Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,786 4.24 2,375 5.65 589 24.80 1

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 47)

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,052 8.78 1,775 7.44 277 15.61 1

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,786 4.24 2,375 5.65 589 24.80 1

Tổng cộng nguồn vốn 306,580 100 277,981 100 28,599 10.29 0

Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 29,333 trđ với tỷ lệ tăng 12.5%, do sự tăng lên ở các khoản mục Vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán bên cạnh sự giảm đi của các khoản mục khác.

Khoản mục tăng nhiều và chủ yếu nhất đó là Vay và nợ ngắn hạn, thời điểm cuối năm vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 42.17%, đã tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm, cụ thể tăng 46,137 trđ với tỷ lệ tăng 70.74%. Chủ yếu tập trung vào Vay ngắn hạn ngân hàng, chiếm hơn 90% vào thời điểm cuối năm, còn lại là vay của đối tượng khác như vay của các công ty đối tác, hoặc vay của Tổng công ty… Các khoản vay này đều mất chi phí, trong điều kiện lãi suất cho vay đang ở mức cao như hiện nay thì các khoản vay này làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó, công ty nên xem xét đến thời hạn vay nợ và nên có chính sách trả nợ sớm sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn.

Phải trả người bán chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn, chỉ chiếm hơn 7%, về cuối năm có xu hướng tăng nhẹ, so với đầu năm tăng 1,897 trđ với tỷ lệ tăng 10.58%. Trong năm công ty đã tăng mua chịu, nhưng đồng thời cũng đã thanh toán được một số khoản nợ do mua hàng. Các nhà cung cấp chủ yếu như là Công ty TNHHTM Sông Hồng, Công ty TNHH Trường Xuân, Công ty Vận tải – Vật liệu xây dựng Hoàng Minh, Công ty CP vật liệu xây dựng Hà Nội... Đó đều là những nhà cung cấp lớn, lâu năm của công ty. Do đó doanh nghiệp nên tận dụng những khoản chiếm dụng này hợp lý đồng thời phải chú ý đến thời hạn thanh toán, đảm bảo được uy tín của mình đối với các nhà cung cấp.

Phải trả người lao động tăng mạnh. Tuy khoản chiếm dụng này không mất chi phí nhưng việc nợ lương người lao động sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, dẫn tới hiệu quả làm việc của họ sẽ giảm sút.

Người mua trả tiền trước thời điểm cuối năm giảm khá nhanh so với đầu năm, giảm 18,064 trđ với tỷ lệ giảm 48.02%.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng giảm khá nhanh, so với đầu năm thì cuối năm giảm 2,831 trđ với tỷ lệ giảm 41.52%.

Nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả, 0.51% ở thời điểm đầu năm và 0.16% tại thời điểm cuối năm. Về cuối năm thì khoản mục này giảm mạnh, giảm 776 trđ với tỷ lệ giảm 64.29% chủ yếu do vay và nợ dài hạn giảm.

Về cơ cấu và sự biến động Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm tỷ trong 15.13% và cuối năm là 13.73%. Cuối năm so với đầu năm tăng 42 trđ với tỷ lệ tăng là 0.1%, chủ yếu tăng do tăng các quỹ như là quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác của chủ sở hữu. Như vậy bên cạnh việc gia tăng sử dụng nợ thì công ty cũng tăng được vốn chủ, tăng mức độ tự chủ nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Nhận xét:

Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty trong năm 2011 ta thấy rằng chính sách tài trợ của công ty đó là tăng cường sử dụng nợ, và sử dụng nhiều nợ ngắn hạn, hay nói cách khác lấy nguồn tài trợ chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đòn bẩy tài chính sử dụng ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc gia tăng mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài và mức độ rủi ro tài chính tăng về cuối năm khi mà tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn vốn giảm. Để đánh giá rõ hơn về chính sách tài trợ này mang lại cho công ty lợi ích gì hay hạn chế gì chúng ta cùng nhau xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là sự phản ánh cách thức tài trợ vốn. Nói cách khác, nó thể hiện được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc huy động vốn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Để xem xét mô hình tài trợ của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 chúng ta có sơ đồ 04.

Tại thời điểm cuối năm 2011, nguồn vốn thường xuyên của công ty là 42,520 trđ. Đặc trưng của nguồn vốn thường xuyên đó là mang tính ổn định do đó được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm, hình thành nên tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = tài sản lưu động – nợ ngắn hạn = 283,208 – 264,060

= 19,148 (trđ)

Nhận thấy, nguồn vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, chứng tỏ một bộ phận tài sản ngắn hạn đã được công ty tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, đây là dấu hiệu tốt chỉ ra sự hợp lý trong quá trình chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán của các khoản nợ

Tài sản lưu động 283,208 trđ Tài sản dài hạn 23,372 trđ Nợ ngắn hạn 264,060 trđ Nợ dài hạn 431 trđ Vốn chủ sở hữu 42,089 trđ Nguồn vốn lưu động thường xuyên 19,148 trđ Sơ đồ 04: Mối quan hệ giữa tài sản vànguồn vốn

ngắn hạn. Vì vậy, điều này đã cho thấy mô hình tài trợ của công ty xét đến thời điểm cuối năm 2011 được đánh giá là khá an toàn.

