1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo thực tập nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại công ty bảo minh hà nội

87 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 225,8 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ cũng ngày càng được quan tâm phát triển. Doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ bảo hiểm này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh luôn là công ty có doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ cao thứ 2 chỉ sau Bảo Việt.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe là nhu cầu và cũng là đòi hỏi thiết yếu mà cộng đồng và mỗi cá nhân quan tâm Tuynhiên, trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh tật do tác độngcủa tuổi tác cũng như môi trường sống… BHYT Việt Nam ra đời là một trong nhữngchính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm giúp

đỡ người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định cuộc sống, gópphần vào sự phát triển ổn định của đất nước Nhưng có một thực tế hiện nay là số ngườikhám chữa bệnh ngày càng tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ ChíMinh… dẫn đến việc quá tải tại nhiều bệnh viện Điều này cho thấy người dân phải chịunhiều hơn cho chi phí y tế so với trước kia Đối với những người có bảo hiểm y tế thìkhoản chi phí này có thể được hỗ trợ một phần Tuy nhiên, nhiều người bệnh có thể sẽgặp khó khăn khi khám và điều trị trái tuyến Hơn nữa là chất lượng dịch vụ khi khámchữa bệnh bằng BHYT còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh củanhiều đối tượng khác nhau Đối với bản thân người bệnh và gia đình, bệnh tật không chỉ

là gánh nặng tinh thần mà còn là gánh nặng vật chất, vì không chỉ tốn tiền mà còn cónguy cơ làm gián đoạn công việc, gián đoạn thu nhập Vì vậy, nếu như có được sự hỗ trợkịp thời sẽ giúp người bệnh và gia đình lấy lại được “ thăng bằng” tài chính Hiểu đượcnhu cầu đó, một loại hình bảo hiểm đã ra đời nhằm đáp ứng được những mong muốn củangười dân và một phần khắc phục được những hạn chế của chế độ BHYT Đó chính làbảo hiểm con người phi nhân thọ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung vàBảo hiểm phi nhân thọ nói riêng Nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ cũng ngàycàng được quan tâm phát triển Doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ bảo hiểm này luônchiếm tỷ trọng cao ttrong tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Tổngcông ty cổ phần Bảo Minh luôn là công ty có doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm con ngườiphi nhân thọ cao thứ 2 chỉ sau Bảo Việt Với doanh thu phí năm 2012 về nghiệp vụ này

là 365 tỷ đồng, chiếm 13,2% thị phần Là một trong những công ty bảo hiểm thành viên,Công ty Bảo Minh Hà Nội đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung củaTổng công ty cổ phần Bảo Minh, giúp cũng cố thương hiệu Bảo hiểm Bảo Minh trên thịtrường, hoàn thành tốt các chỉ tiêu và đóng góp một phần doanh thu đáng kể trong tổngdoanh thu của Tổng công ty Bảo hiểm con người phi nhân thọ là một trong những nghiệp

vụ đạt được doanh thu cao, có đóng góp nhất định vào tổng doanh thu phí bảo hiểm củacông ty Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều hạn chế như tỷ

lệ bồi thường cao, vấn đề trục lợi bảo hiểm còn diễn ra khá nhiều …

Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ

Trang 2

vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm conngười phi nhân thọ tại công ty Bảo Minh Hà Nội ”.

Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về bảo hiểm con người phi nhân thọ và năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp bảo hiểm

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm con người phinhân thọ tại công ty Bảo Minh Hà Nội

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểmcon người phi nhân thọ tại công ty Bảo Minh Hà Nội

Để có thể hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sỹNguyễn Thị Lệ Huyền đã tận tình hướng dẫn em Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơnđến tập thể cán bộ, nhân viên công ty Bảo Minh Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiệnthuận lợi giúp em trong quá trình tìm hiểu về nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọtại công ty

Mặc dù đă cố gắng rất nhiều, song do những hạn chế về thời gian, kiến thức vàkinh nghiệm thực tế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu xót Em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiệnhơn

CHƯƠNG 1

Trang 3

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ VÀ NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm con người phi nhân thọ

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất hằng ngày con người luôn phảiđối mặt với những rủi ro, tai nạn bất ngờ ngoài ý muốn mà chúng ta không thể lườngtrước được như ốm đau, tai nạn, già yếu, mất việc làm… Thực tế hiện nay, do tác độngcủa môi trường sống hiện đại, ngày càng có nhiều người lo lắng khi phải sống chung vớinhững rủi ro tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọngbởi các chất độc hại, xuất xứ cũng như chất lượng thực phẩm không an toàn, … đang lànhững nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của mọi ngườidân không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Tỉ lệ người mắc các bệnh nghiêm trọngngày càng tăng cao trong xã hội không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn là nỗi lo vềtài chính cho mỗi gia đình Ngày nay, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại có thểgiúp chúng ta điều trị thành công nhiều căn bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên chi phí thuốcmen và viện phí điều trị ngày càng tăng cao vẫn luôn là nỗi bận tâm của nhiều người Vìthế, vấn đề mà xã hội quan tâm là làm thế nào để hạn chế và khắc phục được hậu quả củarủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người

Có nhiều biện pháp đã ra đời nhằm khắc phục rủi ro như là: phòng tránh, cứu trợ…

và như một tất yếu, bảo hiểm ra đời đóng vai trò là một phương thức hữu hiệu hơn cả.Cùng với sự phát triển của đất nước, bảo hiểm hiện là một trong những ngành dịch vụtăng trưởng khá toàn diện và có những bước tiến lớn cả về tốc độ, quy mô và phạm vihoạt động Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn gópphần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanhnghiệp nhằm cải thiện đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh Kinh tế càng pháttriển, đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, và các loại hình bảohiểm cũng ngày càng được hoàn thiện Từ đó, bảo hiểm con người phi nhân thọ ( BHCN

Trang 4

PNT) ra đời là tất yếu của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và là hình thức

bổ sung cho hai loại hình ra đời trước đó là BHXH và BHYT BHCN PNT ra đời nhằmmục đích đảm bảo khắc phục cuộc sống cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi rohay tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng cũng như sự suy giảm hay mất thu nhập

do rủi ro gây ra và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia Tuy nhiên, BHCNPNT có đối tượng tham gia rộng hơn so với loại hình BHXH ra đời trước đó, quỹ bảohiểm được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, số tiền chi trả bảohiểm phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng hay tuỳ thuộc vào sản phẩm cụ thể

mà người tham gia chọn lựa

Như vậy, BHCN PNT đã thể hiện vai trò khá quan trọng của nó trong đời sống xãhội, giúp cho con người chống lại những khó khăn bấp bênh trong cuộc sống trước sự đadạng và mức độ phức tạp của rủi ro để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn Qua đó có thểthấy được sự cần thiết khách quan của BHCN PNT trong đời sống xã hội hiện nay

1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm con người phi nhân thọ

 Xem xét mối quan hệ tương quan giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm với

sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc, nhiều nhà kinh tế học đã khẳngđịnh tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm đối với nềnkinh tế, đặc biệt là bảo hiểm con người Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thịtrường bảo hiểm con người mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nềnkinh tế thành công nào Có thể thấy rõ điều đó qua các tác dụng của BHCN PNTsau:

 Góp phần ổn định đời sống, nhân dân, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ngườiđược bảo hiểm

 Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường, bù đắp khi có rủi ro tổnthất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặcbiệt nhằm khôi phục tài chính, vật chất cho người tham gia bảo hiểm như trước khixảy ra rủi ro Mặt dù hệ thống an sinh xã hội và các tổ chức xã hội có thể trợ cấpcho những khó khăn đó nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời trước mắt, khôngđảm bảo được lâu dài về mặt tài chính.Tham gia BHCN PNT sẽ phần nào giải

Trang 5

quyết được những khó khăn đó.

