1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

117 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, phát triển kinh tế trang trại làbước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,góp phần phát huy được lợi thế của t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN VĂN HÒA

HUẾ - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡtrong quá trình thực hiện luận văn này đã được ghi nhận và cảm ơn, các thông tintrích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ

Tác giả luận văn

Trần Trung Thành

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến Thầygiáo PGS.TS Phan Văn Hòa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dành nhiềuthời gian giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các Khoa và Bộ môntrường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đãquan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập vànghiên cứu tại trường

Chân thành cảm ơn Cục Thống kê Quảng Bình; Chi cục Thống kê huyện BốTrạch; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch; các Chủ trangtrại trên địa bàn huyện; các Sở, Ban, Ngành liên quan đã hỗ trợ cung cấp thông tin

và tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình,những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình họctập và thực hiện luận văn này

Tác giả luận văn

Trần Trung Thành

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN TRUNG THÀNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410

Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN HÒA

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế trang trại là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước,đang được tổ chức thực hiện có hiệu quả, ngày càng khẳng định vị trí vai trò quantrọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Bố Trạch nói riêng

đã tạo ra bước chuyển biến mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn Mặc dùhuyện Bố Trạch là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thể để phát triển kinh tếtrang trại Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại hiện nay vẫn còn mangnhiều yếu tố tự phát Phần lớn các trang trại sản xuất manh mún, sử dụng côngnghệ kém hiệu quả, đầu ra thị trường chưa ổn định, chưa phát huy được lợi thếkinh tế của từng vùng

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tổ, tổng hợp; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp

so sánh và phương pháp chuyên gia

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan, luận văn

đã đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Bố Trạch trongthời gian qua và đề xuất các giải pháp mang tính khả thi về phát triển kinh tế trangtrại huyện Bố Trạch trong thời gian tới

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐVH Bưu điện văn hóa

BQ Bình quân

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

GTSX(GO) Giá trị sản xuất

NLTS Nông lâm thủy sản

SXKD Sản xuất kinh doanh

THCS Trung học cơ sở

TT Thị trấn

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hợp quốcVAC Vườn ao chuồng

VACR Vườn ao chuồng rừng

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục các chữ viết tắt

iv Mục lục v Danh mục các bảng .viii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 5

1.1 LÝ LUẬN VỀ TRANG TRẠI VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI

5 1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Đặc trưng của trang trại 7

1.1.3 Phân loại trang trại 10

1.1.4 Tiêu chí nhận dạng trang trại 11

1.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại 12

1.2 LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

13 1.2.1 Một số khái niệm 13

1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế trang trại 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 22

1.3 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 28

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế trang trại 28 1.3.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế trang trại 29 1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH

Trang 7

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 33

Trang 8

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương trong nước 35

1.4.3 Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại cho huyện Bố Trạch 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 39

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI39 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 39

2.1.2 Đặc điểm điều kiện xã hội 44

2.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế 48

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 52

2.2.1 Tình hình phát triển số lượng trang trại 52

2.2.2 Thực trạng các yếu tố nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất của trang trại 56

2.2.3 Thực trạng về liên kết sản xuất 66

2.2.4 Tình hình về thị trường tiêu thụ sản phẩm 67

2.2.5 Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh 68

2.2.6 Thực trạng về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại 73

2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 76

2.3.1 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước 77

2.3.2 Đánh giá của chủ trang trại 81

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 86

2.4.1 Kết quả đạt được 86

2.4.2 Hạn chế 87

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 88

Trang 9

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BỐ TRẠCH THỜI GIAN TỚI

90 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG THỜI GIAN TỚI 90

3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG THỜI GIAN TỚI 90

3.2.1 Mục tiêu chung: 90

3.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2022: 91

3.3 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 91

3.3.1 Quy hoạch phát triển số lượng trang trại 91

3.3.2 Hoàn chỉnh quy hoạch về đất đai sử dụng trong các trang trại 93

3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực của các trang trại 94

3.3.4 Vốn đầu tư cho các trang trại 95

3.3.5 Ứng dụng khoa học - công nghệ vào việc phát triển kinh tế trang trại 95

3.3.6 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 96

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1 Kết luận 98

2 Kiến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 103

Quyết định Hội đồng chấm luận văn

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn

Nhận xét của phản biện 1 và phản biện 2

Bản giải trình chỉnh sửa luận văn

Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Dân số, diện tích và mật độ dân số huyện Bố Trạch năm 2013 và

năm 2017 45

Bảng 2.2: Tình hình lao động huyện Bố Trạch năm 2013 và năm 2017 46

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 48

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2017 49

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của huyện Bố Trạch năm 2017 50

Bảng 2.6: Số lượng trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 chia theo loại hình trang trại 54

Bảng 2.7: Cơ cấu trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 chia theo loại hình trang trại 55

Bảng 2.8: D iện tích đất sử dụng của trang trại giai đoạn 2013 - 2017 57

Bảng 2.9: D iện tích đất sử dụng bình quân của trang trại giai đoạn 2013 - 2017 58

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 phân theo loại hình trang trại 59

Bảng 2.11: Lao động bình quân của 1 trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 phân theo loại hình trang trại 60

Bảng 2.12: Cơ cấu lao động của các trang trại huyện Bố Trạch năm 2017 61

Bảng 2.13: Quy mô vốn của trang trại ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 62

Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành của các trang trại huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 63

Bảng 2.15: Số lượng trang trại có liên kết phân theo hình thức liên kết năm 2017 66

Trang 11

Bảng 2.16: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại huyện Bố Trạch

giai đoạn 2013 - 2017 70Bảng 2.17: T hu nhập bình quân trang trại huyện Bố Trạch

giai đoạn 2013 - 2017 72Bảng 2.18: Một số đặc điểm của các đối tượng điều tra 77Bảng 2.19: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về chính sách phát triển

trang trại trên địa bàn huyện Bố Trạch 80Bảng 2.20: Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách phát triển

trang trại trên địa bàn huyện Bố Trạch 84

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế trang trại là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước,đang được tổ chức thực hiện có hiệu quả, ngày càng khẳng định vị trí vai trò quantrọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, phát triển kinh tế trang trại làbước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,góp phần phát huy được lợi thế của từng vùng, nhất là ở vùng gò đồi và vùng cátven biển, góp phần khai thác thêm diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa;thu hút nguồn vốn trong dân, góp phần ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất, thu hút và tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóađói giảm nghèo và làm giàu cho người dân

Kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Bố Trạch nói riêng

đã tạo ra bước chuyển biến mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng đất và diện tích mặt nước để tạo ra vùng sản xuất vớikhối lượng hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản có giá trị kinh tế cao Đã tạo chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ ngày càng có hiệu quả, bước đầu đãxuất hiện một số trang trại đầu tư chiều sâu theo hướng công nghiệp; phát triển môhình kinh tế trang trại trên địa bàn đã góp phần giải quyết nhiều việc làm, nângcao chất lượng đời sống cho bà con nông dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh

tế toàn huyện

Trong thời gian tới, xu hướng phát triển nông nghiệp tập trung vào các loạicây trồng, vật nuôi có giá trị cao, phát triển theo hướng chất lượng, giá trị; đặc biệtchú trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệphữu cơ, nông nghiệp sạch vào sản xuất, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ thay đổi theo hướng tăng cườngliên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo bảo toàn vệ sinh thực

Trang 13

phẩm và phát triển bền vững Do đó, kinh tế trang trại tiếp tục là khâu đột phá nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù huyện Bố Trạch là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thể để pháttriển kinh tế trang trại Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại hiện nayvẫn còn mang nhiều yếu tố tự phát Số lượng trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộgia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức

đã nghỉ hưu Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai không lớn, sử dụng lao độngcủa gia đình là chủ yếu Vốn đầu tư trong hoạt động trang trại thường là vốn tự có

và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp.Phần lớn các trang trại sản xuất manh mún, sử dụng công nghệ kém hiệu quả, đầu

ra thị trường chưa ổn định, chưa phát huy được lợi thế kinh tế của từng vùng

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại;

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017;

- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Bố Trạch đến năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển kinh tếtrang trại trên địa bàn huyện Bố Trạch

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch

Trang 14

- Thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bànhuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017 Các giải pháp được đềxuất trong 5 - 7 năm tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra thu thập thông tin tại các trang trại trênđịa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, với số lượng 49 trang trại (tỷ lệ 10%trong tổng số 487 trang trại trong toàn huyện) và theo cơ cấu loại hình, cụ thể:Trồng trọt 01 trang trại; chăn nuôi 09 trang trại; nuôi trồng thủy sản 03 trang trại;tổng hợp 36 trang trại và 10 cán bộ quản lý nhà nước về đánh giá chính sách hỗ trợphát triển kinh tế trang trại

- Số liệu thứ cấp: Từ các cơ quan ban ngành trong tỉnh và của huyện BốTrạch giai đoạn 2013 - 2017

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp phân tổ, tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa

và phân tích số liệu, nhằm khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồntại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê Từviệc phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát vềphát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Bố Trạch

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp được sử dụng để mô tả nhữngđặc tính cơ bản của số liệu thu thập được, phương pháp này cho phép thông qua sốliệu thống kê nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn từ đótìm ra xu hướng để có những giải pháp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trang trạitrên địa bàn huyện Bố Trạch

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để xem xét các chỉ tiêuphân tích bằng cách so sánh mức độ của cùng một hiện tượng tại không gian hoặcthời gian khác nhau; so sánh từng bộ phận với tổng thể và giữa các bộ phận trongtổng thể với nhau nhằm nghiên cứu kết cấu, biến đổi kết cấu; so sánh giữa các chỉtiêu của các hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau Phương pháp so

Trang 15

sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựatrên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Sosánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiệnmức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lêntốc độ tăng trưởng.

- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phươngpháp trên, để hoàn thành được luận văn còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học,nhà chuyên môn, các chuyên gia trong phát triển kinh tế trang trại Kế thừa cáccông trình nghiên cứu, các bài viết đã công bố trên các báo viết, báo mạng, các côngtrình nghiên cứu khoa học về phát triển kinh tế trang trại để hoàn thiện luận văn

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, kết luận, tài liệu thamkhảo, đề tài chia làm 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Bố Trạch

Trang 16

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ để biểu đạt loại hình kinh

tế này như: Ferme (tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh),… khi chuyển sang tiếng Việtđược dịch là trang trại hay nông trại Trong từ điển Tiếng Việt, trang trại được hiểumột cách khái quát là: “Trại lớn sản xuất nông nghiệp” [26]

Ở Việt Nam, trang trại được hiểu là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của

hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thịtrường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.Trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tựcung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trongđiều kiện cạnh tranh

Ngoài ra, qua thực tiễn cho thấy lĩnh vực hoạt động của trang trại không chỉ

bó hẹp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn mở rộng thêm một số hoạtđộng kinh doanh dịch vụ hỗ trợ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các hoạt động chếbiến nhằm tăng thu nhập

Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học trang trại được nhìn nhậnvới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung như sau:

Trong cuốn giáo trình Kinh tế nông nghiệp do Vũ Đình Thắng chủ biên, Nhàxuất bản Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra khái niệm về trang trại “là một hìnhthức tổ chức sản xuất tập trung trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu làsản xuất hàng hóa, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ

kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý hiện đại” [17]

Trang 17

Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm nghiệp và thủysản phổ biến được hình thành trên cơ sở phát triển kinh tế hộ, nhưng ở vào giaiđoạn có trình độ tổ chức quản lý cao hơn, mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt Khaithác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương như đất đai, nguồn vốn, laođộng Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường [14].

Theo tác giả Trần Hai "Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệpdựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân,

tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủyếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầucho xã hội" [12]

Tóm lại qua những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên có thể hiểu: Trang trại

là cơ sở sản xuất trong nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với hộ gia đình nông dân,

là hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung có mục đích chủ yếu là sản xuất hànghoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập.Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất, các yếu tố sản xuất tương đối lớn,với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ vàluôn gắn với thị trường

1.1.1.2 Kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế pháttriển và đang phát triển Song đối với nước ta đang còn là một vấn đề mới, do nước

ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh

tế trang trại là điều không thể tránh khỏi

Thời gian qua các lý luận về kinh tế trang trại đã được các nhà khoa học traođổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng Song cho tới nay ởmỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa ra các khái niệm khácnhau về kinh tế trang trại

Thực tế hiện nay hai khái niệm “trang trại” và “kinh tế trang trại” nhiềutrường hợp được sử dụng như những khái niệm đồng nhất, nhưng thực chất khôngphải vậy Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan

Trang 18

hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại

là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế

đó [15]

Theo Lê Trọng: "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sởcủa nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, baogồm một số người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tưliệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu củanền kinh tế thị trường và được Nhà nước bảo hộ" [19]

Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ ban hành đãnêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nôngnghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng caohiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồngrừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”[10]

Có thể hiểu như sau: Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế sản xuất hàng hóatrong nông nghiệp, phát triển chủ yếu trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớnhơn, được đầu tư nhiều hơn về vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sảnxuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn chothị trường

1.1.2 Đặc trưng của trang trại

Căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000của Chính phủ về kinh tế trang trại và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng nhưthực trạng hình thành và phát triển của trang trại thời gian qua, có thể thấy trang trại

