1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu và phát triển giống lúa Khang dân 18 chịu ngập ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh phía Bắc

167 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 5,51 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập .... Ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-  -

ĐÀO VĂN KHỞI

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 CHỊU NGẬP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-  -

ĐÀO VĂN KHỞI

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHANG DÂN18 CHỊU NGẬP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 9620110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Lê Hùng Lĩnh

2 TS Hà Quang Dũng

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận

án là do tôi thực hiện Các số liệu và kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận

án là trung thực và chưa được ai công bố trên bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn, các tài liệu trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Đào Văn Khởi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các tập thể, cá nhân và gia đình

Đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Lê Hùng Lĩnh, TS Hà Quang Dũng người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo sau đại học, Viện Di truyền Nông nghiệp, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập

và hoàn thành luận án

Toàn bộ thí nghiệm trong luận án được bố trí tại một số tỉnh đại diện cho vùng sinh thái phía Bắc Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của các vị lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ tại đơn vị trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên khích lệ tôi

Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận án trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Tính mới và những đóng góp của đề tài 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu: 4

5.2 Phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Thực trạng về biến đổi khí hậu và những thách thức với ngành nông nghiệp thế giới và Việt Nam 5

1.1.1 Thực trạng về biến đổi khí hậu trên thế giới 5

1.1.2 Biến đổi khí hậu, những thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam 6

1.2 Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu 11

1.2.1 Khái niệm về mức nước sâu 11

1.2.2 Sự phân bố vùng lúa nước sâu 12

1.3 Phân loại ngập lụt và cơ chế chống chịu ở cây lúa 14

Trang 6

1.3.1 Phân loại ngập lụt 14

1.3.2 Cơ chế chịu ngập ở cây lúa 15

1.4 Nguồn gen và QTL liên quan tới tính chống chịu ngập úng 17

1.4.1 Chịu ngập ngắn hạn (10-14 ngày) ở giai đoạn sinh trưởng 17

1.4.2 Chịu ngập giai đoạn nảy mầm 19

1.4.3 Ngập sâu và khả năng vươn lóng của cây lúa 20

1.5 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa 20

1.5.1 Cơ sở ứng dụng chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) 20

1.5.2 Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng trên thế giới 23

1.5.3 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam 28

1.5.4 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp MABC trong chọn tạo giống lúa chịu ngập úng 32

1.6 Nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mang QTL Sub1 34

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Vật liệu nghiên cứu 37

2.2 Nội dung nghiên cứu 37

2.3 Địa điểm nghiên cứu 37

2.4 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 38

2.4.1 Phương pháp lai hữu tính 38

2.4.2 Một số kỹ thuật sử dụng trong phòng thí nghiệm 39

2.4.3 Phương pháp chọn lọc cá thể mang gen Sub1 bằng chỉ thị phân tử 44

2.4.4 Phương pháp thí nghiệm lúa chịu ngập 46

2.4.5 Thí nghiệm xác định liều lượng phân đạm và mật độ cấy thích hợp cho giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập 47

Trang 7

2.4.6 Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm ngoài đồng ruộng 49 2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 50 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51 3.1 Đánh giá nguồn vật liệu, xác định chỉ thị liên kết và chọn lọc

cá thể mang gen chịu ngập Sub1 51

3.1.1 Đánh giá nguồn vật liệu lai tạo 51 3.1.2 Kết quả xác định chỉ thị phân tử liên kết với gen Sub1 của

giống lúa PSB-Rc68 và KD18 53 3.1.3 Kết quả xác định chỉ thị phân tử đa hình trên 12 nhiễm sắc thể

giữa giống lúa PSB-Rc68 và KD18 55 3.2 Kết quả phân tích kiểu gen, chọn lọc cá thể mang gen Sub1

chịu ngập và mang nền di truyền giống KD18 ở các thế hệ lai trở lại 61 3.2.1 Kết quả phân tích kiểu gen và chọn lọc cá thể mang gen Sub1

chịu ngập và nền di truyền giống KD18 trong các quần thể

BC1F1 61 3.2.2 Kết quả chọn lọc cá thể mang gen Sub1 chịu ngập và nền di

truyền giống KD18 trong các quần thể BC2F1 64 3.2.3 Kết quả chọn lọc cá thể mang gen Sub1 chịu ngập và nền di

truyền giống KD18 trong các quần thể BC3F1 66 3.2.4 Kết quả đánh giá khả năng chịu ngập, đặc điểm nông sinh học

và năng suất trong khảo nghiệm tác giả dòngKD18-Sub1 70 3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ

cấy đến sinh trưởng và phát triển của giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập 87 3.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ cấy đến một số

đặc điểm sinh trưởng của giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập 87

Trang 8

3.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến các yếu tố

cấu thành năng suất của giống SHPT2 tham gia thí nghiệm

trong điều kiện bị ngập 89

3.3.3 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến năng suất thực thu của giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập 92

3.4 Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống SHPT2 trong hệ thống khảo nghiệm Quốc gia tại các tỉnh phía Bắc 94

3.4.1 Đặc điểm sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống SHPT2 tại các tỉnh đại diện cho vùng sinh thái phía Bắc 94

3.4.2 Độ thuần và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SHPT2 tại các tỉnh đại diện cho vùng sinh thái phía Bắc 96

3.4.3 Năng suất thực thu của giống lúa SHPT2 tại các tỉnh đại diện cho vùng sinh thái phía Bắc 98

3.5 Kết quả đánh giá, theo dõi giống lúa SHPT2 ngoài sản xuất tại các tỉnh đại diện cho vùng sinh thái phía Bắc 100

3.5.1 Kết quả đánh giá giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập ngoài sản xuất 100

3.5.2 Kết quả đánh giá giống SHPT2 trong điều kiện sản xuất bình thường 110

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119

1 Kết luận 119

2 Đề nghị 120

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 121

Tài liệu tham khảo 122

Phụ lục 139

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt

ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ADN Acid Deoxyribo Nucleic Axít Deoxyribonucleic

CTAB Cetyltrimethylammonium bromide

FAO Food and Agriculture Organization

of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi trùng hợp

QTL Quantitative Trait Locus Locus tính trạng số lượng

SSR Simple Sequence Repeat Trình tự lặp lại đơn giản

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

1.1 Kết quả dự kiến của chương trình MABC kết hợp sử dụng

chọn lọc gen mục tiêu và chọn lọc nền di truyền 221.2 Một số thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo

giống lúa 242.1 Thành phần các chất dùng cho mỗi phản ứng PCR với mồi

SSR 412.2 Chương trình chạy của phản ứng PCR 423.1 Một số đặc điểm nông sinh học, năng suất, yếu tố cấu thành

năng suất của hai giống lúa bố mẹ Vụ Xuân và Vụ Mùa 2009 513.2 Chỉ thị phân tử dùng trong kiểm tra cá thể mang Sub1 trong

các quần thể lai trở lại 553.3 Kết quả sàng lọc chỉ thị đa hình trên 12 nhiễm sắc thể 563.4 Các chỉ thị phân tử sử dụng để sàng lọc nền di truyền các cá

thể trong các quần thể lai trở lại 563.5 Kết quả đánh giá các dòng mang gen Sub1 tại thế hệ BC3F4

trong vụ Xuân 2013 tại Văn Lâm, Hưng Yên 713.6 Kết quả đánh giá khả năng chịu ngập trong điều kiện nhân tạo

các dòng mang gen Sub1 tại thế hệ BC3F4 vụ Xuân 2013 723.7 Kết quả theo dõi các tính trạng đặc trưng hình thái của giống

KD18-Sub1 và giống KD18 vụ Mùa 2013 76

3.8 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống

KD18-Sub1 so sánh với giống gốc KD 18 vụ Mùa 2013 trong

điều kiện không bị ngập 793.9 Đặc điểm sinh trưởng của giống KD18-Sub1 trong điều kiện

canh tác bình thường tại các điểm khảo nghiệm 80

Trang 11

3.10 Đặc điểm sinh trưởng của giống KD18-Sub1 trong khảo

nghiệm so sánh với điều kiện xử lý ngập úng vụ Mùa 2013 83

3.11 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống KD18-Sub1

với giống KD18 trong vụ Mùa 2013 843.12 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng của

giống lúa SHPT2 qua các giai đoạn sinh trưởng 883.13 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành năng

suất của giống lúa SHPT2 tham gia thí nghiệm 903.14 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất thực thu của

giống lúa SHPT2 tham gia thí nghiệm 93

3.15 Đặc điểm sinh trưởng của giống SHPT2 tại các tỉnh phía Bắc 95

3.16 Mức độ nhiễm sâu bệnh giống SHPT2 tại các tỉnh phía Bắc 963.17 Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của

giống SHPT2 tại các tỉnh phía Bắc 97 3.18 Năng suất thực thu của giống SHPT2 tại vùng Đồng bằng sông

Hồng và Miền núi phía Bắc 98

3.19 Năng suất thực thu của giống SHPT2 tại vùng Bắc Trung Bộ 100

3.20 Một số đặc điểm nông sinh học của mạ trước khi ngập tại Văn

Tố - Tứ Kỳ - Hải Dương 1013.21 Một số đặc điểm nông sinh học của giống SHPT2 sau ngập

úng tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải Dương 103

3.22 Thời gian sinh trưởng của giống lúa SHPT2 các giai đoạn sinh

trưởng sau khi bị ngập tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải Dương 1033.23 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT2

sau ngập trong vụ Mùa 2015, 2016 tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải Dương 105

3.24 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống SHPT2 sau ngập tại xã

Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 107

Trang 12

3.25 Kết quả phân tích chất lượng gạo của giống SHPT2 sau ngập

vụ Mùa 2016 1073.26 Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lúa SHPT2 trong điều

kiện bị ngập tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải Dương 109

3.27 Đặc điểm sinh trưởng của giống SHPT2 tại các địa phương đại

diện cho vùng sinh thái phía Bắc 1113.28 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT2

tại các tỉnh phía Bắc 1133.29 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống SHPT2 tại các tỉnh phía

Bắc 117

Trang 13

PSB-Rc68 với hai chỉ thị SC3 và ART5 liên kết chặt với gen

Sub1 trên NST số 9 54

3.3 Kết quả kiểm tra chỉ thị phân tử SSR đa hình giữa giống lúa

KD18 và PSB-Rc68 55 3.4 Kết quả chạy điện di sản phẩm PCR các cá thể của quần thể

BC1F1 với chỉ thị SC3 liên kết chặt với locus gen Sub1 trên gel

agarose 2,5% 61 3.5 Kết quả phân tích nền di truyền 46 cá thể BC1F1 bằng phần

mềm GGT v 2.0 62 3.6 Kết quả phân tích nền di truyền của cá thể BC1F1 số 14 bằng

phần mềm GGT v 2.0 63 3.7 Kết quả phân tích nền di truyền của 67 cá thể trong quần thể

BC2F1 bằng phần mềm GGT v 2.0 64 3.8 Kết quả phân tích nền di truyền của cá thể BC2F1 số 60 bằng

phần mềm GGT v 2.0 65 3.9 Kết quả phân tích nền di truyền của 54 cá thể trong quần thể

BC3F1 bằng phần mềm GGT v 2.0 66 3.10 Kết quả phân tích nền di truyền của cá thể BC3F1 số 42 bằng

phần mềm GGT v 2.0 67

Trang 14

3.11 Kết quả chạy điện di sản phẩm PCR các cá thể của quần thể

BC3F2 với chỉ thị SC3 liên kết chặt với gen Sub1 trên gel

agarose 2,5% 68 3.12 Kết quả chạy điện di sản phẩm PCR các cá thể của quần thể

BC3F3 với chỉ thị ART5 liên kết chặt với gen Sub1 trên gel

agarose 2,5% 68 3.13 Kết quả chạy điện di sản phẩm PCR các cá thể của quần thể

BC3F3 với chỉ thị SC3 liên kết chặt với gen Sub1 trên gel

agarose 2,5% 69 3.14 Cây mạ trước khi gây ngập trong điều kiện nhân tạo vụ Xuân

2013 73 3.15 Cây mạ sau 7 ngày ngập trong điều kiện nhân tạo vụ Xuân

2013 73 3.15 Cây mạ sau 14 ngày ngập trong điều kiện nhân tạo vụ Xuân

2013 74 3.16 Đặc điểm lá của giống KD18-Sub1 so sánh với giống KD18 75

3.17 Đặc điểm thân của giống KD18-Sub1 so sánh với giống KD18 77 3.18 Đặc điểm bông của giống KD18-Sub1 so sánh với giống

KD18 78 3.19 Cây mạ trước khi bố trí cấy thí nghiệm chịu ngập tại Hưng

Yên vụ Mùa 2013 81

3.20 Giống KD18-Sub1 bị ngập tại Hưng Yên vụ Mùa 2013 81 3.21 Giống KD18-Sub1 sau 10 ngày ngập tại Hưng Yên vụ Mùa

2013 82

3.22 Khảo nghiệm so sánh giữa giống KD18-Sub1 và KD18 trong

điều kiện thường và xử lý ngập nhân tạo trên đồng ruộng 85 3.23 Bố trí thí nghiệm anh hưởng của liều lượng phân đạm và mật

độ cấy đến giống SHPT2 trong điều kiện bị ngập 89

Trang 15

3.24 Giống SHPT2 tham gia khảo nghiệm cơ bản vụ mùa 2015 95 3.25 Giống SHPT2 giai đoạn đẻ nhánh tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải

Dương vụ Mùa 2015 104 3.26 Giống SHPT2 giai đoạn trổ bông tại Văn Tố - Tứ Kỳ - Hải

Dương vụ Mùa 2015 106 3.27 So sánh năng suất của giống SHPT2 và KD18 vụ Mùa 2014 tại

các tỉnh phía Bắc 114 3.28 So sánh năng suất của giống SHPT2 và KD18 vụ Xuân 2015

tại các tỉnh phía Bắc 114 3.29 Giống SHPT2 khảo nghiệm sản xuất tại Thừa Thiên Huế vụ

Mùa 2014 115 3.30 Giống SHPT2 khảo nghiệm sản xuất tại Hưng Yên vụ Xuân

2015 116

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực quan trọng hàng đầu,

đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giữ vai trò chủ đạo trong đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu, với tác động của các yếu tố sinh học

và phi sinh học bất lợi, đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở trên toàn cầu nói chung và tại các vùng trồng lúa của Việt Nam nói riêng Một trong những vấn đề mà sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đang phải đối mặt đó là hiện tượng ngập úng diễn ra trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa Đây là yếu tố gây bất lợi rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên đồng ruộng hiện nay Đặc biệt tại các chân đất thấp trũng tại các tỉnh phía Bắc hay bị ngập khi gieo cấy trong điều kiện vụ mùa

Cho đến nay, cơ chế chống chịu với điều kiện ngập úng ở thực vật nói chung và cây lúa nói riêng vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ Rất nhiều gen tham gia vào cơ chế đáp ứng, với sự điều hòa tín hiệu của hàng loạt hormone đã được chứng minh là liên quan đến khả năng chống chịu ngập ở

cây lúa Gần đây, với thành tựu trong việc phát hiện Sub1 là locus kiểm

soát tính trạng số lượng (Quantitative trait loci, QTL) chính liên quan đến

cơ chế chống chịu ngập ở lúa, rất nhiều các nghiên cứu trong nước và quốc

tế, dựa trên các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, đã được ghi nhận nhằm nâng cao tính chống chịu ngập ở cây lúa

Một điều rõ ràng có thể nhận thấy, đó là bên cạnh chọn giống truyền thống, phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (Marker-assisted backcrossing, MABC) được xem là một cách tiếp cận hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm nhằm quy tụ gen mục tiêu từ giống cho vào giống nhận Đến nay, phương pháp MABC đã được áp dụng rất thành công trên cây lúa, nhằm quy tụ các gen mục tiêu, chủ yếu liên quan đến tính

Trang 17

chống chịu với điều kiện bất thuận vào giống mong muốn Tuy nhiên, các

nghiên cứu về tích hợp gen chịu ngập Sub1 vào các giống lúa phổ biến ở

Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc, cũng như đánh giá hiệu quả trong sản xuất của các giống lúa cải tiến này chưa được ghi nhận nhiều

Trong cơ cấu giống lúa tại các tỉnh phía Bắc, Khang dân 18 được biết đến là một trong những giống chủ lực trong nhiều năm gần đây Đây là một giống lúa thuần nhập nội, ngắn ngày, năng suất cao và phù hợp với cơ cấu canh tác tại các tỉnh phía Bắc Một điểm đáng chú ý là giống KD18 rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, đây được xem như một yếu tố tác động tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa KD18 trên đồng ruộng Vì vậy, giải quyết vấn đề tính chống chịu ngập úng của KD18 được xem là một bài toán rất cấp thiết cho sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và phát triển giống lúa Khang dân 18 chịu

ngập ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh phía Bắc”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Cải tiến giống lúa Khang Dân 18 theo hướng chịu ngập bằng phương pháp lai trở lại có sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử

- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất, mức

độ nhiễm sâu bệnh hại của giống được cải tiến

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống cải tiến trong điều kiện ngập úng

3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Phân tích đa hình vùng locus gen Sub1 đã xác định được 2 chỉ thị liên kết chặt với gen Sub1 là ART5 và SC3 cho đa hình giữu giống Khang

Dân 18 và PSB-Rc68 Hai chỉ thị phân tử này được sử dụng để chọn lọc cá

thể mang Sub1 trong các quần thể lai trở lại

Trang 18

- Cải tiến thành công giống lúa Khang Dân 18 chịu ngập (được đặt tên mới là SHPT2) bằng phương pháp lai trở lại nhờ chỉ thị phân tử Giống SHPT2 có đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tương tự giống Khang Dân 18, đặc biệt có khả năng chịu ngập 10 ngày trong điều kiện ngập hoàn toàn Giống SHPT2 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử năm 2017

- Hoàn thiện kỹ thuật canh tác giống SHPT2 trong điều kiện ngập úng ở vùng Đồng bằng sông Hồng, cấy 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 khóm/m2 và bón phân với lượng 110 kg N + 100 kg P2O5 + 90 K20 kg/ha phù hợp để giống đạt năng suất cao nhất

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung nguồn thông tin nghiên cứu tuyển chọn giống lúa được quy tụ gen mục tiêu bằng phương pháp MABC

- Đã bổ sung dữ liệu góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá giống mang gen mục tiêu được chọn tạo bằng phương pháp MABC tại Việt Nam

Từ đó đánh giá chính xác sự có mặt của gen mục tiêu về khả năng biểu hiện tính chịu ngập đối với giống mới cải tiến

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Chọn tạo thành công giống SHPT2 chịu ngập bằng phương pháp MABC đã mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc cải tiến để nâng cao khả năng chống chịu của các giống đang sản xuất đại trà

- Giống SHPT2 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chịu ngập tốt, đã được đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử năm 2017, góp phần đa dạng bộ giống lúa gieo cấy cho những vùng đất trũng, ngập úng ở các tỉnh phía Bắc trong những năm tới

Trang 19

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là giống lúa Khang Dân 18 được trồng đại trà

có quy mô lớn trong sản xuất Giống lúa PSB-Rc68 mang locus gen chịu

ngập Sub1 được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Lai tạo và sử dụng chỉ thị phân tử xác định các cá thể mang locus gen mong muốn

- Đánh giá khả năng chịu ngập đối với các giống mới được chọn tạo

- Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất và khả năng thích ứng, phát triển của giống tại một số tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái phía Bắc

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2017

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Thực trạng về biến đổi khí hậu và những thách thức với ngành nông nghiệp thế giới và Việt Nam

1.1.1 Thực trạng về biến đổi khí hậu trên thế giới

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí hậu toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm Những biến đổi này được gây ra do quá trình vận động của trái đất, bức

xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người BĐKH trong thế

kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – global warming) được coi là

đồng nghĩa với BĐKH hiện đại (DaMatta et al., 2010, Pandey et al., 2017)

Theo các nhà khoa học, hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ kéo theo tình trạng tử vong, cũng như nhiều loại bệnh tật truyền nhiễm và dị ứng Những khu vực khô hạn lâu nay sẽ trở nên khô kiệt hơn Do thiếu nước,

hạn hán gây mất mùa thì nguy cơ đói kém cũng sẽ gia tăng Theo Savo et

al (2016) có khoảng hơn 2.230 địa phương ở trên 137 quốc gia khác nhau

bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Năm 2050 sẽ có hơn một tỷ người trên thế giới thiếu nước ngọt, đặc biệt khi mà mức sống ở một số vùng như Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á tăng lên thì tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng (Mahmoud and Gan, 2018) Ngoài ra, thời tiết thay đổi dẫn đến tình trạng lụt lội nhiều hơn Dự kiến đến năm 2080 hàng triệu

cư dân trái đất sẽ chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng lên, nhất là vùng đảo nhỏ và các vùng châu thổ lớn ở Châu Á và Châu Phi, sẽ có khoảng 200

- 600 triệu người bị nạn đói đe dọa (Foulds et al., 2014, Hurlbert and

Gupta, 2016) Hàng năm, sẽ có từ 2 - 7 triệu người sẽ là nạn nhân của tình trạng nước biển dâng và lụt lội (Rubaiyath and Jianhua, 2016)

Châu Á cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự khi mà lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng, dịch bệnh hoành hành dẫn đến đói kém IPCC đưa ra

Trang 21

cảnh báo là đến giữa thế kỷ này năng suất các loại ngũ cốc tại Châu Á sẽ

giảm 30% (Hoang et al., 2018) Hằng trăm triệu người sống tại những quốc

gia như Ai Cập, Bangladesh, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng cao và lũ lụt thường xuyên Còn khoảng 10 năm nữa sẽ có

120 triệu đến hơn một tỷ người dân Châu Á gặp phải tình trạng hiếm nước

(Morita, 2011, Wassmann et al., 2004) Riêng khu vực Đông Nam Á theo

báo cáo của ADB nếu hiệu ứng nhà kính không kìm hãm lại, nhiệt độ khí hậu tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng trung bình 4,80C so với năm 1990 Lượng mưa ở các nước này sẽ giảm khiến hạn hán

và cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn Bên cạnh đó, số lượng bão nhiệt đới và lũ lụt do nước biển dâng cũng tăng lên khiến hàng chục triệu người đối mặt với mất nhà cửa và tàn phá 2.500 km2

rừng ngập mặn Các chuyên gia còn cho rằng thiệt hại kinh tế của 4 nước trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2100 sẽ là 2,2 % tổng sản phẩm quốc nội Nếu tính cả mất mát về sức khỏe và đa dạng sinh thái thì mức thiệt hại tăng lên 5,7% Nguy cơ lớn hơn là Việt Nam và Thái Lan những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai thế giới là có thể giảm tới 50% sản lượng gạo do tình trạng thiếu nước

và nước biển dâng (Hoang et al., 2018, Huong and Pathirana, 2013, Wassmann et al., 2004) Mỗi năm lũ lụt đã làm mất hàng triệu tấn lúa

chiếm khoảng 25% sản lượng lúa gạo, thất thoát hàng tỷ USD Với các nước phát triển thể hiện vai trò đi đầu bằng cách tới năm 2050 phải cắt giảm khí thải khí nhà kính ít nhất 80% và đến năm 2020 ít nhất 30% so với mức của năm 1990 Khuyến nghị kết hợp các biện pháp như đánh thuế carbon, các chương trình mua bán khí phát thải cần chặt chẽ hơn, có các giải pháp về quản lý và điều tiết năng lượng, bảo vệ rừng

1.1.2 Biến đổi khí hậu, những thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam

Với khoảng 3.260 km đường bờ biển chạy dài suốt từ Bắc xuống Nam, cùng với khoảng 50% dân số cả nước đều thuộc vùng đất thấp, Việt

Trang 22

Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực do nước biển dâng gây ra (Huong and Pathirana, 2013,

Wassmann et al., 2004) Theo đánh giá của của Ngân hàng Thế giới

(2016), khi mực nước biển dâng 50 cm sẽ gây ngập lụt 5.304 km2

, dâng 75

cm thì ngập 10.350 km2, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ bị ngập 17.423

km2 và 10,8% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng

10%; 7% sản lượng nông sản bị mất (Hoang et al., 2018, Radhakrishnan et

al., 2017) Có thể thấy, hậu quả của biến đổi khí hậu và mực nước biển

dâng đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ do mực nước biển dâng

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges

(Bangladesh) (Hoang et al., 2018) Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào

cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa theo mùa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với

thời kỳ 1980-1999 (Wassmann et al., 2004) Nếu mực nước biển dâng cao

1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP (Nguyễn Văn Toàn và cs., 2015) Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và

sự phát triển bền vững của đất nước

Trang 23

Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2001-2010), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết

và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng; tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước có nguy

cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt ở nông thôn, thành thị và thủy điện Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích đất trồng lúa 1.809.430 ha, chiếm gần 50% diện tích đất trồng lúa của Việt Nam, hàng năm đóng góp 56% sản lượng lương thực của cả nước Do vậy sản xuất lúa của vùng này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực Quốc gia Tuy nhiên sản xuất lương thực tại vùng này cũng đang chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu và là một trong những vùng chịu tác động lớn nhất của BĐKH do nước biển dâng, hiện tượng EL Nino gây khô hạn và La Nina gây úng ngập dẫn đến thu hẹp diện tích đất trồng lúa, thu hẹp diện tích gieo trồng và làm giảm sản lượng lúa gạo với xu hướng ngày

Trang 24

một gia tăng theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố gần đây

(Hoang et al., 2018, Wassmann et al., 2004)

Theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, nước biển dâng 12 cm thì diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng khoảng 555.728 ha, chiếm 28,84% tổng diện tích đất lúa của vùng Diện tích gieo trồng lúa mất 574,71 nghìn

ha và sản lượng lúa giảm 3,11 triệu tấn Theo kịch bản năm 2030, nước biển dâng 17 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng khoảng 640.402 ha, chiếm 33,23% tổng diện tích đất lúa toàn vùng, tăng 0,15 lần so với kịch bản BĐKH năm 2020 Theo đó diện tích gieo trồng lúa bị mất 690,74ha, tương ứng sản lượng luá bị mất 3,71 triệu tấn Theo Kịch bản BĐKH đến năm

2100 thì diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do BĐKH là 1.768.343ha, chiếm 91,77% tổng diện tích đất lúa toàn vùng, tăng 1,76 lần so với kịch bản BĐKH năm 2030, tăng 2,18 lần so với năm 2020 Theo đó diện tích gieo trồng lúa bị mất 2,21 triệu ha và sản lượng lúa mất tương ứng 55,57% tổng sản lượng lúa của vùng Diện tích đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất

là các tỉnh vùng trọng điểm lúa gạo thuộc vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên như: Kiên Giang Long An, An Giang, Đồng Tháp Các tỉnh mất sản lượng lúa nhiều nhất là Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Huong and Pathirana, 2013) Nguyên nhân gây ra mất sản lượng lúa nhiều nhất là

do ngập lũ vì đây vốn là đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là

do nước biển dâng, xâm nhập mặn

Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh tại phía Bắc rõ ràng cũng hứng chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề do ngập lụt gây ra Với cấu trúc địa hình phức tạp, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh (Bac and Hien, 2009, Taylor and Wright, 2001), tình trạng ngập lụt cục bộ có thể diễn ra trên nhiều vùng sản xuất lúa, gây thiệt hại nặng nề đến bà con nông dân Gần đây nhất, tình trạng ngập úng được dự báo có thể xảy ra trên diện rộng với chiều hướng rất đáng lo ngại Cụ thể, tổng lượng mưa phổ biến đo được tại

Trang 25

khu vực Bắc Bộ trong giai đoạn tháng 4-5 năm 2018 cao hơn trung bình nhiều năm, từ 20-70%, đồng thời kèm theo các đợt lũ nhỏ với biên độ lũ từ 1-3 m trên thượng lưu hệ thống sông Hồng (Theo Bộ NN&PTNT, 2018) Hiện tượng nước sông dâng cao tràn vào các hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng đến mùa màng cũng được ghi nhận trong các năm trở lại đây, đặc biệt là Hải Dương,

Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa và Thái Bình (Bac and Hien, 2009, Nguyen

et al., 2017, Taylor and Wright, 2001) Cụ thể, theo số liệu báo cáo năm 2015,

mùa lũ trùng với mùa bão, làm lũ trên hệ thống sông Thái Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lũ sông Hồng Hiện tượng sóng triều cường cộng với sóng

lũ làm lũ lên nhanh và cao hơn, rút chậm hơn, đã làm ảnh hưởng của lũ đến sản xuất lúa gạo càng nghiêm trọng hơn (Bộ NN&PTNT, 2015)

Trong phạm vị của luận án này, một số dẫn liệu về ảnh hưởng của tình trạng ngập úng đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương, một trong những khu vực trồng lúa chính ở Đồng bằng sông Hồng Trong những năm gần đây, hiện tượng ngập do mưa bão ảnh hưởng tới Hải Dương thường được ghi nhận từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8 và 9 (Bộ NN&PTNT, 2018) Kèm theo đó, lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa, từ tháng 5 - 10, với lượng mưa trung bình năm đạt khá cao, từ 1400 – 1600 mm Rất nhiều đợt mưa gây ngập úng trên diện rộng đã xảy ra ở nhiều khu vực tại Hải Dương với lượng mưa trong 24 giờ trên 400 mm (Bộ NN&PTNT, 2015, 2018)

Nhận thức được các vấn đề về BĐKH, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp

và PTNT đã có nhiều hoạt động triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH Bộ đã và đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ), công bố khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành, giai đoạn 2008-2020 vào ngày 05 tháng 9 năm

2008 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008); phê duyệt và thực hiện kế hoạch

Trang 26

hành động ứng phó với BĐKH theo Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN ngày

23 tháng 3 năm 2011 và phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính đến

2020 và tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011 Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của ngành, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự phối kết hợp hiệu quả của các cơ quan thuộc Bộ và sự vào cuộc của các địa phương, nhưng các nội dung trong kế hoạch hành động và đề án giảm phát thải khí nhà kính do Bộ ban hành mới được triển khai ở mức độ còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra và kết quả mong đợi, đặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành về ứng phó với BĐKH Theo các nội dung đã được phê duyệt trong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015

và tầm nhìn 2050, theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng

3 tháng 2011 đã được triển khai nhưng đến hết giai đoạn 1 nguồn kinh phí được cấp rất thấp so với nhu cầu Vì vậy cần xác định bổ sung và làm rõ các ưu tiên trong việc ứng phó BĐKH phù hợp hơn với nguồn lực hiện có Thực tế, trong các nội dung của kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho thấy có rất ít các hoạt động giảm thiểu, chưa kết hợp chặt chẽ giảm thiểu và thích ứng Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng thành công trong thực tiễn sản xuất như nông nghiệp thông minh (CSA), hệ thống sản xuất lương thực và năng lượng (IFES), thích ứng dựa vào sinh thái (EbA), canh tác phát thải thấp và nhiều biện pháp giảm phát thải khí nhà kính khác nhưng chưa được cập nhật bổ sung Trong khi, các nội dung hoạt động của Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 còn thiếu sự hỗ trợ, gắn kết giữa các đối tác, địa phương với Bộ trong thực tế triển khai

1.2 Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu

1.2.1 Khái niệm về mức nước sâu

Hầu hết cây lúa ở khu vực châu Á đều phát triển trong mùa mưa, mức nước trên đồng ruộng thường quá sâu đối với các giống lúa mới cải

Trang 27

tiến, năng suất cao Bên cạnh các yếu tố hạn chế như đất đai, sâu bệnh hại, khô hạn… thì độ sâu mức nước và thời gian sinh trưởng của giống là những yếu tố quan trọng bậc nhất

Mức nước trên ruộng bao nhiêu được xem là nước sâu? Câu hỏi này đã được đặt ra từ khi có sự hợp tác quốc tế về chương trình nghiên cứu lúa nước sâu chỉ ra rằng những trở ngại khó khăn ở vùng lúa nước sâu cũng tương tự như ở vùng đất mặn Một hội thảo về kỹ thuật sản xuất lúa ở điều kiện đất trũng đã được tổ chức tại Chisurah vào tháng 10 năm 1977 Hội thảo đã tập trung thảo luận về sản xuất vùng đất trũng nhờ nước trời và

đã phân loại đất trũng thấp dựa theo độ sâu mức nước trên ruộng như sau:

1 Vùng nước nông: mực nước từ 5,0-15cm

2 Nước sâu trung bình: mực nước từ 15-60cm

3 Nước bán sâu: mực nước sâu từ 100cm trở lên

1.2.2 Sự phân bố vùng lúa nước sâu

Trên thế giới, diện tích gieo trồng lúa nước sâu còn chiếm khoảng 12,5 triệu ha phân bố chủ yếu ở Ấn độ, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam

và một số nước ở nam châu Phi (Nelson et al., 2014) Ở Ấn Độ, diện tích

lúa nước sâu lớn nhất trên thế giới Trong 42 triệu ha lúa thì có tới 4,9 triệu

ha (11,4%) bị ngập lụt hàng năm, đặc biệt là ở miền đông Ultra Pradesh,

Bihar, Tây Bengan, Orissa, Tripura và Manipur (Ali et al., 2017, Guilpart

et al., 2017) Những trận ngập lụt thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10

Có 2 dạng ngập lụt phổ biến ở Ấn Độ là những vùng bị ngập lụt kéo dài và những vùng bị ngập lũ đột ngột do những trận mưa lớn gây ra Ấn Độ có

khoảng 3 triệu ha được gieo trồng bằng các giống lúa nổi (Abeysingha et

al., 2016, Singh et al., 2017b) Nhìn chung năng suất lúa nước sâu của Ấn

Độ thường rất thấp, từ 0,5 - 1,0 tấn/ha (Muthayya et al., 2014)

Lúa nước sâu được trồng ở Bangladesh cách đây hàng ngàn năm Tổng diện tích lúa nước sâu vào khoảng 2,0 triệu ha, chiếm 23,1% tổng

Trang 28

diện tích lúa, trong đó có 12% diện tích gieo xạ bằng giống Aman hoặc các giống lúa nước sâu Năng suất lúa nước sâu cũng thường rất thấp, từ 0,8 - 1,0 tấn/ha Sản lượng lúa nước sâu chiếm 12% sản lượng lúa của cả nước

(Iftekharuddaula et al., 2015, Sahu et al., 2013)

Tại Myamar, diện tích lúa nước sâu khoảng 11.000 ha, chiếm 42,2% tổng diện tích lúa Hầu hết diện tích lúa nước sâu nằm ở vùng đồng bằng, tạo thành do nhánh của sông Irrwady ở phía nam Burma và vùng đất thấp của Pegu và Rangoon Trong những vùng này, nước dâng cao dần trong suốt mùa mưa và đạt mức nước sâu tối đa vào tháng 8 Sự ngập lụt ở những vùng này chủ yếu thuộc loại “Stagnant flood”, mức nước sâu trung bình từ 30 – 100 cm, tối đa có thể tới 300 – 400 cm (Bhuiyan, 2014)

Thái Lan có khoảng 800.000 ha lúa nước sâu, tuy nhiên thực tế mới chỉ gieo trồng được 582.000 ha, tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh và các đồng

bằng trung tâm (Felkner et al., 2009, Shrestha et al., 2017) Những trận

mưa ở Đồng bằng trung tâm thường bắt đầu từ giữa tháng 4, mức nước cao nhất vào tháng 10, độ sâu mức nước từ 1,0-4,0 m Mức nước trên các cánh đồng bắt đầu tăng khoảng 7,0-8,0 cm/ ngày trong tháng 8 và đạt mức sâu nhất vào tháng 10, giảm dần trong tháng 12 Nhìn chung năng suất lúa

nước sâu của Thái Lan còn thấp từ 1,0 - 1,5 tấn/ ha (Felkner et al., 2009)

Tại Indonesia có khoảng 7,0 triệu ha đất đầm lầy bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều Khoảng 3,0 triệu ha nằm dọc theo bờ phía đông của Sumatra và 2,0 triệu ha ở miền Nam và trung tâm Kalimantan là thích hợp cho gieo xạ lúa Những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều cộng với mức nước dâng lên theo mùa mưa, nhìn chung là phụ thuộc vào từng địa phương nằm

dọc theo các con sông (Muis et al., 2015, Naylor et al., 2007)

Đối với các nước Châu Phi, hầu hết diện tích lúa nước sâu nằm ở phía đông châu Phi, phần lớn nằm dọc theo các con sông Niger, Gambia và

Hadejia (Muthayya et al., 2014, Van Oort and Zwart, 2018) Ngoài ra

những đồng bằng thấp trũng dọc theo bờ biển Atlantic và phần diện tích bao

Trang 29

bọc quanh hồ Chad đã tạo thêm diện tích nước sâu Diện tích lúa nước sâu chiếm khoảng 25% tổng diện tích của châu Phi Lượng nước mưa hàng năm cộng với tình trạng đất bị ảnh hưởng bởi lượng nước từ các con sông vùng Tây Phi đã tạo nên ngập lụt hàng năm Quá trình ngập lụt thường bắt đầu từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9, chủ yếu thuộc loại nước sâu tối đa lên đến 2,5m, sự ngập úng có thể rút đi sau tháng 10 (Van Oort and Zwart, 2018)

Ở Việt Nam, diện tích lúa vùng đất thấp trũng khoảng 1,027 triệu

ha, chiếm 16,3% tổng diện tích lúa Vụ Mùa ở vùng Đồng bằng sông Hồng

và một số tỉnh phía Bắc tình trạng ngập lụt chủ yếu do những trận mưa lớn gây ra trong tháng 7, tháng 8 hàng năm Những cánh đồng thấp trũng nếu mưa kéo dài liên tục trong 3 ngày, lượng mưa trên 150 mm/ngày sẽ gây ra ngập lụt Những trận ngập lụt này thường không ổn định và bất thường qua từng năm Như vậy, lúa nước sâu cho vùng này cần phải có chiều cao cây,

có khả năng vươn cao cây trung bình, đặc biệt là khả năng chịu ngập nước hoàn toàn

Tại Nam Định, một tỉnh với diện tích trồng lúa rất lớn nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu trong khu vực Đồng bằng sông Hồng Dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, diện tích đất

bị ngập có thể lên tới 4.667,94 ha (Trần Thị Hương Giang và cs., 2015) Một dữ liệu rất quan trọng là tỷ lệ canh tác lúa ở khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt tới 83% Vì thế, với kịch bản nước dâng ít nhất 25 cm đến năm

2020 (Trần Hồng Hà và cs., 2016) thì đây là một thách thức không nhỏ cho

việc sản xuất lúa tại các khu vực thuộc Đồng bằng sông Hồng

1.3 Phân loại ngập lụt và cơ chế chống chịu ở cây lúa

Trang 30

nay, tình trạng ngập lụt gây ảnh hưởng tới hơn 20 triệu ha diện tích trồng lúa

ở Châu Á (Mahmoud and Gan, 2018, Rubaiyath and Jianhua, 2016) Căn cứ vào vùng trồng lúa bị ảnh hưởng bởi ngập lụt “flood-prone rice” và khả năng thích nghi của chúng các nhà nghiên cứu có thể chia thành 5 nhóm như sau

(Bhuiyan, 2014, Rubaiyath and Jianhua, 2016, Singh et al., 2017a):

- Nhóm lúa có khả năng nảy mầm và sinh trưởng trong điều kiện ngập chìm 10 ngày Đó là các vùng trồng lúa bị ngập nước nông do mưa lớn ở giai đoạn gieo xạ, và được gọi với thuật ngữ quốc tế là “Flooding during germination & early seedling growth”

- Nhóm lúa chống chịu ngập hoàn toàn trong vòng 10-14 ngày, sau đó chúng có thể phục hồi sau khi nước rút Đó là những vùng bị lũ quét, hay

vùng bị ngập bất ngờ Tiếng Anh gọi là “flash flood”, và tính chống chịu trong điều kiện như vậy được gọi là “complete submergence” (Sub1 type)

- Nhóm lúa có khả năng vượt nước 5,0-10cm/ngày hoặc nhiều hơn trong vùng lũ lụt kéo dài 3-4 tháng/năm Đó là vùng lúa nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây Loại hình lũ lụt như vậy được gọi với thuật ngữ

quốc tế là “stagnant flood”, nước dâng từ từ, kéo dài nhiều tháng Tính

chống chịu trong điều kiện như vậy được gọi là “khả năng vươn lóng”

(elongation ability)

- Nhóm lúa có khả năng thích nghi vùng đầm lầy ven biển, nơi đó thủy triều lên xuống trong ngày làm cây lúa bị ngập lúc triều cường Đó là

vùng bị ngập xen kẽ (mixed flood)

- Nhóm lúa không có khả năng vượt nước, nhưng thích nghi tốt trong

vùng nước ngập sâu, lũ lụt kéo dài 2-3 tháng, thuật ngữ chung gọi là “deep

water rice” (lúa nước sâu), lúa có tính cảm quang, thời gian trỗ thường xảy ra

khi nước rút

1.3.2 Cơ chế chịu ngập ở cây lúa

Khi bị ngập hàm lượng oxy trong nước giảm xuống dưới mức thích hợp cho cây trồng sinh trưởng được gọi là điều kiện yếm khí một phần

Trang 31

(hypoxia) (Voesenek and Bailey-Serres, 2013) Hiện tượng này xảy ra khi bộ

rễ của cây trồng bị ngập trong một thời gian ngắn nhưng thân của chúng vẫn còn ở trên mặt nước Khi oxy không còn hiện diện ở trong nước thì được gọi

là yếm khí toàn phần (anoxia) (Ahmed et al., 2013, Voesenek and

Bailey-Serres, 2013) Sau khi đất bị ngập nước hàm lượng oxy giảm nhanh tới mức chỉ trong vòng một ngày là có thể không phát hiện được oxy Trong khi đó hàm lượng các tác nhân gây độc cho cây trồng và gây tổn thương vùng rễ như NO2-, Mn2+, Mn4+, Fe2+, CO2-, NH4+, H2S, S-, CH4, C2H2, ethanol, các sản phẩm biến dưỡng của vi sinh vật, … lại gia tăng nhanh chóng khi đất bị

ngập nước (Fukao and Xiong, 2013, Nishiuchi et al., 2012)

Nhiều tác giả nghiên cứu biến dưỡng trên cây trồng khi bị ngập cho thấy (i) hô hấp: chuyển từ hiếu khí sang yếm khí gây ra sự khủng hoảng về mặt năng lượng vì chỉ tạo được 2ATP từ một glucose so với 36ATP trong

điều kiện hiếu khí (Nishiuchi et al., 2012, Voesenek and Bailey-Serres,

2013) Chính sự lên men yếm khí đã dẫn tới sự tích lũy các hợp chất gây độc cho tế bào như ethanol và lactate; (ii) quang hợp: giảm rất nhanh ở những loài mẫn cảm, khí khổng đóng làm giảm sự bốc thoát hơi nước, thay đổi sự phân bổ các sản phẩm quang hợp dẫn đến hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ; (iii) dinh dưỡng: giảm vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng đến lá, hàm lượng ATP thấp làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng chủ động, điều kiện yếm khí trong đất dẫn đến sự thay đổi độ hữu dụng của các nguyên tố đa lượng; (iv) các chất điều hòa sinh trưởng: giảm sự vận chuyển cytokinin và gibberellin từ rễ đến lá nhưng đối với ABA và ethylene thì ngược lại, hàm lượng auxin gia tăng ở chồi nhưng giảm ở rễ

(Fukao and Xiong, 2013, Nishiuchi et al., 2012, Steffens et al., 2013)

Không giống các cây trồng khác, cây lúa có một số cơ chế chống chịu ngập được hình thành trong quá trình tiến hóa Một trong các cơ chế

đó phải kể đến là cơ chế “thoát lũ” hay “vượt lũ” (escape strategy): trong

cơ chế này thực vật sẽ tránh tác động tiêu cực của ngập lũ bằng cách vận

Trang 32

chuyển oxy từ thân xuống rễ nhờ các khoang không khí kết nối theo chiều

dọc hoặc các mô dẫn khí (aerenchyma) (Iftekharuddaula et al., 2015, Singh

et al., 2017a) Oxy khuếch tán qua các mô dẫn khí tới mô phân sinh đỉnh

của rễ để sử dụng trong quá trình hô hấp Để ngăn ngừa sự khuếch tán oxy xuyên tâm tới các vùng rễ, một hàng rào dày đặc các lớp tế bào ngoại biên được hình thành bên ngoài các mô dẫn khí Theo một số các nhà nghiên cứu cho rằng, các lớp tế bào này còn có tác dụng ngăn cản các chất độc hại thâm nhập vào rễ từ môi trường đất yếm khí (Voesenek and Bailey-Serres, 2013) Đối với cơ chế “thoát lũ” ở cây lúa gắn liền với việc vươn dài lóng thân để lá luôn ở trên mặt nước khi mực nước lũ dâng lên từ từ và kéo dài trong nhiều tháng Một cơ chế khác là cơ chế “chịu đựng ngập lũ” (quiescence strategy): ở cơ chế này thực vật sẽ chịu đựng môi trường ngập nước bằng cách hạn chế sự tích lũy các chất gây độc đối với chúng và chịu đựng với các độc tố này Cây lúa chống chịu được với ngập chìm hoàn toàn

là do bảo tồn được năng lượng nhờ hạn chế sự kéo dài của rễ, thân và lá để

cây tiếp tục tăng trưởng sau khi giảm mức nước (Ahmed et al., 2013, Pradhan et al., 2015) Những giống lúa như vậy có khả năng chịu được

ngập úng từ 10-14 ngày Tuy nhiên, cả hai cơ chế chịu ngập này đều do các

yếu tố phản ứng ethylene (Du et al., 2014, Locke et al., 2018) Bên cạnh

đó, cơ chế chịu ngập tốt còn liên quan tới sự tích lũy của carbohydrate phi cấu trúc, mức độ chống oxy hóa, duy trì hàm lượng chlorophyll cao trong

lá, khả năng hoạt hóa quá trình trao đổi chất Hàm lượng carbohydrate phi cấu trúc ở cây chịu ngập cao hơn 30-40% so với cây mẫn cảm với ngập

(Afrin et al., 2018, Perata, 2018, Xuan and Khang, 2018)

1.4 Nguồn gen và QTL liên quan tới tính chống chịu ngập úng

1.4.1 Chịu ngập ngắn hạn (10-14 ngày) ở giai đoạn sinh trưởng

Một trong những nguồn gen lúa chịu ngập nổi tiếng là giống lúa bản

địa của Ấn Độ với tên gọi FR13A (Septiningsih et al., 2012, Singh et al.,

2017a) Giống này được các nhà chọn giống trên thế giới sử dụng từ những

Trang 33

năm 1970 Tuy nhiên, cơ sở di truyền của tính chống chịu ngập vẫn chưa

được khám phá (Ahmed et al., 2013, Singh et al., 2017a) Đến nửa sau

những năm 1990, hai nhóm tác giả nghiên cứu độc lập sử dụng các dòng tự thụ tái tổ hợp từ giống FR13A để lập bản đồ di truyền tính chịu ngập Kết

quả các tác giả đã tìm ra được QTL Sub1 nằm trên nhiễm sắc thể số 9 là

QTL chính liên quan đến khả năng chống chịu ngập hoàn toàn 2- 3 tuần ở

cây lúa (Perata, 2018, Singh et al., 2017a) Sau đó, vùng QTL Sub1 đã

được các tác giả tách dòng (clone) và chia thành ba gen theo yếu tố đáp ứng

ethylene (Ethylene Responsive Factor) gồm: Sub1A, Sub1B, và Sub1C (Perata, 2018, Septiningsih et al., 2012, Sharma et al., 2018) Trong đó,

Sub1A được chứng minh là gen chủ đạo giúp cây lúa chống chịu ngập hoàn

toàn (Locke et al., 2018, Perata, 2018) Ngoài ra, gen Sub1A còn có tác

dụng làm tăng sự biểu hiện của gen SLR1 và SLRL1 gây ức chế sự tổng hợp GA3 ở cây lúa dẫn đến giảm khả năng vươn lóng và kéo dài của chồi trong điều kiện ngập (Fukao and Bailey-Serres, 2008)

Khảo sát sự có mặt của gen chịu ngập ở các giống lúa khác nhau các

nhà nghiên cứu thấy rằng, gen Sub1B, Sub1C có ở tất cả các giống lúa trồng

O Sativa, còn gen Sub1A chỉ có ở một số giống lúa địa phương chịu ngập và

lúa hoang O nivara và O rufipogon (Fukao et al., 2009) Thêm nhiều nghiên

cứu khác chỉ ra rằng tất cả các giống chống chịu ngập tốt đều có khả năng

chịu hạn (Dixit et al., 2017, Fukao and Xiong, 2013, Singh et al., 2016)

Trong nghiên cứu di truyền phân tử tính chịu ngập của cây lúa, nhóm tác giả Toojinda đã sử dụng giống FR13A và Jao Hom Nin như là giống

cho gen (Toojinda et al., 2003) Kết quả phân tích QTL các tác giả xác định

được các QTL nằm trên các NST số 1, 2, 5, 7, 10 và 11 qui định khả năng chịu ngập Gần đây, nghiên cứu đánh giá khả năng chống chịu ngập hoàn

toàn của 300 giống lúa ở Bangladesh nhóm tác giả Iftekharuddaula et al

(2015) đã xác định được 8 giống có tỷ lệ sống sót sau 16 ngày dao động trong khoảng 71,2- 95,4% Trong đó, tác giả chỉ ra 5 giống (DG1-349,

Trang 34

Kalojoma, DSL-78-8, Damsi và Putidepa) có tính chống chịu ngập tốt hơn

giống FR13A với tỷ lệ sống sót đạt 83-95% (Iftekharuddaula et al., 2015, Iftekharuddaula et al., 2012)

1.4.2 Chịu ngập giai đoạn nảy mầm

Việc chuyển đổi từ hình thức cấy truyền thống sang gieo sạ trực tiếp hạt giống đã đặt ra yêu cầu về nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống

có khả năng chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm Lúa là cây mẫn cảm nhất khi

bị ngập nước ở giai đoạn mạ Năm 2003, nghiên cứu lập bản đồ QTL tính chịu ngập giai đoạn nảy mầm, một vài QTL đã được xác định nằm trên

NST 5 và 11 (Kawano et al., 2009, Singh et al., 2017a)