 Góp phần ổn định tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các gia đình, cácdoanh nghiệp giúp họ yên tâm làm việc khi rủi ro biến cố hay tai nạn bất ngờ xảy

ra với bản thân người tham gia bảo hiểm

 Sử dụng hiệu quả những khoản phí bảo hiểm nhàn rỗi chưa phải chi trả, tạo đượcnguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác

 Do tính chất của bảo hiểm là phí thu trước, chi trả bồi thường sau nên khoảnphí thu được sẽ được lập thành quỹ bảo hiểm, quỹ này được sử dụng vào mục đíchchi trả bồi thường, dự phòng và là nguồn vốn đầu tư hữu ích góp phần tăng trưởng

và phát triển kinh tế

 Thực hành tiết kiệm, chống lạm phát

 BHCN PNT còn là một công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặtnhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm góp phầnchống lạm phát Điều này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với từng gia đình màcòn có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế- xã hội

 Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống

 Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội cũng ngày một nângcao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai Môi trườngkinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện nhiều hơn những rủi

ro mới Thế giới đang chuyển biến hết sức phức tạp, khó đoán như khủng hoảngkinh tế, chiến tranh, khủng bố, xung đột Trong tình hình như vậy, BHCN PNT sẽ

là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh vàtrong cuộc sống cho mọi người

 BHCN PNT còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo công ăn việc làmcho người lao động, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái, tạo ra một nếpsống văn minh lành mạnh và tiết kiệm có kế hoạch…

1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ

Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ chỉ ra đời và phát triển khi nền kinh tế- xã hộihội tụ đủ những điều kiện nhất định thì BHCN PNT đã ra đời sớm hơn, với mục đích chủ

Trang 6

yếu là góp phần khắc phục hậu quả khi người tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro, từ đógóp phần ổn định tài chính cho họ Bởi vậy BHCN PNT có những đặc điểm cơ bản sau:

 Hậu quả của rủi ro mang tính chất thiệt hại vì những rủi ro được bảo hiểm ở đây là

ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thai sản liên quan đến sức khỏe và thân thể con người

 Đối tượng được bảo hiểm thường được quy định trong khoảng độ tuổi nào đó Cáccông ty bảo hiểm không chấp nhận bồi thường cho những người có tuổi quá thấphoặc quá cao vì việc quản lý rủi ro rất phắc tạp

 So với bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm của BHCN PNT ngắn hơn, thườngtrong vòng một năm, thậm chí có những nghiệp vụ thời hạn bảo hiểm chỉ trong vàingày hoặc vài giờ như bảo hiểm tai nạn hành khách Do vậy, phí bảo hiểm thườngđược đóng một lần khi ký kết hợp đồng bảo hiểm

 Các nghiệp vụ BHCN PNT thường được kết hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm kháctrong cùng một hợp đồng bảo hiểm Việc triển khai kết hợp này sẽ giúp làm giảmchi phí khai thác, chi phí quản lý… của công ty bảo hiểm từ đó có thể giảm phíbảo hiểm

 BHCN PNT được coi là loại hình bảo hiểm bổ sung hữu hiệu nhất cho các laoijhình bảo hiểm ra đời trước như BHYT, BHXH

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

Trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam nhìn chung đã có những bướcphát triển rất đáng ghi nhận Từ cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổchức thương mại thế giới (WTO) Điều này đã mở ra cho nghành bảo hiểm nước tanhững cơ hội lớn để phát triển nhưng đồng tời cũng đặt các doanh nghiệp bảo hiểm trướcnhững thách thức và khó khăn không nhỏ Trước thực trạng trên, để có thể tồn tại và pháttriển trong môi trường kinh doanh mới đòi hỏi từng doanh nghiệp bảo hiểm phải khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình cũng như cho từng sản phẩmkinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường Không nằm ngoài xu thế phát triển chung

đó, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lựccạnh tranh của mình, và coi đó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2.1 Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 7

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoạt động của một DNBH bao gồm :

 Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, gồm nhận tái và nhượng tái bảohiểm

 Đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất

 Các công tác giám định tổn thất

 Đại lý giám định tổn thất, xem xét giải quyết bồi thường và yêu cầu người thứ babồi hoàn

 Quản lý quỹ bảo hiểm và hoạt động đầu tư vốn

 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đó là hoạt động nhằm mục đíchsinh lời, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chunggồm có những đặc điểm sau:

 Đối tượng kinh doanh đa dạng: có đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân

sự và con người Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể Mỗinghiệp vụ là một hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sảnphẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo hiểm Phí đó được tính toán trên cơ

sở khoa học đảm bảo thu bù chi, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước và có lãi chodoanh nghiệp Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong kinhdoanh bảo hiểm càng phát huy tác dụng, do đó mục đích lợi nhuận sẽ đạt được

 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn: Nguồn vốn của doanhnghiệp bảo hiểm bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi từ hoạt động đầutư….Trong đó, vốn điều lệ phải đảm bảo như mức vốn pháp định do pháp luật quyđịnh (Công ty BHNT là 600 tỷ đồng, Công ty BHPNT là 300 tỷ đồng) Vốn phápđịnh lớn như vậy là do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là kinh doanhrủi ro

 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảohiểm của từng nghiệp vụ đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp Bởi

lẽ, kinh doanh bảo hiểm có sự tích lũy rủi ro, phí bảo hiểm thu được các DNBH

Trang 8

phải trích lập dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn, dự phòng toán học….

 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn gắn liền với hoạt động đầu tư: Hoạt độngđầu tư là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DNBH Hoạtđộng đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy môdoanh nghiệp, tăng quỹ phúc lợi, vừa giúp tăng thu nhập cho người lao động, vừagóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có:vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện, các khoản lãi của những năm trướcchưa sử dụng, vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

 Các DNBH hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh bảohiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế màViệt Nam đã ký kết hoặc tham gia: Điều này nhằm đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh của DNBH đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích của ngườitham gia, lợi ích của DNBH và lợi ích của Nhà nước

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Lý luận về cạnh tranh từ lâu đã có rất nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu Cạnhtranh xuất hiện trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá(kinh tế hàng hoá, mà cao hơn chính là kinh tế thị trường) Nó phản ánh mối quan hệ kinh

tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa.Mặc dù "cạnh tranh" không phải là một khái niệm mới nhưng để có được một định nghĩathống nhất thì rất khó Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, quan niệm và nhận thức về vấn

đề cạnh tranh, phạm vi và các cấp độ áp dụng nó cũng khác nhau C.Mác khi nghiên cứu

về chủ nghĩa tư bản đã đề cập đến cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường Theo C Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà

tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thuđược lợi nhuận siêu ngạch" Trong ngôn ngữ học, khái niệm cạnh tranh được hiểu là "cốgắng giành phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm nhữnglợi ích như nhau" Theo Đại từ điển tiếng Việt thì cạnh tranh là sự "tranh đua giữa những

cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, giành phần hơn, phần thắng về mình" Theo từđiển thuật ngữ kinh tế học " Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoànhay quốc gia Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà

Trang 9

không phải ai cũng có thể giành được" Như vậy nếu hình dung toàn bộ nền kinh tế nhưmột trường đua trong thể thao, ai tham gia vào đó cũng đều mong muốn đạt giải bằng sự

cố gắng hết mình, thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế - xă hội, nólàm cho mỗi thành viên trong xã hội đều phải luôn tự hoàn thiện mình để đạt được kếtquả cao nhất có thể

Từ thực tế đã cho thấy, có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về cạnhtranh Tuy nhiên, xét theo quan điểm tổng hợp thì có thể hiểu khái niệm cạnh tranh nhưsau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọibiện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế của mình,thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sảnxuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trìnhcạnh tranh là tối đa hoá lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối vớingười tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi

Xét trên phương diện doanh nghiệp, theo định nghĩa của CIEM và UNDP thì

"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thịphần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoàinước" Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng cạnh tranh

bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trênthị trường trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế

Có bốn yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, biểu thị cáchthức cơ bản để giảm chi phí và tạo sự khác biệt hoá sản phẩm mà bất kỳ một DN nào ởmột ngành nào cũng có thể áp dụng, cụ thể:

Yếu tố thứ nhất là hiệu quả: Hiệu quả thường được đo bằng số yếu tố đầu vào cầnthiết (chi phí) để tao ra một đơn vị đầu ra (sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận) Doanhnghiệp càng nâng cao được hiệu quả thì chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra càngthấp và như vậy thì doanh nghiệp sẽ có năng lực cạnh tranh cao dựa trên chi phí

Yếu tố thứ hai là chất lượng: Chất lượng sản phẩm là những đặc tính của sản phẩmđược thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó Chất lượng gắn vớikhả năng thỏa mãn những nhu cầu đã định cho sản phẩm Theo ISO 9000 "Chất lượng là

Trang 10

tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhucầu đã được công bố hoặc chấp nhận" Người cung cấp phải tối ưu hoá chất lượng sảnphẩm, không được để "thấp" hơn nhu cầu nhưng cũng không nên thừa hay "cao" quá mứccần thiết để không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm Sản phẩm có chất lượng cao giúpdoanh nghiệp tăng uy tín, từ đó có thể tăng giá bán.

Yếu tố thứ ba là đổi mới: Đổi mới bao gồm sự hoàn thiện về sản phẩm, công nghệ,

hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trong đó đổi mới công nghệ đượccoi là yếu tố chính của năng lực cạnh tranh, nó giúp doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm

so với đối thủ cạnh tranh hoặc giảm chi phí sản xuất Các doanh nghiệp vì thế thường sảnxuất theo seri sản phẩm, không duy trì lâu hoặc với khối lượng lớn một sản phẩm nào đó

Yếu tố thứ tư là nắm bắt kịp thời nhu cầu khách hàng: Để đáp ứng nhu cầu kháchhàng, doanh nghiệp cần cung cấp các mặt hàng mà họ cần và đúng thời điểm họ muốn

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới suy cho cùng là nhằm mục tiêu đápứng các nhu cầu rất đa dạng của khách hàng

Giữa ba cấp độ năng lực cạnh tranh nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạođiều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau Một nền kinh tế có năng lựccạnh tranh quốc gia cao thì đòi hỏi phải có nhiều doanh nghiệp phải có năng lực cạnhtranh Và ngược lại các doanh nghiệp chỉ có thể cạnh tranh tốt trong một quốc gia có nềnkinh tế thuận lợi, chính sách kinh tế vĩ mô rõ ràng, môi trường đầu tư ổn định và kết cấu

cơ sở hạ tầng đảm bảo Mặt khác, tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệpcũng là một yếu tố quan trọng, vì trong cùng một môi trường kinh doanh có doanh nghiệpthành công nhưng cũng có doanh nghiệp bị thất bại Bên cạnh đó doanh nghiệp chỉ có sứccạnh tranh cao khi sản phẩm của mình có năng lực cạnh tranh cao so với đối thủ cạnhtranh và được xã hội chấp nhận Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngoài chấtlượng nội tại còn phụ thuộc nhiều vào danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp

Trang 11

Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là cơ sở, điều kiện đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế đất nước Hiện naynước ta đang tiến sâu vào quá trình hội nhập thì yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranhtrên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết Trong đó tính chủ động tích cực, sáng tạo của các doanh nghiệpnắm giữ vai trò quyết định.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

Để đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của một sản phẩm bảo hiểm trên thịtrường, trước tiên cần phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá NLCT của DNBH về sản phẩm

đó Với các DNBH nói chung và mỗi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH PNT)nói riêng, NLCT của doanh nghiệp về một sản phẩm được đánh giá dựa trên các chỉ tiêusau:

a Quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm

Năng lực tài chính không chỉ là yếu tố quyết định tới NLCT của DNBH mà cònảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm Vì khi xem xét tiềm lựctài chính của nhà bảo hiểm, với một khả năng tài chính mạnh nhà bảo hiểm sẽ giúp kháchhàng có cơ sở để tin tưởng và tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp mình, đẩy mạnh doanhthu cho sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao NLCT cho sản phẩm Năng lực tài chính củadoanh nghiệp được phản ánh qua: quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô các quỹ dựphòng nghiệp vụ…

 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ được góp khi thành lập doanh nghiệp,các quỹ và các khoản lãi tích lũy Vốn điều lệ là vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp vàđược đóng góp khi doanh nghiệp thành lập Đối với những ngành quy định vốn pháp địnhkhi thành lập, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải luôn duy trì mức vốn điều lệ

đã góp không được thấp hơn mức vốn pháp định Đặc biệt với hoạt động kinh doanh bảohiểm có chu trình kinh doanh đảo ngược thì việc đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu là vôcùng quan trọng để thực hiện các cam kết với khách hàng Luật kinh doanh bảo hiểm ViệtNam hiện nay quy định mức vốn pháp định cho doanh nghiệp bảo hiểm là 600 tỷ đồngđối với doanh nghiệp BHNT và 300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp BHPNT

Trang 12

Nhưng trên thực tế để có khả năng tài chính mạnh, từ đó mở rộng hoạt động kinhdoanh, các DNBH thường có vốn điều lệ lớn hơn nhiều so với vốn pháp định và luôn tìmmọi biện pháp để tăng số vốn điều lệ của mình.

 Tài sản

Nguồn tài sản chính là sự thể hiện ra bên ngoài tiềm lực tài chính của mỗi DNBH.Khi khách hàng muốn đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp sau khi xem xét sốvốn điều lệ thì họ sẽ nhìn vào nguồn tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ

Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh dịch vụ nên tài sảncủa doanh nghiệp không chỉ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải,…mà còn chủ yếu tồn tại dưới các hình thức như: các quỹ đầu tư tài chính ngắn hạn,bất động sản hay tiền gửi ngân hàng…Trong đó các tài sản dưới dạng các khoản đầu tưthường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản và có vai trò vô cùng quan trọng đốivới các công ty vì tài sản của DNBH chủ yếu hình thành từ nguồn vốn là phí thu đượccủa khách hàng Sau khi thu được phí bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn nàyđem đầu tư sinh lời Đầu tư chính là cách hữu hiệu để phát triển quỹ tài chính và tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Nguồn tài sản của doanh nghiệp càng lớn càng chứng tỏ doanhnghiệp có nền tảng tài chính tốt nên sức cạnh tranh doanh nghiệp cũng như sức cạchtranh của các sản phẩm bảo hiểm sẽ cao

 Dự phòng nghiệp vụ

Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, đượctrích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm

đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, Thực chất đây

là nguồn vốn vay của nhà bảo hiểm vì sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH đã cótrong tay một khoản lớn phí nhưng nếu trong thời hạn bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm xảy

ra DNBH phải tiến hành bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm Nhưng nhiều khi số tiền phảichi trả lớn hơn nhiều lần so với phí bảo hiểm thu được và rủi ro xảy ra trên quy mô lớn,

do đó để đảm bảo nghĩa vụ của mình đối với khách hàng, doanh nghiệp buộc phải thiếtlập các khoản dự phòng nghiệp vụ

Đối với DNBH PNT, các quỹ dự phòng bao gồm 3 loại quỹ quan trọng nhất là dựphòng phí, dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn

Việc trích lập các quỹ dự phòng không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật mà còn

Trang 13

là bắt buộc và có tính pháp lý cao đối với DNBH.

Nếu các khoản dự phòng phí được thực hiện một cách chính xác, hợp lý thì doanhnghiệp có khả năng đảm bảo được quyền lợi đối với khách hàng, góp phần nâng cao uytín của doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh củasản phẩm đó trên thị trường

Việc trích lập các khoản dự phòng đầy đủ hàng năm là vô cùng cần thiết đối vớimỗi DNBH PNT và quy mô của các quỹ được trích cũng khá lớn Để đảm bảo khả năngsinh lời của nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi này, các công ty bảo hiểm thường sử dụng phầnlớn các nguồn quỹ này đem đi đầu tư ở nhiều lĩnh vực và hình thức đầu tư khác nhau nhưđầu tư bất động sản, mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, mua cổ phiếu, cho vaythế chấp….Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn vay nên các khoản đầu tư này phải được đảmbảo tính thanh khoản, có thể nhanh chóng chuyển sang tiền mặt để chi trả và bồi thườngcho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm bất ngờ xảy ra

Nếu doanh nghiệp bảo đảm trích đúng và đầy đủ các khoản dự phòng, sẽ tạo niềmtin nơi khách hàng và từ đó sẽ tích cực tham gia bảo hiểm tại công ty, gia tăng doanh thucho sản phẩm, từ đó nâng cao được NLCT

b Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm

Sự thành công của một doanh nghiệp cần có sự đóng góp của rất nhiều nguồn lựckhác nhau trong đó nguồn nhân lực luôn được coi là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp nhấtquyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các DNBHcũng không là ngoại lệ, hơn nữa kinh doanh bảo hiểm là một ngành kinh doanh dịch vụ

vô hình nên nguồn nhân lực càng đóng vai trò quan trọng, là tài sản quý giá góp phầnnâng cao NLCT của doanh nghiệp nói chung và của từng nghiệp vụ nói riêng Khi mộtDNBH có đội ngũ nhân lực chất lượng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghềnghiệp thì sẽ mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp Đặc biệt

là sản phẩm BHCN PNT liên quan tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng như hỗ trợ tàichính cho người tham gia bảo hiểm nên rất cần sự hướng dẫn và tư vấn của các nhân viênbảo hiểm để chọn sản phẩm phù hợp bởi vậy, cần có một đội ngũ nhân viên tốt có thể đểlại ấn tượng tốt đối với khách hàng, làm việc mang lại hiệu quả cao từ đó duy trì kháchhàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh cả vớinhững đối thủ nặng ký trên thị trường

Trang 14

Do sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không được mong đợi và khá trừu tượng,khách hàng đa dạng và hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm còn nhiều hạn chế nên hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm còn gặp không ít khó khăn đặc biệt là khâu khai thác, chàobán sản phẩm Để có thể đạt được kết quả và hiệu quả cao trong kinh doanh, đòi hỏi mỗiDNBH cần có một đội ngũ nhân lực vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao lại có đạođức nghề nghiệp tốt, vì trong bảo hiểm dễ xảy ra trục lợi khi có sự phối hợp giữa cán bộcủa DNBH và khách hàng.

 Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một DNBH được thực hiện thôngqua đánh giá các chỉ tiêu sau:

+ Số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty nói chung và cán

bộ nhân viên phụ trách về nghiệp vụ BHCN PNT nói riêng

+ Năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp:

=

Trong đó:

là năng suất lao động bình quân trong kỳ1 lao động

D là doanh thu của DNBH trong kỳ

là số lượng lao động bình quân trong kỳ của DNBH

+ Thu nhập bình quân và các chính sách đãi ngộ đối với các nhân viên

 Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp thông qua các tiêu chí:

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: Một mô hình bộ máy tổ chức gọnnhẹ vừa mang tính chuyên biệt nhưng lại hoạt động hiệu quả và linh hoạt sẽ góp phầnnâng cao năng lực quản lý điều hành cũng như đáp ứng được các yêu cầu trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của ban điều hành công ty sẽ giúp đưa

ra được các quyết định, các chiến lược kinh doanh đúng đắn trong từng giai đoạn pháttriển của công ty

+ Tính linh hoạt và thích nghi của DNBH: Do thị trường bảo hiểm thường xuyênbiến động và các đối thủ cạnh tranh của DNBH cũng không ngừng thay đổi chiến lượckinh doanh của mình nên để có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các

Trang 15

DNBH phải tự làm mới mình Để đánh giá tính đổi mới của DNBH hay của sản phẩmngười ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

- Sự đổi mới về tư duy và chiến lược kinh doanh theo những biến động của thịtrường

- Sự đổi mới về sản phẩm như: cải tiến về chất lượng sản phẩm, thay đổi về giá cả,giá trị gia tăng của các sản phẩm được triển khai, thiết kế sản phẩm mới…

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý điều hành DNBH nói chung

và quản lý về nghiệp vụ BHCN PNT nói riêng Hiện nay, công nghệ thông tin giữ một vaitrò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Và trong hoạt động kinh doanhbảo hiểm cũng vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đã và đang trở thànhmột yếu tố tác động trực tiếp tới NLCT của DNBH và sản phẩm bảo hiểm Với sự hỗ trợcủa các phần mềm quản lý, đánh giá rủi ro, kế toán phục vụ thu chi,…đã giúp cho cácDNBH có thể thu thập và xử lý thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, tiếtkiệm tối đa chi phí về thời gian, giúp cho việc giao dịch với khách hàng diễn ra thuận tiệnhơn nên DNBH sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh

c Thị phần và thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm

 Thị phần của DNBH:

Hầu hết các DNBH khi gia nhập thị trường thường đặt mục tiêu cao nhất cho mình

là chiếm được phần càng lớn càng tốt trong miếng bánh thị trường hay còn gọi là thị phần

mà doanh nghiệp chiếm giữ

Thị phần của DNBH là tỷ lệ % thị trường của DNBH nắm giữ so với các đối thủcạnh tranh Thị phần gồm có thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối

Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ % kết quả tiêu thụ sản phẩm của DNBH này so với kếtquả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của các DNBH khác trên thị trường

Thị phần tương đối của DNBH được tính theo tỷ lệ thị phần của DNBH

Thị phần của DNBH = Doanh thu phí của DNBH

Doanh thu phí của toàn thị trườngThị phần của SPBH = Doanh thu phí về sản phẩm của doanh nghiệp

Doanh thu phí về sản phẩm của toàn thị trường

Trang 16

Việc xác định thị phần của DNBH cũng như SPBH chính là xác định chỗ đứng củaDNBH trên thị trường Do vậy, thi phần luôn được coi là chỉ tiêu hàng đầu khi đánh giáNLCT của doanh nghiệp hoặc của SPBH Thị phần của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ

vị thế của doanh nghiệp trên thị trường càng cao, sự tín nhiệm của khách hàng đối vớidoanh nghiệp càng tăng, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển nênNLCT của các SPBH mà doanh nghiệp đang triển khai sẽ có NLCT càng cao vì kháchhàng đã biết nhiều đến uy tín của doanh nghiệp

Ngược lại, NLCT đó càng mạnh mẽ thì có nhiều khách hàng sẽ chọn SPBH củadoanh nghiệp, càng góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần

 Thương hiệu của DNBH về sản phẩm BHCN PNT:

Theo tâm lý chung của đại đa số khách hàng, họ thường có xu hướng tiêu dùngnhững sản phẩm thông qua việc biết tới thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất ra chúng,

vì chỉ khi có một thương hiệu mạnh mới mang tới cho khách hàng sự an tâm về chấtlượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ mà họ chọn mua Một thương hiệu được nhiềungười biết tới sẽ có tác dụng lớn thu hút khách hàng tới tiêu dùng sản phẩm, tăng sứccạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nhưng ngược lại chính niềm tin và sự tín nhiệmcủa khách hàng cũng góp phần không nhỏ tạo dựng thương hiệu, uy tín của doanhnghiệp Thương hiệu không chỉ tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp mà nó còn

là một rào cản vô hình vô cùng lợi hại hạn chế sự gia nhập thị trường của các đối thủcạnh tranh trong tương lai Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng việc xây dựng thươnghiệu có thể coi là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp mà đặc biệt lànhững doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là lời hứa như DNBH trên thương trường cạnhtranh khốc liệt hiện nay

Kinh nghiệm của rất nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã chứng minh, thươnghiệu là một tiêu chí hàng đầu về đánh giá NLCT của DNBH và NLCT về sản phẩm củadoanh nghiệp đó Việc đánh giá thương hiệu chính là việc đánh giá hình ảnh của doanhnghiệp được định vị như thế nào trong con mắt người tiêu dùng Khách hàng biết đếncông ty như thế nào qua việc biết tới sản phẩm, tên tuổi, logo, slogan,…của doanhnghiệp

Thương hiệu là khối tài sản vô hình vô cùng to lớn đối với mỗi DNBH, nhưngtrong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu sắc hiện nay, các nhà bảo hiểm phảilàm gì để giữ gìn và phát triển thương hiệu của mình Đó thực sự là một bài toán hóc búa

Trang 17

vì mỗi thương hiệu của mỗi doanh nghiệp không thể được hình thành và phát triển mộtsớm một chiều mà nó là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài và kiên trì theophương châm, chiến lược kinh doanh của bản thân mỗi doanh nghiệp Một thương hiệunếu chỉ được tạo lập thông qua việc quảng cáo, khuếch trương tên tuổi của doanh nghiệpthông qua các phương tiện thông tin đại chúng thì không thể là một thương hiệu bềnvững Thương hiệu chỉ thực sự bền vững trên thương trường khi nó được xây dựng nên từcon đườngchất lượng Chất lượng của bộ máy lãnh đạo, của từng cá nhân trong doanhnghiệp, chất lượng của các sản phẩm mà doanh nghiệp đó mang tới cho khách hàng vànhững đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Như vậy, nếu DNBH đã hoặc đang cố gắng xây dựng cho mình một thương hiệutốt thì chắc chắn các sản phẩm của họ cũng sẽ có NLCT rất cao

 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và cảDNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu của DNBH phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳnhất định (thường là 1 năm) Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụphân tích hoạt động kinh doanh trong DNBH Chỉ tiêu này bao gồm các bộ phận cấuthành: doanh thu về hoạt động kinh doanh BH và tái bảo hiểm; thu nhập từ đầu tư và cáckhoản thu khác

Chi phí của DNBH là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kỳ phục vụ quá trình hoạtđộng kinh doanh trong vòng 1 năm

Dựa vào kết quả thu chi sẽ tính được lợi nhuận mà DNBH thu được trong 1 năm

Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpCác chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng có thể tính riêng cho từng nghiệp

vụ bảo hiểm Khi đó, cần đảm bảo nguyên tắc: những khoản thu, chi nào có liên quantrực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như: phí bảo hiểm, chibồi thường, STBH chi trả,…), những khoản thu gián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thunhập đầu tư,…) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so

Trang 18

với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.

 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Hiệu quả kinh doanh của DNBH là thước đo sự phát triển của bản thân doanhnghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanhnhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

Hiệu quả kinh doanh của DNBH luôn gắn với những mục tiêu kinh tế - xã hội.Trước hết là những mục tiêu của DNBH, sau đó là của ngành bảo hiểm và toàn bộ nềnkinh tế - xã hội Bởi vì bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế, mà còn mang tính xã hội.Cho nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH không chỉ xét trên góc độ kinh

tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội

+ Đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được đo bằng tỷ sốgiữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ:

Hd = D/C (1)

Hc = L/C (2)Trong đó:

Hd, Hc: Hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu và lợi nhuận

D: Doanh thu trong kỳ

C: Tổng chi phí chi ra trong kỳ

L: Lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu, chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận cho DNBH Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định,DNBH sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng

+ Đứng trên góc độ xã hội:

Hiệu quả kinh doanh của DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:

Hx = Ktg/Cbh (3)

Hx = Kbt/Cbh (4)Trong đó:

Trang 19

Hx: hiệu quả xã hội của DNBH

Cbh: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh BH trong kỳ

Ktg: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ

Kbt: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ

Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ thu hút được bao nhiêukhách hàng tham gia bảo hiểm, chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phầngiải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiêncứu

 Một số chỉ tiêu cụ thể:

+ Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu = Lợi nhuận ròng * 100%

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa làlãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE là tỷ s ố tài chính để đo khả năng sinh lợitrên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ ph ầ n Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốnchủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợ i nhu ậ n Nếu tỷ số này manggiá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản – ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năngsinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệ p Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa

Trang 20

doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả.Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằngphần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quảquản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

+ Cổ tức cho các cổ đông: Sau khi công ty thu được lợi nhuận sau thu ế, một phầnlợi nhuận này sẽ được giữ lại để thực hiện tái đầu tư, phần còn lại được chia cho các cổđông dưới hình thức cổ tức Cổ tức các cổ đông nhận được càng lớn chứng tỏ hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Các chỉ tiêu về chi phí: Trong kinh doanh bảo hiểm, vấn đề chi phí có vai trò kháquan trọng vì tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà bảo hiểm có điềukiện để giảm phí, tăng chất lượng dịch vụ khách hàng từ đó tạo điều kiện nâng cao NLCTcho sản phẩm

kỳ nghiệp vụ nào Nó phản ánh số phí bảo hiểm mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả Chỉtiêu này càng lớn chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp phải chi cho sản phẩm càng lớn, gâyảnh hưởng đến NLCT của sản phẩm và ngược lại

Tỷ lệ chi quản lý = Chi quản lý về nghiệp vụ * 100%

Tổng phí bảo hiểm của nghiệp vụ

Tỷ lệ này cho biết để khai thác được một đồng phí bảo hiểm, doanh nghiệp phải bỏ

ra bao nhiêu đồng chi phí cho quản lý nghiệp vụ

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó NLCT của sản phẩmphụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín củangười bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán,…

Với mỗi sản phẩm bảo hiểm nói chung và các sản phẩm BHSK và TNCN nói

Trang 21

riêng,mỗi DNBH khi triển khai sản phẩm của mình trên thị trường đều phải cân nhắc vềNLCT của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh Về cơ bản, các DNBH thường quantâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của sản phẩm như sau:

1.2.3.1 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm bảo hiểm nói chung và BHSK và TNCN nói riêng đượcđánh giá thông qua mức độ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cùng với các dịch vụ saubán hàng như giám định, bồi thường,…

Mỗi sản phẩm bảo hiểm đều được biểu hiện trên hợp đồng bảo hiểm (trong quytắc, điều khoản, biểu phí) Nội dung cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm thường bao gồm:

 Đối tượng bảo hiểm

 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

 Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ

 Thời hạn bảo hiểm

 Mức phí bảo hiểm và phương thức nộp phí

 Các quy định về việc giải quyết bồi thường và xử lý tranh chấp nếu có

Có thể thấy chính những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên chất lượng của mỗisản phẩm bảo hiểm Bên cạnh đó, còn phải kể đến chất lượng của khâu giám định tổn thất

và giải quyết bồi thường, chi trả Thực hiện tốt khâu này một cách chủ động, nhanhchóng, chính xác, hợp lý chính là sự biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của DNBHđối với khách hàng của mình

1.2.3.2 Giá cả sản phẩm

Cạnh tranh bằng giá phải được đảm bảo về mặt luật pháp thông qua các quy định

về quản lý phí bảo hiểm Sau đó phí bảo hiểm phải đảm bảo yêu cầu về mặt tài chính củadoanh nghiệp, bao gồm khả năng chi trả bồi thường, các chi phí hoạt động và đảm bảo cólãi

Với mục tiêu theo hướng cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện việc định giá sảnphẩm dựa trên giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thực tế hoặc đối thủ cạnh tranhtiềm năng Cụ thể, DNBH sẽ phải xem xét các yếu tố:

Trang 22

 Số lượng đối thủ cạnh tranh và số sản phẩm cạnh tranh

 Yếu tố chi phí gắn với sản phẩm của từng đối thủ cạnh tranh

 Nguồn lực tài chính của từng đối thủ nói chung cũng như nguồn lực từng đốithủ cạnh tranh dành riêng cho sản phẩm

 Vai trò của sản phẩm trong danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

 Hành vi định giá trước đây của từng đối thủ

 Phản ứng dự kiến của từng đối thủ cạnh tranh trước sự thay đổi của giá cả

 Điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh

Tiếp cận với những thông tin này sẽ giúp DNBH đưa ra những mức giá phù hợpcho sản phẩm của mình trong mối quan hệ với giá của các sản phẩm của các đối thủ cạnhtranh

Hiện nay, cạnh tranh bằng phí được DNBH PNT thực hiện thông qua hoạt động hạphí mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Thông thường các DNBH tìm cách hạ phí thôngqua giảm chi phí hành chính, chi phí quản lý, chi phí ký kết hợp đồng,…

1.2.3.3 Dịch vụ đi kèm sản phẩm

Trong điều kiện kinh tế thị trường, muốn duy trì và phát triển hoạt động kinhdoanh, trước hết các doanh nghiệp phải bảo vệ được thị phần thị trường hiện có củamình, sau đó bằng các biện pháp cạnh tranh sẽ phát triển dần sang thị trường tiềm năng

mà mình đã xác định Do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm, nên trong kinh doanh bảo hiểmvấn đề tổ chức dịch vụ khách hàng, giữ khách hàng luôn được coi trọng Các DNBH luônđánh giá và nhận thức rất cao công tác này vì:

 Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng trước hết là giữ được khách hàng, nhất lànhững khách hàng truyền thống, có STBH lớn Từ đó giúp tiết kiệm chi phí khai thác banđầu, tăng thêm kinh nghiệm phòng tránh rủi ro Hơn thế, khách hàng cũ còn có khả nănglôi kéo khách hàng mới về với DNBH

 Công tác dịch vụ khách hàng còn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnhtranh (nhất là trong giao tiếp, chăm sóc, dẫn dụ khách hàng), từ đó nhiều khách hàng sẽchung thủy hơn với DNBH Đồng thời còn tạo cảm giác cho họ về những quyền lợi mà

họ được hưởng không chỉ có giá trị của sản phẩm bảo hiểm mà cả chất lượng phục vụ

Trang 23

 Thực hiện tốt công tác dịch vụ khách hàng cũng góp phần cải thiện môi trườnglàm việc, nâng cao uy tín của DNBH.

 Một khi đã giữ được khách hàng cũ và lôi kéo them nhiều khách hàng mới nhờcông tác dịch vụ khách hàng không chỉ góp phần tăng doanh thu mà còn tiết kiệm đượcnhiều khoản chi khác

Công tác dịch vụ khách hàng thường được xem xét dưới 2 nội dung: dịch vụ chămsóc khách hàng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ chăm sóc khách hàng được thực hiện sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,thông qua những lời thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ tết, sinh nhật, trong tư vấn đềphòng và hạn chế tổn thất…

Đối với các DNBH PNT, dịch vụ hỗ trợ khách hàng thường được thực hiện dướihình thức tổ chức các “Hội nghị khách hàng”, nhằm mục đích duy trì mối liên hệ thườngxuyên với họ Qua hội nghị khách hàng, DNBH sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

về các loại sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm, những ý kiến đóng góp của họ về mỗi loại sảnphẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp đã tung ra thị trường, những vấn đề còn tồn tại trongcác khâu dịch vụ,…

1.2.3.4 Hệ thống phân phối sản phẩm

Hình thức cạnh tranh này biểu hiện rất phong phú và đa dạng, gồm: phân phối trựctiếp (gặp gỡ trực tiếp, điện thoại, thư tín, mail, …), phân phối gián tiếp (công ty môi giới,đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ) Việc lựa chọn kênh phân phối của DNBH có mối quan hệtương tác với thị trường mục tiêu và sản phẩm mà DNBH chào bán Mục tiêu của kênhphân phối là giới thiệu và bán sản phẩm theo cách vừa đem lại hiệu quả cho DNBH vừathích hợp với người tiêu dùng Các DNBH thường định kỳ điều chỉnh kênh phân phối đểtăng tính cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả cao trong bán hàng

Kênh phân phối trực tiếp là thích hợp khi khách hàng có sự am hiểu nhất định vềsản phẩm bảo hiểm, đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm mang tính đại trà và đã đượctriển khai từ trước Kênh phân phối gián tiếp nên được sử dụng khi DNBH chào bánnhiều loại sản phẩm bảo hiểm cùng lúc, đặc biệt với các sản phẩm mới được triển khaitrên thị trường hoặc những sản phẩm đặc biệt, ít tính phổ thông hoặc với nhóm kháchhàng có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm bảo hiểm

1.2.3.5 Quảng bá sản phẩm

Trang 24

Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, các DNBH phải thực hiện các hoạt độngxúc tiến bán hàng, phổ biến nhất là 2 công cụ: tuyên truyền quảng cáo trên các phươngtiện thông tin đại chúng và các hoạt động quan hệ với công chúng Hình thức cạnh tranhnày thường đòi hỏi chi phí lớn, các doanh nghiệp áp dụng hình thức này thường là cácdoanh nghiệp có vốn lớn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và phải có chiến lược khaithác từng thị trường mục tiêu một cách rõ ràng, chính xác thì mới hiệu quả.

Các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống được sử dụng để quảng cáo baogồm: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, bảng hiệu, áp phích Hiện nay,mạng internet cũng đang trở thành một dạng phương tiện thông tin đại chúng phổ biến vìcác DNBH đã và đang xây dựng những trang web cho phép người sử dụng máy tính cóthể tìm hiểu các thông tin về sản phẩm và về DNBH Các hình thức quảng cáo này cungcấp cho khách hàng các thông tin về sản phẩm, xây dựng sự ưa thích của khách hàng đốivới sản phẩm, củng cố thái độ hay thói quen mua hiện thời của khách hàng đối với sảnphẩm của doanh nghiệp Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, một số DNBH cũng thựchiện truyền thông về lớp sản phẩm vượt trội hẳn so với lớp sản phẩm của đối thủ cạnhtranh

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

Cạnh tranh là quy luật phổ biến nhất, tác động mạnh mẽ nhất tới quá trình vận hànhcủa nền kinh tế thị trường nên bất cứ doanh nghiệp nào khi thị tham gia thị trường đềuphải đương đầu với cạnh tranh Đó là một cuộc chiến tranh mà họ không thể không đốimặt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và khi nền kinh tế ngày càng pháttriển, cạnh tranh diễn ra trên quy mô ngày càng rộng hơn với mức độ khốc liệt hơn trongmọi lĩnh vực và một ngành dịch vụ như bảo hiểm cũng không phải ngoại lệ Một sảnphẩm bảo hiểm chỉ thực sự chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các sản phẩm cùngloại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam khi có được NLCT NLCTcủa DNBH về một sản phẩm là khả năng sản phẩm đó được tiêu thụ nhanh chóng trongkhi thị trường có rất nhiều nhà bảo hiểm cũng đang triển khai sản phẩm tương tự

Xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm khiến cho việc chào bán sảnphẩm gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thường đổ xô vào các sản phẩm đangđược thị trường ưa chuộng bằng cách cải tiến cho sản phẩm của mình hoàn thiện hơn,tăng cường truyền thông quảng cáo sâu rộng, giảm phí để thu hút khách hàng, tăng hoahồng,….Điều này đã khiến cho cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra vô cùng khốc

Trang 25

liệt và đôi lúc có thể nói là không lành mạnh Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa cácDNBH trong nước với nhau, giữa DNBH trong nước và nước ngoài mà còn giữa cácDNBH với các dịch vụ tài chính khác như ngân hàng,….Chính áp lực cạnh tranh ngàycàng gay gắt này đã khiến cho vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm bảo hiểm trởnên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm góp phần nâng cao NLCT cho toàn doanh nghiệp Thực tế không chỉ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam mà thị trường bảo hiểm thếgiới cũng đã chứng minh rằng khách hàng luôn muốn tham gia bảo hiểm tại nhữngDNBH lớn, có uy tín trên thị trường vì thực chất bán bảo hiểm chính là bán lời hứa, lờicam kết của công ty đối với khách hàng Một thương hiệu mạnh có thể cam kết sẽ mangtới cho khách hàng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, giúp họ có thể tìm kiếm, lựa chọn sảnphẩm một cách dễ dàng phù hợp với nhu cầu của mình Vì vậy, nâng cao NLCT củadoanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết để định vị hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm tríkhách hàng giúp DNBH có thể nâng cao NLCT cho sản phẩm NLCT của sản phẩm tăngcao sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngược lại sức cạnh tranh củadoanh nghiệp tăng sẽ thúc đẩy NLCT của sản phẩm.

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI BẢO MINH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN

2009-2012 2.1 Vài nét về công ty Bảo Minh Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Minh Hà Nội

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh gọi tắt là Bảo Minh có tiền thân là công ty Bảohiểm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số1146TC / QĐ /TCCBngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điềukiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/ GCN ngày 20/12/1994 của Bộ tài chính.Bảo Minh được thành lập vào năm 1994 là thời điểm mà nền kinh tế đất nước đang hòanhập dần vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnhtranh của ngành Bảo hiểm Việt Nam trong cơ chế thị trường đổi mới Điều này cũng chothấy được chủ trương của Nhà nước trong việc xóa bỏ sự độc quyền và mở rộng thêmnhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phầnkinh tế khác nhau

Năm 2004, công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cổ phần hóa

và chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ( gọi tắt là Bảo Minh) với số vốnđiều lệ là 1.100 tỷ đồng, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu

tư tài chính Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 theo giấy phépthành lập và hoạt động số 27GP/ KDBH do Bộ tài chính cấp Sự chuyển đổi này khôngchỉ đánh dấu một bước ngoặt trên con đường phát triển của Bảo Minh mà còn là mộtbước chuyển mình của ngành bảo hiểm Việt Nam, thể hiện quyết tâm để ngành bảo hiểmViệt Nam hòa nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới của chính phủ

Đến nay, với gần 19 năm hoạt động Bảo Minh đã thiết lập được mạng lưới trải rộngkhắp toàn quốc với 59 công ty thành viên và một trung tâm đào tạo chuyên biệt tại Thànhphố Hồ Chí Minh, các văn phòng đại diện và hơn 400 đại lý chuyên nghiệp Bảo Minh đãsớm tham gia thành lập và điều hành 2 liên doanh gồm 1 công ty liên doanh BHPNT làcông ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) ( góp 51% vốn) và một công ty BHNT là công tyBHNT Bảo Minh- CMG (góp 50% vốn) Các sản phẩm bảo hiểm Bảo Minh đang cungcấp trên thị trường tương đối đa dạng và không ngừng được cải tiến, thuộc 3 loại hìnhbảo hiểm chính là tài sản, con người và trách nhiệm dân sự

Trang 27

Bảo Minh là doanh nghiệp Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ hệthống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ápdụng giải pháp phần mềm tích hợp doanh nghiệp (ERP) thuộc hàng tiên tiến nhts trên thếgiới của hãng SAP Và vào 11/2009, Bảo Minh đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, tiếp đó làHuân chương Lao động hạng 2 (10/2004) và tiếp tục nhận được Huân chương lao độnghạng nhất năm 2009