ở Việt Nam có một số đặc trựng cơ bản sau:

- Mục đích chủ yếu của trang trại là kinh doanh nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.[18]

Kinh tế trang trại đi lên từ kinh tế hộ nông dân, trong quá trình phát triểnkinh tế hộ gia đình đã vượt qua được giai đoạn tự cung tự cấp, vươn lên sản xuấthàng hóa nông, lâm, thủy sản bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận

Trang 19

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của trang trại Tỷ suất hàng hóa càng caothể hiện bản chất và trình độ phát triển của trang trại Kinh nghiệm của các nướctrên thế giới cho thấy tiêu chí giá trị nông sản hàng hóa và tỷ suất hàng hóa bán ratrong năm luôn luôn được sử dụng làm thước đo chủ yếu của trang trại Sản xuấtnông nghiệp theo kiểu truyền thống tự cung, tự cấp chỉ giải quyết nhu cầu của chínhngười sản xuất, lượng sản phẩm dư thừa đem bán trên thị trường chiếm một tỷ trọngrất nhỏ so với khối lượng nông sản mà họ sản xuất ra Các hộ nông dân cũng cốgắng bán bất kỳ thứ nông sản nào do chính bản thân họ sản xuất ra giai đoạn nàygọi là thương mại hóa sản phẩm Sau đó hộ nông dân sản xuất ra hàng hóa theo yêucầu của thị trường đó là giai đoạn sản xuất hàng hóa của hộ đã đạt đến một cấp độcao hơn, một bộ phận nông dân đã phát triển đến hình thức sản xuất theo mô hìnhtrang trại.

Đặc trưng sản xuất hàng hóa là đặc trưng quan trọng nhất, bởi vì mục đíchsản xuất hàng hóa chi phối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định tới tất cả đặctrưng khác của trang trại Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hóa có thể biểu thị

về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu như giá trị sản xuất hàng hóa tạo ra trongmột năm của trang trại; tỷ suất hàng hóa của trang trại

- Trong trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.

Trong nông nghiệp cũng như trong các ngành sản xuất vật chất khác, sảnxuất hàng hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung vớiquy mô nào đó

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp Không

có đất đai thì không có sản xuất nông nghiêp Tuy nhiên phải có tích tụ tập trungruộng đất đến một mức độ nào đó thì mới có sản xuất hàng hóa Phải đạt tới mộtquy mô tối thiểu nào đó thì mới có thể bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quảcao hơn trong sản xuất kinh doanh Đặc điểm này được quy định bởi chính đặcđiểm về mục đích sản xuất của trang trại Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu bìnhthường, năng lực sản xuất của đất đai phụ thuộc vào trình độ thâm canh, vào tiến bộ

Trang 20

khoa học kỷ thuật được áp dụng trong nông nghiệp Vì vậy điều kiện về quy môkinh doanh đất đai để hình thành trang trại cũng có thể thay đổi theo thời gian Sựtập trung về tài sản tiền vốn cũng là điều tối quan trọng đối với quá trình hình thành

và phát triển của các trang trại Sản xuất kinh doanh hàng hóa đòi hỏi phải có lượngvốn ban đầu nhất định để đầu tư các khoản chi phí đầu vào Do đó, ở các trang trạisản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sảnxuất, được tập trung tới quy mô đủ lớn

- Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.

Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt độngsản xuất kinh doanh Người chủ trang trại là người nắm giữ một phần hoặc toànphần về quyền sở hữu tài sản nếu như nắm quyền sử dụng tài sản, thì tài sản này cóthể được hình thành dưới hình thức vốn góp hoặc đi thuê tài sản tài chính, như vậyxét dưới góc độ là tài sản của trang trại thì tài sản dù được hình thành bằng cách nào

nó vẫn thuộc quyền sử dụng của trang trại, có thể tạo ra lợi ích về kinh tế trongtương lai Đứng trên khía cạnh của quan hệ sản xuất, người chủ trang trại là người

có quyền định đoạt sản xuất, người chủ trang trại là người có quyền định đoạt sảnphẩm do trang trại sản xuất ra

- Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.

Trong kinh tế hộ gia đình nông dân do tính chất sản xuất đơn giản và quy môsản xuất nhỏ với mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy việc điều hành sản xuấtcủa chủ hộ vẫn còn mang nặng tính tryền thống, người chủ hộ chỉ cần có kinhnghiệm sản xuất và cần cù lao động theo kinh nghiệm cha truyền con nối Nhưngđối với trang trại, với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và bị các yếu tố lợinhuận, giá cả, cạnh tranh chi phối ngày càng nhiều thì cách quản lý theo kiểu truyềnthống không còn phù hợp nữa Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọncây trồng, vật nuôi, quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sảnxuất, áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất thâm canh, kế hoạch tài chính,

Trang 21

hạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh….Do vậy việc quản lý, điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đòi hỏi phải dựa trên cơ sở nhữngkiến thức khoa học và ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đi vào chiều sâu.

- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức

và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có hiểu biết nhất định về kinh doanh, về thị trường.

Như đã xác định ở trên, một trang trại phải có quy mô tập trung ruộng đất vàtiền vốn nhất định, hoạt động kinh tế của trang trại phải chủ yếu là sản xuất hànghoá Muốn vậy người chủ trang trại phải là người có ý chí, có hiểu biết cần thiết về

kỹ thuật sản xuất và có năng lực nhất định về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanhnông nghiệp; có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sựhiểu biết về kinh tế như hạch toán, phân tích và sự biến động thị trường Tuy nhiênnhững tố chất này không phải tự nhiên mà có nó được hình thành từ khi tạo lậptrang trại và dần dần được tích lũy thêm trong quá trình sản xuất Những tố chất đócủa người chủ trang trại được thể hiện rất rõ trong tư duy, trong ý thức và trongcung cách tổ chức quản lý sản xuất của họ mà các chủ hộ tự cấp tự túc không cóđược

Như vậy, mặc dù cũng dựa trên cơ sở hộ gia đình, nhưng trang trại có sựkhác biệt rất lớn so với hộ gia đình thể hiện ở mục đích, quy mô và trình độ sảnxuất Trang trại đã và đang ngày càng thể hiện rõ tính chất của loại hình doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở nước ta

1.1.3 Phân loại trang trại

- Phân loại theo lĩnh vực sản xuất:

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thì trang trại được phân loại theo lĩnh vực sản xuấtnhư sau: [2] Trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại lâm nghiệp; trangtrại nuôi trồng thuỷ sản; trang trại tổng hợp

Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếmtrên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm Trường hợp

Trang 22

không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi

là trang trại tổng hợp

- Phân loại theo hình thức quản lý gồm có:

+ Trang trại gia đình: Là loại trang trại độc lập tự sản xuất kinh doanh Mỗi gia đình có tư cách pháp nhân do một người trong gia đình làm chủ điều hành

+ Trang trại liên doanh: Do vài trang trại hợp nhất để tăng nguồn lực tạo sức cạnh tranh và sự ưu đãi của nhà nước

+ Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần: Trang trại loại này được tổ chức theo nguyên tắc công ty cổ phần

+ Trang trại ủy thác: Trang trại mà người chủ ủy quyền cho người nhà hoặc bạn bè quản lý điều hành sản xuất

- Phân loại theo nguồn thu nhập của các trang trại gồm có:

+ Trang trại thuần nông: Nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, xu thế loạitrang trại này đang giảm dần

+ Trang trại không thuần nông: Trang trại có thu nhập thêm từ bên ngoài trang trại, loại này thường kinh doanh tổng hợp và có xu thế ngày càng tăng

- Phân loại theo quy mô hoạt động trang trại được chia thành 3 loại: Trang trại có quy mô nhỏ, trang trại có quy mô vừa và trang trại có quy mô lớn

- Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất bao gồm:

Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất

từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại kho bãi

Hình thức thứ 2 chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất còn một phần phải đi thuê của người khác

Hình thức thứ 3 chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đithuê

1.1.4 Tiêu chí nhận dạng trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thì tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trạilà: [2]

Trang 23

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sảnđạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1 Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

2 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệuđồng/năm trở lên;

3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giátrị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên

1.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại phát triển không chỉ ngày càng mang lại cuộc sống ấm no,đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần cho từng gia đình mà có ý nghĩa lớn lao đối với

sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, thể hiện ở các mặt sau:

- Ý nghĩa về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản

về giá trị sản phẩm hàng hoá, thu nhập của trang trại vượt trội hơn hẳn so với kinh

tế hộ, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quátrình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi các loại giốngcây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao Khắc phục dần tình trạng phân tán, tạonên những vùng chuyên canh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nông sản, tiến tớixây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh, hiện đại

Mặt khác phát triển kinh tế trang trại đã góp phần phát triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp mà đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất nôngnghiệp ở nông thôn Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng

đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế

hộ về các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn

- Ý nghĩa về mặt xã hội: Thu hút được một lực lượng lao động dư thừa ở

nông thôn tham gia vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần quan trọng làm tăng số hộ

Trang 24

giàu ở nông thôn, giải quyết việc làm tăng thu nhập, giảm sức ép di cư tự do từnông thôn ra thành thị Ngày nay, trong xu hướng chung của cả nước, cơ cấu củanền kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp vàdịch vụ đã tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận dân

cư, thu nhập của người dân đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn Do vậy, một

bộ phận lao động thất nghiệp ở nông dân đã đi đến các khu đô thị để tìm việc làm,

sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng trong giảiquyết việc làm ở nông thôn, người lao động gắn bó với công việc ở nông thôn, hạnchế sự di cư đến đô thị

- Ý nghĩa về môi trường: Phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất lớn trong

vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái Kinh tế trang trại với quy mô lớn về vốn, diệntích, trình độ của chủ trang trại, vì vậy có lợi thế trong việc ứng dụng nhanh cáccông nghệ sinh học mới, thâm dụng vốn nên vừa nâng cao năng suất cây trồng vậtnuôi ngay trên một đơn vị diện tích (không cần mở rộng diện tích từ việc phá rừng)vừa gắn với sử dụng hợp lý các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịchbệnh) không ảnh hưởng đến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùngnông thôn Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong các trang trại giúp choviệc bảo vệ đất đai khỏi bị ô nhiễm, thoái hóa, tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễmnguồn nước

1.2 LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.2.1 Một số khái niệm

1.2.1.1 Phát triển kinh tế

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ratính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tínhcủa vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng tháikhác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thốngnhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”[11]

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ mộtđịnh nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng

Trang 25

lớn của nó Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bảnsau:

- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vậtchất, d ịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp

lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước

- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đờisống dân cư

- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bênngoài có vai trò quan trọng Như vậy, phát triển trang trại chính là sự tăng lên về sốlượng, quy mô, giá trị hàng hóa và dịch vụ của loại hình sản xuất được gọi là trangtrại trong những khoảng thời gian và không gian nhất định

1.2.1.2 Phát triển kinh tế trang trại

Phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nông nghiệp hàng hoá Pháttriển kinh tế trang trại không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng cáctrang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, ở đó diễn ra sựphân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việckhai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả [1]

Phát triển kinh tế trang trại là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sảnlượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các trang trại cho nền kinh tế, đồng thờiphát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việclàm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bềnvững [13]

Như vậy có thể hiểu phát triển kinh tế trang trại là quá trình tăng cường cácyếu tố vật chất của trang trại cả về mặt số lượng và chất lượng, đồng thời là quá trìnhgiải quyết hài hòa hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của trang trại Phát triển kinh tế trang trại phải được đặt trong mối quan

hệ hài hòa với yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường là cơ sở cho sự phát triển bềnvững của trang trại

Trang 26

1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế trang trại

1.2.2.1 Phát triển về số lượng trang trại

Phát triển số lượng trang trại là việc gia tăng số lượng cơ sở trang trại qua cácnăm có nghĩa là các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại ngày càng nhiều.Nói cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các trang trại, nhân rộng các trang trạihiện tại, làm cho loại hình kinh tế trang trại phát triển lan tỏa sang những khu vựckhác và qua đó phát triển thêm số lượng các cơ sở trang trại mới Phát triển số lượngtrang trại góp phần làm cho các ngành kinh tế phát triển

Thực tế cho thấy, do quy mô, tính chất ngành nghề của các trang trại khônggiống nhau, có những trang trại chỉ phát triển ở quy mô gia đình, làng xóm nhưng cónhững trang trại phát triển ở quy mô xã, huyện Do đó, phát triển trang trại về sốlượng cũng chính là việc mở rộng số địa phương, ngành nghề có sử dụng các hànghóa nông sản do các trang trại sản xuất ra

Việc gia tăng số lượng trang trại được thể hiện bằng cách phát triển mới các

cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại hoặc chuyển hóa kinh tế các hộgia đình thành kinh tế trang trại; hoặc là phát triển về mặt cơ cấu, tức là chuyển hóa

cơ cấu của các trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là chuyểndịch hình thức sản xuất từ quảng canh sang thâm canh, từ sản xuất lệ thuộc vào tựnhiên sang sản xuất chủ động mang tính chất công nghiệp tiên tiến

Việc phát triển số lượng trang trại đòi hỏi sự gia tăng các yếu tố nguồn lựctrong nông nghiệp như đất đai, lực lượng lao động nông thôn, vốn đầu tư; bên cạnh

đó phải được tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các trangtrại Đồng thời chú trọng phát triển những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa đápứng được nhu cầu lớn của thị trường, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, sản phẩm cógiá trị kinh tế cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại, qua đó giúp cáctrang trại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế với các yếu tốmôi trường thường xuyên biến động.[4]

Tuy nhiên việc phát triển số lượng trang trại phải được tiến hành cùng vớiviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại Bởi vì khi các trang trại được

Trang 27

nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới đứng vững được trong điều kiện cạnh tranh vàhội nhập với các yếu tố môi trường thường xuyên biến động Năng lực cạnh tranhcủa các trang trại được nâng cao mới đánh giá thực chất sự phát triển trang trại củamột địa phương, một vùng hoặc một nước Sự phát triển về số lượng trang trại phảiđược kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín và thương hiệu…

Tiêu chí phản ánh sự phát triển về số lượng trang trại là số lượng trang trạităng qua các năm, tốc độ tăng của số lượng các trang trại, số lượng trang trại tăngcủa từng ngành, từng khu vực, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất

1.2.2.2 Phát triển quy mô các nguồn lực của các trang

trại

Quy mô các nguồn lực của trang trại là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lựcsản xuất của trang trại Phát triển quy mô các nguồn lực của trang trại là việc làmtăng năng lực sản xuất của từng trang trại thông qua gia tăng quy mô về đất đai, laođộng, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại và cơ sở vật chất Điều nàycũng có nghĩa, khi trang trại phát triển thì quy mô các yếu tố nguồn lực tăng lên, làmtăng khả năng sản xuất và kết quả sản xuất, dẫn đến tăng trưởng trong hoạt động củatrang trại Các nguồn lực để phát triển kinh tế trang trại gồm:

- Nguồn lực về đất đai: Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng laođộng của các trang trại Nâng cao nguồn lực đất đai thông qua việc tích tụ tập trungruộng đất, các chính sách hạn điền, cải tạo đất bạc màu bằng các biện pháp tổng hợpnhư luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi …

- Nguồn lực về lao động: Phát triển quy mô lao động trong các trang trại cónghĩa là tăng số lượng và chất lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của trang trại Phát triển quy mô lao động bằng cách nâng cao kiến thức, trình

độ và khả năng tay nghề của chủ trang trai và người lao động, xây dựng thói quenlàm việc hiệu quả và tác phong làm việc chuyên nghiệp trong các trang trại

- Nguồn lực về vốn đầu tư: Vốn là một yếu tố hết sức quan trọng cho sảnxuất Phát triển quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại tức saumỗi chu kỳ kinh doanh trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn Mức độ đầu tư cho sảnxuất ngày càng lớn hơn Nâng cao nguồn lực vốn thông qua việc nâng cao khả năng

Trang 28

huy động vốn và khả năng tự tài trợ của trang trại Khả năng vay nợ và khả năng tựtài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các trangtrại.

- Nguồn lực về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sựphát triển của trang trại Phát triển quy mô cơ sở vật chất tức nâng cao khả năng tiếpcận nguồn nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất vàlưu thông hàng hóa nông sản tốt hơn

- Nguồn lực về khoa học - công nghệ: Nâng cao trình độ khoa học và côngnghệ, khả năng tiếp cận máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến của thế giới và đặcbiệt là khả năng tự sáng tạo ra máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh củatrang trại

Trong các yếu tố nguồn lực nêu trên thì vốn đầu tư và lực lượng lao động làhai yếu tố cơ bản của trang trại Vì quy mô vốn đầu tư là yếu tố để đánh giá quy môhoạt động và mức độ phát triển của trang trại Điều này phản ánh khả năng thuêmướn thêm lao động, đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích canh tác, tăngquy mô về số lượng giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng thị trường sản xuất kinhdoanh, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của trangtrại Quy mô lao động trong các trang trại có nghĩa là tăng số lượng và chất lượnglao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đây chính là yếu

tố trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa trong các trang trại

Việc gia tăng các yếu tố nguồn lực của trang trại được thực hiện bằng cách

mở rộng trực tiếp các trang trại, sáp nhập và tiếp quản các trang trại, liên doanh, liênkết giữa các trang trại

- Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển về qui mô các nguồn lực trang trại:+ Số lượng người lao động tham gia vào các trang trại qua các năm

+ Số lượng diện tích đất đai canh tác qua các năm

+ Số lượng vốn đầu tư của các trang trại qua các năm

+ Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của trang trại qua các năm

Trang 29

1.2.2.3 Phát triển về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Hiện nay các trang trại đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngàycàng trở nên khắt khe hơn Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đãlàm nảy sinh thêm những nhu cầu mới cạnh tranh trong nội tại giữa các trang trại

và giữa trang trại với các loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp khác trên thịtrường ngày càng gay gắt hơn Trong những điều kiện đó, các trang trại phải khôngngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: Các nguồn lực sảnxuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động củamôi trường kinh doanh và đặc biêt cần phải nghiên cứu, phát triển chủng loại sảnphẩm mới

Thông thường một trang trại sẽ sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhấtđịnh Chủng loại về số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của trangtrại, chủng loại về số lượng sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít phụ thuộc vàochính sách phát triển sản phẩm mà trang trại theo đuổi Trong quá trình phát triểncủa trang trại, danh mục sản phẩm thường biến đổi để thích ứng với sự thay đổi củamôi trường kinh doanh, nhu cầu thị trường, điều này thể hiện tính năng động và nhạybén của trang trại.[3]

Sự biến đổi danh mục sản phẩm của trang trại gắn với sự phát triển sản phẩmtheo nhiều hướng:

+ Hoàn thiện sản phẩm hiện có

+ Phát triển sản phẩm mới tương đối

+ Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối, bỏ các sản phẩm không sinh lời

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, là một khái niệm mang tínhchất tổng hợp về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội Chất lượng sản phẩm là mức độcủa các đặc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vì vậy sản phẩm vàdịch vụ nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng Từ

đó đặt ra vấn đề các trang trại muốn phát triển phải cố gắng để nâng cao chất lượngsản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm được thể hiện ở việc gia tăng mức độ đónggóp về giá trị sản lượng hàng hoá nông sản bằng cách đẩy mạnh đầu tư chiều sâu,

Trang 30

ứng dụng công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra những nông sản có chất lượng caohơn, giá trị lớn hơn Góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của các trang trại.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại sản xuất ra thì cần phảikiểm soát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, thu hoạch,bảo quản sau thu hoạch, chế biến

1.2.2.4 Liên kết sản xuất của các trang trại

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh luôn là yếu tốkích thích sự phát triển, nhưng cạnh tranh cũng làm cho các trang trại yếu thế cónguy cơ phá sản Chính vì vậy mà khái niệm liên kết sản xuất của các trang trại trởnên dần quen thuộc

Liên kết sản xuất của các trang trại là một hình thức hợp tác trên tinh thần tựnguyện, tự giác của các trang trại nhằm khai thác tiềm năng của mỗi trang trại trongquá trình sản xuất kinh doanh Đó là sự thiết lập các mối quan hệ về tiềm lực tàichính, đất đai, tay nghề của người lao động, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh…giữa các trang trại hoạt động cùng lĩnh vực, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữacác trang trại có hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí

để đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh, cùng chia sẻ các tiềm năng,giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường mới

Để phát triển một cách có hiệu quả các trang trại cần hiểu rõ sự kết hợp cácnhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài Trang trại sẽ phát triển mạnh mẽ nếu biếtvận động cùng chiều với cả hệ thống sản xuất Trong giai đoạn hiện nay, khả năngliên kết để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của trang trạitrong phát triển sản xuất kinh doanh được nhấn mạnh Đặc điểm của chuỗi giá trị làtạo ra sự liên kết thông qua việc những bên tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùngnhau Vấn đề này được áp dụng trong phát triển các trang trại, sự cần thiết tham giachặt chẽ của các tác nhân trên kênh thị trường để có thể mang lại hiệu quả và giatăng lợi ích cho các thành viên tham gia

Liên kết sản xuất giữa các trang trại thông qua các hình thức:

- Liên kết ngang: Là liên kết giữa các trang trại trong cùng một ngành

Trang 31

- Liên kết dọc: Là liên kết giữa trang trại với cơ sở tiêu thụ nông sản làm racủa trang trại.

- Hiệp hội: Đây là hình thức liên kết quan trọng của các tổ chức mang tínhchất hiệp hội phát triển kinh tế thị trường Các hiệp hội và các tổ chức ban đầu đãphát huy được vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ về kỹ thuật, bảo

vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của các chủ trang trại trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, các hiệp hội và các tổ chức đã trở thànhcầu nối giữa các trang trại với chính quyền các cấp, các ban ngành trong việc cungcấp thông tin về chủ trương, chính sách, đồng thời tiếp thu những ý kiến, kiến nghịcủa các chủ trang trại về những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kịpthời báo cáo với chính quyền chỉ đạo giải quyết

Việc liên kết sản xuất của các trang trại cần quan tâm đến việc đa dạng hóacác loại hình trang trại, trong đó chú trọng những mô hình trang trại có lợi thế vàtiềm năng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao Việc liên kết sản xuất sẽgiúp các trang trại tiết kiệm chi phí, tăng quy mô; giúp các trang trại chủ động, linhhoạt, nhạy bén hơn trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa; giúp cáctrang trại nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới; giảm thiểu rủi ro, mở rộng thịtrường

Các tiêu chí đánh giá sự liên kết sản xuất của các trang trại là số lượng trangtrại tham gia liên kết sản xuất kinh doanh, các loại hình liên kết, tổ chức hiệp hộiphát triển qua các năm

1.2.2.5 Phát triển thị trường của các trang trại

Phát triển thị trường là việc các trang trại tìm cách gia tăng doanh số thôngqua việc đưa nhiều sản phẩm vào thị trường, làm cho thị trường của trang trại ngàycàng mở rộng, thị phần ngày càng tăng lên Phát triển thị trường còn là việc làm chotừng trang trại tăng khả năng sản xuất, cung cấp hàng hóa nông sản cho xã hội; là sựhiểu biết vững chắc về thị trường trong và ngoài nước, về cơ hội, thách thức khi hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế

Thị trường của trang trại ngày càng tăng thể hiện rằng nông sản hàng hóa của

Trang 32

trang trại ngày càng được khách hàng ưa chuộng Đây không chỉ là một trong nhữngtiêu chí phản ánh kết quả tiêu thụ hiện tại mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tiếptục gia tăng sức mạnh cạnh tranh Nội dung của phát triển thị trường các trang trạigồm:

- Phát triển thị trường về địa lý: Phát triển thị trường về địa lý là việc mở rộngthị trường ở nhiều nơi để có thêm thị trường mới, làm cho thị phần của trang trạingày càng tăng Hay nói cách khác, phát triển thị trường về địa lý là việc gia tăng sốlượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của trang trại trên diện rộng Từ đó, các trangtrại mới tự khẳng định mình, vai trò trên thị trường và trong xã hội

- Phát triển thị trường về sản phẩm: Phát triển thị trường về sản phẩm là việccác trang trại làm phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa nông sản, tức là phát triển

về chủng loại sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có Đốivới hàng hóa nông sản thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn, tất cả cácthành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường của trang trại là thị phần củatrang trại qua các năm, chủng loại nông sản hàng hóa của trang trại, chất lượng nôngsản hàng hóa tăng qua các năm

1.2.2.6 Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại

Kết quả và hiệu quả sản xuất là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất Kếtquả sản xuất của trang trại nó phản ảnh trình độ và năng lực quản lý của chủ trangtrại cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của trang trại.Kết quả sản xuất là cơ sở để tính toán và xem xét hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế, nó biểu hiện sự phát triển của quátrình sản xuất của trang trại theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụngcác nguồn lực trang trại trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất

Vì vậy việc đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kinh tếnông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng là việc làm rất hiệu quả và cần thiết.Qua đó chủ trang trại sẽ quyết dịnh có tiếp tục sản xuất kinh doanh nữa hay không

Trang 33

Ngoài kết quả về mặt kinh tế, trang trại còn có những đóng góp lớn cho xãhội Đó là việc giải quyết lao động dư thừa, sử dụng lao động nông nhàn, nâng caothu nhập cho người lao động ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo; đó là đi đầutrong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nông thôn; bảo vệ môitrường sinh thái.

Kết quả sản xuất của trang trại được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu địnhlượng như:

+ Giá trị sản xuất

+ Giá trị tăng thêm

+ Giá trị hàng hóa bán ra

+ Đóng góp ngân sách nhà nước của trang trại…

Hiệu quả sản xuất của trang trại được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu địnhlượng như:

+ Hiệu quả sử dụng đất đai của trang trại

+ Hiệu quả sử dụng vốn của trang trại

+ Hiệu quả sử dụng lao động của trang trại…

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

1.2.3.1 Nhân tố khách quan

+ Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý hình thành nên các yếu tố tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên (khí hậu, đất đai…), tác động gián tiếp hình thành nên các yếu tố xã hội(dân cư, truyền thống, kinh nghiệm…) Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, thu hút nguồn vốn cho đầu tư sảnxuất Ở vị trí thuận lợi gần đường giao thông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gầncác cơ sở chế biến hay nơi cung cấp vật tư sản xuất nông nghiệp thì trang trại dễ cóđiều kiện phát triển Người chủ trang trại có điều kiện thuận lợi hơn để chủ động sảnxuất và dễ dàng tiêu thụ sản phẩm làm ra Vị trí địa lý tạo nên sức hấp dẫn về khảnăng thu hút lao động, khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư, chuyển giao khoa học kỹthuật, trao đổi các dịch vụ hàng hóa nên sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại

Trang 34

theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn Vị trí địa lý sẽ tạo ra nhữngthuận lợi hay khó khăn cho quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tếcho một lãnh thổ.