Gần đây, nhà chọn giống Angaji đã sàng lọc, đánh giá tính chống chịu ngập quy mô lớn (> 8000 giống) đã xác định được một số giống có khả năng chịu ngập cao ở giai đoạn nảy mầm Các giống chịu ngập được chọn lọc trên cơ sở xác định khả năng tạo rễ và chồi, sự xuất hiện lá mới trong 3 tuần ngập nước sau khi gieo từ hạt khô Phân tích di truyền quần thể BC2F2 từ tổ hợp lai giữa giống ‘Khao Hlan On’ và IR64, các tác giả đã xác định được năm QTL mới liên kết với tính chống chịu ngập Các QTL

trên các NST số 1 (qAG-1-2), NST số 3 (qAG-3-1) và NST số 7 (qAG-7-2); hai QTL trên NST số 9 (qAG-9-1 và qAG-9-2) Trong đó, hai QTL nằm trên NST số 9 (qAG-9-2 hay AG1) được xác định là QTL chính dùng để chọn tạo giống chống chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm (Siangliw et al.,

2003, Van Der Straeten et al., 2001)

Năm 2012, Septiningsih et al nghiên cứu lập bản đồ QTL từ quần

thể của tổ hợp lai giữa IR72 và Madabaru đã xác định được một QTL khác

liên kết với khả năng nảy mầm kỵ khí nằm trên NST số 7 là qAG7.1 hay

AG2 (Septiningsih et al., 2009, Septiningsih et al., 2012) Một vài nghiên

cứu khác cho rằng, vùng di truyền mang hexokinase (HXK6,

LOC_Os01g53930) liên kết với tính trạng kéo dài lá bao mầm ở cây lúa bị

ngập chìm (Kelly et al., 2014)

Trang 35

1.4.3 Ngập sâu và khả năng vươn lóng của cây lúa

Khả năng vươn lóng và chịu ngập là hai đặc tính biệt lập nhau, vươn lóng được xem là cơ chế thoát ngập (thoát lũ) của cây Sự vươn cao thân cây lúa trong điều kiện ngập được cho là do hoạt động của đốt sinh trưởng cũng như mô phân sinh ở các đốt trên thân Việc xác định gen quy định tính trạng kéo dài thân ở lúa (vươn lóng) trong điều kiện bị ngập sâu

đã được các nhà khoa học cây trồng nghiên cứu trong nhiều năm, tuy nhiên

kết quả vẫn còn hạn chế Gần đây Hattori et al đã sử dụng các thế hệ con

của tổ hợp lai giữa Taichung 65 (T65) và C9285 để lập bản đồ di truyền, các tác giả đã xác định được 3 QTL chủ yếu liên quan đến tính trạng ngập sâu Trong đó, QTL nằm trên NST số 12 có tác động mạnh hơn cả Tách dòng (cloning) và phân tích chức năng của gen các nhà nghiên cứu đã chỉ

ra được SNORKEL1 (SK1) và SNORKEL2 (SK2) là hai gen điều khiển sự vươn lóng ứng phó với điều kiện nước ngập sâu (Hattori et al., 2009) Các

gen SK này biểu hiện mạnh ở phần lưỡi lá, bẹ lá, và phần gốc gồm đốt gốc

và đốt giữa Các tác giả này cho rằng, gen SK được hoạt hóa bởi ethylene

và hoạt động như các yếu tố phiên mã Biểu hiện của gen này là làm sự gia

tăng hàm lượng gibberellic acid và giảm abscisic acid (Hattori et al., 2002, Hattori et al., 2009) Theo kết quả nghiên cứu của Steffens et al công bố

gần đây đã cho thấy, sự hình thành các mô dẫn khí (aerenchyma) diễn ra

đồng thời cùng với sự vươn lóng (Steffens et al., 2012, Steffens et al., 2013) Tương tự gen Sub1A, các gen SK được tìm thấy chỉ ở giống lúa indica (Schmitz et al., 2013)

1.5 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa

1.5.1 Cơ sở ứng dụng chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC)

Chọn giống nhờ chỉ thị kết hợp lai trở lại (MABC) là phương pháp được sử dụng rộng rãi và đã mang lại nhiều thành công trong chọn tạo giống cây trồng Mục đích của MABC là chuyển một hoặc một vài

Trang 36

gen/QTL quan tâm từ một nguồn vật liệu di truyền vào các dòng/giống cây

trồng ưu tú để cải tiến tính trạng mục tiêu (Neeraja et al., 2007) Không

giống phương pháp lai trở lại truyền thống, MABC được dựa trên các chỉ thị ADN có mối quan hệ hoặc liên kết với gen/QTL quan tâm thay vì chỉ đánh giá kiểu hình tính trạng mục tiêu (Hình 1.1)

Hình 1.1 Sơ đồ cho chọn giống bằng phương pháp MABC

M3 và M4 là các chỉ thị cho chọn lọc dương (possitive selection), còn gọi

là chọn lọc gen đích M1, M2, M5 và M6 là các chỉ thị liên kết cho chọn lọc

âm (negative selection), dùng để chọn lọc vùng liền kề trên NST, những vùng

liên kết với gen đích

Hiệu quả của MABC phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước quần thể của mỗi thế hệ lai trở lại, mối liên quan giữa gen-chỉ thị hoặc khoảng cách chỉ thị- locus mục tiêu, số lượng chỉ thị được sử dụng đối với

Trang 37

tính trạng nghiên cứu và nền di truyền cây nhận gen và liên kết kéo theo

không mong muốn (Wang et al., 2005) Dựa trên nghiên cứu mô phỏng của

1000 lần nhắc lại, một chương trình MABC điển hình trong đó các cá thể dị hợp tử được chọn lọc cho gen mục tiêu ở mỗi thế hệ, hai chỉ thị cận biên trên NST mục tiêu cho chọn lọc tái tổ hợp, mỗi chỉ thị định vị khoảng cách

2 cM từ locus mục tiêu và ba chỉ thị trên mỗi NST cho chọn lọc nền di truyền (Hospital, 2003) Hệ gen cây nhận gen có thể được khôi phục nhanh chóng bằng việc kết hợp chọn lọc gen mục tiêu và chọn lọc nền di truyền

kết hợp với phương pháp lai trở lại truyền thống (Hasan et al., 2015) Do

vậy, sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống có thể tiết kiệm được thời

gian, công sức hơn so với phương pháp chọn giống truyền thống (Collard

et al., 2008, Collard et al., 2005) (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Kết quả dự kiến của chương trình MABC kết hợp sử dụng

chọn lọc gen mục tiêu và chọn lọc nền di truyền

vị trí chỉ thị được lựa chọn

% nền di truyền của giống nhận gen (RP)

NST locus mục tiêu

Tất cả NST

Lai trở lại truyền thống

Trang 38

nẩy mầm; khả năng sàng lọc những đặc tính mà việc đánh giá chúng thường khó khăn, đắt tiền, tốn thời gian); khả năng phân biệt trạng thái đồng hợp tử hay dị hợp tử của nhiều locus trong cùng một thế hệ; khả năng chọn lọc đồng thời vài đặc tính trong cùng một thời gian; có thể chọn lọc ngay ở thời kỳ cây non, trước khi gieo trồng, chọn ngay ở thế hệ phân ly F2hoặc F3 do đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình chọn lọc MABC phát triển tiềm năng của lai trở lại trong nghiên cứu và ứng dụng việc đưa gen quý từ các loài hoang dại, nhập gen (introgression) từ loài hoang dại sang loài trồng trọt, hiệu quả trong việc chuyển locus gen quy định tính trạng di truyền số lượng (QTL) hay gen vào giống mới và rút

ngắn quá trình chọn lọc (Collard et al., 2005, Hasan et al., 2015, Toojinda

et al., 2003) Phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử kết hợp lai trở

lại là hết sức quan trọng, hỗ trợ cho chọn giống truyền thống và quyết định

sự thành công trong quá trình chọn tạo giống (Collard et al., 2005)

1.5.2 Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng trên thế giới

Chọn giống dựa vào chỉ thị phân tử và lai trở lại (MABC) là một trong những cách tiếp cận tiềm năng nhất, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chọn giống thực vật để phát triển các dòng giống mới, đặc biệt là ở lúa Phương pháp MABC có thể đóng góp cho sự phát triển tính kháng, tăng năng suất, chất lượng gạo bằng việc kết hợp một gen mong muốn vào giống lúa ưu tú có khả năng thích ứng cao, giảm đáng kể thời gian

chọn giống (Hasan et al., 2015, Steele et al., 2006) Nhiều giống lúa thơm,

chất lượng, kháng tác nhân sinh học và phi sinh học, năng suất cao đã được

phát triển ở các quốc gia trồng lúa thông qua phương pháp MABC (Cheng et

al., 2017, Dokku et al., 2013, Hasan et al., 2016, Iftekharuddaula et al.,

2012, Neeraja et al., 2007, Tanweer et al., 2015, Vu Thi Thu Hien, 2012)