Nhận xét :

Nhìn chung, cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty có những biến động khá hợp lý. Tuy nhiên, tỷ trọng vay nợ vẫn còn chiếm phần lớn trong cơ cầu nguồn vốn, vì thế trong tương lai vẫn cần có những điều chỉnh nhất định nhằm gia tăng tính tự chủ về tài chính cho công ty. Cách thức tài trợ vốn an toàn, lấy nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn đã đem lại cái nhìn khả quan về tình hình tài chính của công ty trong năm 2011.

d) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Thông qua bảng 05 đã phản ánh khá đầy đủ tình hình sử dụng vốn của công ty trong năm 2011, vốn được xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì. Tổng nguồn vốn hoạt động năm 2011 là 86,726 trđ. Chủ yếu được huy động từ vay và nợ ngắn hạn (53.2%) và giảm đầu tư tài chính ngắn hạn (27.67%), giảm vốn bằng tiền (7.43%)…

Lượng nguồn vốn huy động ở trên đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để đầu tư vào hàng tồn kho hay đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản khiến khoản mục này tăng tới hơn 45%, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả các khoản vay dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định hữu hình…

Bảng 05: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn công ty CP KDVT và XD năm 2011

Sử dụng vốn Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng (%)

Diễn biến nguồn vốn Số tiền (trđ)

Tỷ trọng (%)

1. Tăng trả trước cho người bán 1,220 1.41 1. Giảm tiền 6,444 7.43

2. Tăng các khoản phải thu khác 18,233 21.02 2. Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 24,000 27.67

3. Tăng hàng tồn kho 39,107 45.09 3. Giảm tín dụng của khách hàng 3,574 4.12

4. Tăng chi phí trả trước ngắn hạn 4,227 4.87 4. Tăng hao mòn tài sản cố định 1,851 2.13

5. Tăng tài sản ngắn hạn khác 320 0.37 5. Tăng vay và nợ ngắn hạn 46,135 53.20

6. Tăng đầu tư vào tài sản cố định 1,082 1.25 6. Tăng tín dụng nhà cung cấp 1,897 2.19

7. Tăng đầu tư dài hạn khác 277 0.32 7. Tăng nợ công nhân viên 283 0.33

8. Giảm người mua trả tiền trước 18,064 20.83 8. Tăng quỹ khen thưởng phúc lợi 40 0.05 9. Giảm thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2,381 2.75 9. Tăng quỹ đầu tư phát triển 463 0.53

10. Giảm vay và nợ dài hạn 776 0.89 10. Tăng quỹ dự phòng tài chính 116 0.13

11. Giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 589 0.68 11. Tăng quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 53 0.06 12. Tăng các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác 1,870 2.16

Tổng cộng 86,726 100 Tổng cộng 86,726 100

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy, nguồn vốn của công ty trong năm 2011 chủ yếu được huy động từ vốn vay mà cụ thể là vay nợ ngắn hạn ngân hàng, vốn được sử dụng chủ yếu cho đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản tồn tại dưới hình thái chi phí kinh doanh dở dang. Cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản ngắn hạn trong khi cơ cấu nguồn vốn nghiêng về nợ phải trả và tập trung vào nợ ngắn hạn. Do đó, cơ cấu tài sản như trên được đánh giá là phù hợp với các chuyển biến trong diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, diễn biến nguồn vốn chưa hợp lý ở chỗ, công ty đã sử dụng quá nhiều nợ, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao, trong khi vốn chủ tăng với tốc độ nhỏ hơn rất nhiều so với vay và nợ ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là mức độ tự chủ về tài chính của công ty và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhằm thu hồi vốn nhanh.

2.2.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2011 qua Báo cáo kết quả kinh doanh

Những kết quả đạt được của Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng trong 2 năm vừa qua (2011 và 2010) thể hiện qua bảng sau:

Bảng 06: Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 và 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 và 2011)

TT Chỉ tiêu Năm 2011

(Trđ)

Năm 2010

(Trđ) ST(Trđ) TL(%)Chênh lệch 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 158,590.5 189,690.5 -31,100 -16.4

2 Doanh thu thuần 158,590.5 189,690.5 -31,100 -16.4

3 Giá vốn hàng bán 134,858.2 169,684.2 -34,826 -20.52

4

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 23,732.3 20,006.4 3,725.9 18.62

