích hợp Cần khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các em, giờ học nên diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng
6 Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, đồ dùng dạy học một cách hợp lí.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết trong quá trình giảng dạy, chắc chắn sẽ có những thiếu sót Rất mong được sự góp ý tận tình của BGH nhà trường, quý thầy cô giáo đồng nghiệp để kinh nghiệm trên được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đúng thực chất
Trang 10Phú Thủy 1, ngày 15 tháng 9 năm 2018
Kí tên
Bùi Phước Lai
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM