Giao dịch dân sự là một trong những phương tiện hữu hiệu cho các chủ thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hay trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường phát sinh nhiều loại hình giao dịch mà pháp luật dân sự phải từng bước hệ thống hoá bằng các quy định cụ thể. Có thể khẳng định rằng, giao dịch dân sự là loại quan hệ có tính chất phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất trong giao lưu dân sự, xảy ra hàng ngày và tất cả các chủ thể tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được Bộ luật dân sự ghi nhận là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, nhóm chúng e xin được tìm hiểu về một tình huống cụ thể như sau: Ngày 1532017, cụ Hạnh (95 tuổi) đã tháo đôi bông tai tặng cho chị Hồng làm nghề nhặt rác và sống cạnh nhà cụ Hạnh (đôi bông tai là kỷ vật mà người chồng quá cố của cụ Hạnh đã tặng trong ngày cưới và cụ rất trân trọng. Đôi bông tai bằng vàng có trị giá 15 triệu). Buổi tối, các con cháu cụ Hạnh đi làm về phát hiện đôi bông tai cụ đeo hàng ngày không cánh mà bay liền hỏi cụ thì cụ nói rơi đâu đó. Mọi người đi tìm quanh nhà và các khu vực cụ hay ngồi chơi nhưng đều không thấy. Đột nhiên cụ Hạnh nhớ ra là buổi sáng đã tháo đôi bông tai tặng cho chị Hồng. Trước sự việc đó, các con cụ Hạnh đã sang yêu cầu chị Hồng phải hoàn trả cho cụ đôi bông tai vì lý do cụ bị lẫn (đãng trí tuổi già) nên mới tháo đôi bông tai cho chị. Chị Hồng nói, vì cần tiền nên buổi chiều chị đã mang đôi bông tai ra cửa hàng vàng của chị Nga bán được 10 triệu và trả nợ cho bà Hương toàn bộ 10 triệu đó. Đồng thời, chị Hồng cũng không đồng ý trả lại đôi bông tai, vì chị cho rằng cụ Hạnh sang chơi nhà chị và tự nguyện cho chị chứ chị không xin và cũng không cưỡng ép hay đe dọa cụ phải cho. Hỏi: 1. Xác định các loại giao dịch trong tình huống và xác định giá trị pháp lý của các giao dịch đó? 2. Xác định các căn cứ pháp lý có thể được sử dụng để giải quyết tình huống? 3. Các con cụ Hạnh có thể đòi lại được đôi bông tai không? 4. Hãy xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến đôi bông tai nếu giao dịch giữa cụ Hạnh và chị Hồng bị tuyên bố vô hiệu?
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao dịch dân sự là một trong những phương tiện hữu hiệu cho các chủ thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hay trong sản xuất, kinh doanh Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường phát sinh nhiều loại hình giao dịch mà pháp luật dân sự phải từng bước hệ thống hoá bằng các quy định cụ thể Có thể khẳng định rằng, giao dịch dân sự là loại quan hệ có tính chất phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất trong giao lưu dân sự, xảy ra hàng ngày và tất cả các chủ thể tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được Bộ luật dân sự ghi nhận là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự
Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, nhóm chúng e xin được tìm hiểu về một tình huống cụ thể như sau:
Ngày 15/3/2017, cụ Hạnh (95 tuổi) đã tháo đôi bông tai tặng cho chị Hồng làm nghề nhặt rác và sống cạnh nhà cụ Hạnh (đôi bông tai là kỷ vật mà người chồng quá cố của cụ Hạnh đã tặng trong ngày cưới và cụ rất trân trọng Đôi bông tai bằng vàng có trị giá 15 triệu) Buổi tối, các con cháu cụ Hạnh đi làm về phát hiện đôi bông tai cụ đeo hàng ngày không cánh mà bay liền hỏi cụ thì cụ nói rơi đâu đó Mọi người đi tìm quanh nhà và các khu vực cụ hay ngồi chơi nhưng đều không thấy Đột nhiên cụ Hạnh nhớ ra là buổi sáng đã tháo đôi bông tai tặng cho chị Hồng Trước sự việc đó, các con cụ Hạnh đã sang yêu cầu chị Hồng phải hoàn trả cho cụ đôi bông tai vì lý do cụ bị lẫn (đãng trí tuổi già) nên mới tháo đôi bông tai cho chị Chị Hồng nói, vì cần tiền nên buổi chiều chị đã mang đôi bông tai ra cửa hàng vàng của chị Nga bán được 10 triệu và trả nợ cho bà Hương toàn bộ 10 triệu đó Đồng thời, chị Hồng cũng không đồng ý trả lại đôi bông tai, vì chị cho rằng cụ Hạnh sang chơi nhà chị và tự nguyện cho chị chứ chị không xin và cũng không cưỡng ép hay đe dọa cụ phải cho
Trang 21 Xác định các loại giao dịch trong tình huống và xác định giá trị pháp lý
của các giao dịch đó?
2 Xác định các căn cứ pháp lý có thể được sử dụng để giải quyết tình
huống?
3 Các con cụ Hạnh có thể đòi lại được đôi bông tai không?
4 Hãy xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến đôi bông
tai nếu giao dịch giữa cụ Hạnh và chị Hồng bị tuyên bố vô hiệu?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Xác định các loại giao dịch trong tình huống và xác định giá trị pháp lý của các giao dịch đó
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (quy định tại Điều 116 BLDS 2015)
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ
Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện
Giao dịch dân sự trong các trường hợp dới đây đều là hợp đồng, hợp đồng dân
sự có giá trị pháp lý hay không thì trước tiên phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS, cụ thể như sau:
Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trang 3a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
* Các loại giao dịch trong tình huống trên là:
- Cụ Hạnh đã tháo bông tai tặng chị Hồng đây là hợp đồng tặng cho tài sản
- Chị Hồng đã mang đôi bông tai ra cửa hàng vàng của chị Nga bán hợp đồng mua bán tài sản
- Chị Hồng trả nợ 10 triệu đồng cho bà hương là hợp đồng cho vay tài sản
* Giá trị pháp lý của các loại hợp đồng
Căn cứ vào Điều 457 Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận
Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng, các hợp đồng tặng - cho tài sản, mua -
bán tài sản (ở đây là đôi bông tai bằng vàng), hợp đồng cho vay tài sản( vay tiền) là
sự thỏa thuận của các bên Bộ luật Dân sự không quy định các hợp đồng trên phải
luôn tuân theo một hình thức bắt buộc, do vậy hình thức của hợp đồng này được thực hiện theo quy định về hình thức của hợp đồng dân sự nói chung Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Thứ hai về nội dung của các hợp đồng trên:
Giao dịch thứ nhất, hợp đồng tặng cho tài sản giữa chị Hồng và cụ Hạnh:
Tặng cho tài sản mang ý nghĩa cơ bản quan trọng như: thứ nhất, tặng cho tài
sản là một trong những phương thức chủ sở hữu định đoạt tài sản của mình Thông qua tặng cho mà tài sản được chuyển sở hữu từ chủ thể tặng cho sang chủ thể được
tặng cho; thứ hai, việc tặng cho tài sản thường được xác lập giữa những người có
mối quan hệ thân thiết Việc tặng cho tài sản giữa những người này vừa mang tính
Trang 4chất trách nhiệm vừa thể hiện sự yêu thương, gắn bó, đùm bọc trong gia đình; bên cạnh đó, việc tặng cho tài sản mang tính chất nhân đạo thông qua hình thức làm từ thiện diễn ra ngày càng phổ biến Đây là những đức cao đẹp, cần được giữ gìn, phát huy của con người Việt Nam trong bối cảnh xã hội có nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp đang ngày càng mai một
Theo như giả thiết trên thì cụ Hạnh năm nay đã 95 tuổi và có dấu hiệu đãng trí tuổi già (khi mà các con hỏi cụ thì cụ nói đã đánh rơi đâu đó, nhưng lúc sau mới nhớ ra là đem cho chị Hồng) Giao dịch dân sự sẽ bị tuyên là vô hiệu khi chứng minh được cụ Hạnh mất năng lực hành vi dân sự Vì khi đó đã vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được nêu trên
Căn cứ theo Điều 22 BLDS 2015 “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc: mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”
Để Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Một người do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
- Có kết luận của tổ chức giám định về việc người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
Vậy nên, khi tuyên giao dịch dân sự này vô hiệu thì phải có đủ căn cứ để xác định cụ Hạnh bị bệnh làm mất năng lực hành vi dân sự Việc cụ Hạnh già yếu, bị lẫn hay không nhớ gì hết cần kiểm tra xem cụ có mắc các bệnh như căn cứ trên đưa
ra không và phải có kết luận của tổ chức giám định Việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự do già yếu là không có căn cứ pháp luật Đồng thời, Tòa
Trang 5án cũng chỉ ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
Giao dịch thứ hai: hợp đồng mua – bán tài sản giữa chị Hồng và chị Nga Căn cứ vào Điều 430: Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán
chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan Hợp đồnng mua bán tài sản là một trong các loại hợp đồng dân sự có tính thông dụng và phổ biến nhất Hợp đồng là căn cứ để phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân
sự, nội dung của hợp đồng xác định rõ nghĩa vụ của các bên Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ là chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản đồng thời tài sản được chuyển giao
Khi giao dịch giữa chị Hồng và cụ Hạnh là giao dịch có hiệu lực thì giao dịch mua – bán giữa chị Hồng và chị Nga cũng hoàn toàn có hiệu lực Vì khi giao dịch tặng cho có hiệu lực thì khi chị Hồng nhận chiếc bông tai thì chiếc bông tai ấy đã thuộc sở hữu của chị Hồng và chị có thể mang đi bán bất cứ lúc nào
Khi giao dịch giữa chị Hồng và cụ Hạnh bị tuyên là vô hiệu thì giao dịch mua – bán giữa chị Hồng và chị Nga được tuyên là vô hiệu, chị Nga sẽ được xét vào trường hợp người thứ ba ngay tình nhưng điều 167 BLDS quy định
- Vì trường hợp này cụ Hạnh bị chiếm hữu ngoài ý chí, nên dù thông qua hợp đồng mua bán với chị Hồng nên chị Nga không có quyền xác lập sở hữu đối với tài sản
Giao dịch thứ ba: Hợp đồng cho vay tài sản giữa chị Hồng và bà Hương Điều 463 Hợp đồng vay tài sản
Trang 6Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Hợp đồng cho vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay tài sản cùng lạo theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định nghĩa này đã chứa đựng chủ thể của hợp đồng vay bao gồm bên cho vay và bên vay, đồng thời nghĩa vụ chính của mỗi chủ thể Quy định này cũng cho thấy, hợp đồng vay tài sản bao gồm hợp đồng vay có lãi và hợp đồng vay không có lãi Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng phổ biến trến thực tế, được xác lập hàng ngày, hàng giờ cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay là thời điểm bên vay nhận tài sản đó Khi bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay, bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tài sản, trừ trường hợp có điều kiện của bên cho vay về việc sử dụng tài sản
Khi giao dịch giữa chị Hồng và chị nga là giao dịch có hiệu lực thì giao dịch giữa chị Hồng và bà Hương cũng hoàn toàn có hiệu lực Khi giao dịch giữa chị Hồng và chị nga bị Vô hiệu thì giao dịch giữa chị Hồng và bà hương bị vô hiệu, tiền sẽ phải trả lại cho chị Nga Vì hợp đồng giữa chị Nga và Chị Hồng không có đền bù
2 Căn Cứ pháp lý để giải quyết các tình huống trên
- Để xác định xem giao dịch dân sự giữa chị Hồng và cụ Hạnh để có bị vô hiệu
không phải dùng các căn cứ pháp lý sau:
Điều 22 BLDS 2015 “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”
Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Trang 71 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
- Khi giao dịch dân sự đầu tiên bị vô hiệu thì sẽ dẫn tới các giao dịch dân sự bị
vô hiệu Căn cứ pháp lý sẽ được giải quyết như sau:
+ Gia đình cụ Hạnh đòi lại tài sản từ chị Nga căn cứ vào điều 167 BLDS 2015
Điều 167 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
+ Chị Nga được đòi lại tiền từ chị Hồng vì chị Hồng đã xác lập giao dịch mua bán với chị Hương
+ Chị Nga cũng được quyền đòi lại tiền từ bà Hương vì chị Hồng đã trả tiền vay
nợ cho bà Hương, căn cứ vào điều 167 BLDS.
+ Trong trương hơp bà Hương bị chị Nga đòi và phải trả tiền thì bà Hương có
quyền đòi lại tiền từ chị Hồng và chị Hồng bắt buộc phải trả vì trước đó đã xác lập giao dịch cho vay tài sản
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
3 Các con cụ Hạnh có thể đòi lại được đôi bông tai không?
Trong trường hợp này các con của cụ Hạnh không thể đòi lại được đôi bông tai Giao dịch dân sự giữa cụ Hạnh và chị Hồng đã được xác lập và nếu muốn đòi lại được đôi bông tai thì phải có điều kiện khiến giao dịch dân sự này vô hiệu
Trang 8* Về hình thức của hợp đồng, đây là hợp đồng tặng cho tài sản – là sự thỏa
thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng
ý nhận
Bộ luật Dân sự không quy định Hợp đồng tặng cho tài sản phải luôn tuân theo một hình thức bắt buộc, do vậy hình thức của hợp đồng này được thực hiện theo quy định về hình thức của hợp đồng dân sự nói chung Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Do đó việc cụ Hạnh cho chị hồng đôi bông tai bằng vàng không vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng.
* Về nội dung của hợp đồng:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 116 BLDS)
Như đã phân tích ở trên, loại giao dịch trong tình huống này là hợp đồng dân
sự Hợp đồng tặng cho tài sản hình thành trên cơ sơ thỏa thuận giữa bên tặng cho
và bên được tặng cho, theo đó, bên tặng cho tài sản của mình và chuyển sở hữu cho bên được tặng mà không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho đồng ý nhận Bởi vì bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên thì pháp luật cũng đặt ra một số yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể tuân theo,đó là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia
Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trang 9a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo quy định của Luật nếu một giao dịch dân sự không đáp ứng đầy đủ ba điều kiện trên thì giao dịch dân sự ấy sẽ bị vô hiệu
Xét từng điều kiện của giao dịch ở tình huống trên :
Thứ nhất, Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Năng lực dân sự này có từ khi cá nhân đó sinh ra và mất từ khi cá nhân đó chết đi Năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa
vụ dân sự bằng hành vi của mình ( khả năng chủ quan) Người từ đủ 18 tuổi trở lên
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự
Theo giả thiết của tình huống,cụ Hồng đã 95 tuổi do vậy xét về độ tuổi,cụ hoàn toàn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Các con của cụ cho rằng do cụ bị lẫn ( đãng trí do tuổi già) thì cũng không thể khẳng định là cụ bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự Bởi vì đấy chỉ là cái nhìn chủ quan của người muốn lấy lại tài sản Hơn nữa không có kết luận pháp y và không có
Trang 10tuyên bố của tòa án thì dưới góc độ pháp luật cụ vẫn là người bình thường ( dù dựa trên góc độ dân sự) Cho nên cụ Hạnh có quyền xác lập mọi giao dịch
Từ những phân tích trên,đây là giao dịch hợp pháp có đầy đủ điều kiện của 1 giao dịch dân sự nên nó sẽ không bị vô hiệu hóa Đồng nghĩa với việc các con của
cụ sẽ không có quyền đòi lại đôi bông tai từ chị Hồng
Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
“Tự nguyện” bao gồm các yêu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.Nếu một trong 2 yếu tố này không có hoặc không thống nhất thì cũng không thể có tự nguyện Giao dịch thiếu sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lí, Bộ luật dân sự xác định một số trường hợp không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu Đó là các trường hợp do giả tạo ,do nhầm lẫn,do bị lừa dối, bị đe dọa do xác lập tại thời điểm
mà không nhận thức và làm chủ hành vi của mình
Ở tình huống trên cụ Hạnh đã tháo đôi bông tai tặng cho chị Hồng làm nghề nhặt rác và sống cạnh nhà cụ Hạnh Có nghĩa là trong trừng hợp này cụ Hạnh hoàn toàn tự nguyện tháo đôi bông tai ra và tặng cho chị Hồng.Vì bản thân chị Hồng không hề có hành vi đe dọa hay nói gì lừa dối để khiến cụ tặng cho đôi bông tai Hành vi tháo đôi bông tai ra để tặng cho chị Hồng là hành vi tự nguyện của cụ Hạnh mà không hề có sự can thiệp của yếu tố khách quan nào.Và cụ Hạnh vẫn nhận thức và điều khiển được hành vi của mình mà không có sự xúi dục hay mê hoặc từ ai khác Cho nên người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không trái với pháp
luật,đạo đức xã hội thì giao dịch mới có hiệu lực pháp luật Mục đích của giao dịch
là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn khi xác lập giao dịch đó Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các khoản mà các bên đã cam kết đã thỏa thuận trong giao dịch dân sự Chỉ những tài sản được phép giao dịch , những công việc được