Trang 39

Bảng 1.2 Một số thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo

giống lúa Tính trạng

Xa7, Xa21, Xa22 và Xa23

SSR Dòng lúa lai phục hồi

Huahui 1035

(pTA248)

PR106

Basmati 1

Basmati

Trang 40

KMDL105 Chịu

16, Xudao 4

Junambyeo Kháng muỗi

Tăng độ dài

rễ

Ngày đăng: 27/09/2018, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2018), Bản tin dự báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa. 9 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin dự báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2018
[8] Phạm Văn Dư và cs. (2014), “Nghiên cứu tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn bằng chỉ thị phân tử”. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn bằng chỉ thị phân tử”
Tác giả: Phạm Văn Dư và cs
Năm: 2014
[10] Nguyễn Văn Giang và cs. (2015), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc. Đề tài nhiệm vụ KHCN. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Văn Giang và cs
Năm: 2015
[11] Lê Huy Hàm (2015), Áp dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn tạo, cải thiện giống cây trồng trong nông nghiệp, thực trạng và định hướng. Báo cáo Hội nghị Phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, T6- 2015, 19 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn tạo, cải thiện giống cây trồng trong nông nghiệp, thực trạng và định hướng
Tác giả: Lê Huy Hàm
Năm: 2015
[12] Lê Huy Hàm và cs. (2014), Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển Việt nam. Áp dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn tạo, cải thiện giống cây trồng trong nông nghiệp, thực trạng và định hướng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN, 134 trang [13] Trần Hồng Hà, Dương Hồng Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Văn Tháng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển Việt nam
Tác giả: Lê Huy Hàm và cs
Năm: 2014
[14] Trần Thị Giang Hương, Nguyễn Thị Vòng, Bùi Minh Tăng (2015), “Bố trí sử dụng đất của tỉnh Nam Định để thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tạp chí Khoa học và phát triển, 13(6): 921-930 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bố trí sử dụng đất của tỉnh Nam Định để thích ứng với biến đổi khí hậu”. "Tạp chí Khoa học và phát triển
Tác giả: Trần Thị Giang Hương, Nguyễn Thị Vòng, Bùi Minh Tăng
Năm: 2015
[15] Tạ Hồng Lĩnh (2012), “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử và phương pháp lai trở lại trong cải tiến tính chịu ngập của giống lúa Bắc Thơm 7 và OM6976”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử và phương pháp lai trở lại trong cải tiến tính chịu ngập của giống lúa Bắc Thơm 7 và OM6976”
Tác giả: Tạ Hồng Lĩnh
Năm: 2012
[16] Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Võ Linh (2015), “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo đồng bằng song Cửu Long”. Tạp chí Khoa học công nghệ, số 4, tr. 23-27.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo đồng bằng song Cửu Long”. "Tạp chí Khoa học công nghệ
Tác giả: Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Võ Linh
Năm: 2015
[17] Abeysingha, N. S., Singh, M., Islam, A., Sehgal, V. K., (2016), "Climate change impacts on irrigated rice and wheat production in Gomti River basin of India: a case study". SpringerPlus, 5(1):1250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate change impacts on irrigated rice and wheat production in Gomti River basin of India: a case study
Tác giả: Abeysingha, N. S., Singh, M., Islam, A., Sehgal, V. K
Năm: 2016
[19] Ahmed, F., Rafii, M. Y., Ismail, M. R., Juraimi, A. S., Rahim, H. A., Asfaliza, R., Latif, M. A., (2013), "Waterlogging Tolerance of Crops: Breeding, Mechanism of Tolerance, Molecular Approaches and Future Prospects", BioMed Research International, Volume 2013, Article ID 963525, 10 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Waterlogging Tolerance of Crops: Breeding, Mechanism of Tolerance, Molecular Approaches and Future Prospects
Tác giả: Ahmed, F., Rafii, M. Y., Ismail, M. R., Juraimi, A. S., Rahim, H. A., Asfaliza, R., Latif, M. A
Năm: 2013
[20] Ali, S., Liu, Y., Ishaq, M., Shah, T., Abdullah, Ilyas, A., Din, I. U., (2017), "Climate Change and Its Impact on the Yield of Major Food Crops: Evidence from Pakistan". Foods (Basel, Switzerland), 6(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Change and Its Impact on the Yield of Major Food Crops: Evidence from Pakistan
Tác giả: Ali, S., Liu, Y., Ishaq, M., Shah, T., Abdullah, Ilyas, A., Din, I. U
Năm: 2017
[21] Ando, T., Yamamoto, T., Shimizu, T., Ma, X. F., Shomura, A., Takeuchi, Y., Lin, S. Y., Yano, M., (2008), "Genetic dissection and pyramiding of quantitative traits for panicle architecture by using chromosomal segment substitution lines in rice". TAG Theoretical and applied genetics Theoretische und angewandte Genetik, 116(6): 881-890 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetic dissection and pyramiding of quantitative traits for panicle architecture by using chromosomal segment substitution lines in rice
Tác giả: Ando, T., Yamamoto, T., Shimizu, T., Ma, X. F., Shomura, A., Takeuchi, Y., Lin, S. Y., Yano, M
Năm: 2008
[22] Bac, V. T., Hien, P. D., (2009), "Regional and local emissions in red river delta, Northern Vietnam". Air quality, atmosphere, & health, 2(3): 157-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regional and local emissions in red river delta, Northern Vietnam
Tác giả: Bac, V. T., Hien, P. D
Năm: 2009
[23] Bhuiyan, S. I. (2014), Rice research and development in the flood- prone ecosystem. In, Los Baủos, Philippines, International Rice Research Institute Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rice research and development in the flood-prone ecosystem. In, Los Baủos, Philippines
Tác giả: Bhuiyan, S. I
Năm: 2014
[24] Cheng, A., Ismail, I., Osman, M., Hashim, H., Mohd Zainual, N. S., (2017), "Rapid and targeted introgression of fgr gene through marker-assisted backcrossing in rice (Oryza sativa L.)". Genome, 60(12): 1045-1050 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rapid and targeted introgression of fgr gene through marker-assisted backcrossing in rice (Oryza sativa L.)
Tác giả: Cheng, A., Ismail, I., Osman, M., Hashim, H., Mohd Zainual, N. S
Năm: 2017
[25] Chin, J. H., Gamuyao, R., Dalid, C., Bustamam, M., Prasetiyono, J., Moeljopawiro, S., Wissuwa, M., Heuer, S., (2011), "Developing rice with high yield under phosphorus deficiency: Pup1 sequence to application". Plant physiology, 156(3): 1202-1216 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing rice with high yield under phosphorus deficiency: Pup1 sequence to application
Tác giả: Chin, J. H., Gamuyao, R., Dalid, C., Bustamam, M., Prasetiyono, J., Moeljopawiro, S., Wissuwa, M., Heuer, S
Năm: 2011
[26] Collard, B. C., Vera Cruz, C. M., McNally, K. L., Virk, P. S., Mackill, D. J., (2008), "Rice molecular breeding laboratories in the genomics era: Current status and future considerations".International journal of plant genomics, 2008(524847) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rice molecular breeding laboratories in the genomics era: Current status and future considerations
Tác giả: Collard, B. C., Vera Cruz, C. M., McNally, K. L., Virk, P. S., Mackill, D. J
Năm: 2008
[27] Collard, B. C. Y., Jahufer, M. Z. Z., Brouwer, J. B., Pang, E. C. K., (2005), "An introduction to markers, quantitative trait loci (QTL) mapping and marker-assisted selection for crop improvement: The basic concepts". Euphytica, 142(1-2): 169-196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An introduction to markers, quantitative trait loci (QTL) mapping and marker-assisted selection for crop improvement: The basic concepts
Tác giả: Collard, B. C. Y., Jahufer, M. Z. Z., Brouwer, J. B., Pang, E. C. K
Năm: 2005
[28] DaMatta, F. M., Grandis, A., Arenque, B. C., Buckeridge, M. S., (2010), "Impacts of climate changes on crop physiology and food quality". Food Research International, 43(7): 1814-1823 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impacts of climate changes on crop physiology and food quality
Tác giả: DaMatta, F. M., Grandis, A., Arenque, B. C., Buckeridge, M. S
Năm: 2010
[30] Dixit, S., Singh, A., Sandhu, N., Bhandari, A., Vikram, P., Kumar, A., (2017), "Combining drought and submergence tolerance in rice: marker-assisted breeding and QTL combination effects".Molecular breeding: new strategies in plant improvement, 37(12):143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Combining drought and submergence tolerance in rice: marker-assisted breeding and QTL combination effects
Tác giả: Dixit, S., Singh, A., Sandhu, N., Bhandari, A., Vikram, P., Kumar, A
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w