- Thời tiết, khí hậu: Do đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung

và của trang trại nói riêng là cây trồng vật nuôi nên nó chịu ảnh hưởng sâu sắc củayếu tố thời tiết, khí khậu Lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, trên các vùng có mối quan

hệ chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng các loại đất Thời tiết khí hậu có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vậtnuôi Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triểncủa các loại cây trồng, vật nuôi Do vậy, thời tiết, khí hậu cũng là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát triển của trang trại

- Địa hình, thổ nhưỡng: Trong nông nghiệp đất đai có vai trò quan trọng và là

tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đến chấtlượng sản phẩm Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động, đất đai có giớihạn về mặt diện tích nhưng sức sản xuất thì không có giới hạn Độ phì nhiêu của đất,địa hình, điều kiện canh tác là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế trang trại Nếu đất đai có tính chất nông hoá thổ nhưỡng phù hợp, độ phìnhiêu cao có thể tận dụng những yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm vớichi phí thấp, có chất lượng và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên, đất đai cũng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quá trìnhphát triển kinh tế trang trại chứ hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định vì hiệuquả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào đất đai bởi cónhững trang trại diện tích nhỏ nhưng lại có hiệu quả sản xuất cao và ngược lại

- Môi trường sinh thái: Đối tượng sản xuất của kinh tế trang trại là cây trồng,

vật nuôi, sinh trưởng và phát triển theo quy luật của tự nhiên, quy luật sinh học Nếumôi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suấtcao, chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm nông sản hàng hoá của các trang trại trên thị trường

Tóm lại, sản xuất trong kinh tế trang trại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự

Trang 35

nhiên, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì chủ trang trại có thể tận dụng các yếu tốđầu vào để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, rủi ro và chi phí thấp, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường.

+ Điều kiện xã hội

- Dân số: Dân số là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của mọi

ngành kinh tế; quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấucủa nguồn lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất Đối với kinh tế trang trạinói riêng, dân số vừa là nguồn lực trong sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ Vùng cóchất lượng dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao là điều kiện cung cấplực lượng lao động dồi dào, đảm bảo chất lượng cho quá trình phát triển kinh tếtrang trại và ngược lại Dân số càng đông, mức sống càng cao nhu cầu tiêu dùngcàng lớn thì càng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế quốc dân,trong đó có nông nghiệp

- Lao động: Nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá

trình phát triển trang trại Việc sử dụng lao động hợp lý không những là điều kiện đểtăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo điều kiện để phâncông lao động xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của lao động xã hội Trình

độ, kỹ năng lao động như trình độ văn hoá, chuyên môn cũng như kinh nghiệm sảnxuất kinh doanh của chủ trang trại có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình quản

lý, điều hành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong sảnxuất kinh doanh của trang trại Trình độ của lao động thuê ngoài cũng ảnh hưởngnhất định đến sự phát triển của kinh tế trang trại, do tính chất sản xuất nông nghiệp

là mang tính thời vụ cao, trình độ cơ giới hoá còn kém, hiệu quả kinh tế chưa caonên khó có thể thu hút lao động có trình độ cao Bên cạnh đó, đại đa số chủ trang trại

là người nông dân, có trình độ thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triểntrang trại

- Phong tục, tập quán: Phong tục tập quán trong sản xuất của người dân nhất

là người dân ở vùng nông thôn và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, nhữngphong tục tập quán này đã góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

Trang 36

Những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp được cha ông ta những người có kinhnghiệm ở thế hệ trước truyền lại được giữ gìn và phát triển cho đến nay như tập quáncày đất, phơi ải…Những kinh nghiệm trong việc bảo quản chế biến nông phẩm saukhi thu hoạch, đặc biệt được thể hiện rõ nhất trong các gia đình ở dân tộc, nó gópphần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc pháttriển kinh tế trang trại nói riêng, nâng cao thu nhập cho người dân Phong tục tậpquán luôn được bổ sung những điều mới mẻ và loại bỏ những điều lạc hậu.

+ Điều kiện kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng nhất

định đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại Ở những nơi có tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh thì người dân sẽ có khả năng tích lũy được nhiều vốn, đượctiếp thu với nhiều kiến thức khoa học công nghệ ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng pháttriển Những mặt thuận lợi đó sẽ giúp một số người có đủ điều kiện để hình thànhtrang trại theo hướng tích tụ một lượng vốn lớn, đầu tư khoa học công nghệ Từ việctạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các trang trại Ở mỗi địa phương có tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao cũng là thị trường tiềm năng cho kinh tế trang trại vì ởđâu đời sống kinh tế của người dân phát triển thì nhu cầu cho đời sống cũng tăng lên.Điều này sẽ khuyến khích cho loại hình kinh tế trang trại phát triển vì có thể giảiquyết vấn đề đầu ra cho trang trại của mình

- Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư phát triển kinh tế trang trại không cần vốn lớn

như sản xuất công nghiệp, tuy nhiên người chủ trang trại phải có một lượng vốn nhấtđịnh ban đầu để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua giống cây trồng, vật nuôi, mua sắm cácloại máy móc nông cụ,… Quy mô vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô, loại hình sảnxuất, chu kỳ sống của cây trồng, vật nuôi mà trang trại kinh doanh, có ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế trang trại

Vốn đầu tư để xây dựng và phát triển trang trại được hình thành từ nhiềunguồn như: Vốn tự có của chủ trang trại; Vốn vay các tổ chức tín dụng; Vốn liêndoanh, liên kết sản xuất giữa chủ trang trại với các tổ chức, cá nhân khác; Vốn hỗ trợ

từ nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình dự án

Trang 37

Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà việc sử dụng vốn trongsản xuất cũng có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trangtrại Sự tác động của vốn vào quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh tế của nó khôngphải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi Cơ cấu của vốn cũngphải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại Tính thời vụ trong sảnxuất nông nghiệp một mặt làm cho tuần hoàn và chu chuyển của vốn chậm, kéo dàithời gian thu hồi vốn Phải sau một chu kỳ sản xuất thì chủ trang trại mới có thể thuhồi vốn đã bỏ ra, mới tính toán được hiệu quả của sản xuất Sản xuất nông nghiệp cóquan hệ trực tiếp với các điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn cũng gặp nhiều rủi

ro, có thể dẫn đến tổn thất và giảm hiệu quả của sử dụng vốn

Từ những đặc thù của vốn trong nông nghiệp mà quy mô đầu tư vốn vào sảnxuất trang trại không cao Đó là do khả năng tích lũy của người nông dân còn thấp,phải qua quá trình tích góp gian khổ nên họ không dám mạo hiểm đầu tư lớn Mặtkhác, tâm lý e ngại vay vốn cũng như khả năng đáp ứng các ràng buộc để vay vốncủa người nông dân với ngân hàng là rất hạn chế Từ đó, phía ngân hàng cũng khôngmạnh dạn đầu tư lớn, do sản xuất nông nghiệp luôn gặp rủi ro bởi các điều kiệnngoại cảnh, có thể xảy ra tổn thất lớn Đó cũng chính là những trở ngại lớn trong quátrình xây dựng và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

1.2.3.2 Nhân tố chủ quan

- Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế của nhà nước là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nôngnghiệp, trong đó hình thức trang trại được khuyến khích phát triển mạnh mẽ Thực tếcho thấy các trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độsản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tácđộng và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách tích cực từ nhà nước đặc biệt là chínhsách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác

Chính sách đất đai: Hiện nay chính phủ đã có những quyết sách đổi mới vàthuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: chính sách giao đất, giao rừng, dồn

Trang 38

điền, đổi thửa…điều này đã tạo đà cho sự phát triển trang trại một cách vững chắc.Bên cạnh đó nền nông nghiệp nước ta trước đây lạc hậu vì vậy mà việc cải tạo lạinhững vùng bờ thửa sau khi dồn điền, đổi thửa rất khó khăn và tốn kém, gây không

ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động

Chính sách về tín dụng: Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từtrung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàngchính sách để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng vững mạnh

và có chiều sâu

Những chủ trương chính sách đã tạo ra động lực và mở ra các điều kiệnkhuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là hộ nông dân tự chủ vươn lên trởthành các chủ thể kinh tế trực tiếp sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Cơ sở hạ tầng

Cở sở hạ tầng là điều kiện cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

và kinh tế trang trại nói riêng Đây là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp,nhưng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nôngsản được sản xuất và tiêu thụ

Kinh tế trang trại cũng đòi hỏi phải có sự phát triển về giao thông, thủy lợi,điện và mạng lưới thông tin liên lạc trong vùng Một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng

bộ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất Chẳng hạn như điện và thủy lợi tạo điều kiệncho máy móc, công cụ sản xuất phát huy tác dụng và cho phép áp dụng các biệnpháp canh tác tiên tiến, hiệu quả Nhà cửa và trang thiết bị trong nông nghiệp tạođiều kiện cho các tư liệu lao động phát huy tác dụng trong sản xuất và là phương tiệnbảo quản, giữ gìn sản phẩm Giao thông phát triển cho phép vận chuyển và tiêu thụsản phẩm nhanh chóng Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sau thu hoạch, bảoquản và chế biến nông sản có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ và nâng cao chấtlượng sản phẩm Những điều kiện đó thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho ngườisản xuất tăng quy mô diện tích sản xuất, từng bước hình thành các trang trại từ quy

mô nhỏ đến quy mô lớn, với tính chất chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càngđược nâng cao

Từ những lý do trên đây, mà cơ sở hạ tầng trở thành nhân tố tác động trực

Trang 39

1.3 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế trang trại

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong thờigian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghịquyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm1997)

và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về phát triển nôngnghiệp và nông thôn Đảng và Nhà nước đã đưa ra các quan điểm về kinh tế trangtrại như sau:

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệuquả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn,

kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việclàm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổlại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới

Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền vớiquá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nôngnghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoátrong nông nghiệp và nông thôn

Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại Các hộ giađình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuêđất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sảnxuất kinh doanh

Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quảđất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác cácloại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh,đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất

Trang 40

hàng hoá cao Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tếtrang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thươngmại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đốivới những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộngquy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nôngnghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nôngdân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng cáchình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, cáctrang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp chonông nghiệp, nông thôn phát triển

Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bềnvững

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh,

và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, chothuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vàomục đích lâm nghiệp

Ngày đăng: 30/09/2018, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Bùi Quang Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tinvà truyền thông
Năm: 2012
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy địnhvề “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2011
[3] Phạm Văn Chung (2011), Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, Bình Định, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện HoàiNhơn, Bình Định
Tác giả: Phạm Văn Chung
Năm: 2011
[4] Lê Thế Chung (2014), Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Lê Thế Chung
Năm: 2014
[6] Cục Thống kê Quảng Bình, Kết quả điều tra vốn đầu tư, từ năm 2013 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra vốn đầu tư
[7] Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch, Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của trang trại, từ năm 2013 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của trangtrại
[8] Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám Thống kê huyện Bố Trạch, từ năm 2013 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê huyện Bố Trạch
[11] Bùi Thị Thanh Hà (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 3, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 3
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hà
Nhà XB: Nhà xuất bảnTừ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2003
[12] Trần Hai (2000), “Một số nhận thức về kinh tế trang trại Việt Nam”, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh - Tư liệu về kinh tế trang trại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận thức về kinh tế trang trại Việt Nam”
Tác giả: Trần Hai
Nhà XB: Nhàxuất bản TP Hồ Chí Minh - Tư liệu về kinh tế trang trại
Năm: 2000
[13] Đào Hữu Hòa (2008), Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn duyên hảiNam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Đào Hữu Hòa
Năm: 2008
[14] Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học, Tạp chí kinh tế phát triển, Số 9/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Năm: 2005
[15] Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế trang trại - Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, Tạp chí khoa học & công nghệ, số 5/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại - Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốcdân
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Năm: 2005
[16] Lê Trường Sơn (2004), Trang trại gia đình một loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp luật, Số 3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trại gia đình một loại hình doanh nghiệp mớitrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Lê Trường Sơn
Năm: 2004
[17] Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcKinh tế quốc dân Hà Nội
Năm: 2006
[18] Trần Đình Trân (2011), Phát triển kinh tế trang trại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế trang trại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Trần Đình Trân
Năm: 2011
[19] Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thịtrường
Tác giả: Lê Trọng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
[26] Viện ngôn ngữ học (2017), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2017
[5] Cục Thống kê Quảng Bình, Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản tỉnh Quảng Bình năm 2016 Khác
[9] Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 Khác
[10] Chính phủ, Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế trang trại Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w