5 Doanh thu hoạt động tài chính 4,245.9 782.98 3,462.92 442.3

6 Chi phí tài chính 15,481.45 7,774.2 7,707.25 99.14

Trong đó: chi phí lãi vay 15,481.45 7,774.2 7,707.25 99.14

7 Chi phí bán hàng 5,618.5 4,319.8 1,298.7 30.06

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,560.03 3,642.35 917.68 25.19 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,318.2 5,052.97 -2,734.77 -54.12

10 Thu nhập khác 100.3 531.82 -431.52 -81.14

11 Chi phí khác 5.94 325.56 -319.62 -98.18

12 Lợi nhuận khác 94.34 206.26 -111.92 -54.26

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,412.54 5,259.23 -2,846.69 -54.13 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 502.64 1,254.43 -751.79 -59.93 15

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

Bảng 07: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của công ty CP KDVT và XD năm 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011)

Qua bảng 06 ta thấy, doanh thu bán hàng và doanh thu thuần của công ty trong năm 2010 là khá cao, tuy nhiên lại giảm vào năm 2011, cụ thể so với năm 2010 thì doanh thu năm 2011 giảm 31,100 trđ với tỷ lệ giảm là 16.4%. Như chúng ta đã biết thì trong năm 2011, tình hình thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là đối với đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí nguyên vật liệu tăng (đặc biệt là giá cả sắt, thép, xi măng biến động tương đối mạnh), chi phí vay vốn tăng cao (trung bình khoảng 21%) do lạm phát và chính sách thắt chặt của Nhà nước đồng thời thị trường bất động sản đóng băng. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh thu giảm và chi phí tăng. Cụ thể :

Chi phí tài chính tăng mạnh, năm 2011 so với năm 2010 tăng 7,707.25 trđ, với tỷ lệ tăng 99.14%, chứng tỏ lãi suất vay vốn trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010 đã làm cho chi phí tài chính của công ty tăng đáng kể. Nếu như 1. Doanh thu thuần về cung cấp hàng hóa

và dịch vụ Trđ 158,590.5 189,690.5 -31,100

2. Giá vốn hàng bán Trđ

134,858.

2 169,684.2 -34,826

3. Chi phí bán hàng Trđ 5,618.5 4,319.8 1,298.7

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp Trđ 4,560.03 3,642.35 917.68

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

5. Tỷ suất GVHB trên DTT (5=2/1) lần 0.85 0.89 -0.04

6. Tỷ suất CPBH trên DTT (6=3/1) lần 0.04 0.02 0.02

lãi suất cho vay năm 2010 trung bình khoảng 18% thì năm 2011 trung bình lên tới 21%, thêm vào đó, vay ngắn hạn ngân hàng về cuối năm chiếm tới hơn 90% trong số vay và nợ ngắn hạn. Do đó, chi phí lãi vay tăng là tất yếu.

Các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm 2011 so với năm 2010 đều tăng, trong đó CPBH tăng 1,298.7 trđ với tỷ lệ tăng 30.6% và CPQLDN tăng 917.68 trđ với tỷ lệ tăng 25.19% trong khi doanh thu giảm, đã làm cho tỷ suất CPBH trên DTT và tỷ suất CPQLDN trên DTT năm 2011 so với năm 2010 tăng lên. CPBH của công ty tập trung chủ yếu vào chi phí vật liệu bán hàng (chiếm khoảng 40%, còn lại là các khoản chi phí như chi phí NVBH, chi phí DCBH…). CPQLDN lại tập trung chủ yếu vào chi phí NVQL (chiếm khoảng 51.16% trong tổng CPQLDN), chứng tỏ bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty cần phải có chính sách rút gọn hơn.

Các khoản chi phí đều tăng trong khi doanh thu giảm, đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Cụ thể thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 2,846.69 trđ với tỷ lệ giảm 54.13%, và lợi nhuận sau thuế giảm 2,094.9 trđ với tỷ lệ giảm 52.31%.

Có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2011 có dấu hiệu không tốt, tuy vẫn có lợi nhuận nhưng so với năm trước đó đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường nên kết quả này của công ty là vẫn chấp nhận được và đáng khích lệ, đó là nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty.

Kết luận chung:

Qua phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 chúng ta thấy rằng, hoạt động xây lắp là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho công ty, tuy nhiên do hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong năm qua gặp nhiều khó khăn nên việc giảm sút lợi nhuận của công ty so với mấy năm trước là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay nợ

của công ty là khá cao nên tình hình tài chính của công ty được đánh giá là rủi ro và mức độ phụ thuộc tài chính vào bên ngoài khá lớn. Để đánh giá được mức độ rủi ro cao hay thấp chúng ta sẽ phân tích qua các hệ số tài chính đặc trưng.

2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 qua các hệ số tài chính đặc trưng

2.2.1.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty năm 2011

a) Phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 được phản ánh qua Bảng 06.

Bảng 08: Bảng phân tích tình hình công nợ năm 2011

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w