Bảo Minh là một công ty sáng lập của 10 công ty cổ phần trong nước kinh doanhtrong các lĩnh vực Bảo hiểm, chứng khoán, du lịch, khách sạn….Hiện nay, Bảo Minh cóquan hệ hợp tác rất chặt chẽ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu thế giớinhư Munich Re (Đức), Swiss Re (Thụy Sỹ), Groupama (Pháp), Yasuda (Nhật) và West ofEngland (Anh) Lĩnh vực kinh doanh của Bảo Minh gồm : hoạt động kinh doanh bảohiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư vốn rất mạnh Từ khi vhuyeenrsang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh Ngày28/11/2006, cổ phiếu của Bảo Minh với mã là BMI đã chính thức niêm yết tại trung tâmgiao dịch chứng khoán Hà Nội, đánh đấu một bước phát triển lớn cho công ty Và đếnngày 21/4/2008 thì chính thức niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập

1 chi nhánh tại Hà Nội là Bảo Minh Hà Nội và sau này chuyển đổi thành công ty BảoMinh Hà Nội được thành lập ngày 06/06/1995

Địa chỉ: Số 10 Phan Huy Chú, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tên giao dịch: Công ty Bảo Minh Hà Nội

Phạm vi hoạt động: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chuyên tư vấn và cung cấpkhoảng 20 nhóm sản phẩm BHPNT về con người, xe cơ giới, tài sản, hàng hải và tráchnhiệm

Tính đến nay, sau gần 19 năm hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh, uy tín

và thương hiệu của Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng đã từng bướcđược khẳng định trên thị trường bảo hiểm Với đội ngũ cán bội công nhân viên đông đảo,giàu kinh nghiệm, đoàn kết, sáng tạo và linh hoạt thích ứng với sự biến đổi của công việc

đã giúp hoạt động của công ty ổn định không ngừng được tăng cao, doanh thu luôn vượt

Trang 28

mức kế hoạch được giao Với tôn chỉ hoạt động: “ Sự an toàn, hạnh phúc và thành đạt củakhách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi ”, Tổng công ty Bảo Minh nóichung cũng như Bảo Minh Hà Nội nói riêng luôn thực hiện đúng như khẩu hiệu: “ BảoMinh – Tận tình phục vụ” nhằm mục tiêu phát triển bền vững, coi đó không chỉ là khẩuhiệu mà còn là trách nhiệm, lương tâm của người làm bảo hiểm Bảo Minh luôn trong tưthế sẵn sàng hội nhập với khu vực và thế giới.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Hà Nội

Bảo Minh Hà Nội hiện là đơn vị thành viên lớn nhất của Tổng công ty Bảo Minh.Tính đến nay, Bảo Minh Hà Nội đã thành lập các văn phòng tại hầu hết các khu vựcthuộc 14 quận huyện trên địa bàn Hà Nội Kinh doanh khai thác các dịch vụ BHPNT Ban đầu khi còn là chi nhánh Bảo Minh Hà Nội, công ty có cơ cấu tổ chức rất đơngiản với 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 7 phòng chức năng Tuy cơ cấu nhỏ nhưng kể từkhi thành lập công ty đã hoạt động hết sức có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao Sau khichuyển đổi thành công ty cổ phần, để phù hợp với mô hình quản lý mới và việc mở rộngquy mô hoạt động, Bảo Minh Hà Nội đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm đạt hiệuquả cao nhất

 Về nhân sự: Công ty có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 97 nhân viên

 Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu bộ máy hiện nay được tổ chức theo sơ đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức:

( Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)

Trang 30

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội

Phạm vi hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội

 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc:

Bảo Minh Hà Nội hiện cung cấp cho thị trường hơn 100 sản phẩm bảo hiểm các loại, ápdụng cho mọi đối tượng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các cá nhân và tổ chức.Các sản phẩm tập trung vào 8 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:

 Bảo hiểm con người

 Bảo hiểm xe cơ giới

 Bảo hiểm tài sản kỹ thuật

 Bảo hiểm trách nhiệm

 Bảo hiểm hàng hải

 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

 Bảo hiểm hàng không

 Bảo hiểm nông nghiệp

 Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm

 Hoạt động đầu tư tài chính

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội

Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến nay, Bảo Minh luôn là một trong những doanhnghiệp có doanh thu phí bảo hiểm thuộc tốp cao của thị trường BHPNT Và không làngoại lệ, Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua cũng không ngừng nỗ lực cải tiến nghiệp

vụ, mở rộng thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để từ đó đạt được doanh thucao nhất đóng góp vào tổng doanh thu chung của Tổng công ty Bảo Minh Hằng năm,Bảo Minh Hà Nội luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 – 15% , đóng góp tới 20% doanh thuphí vào tổng doanh thu của toàn công ty, lợi nhuận không ngừng tăng cao, vị thế củacông ty trên thị trường bảo hiểm Hà Nội ngày càng được củng cố vững chắc

Trang 31

Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2008-2012

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Bảo Minh Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế ViệtNam cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thiên tai xảy ra liên tục và gâythiệt hại lớn cho đất nước.Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm này cũng cónhiều biến động, các công ty bảo hiểm dù đã hoạt động lâu năm hay mới tham giathị trường đều đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động Vì thếBảo Minh Hà Nội gặp không ít khó khăn do thị phần bị chia nhỏ cho các công tymới tham gia thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lâu đời hơn Tuynhiên, công ty đã tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát tình hình hoạt độngkinh doanh một cách chặt chẽ, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt độnggiám định bồi thường, quản lý chặt chẽ tình hình thu phí và công tác chăm sóckhách hàng, cố gắng tiết kiệm chi phí hoạt động ở mức thấp nhất….Nhờ đó, doanhthu phí bảo hiểm trong năm 2008 doanh nghiệp thu được là 101,193 tỷ đồng , đạt106,52% kế hoạch được giao và tăng trưởng 34,41% so với cùng kỳ năm 2007

Trang 32

- Tiếp đà tăng trưởng của năm 2008, vượt qua những rào cản suy thoái kinh tế, lãnhđạo công ty đã đặt ra mục tiêu doanh thu năm 2009 là 120 tỷ đồng cao hơn năm

2008 là 30 tỷ Tuy doanh thu đạt được vẫn ở mức cao là 108,742 tỷ đồng nhưng dodoanh thu kế hoach cao nên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu là 90,62% vàtăng trưởng 7,46% so với năm 2008 Có được kết quả này là do trong năm nay,công ty đã có nhiều cải biến trong phương thức kinh doanh, đặc biệt là việc công

ty áp dụng phần mềm best và công nghệ thông tin trong việc quản lý và cấp đơnbảo hiểm cũng như trong công tác giải quyết chi trả bồi thường…

- Năm 2010, doanh thu phí bảo hiểm công ty đạt được ở mức thấp chỉ là 78,64 tỷđồng và chỉ đạt 68,38% kế hoach được giao, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng giảmđáng kinh ngạc ở mức – 27,68% so với 2009 Kết quả không mong đợi này là donăm 2010 là năm đầy khó khăn với Bảo Minh Hà Nội nói riêng và Bảo Minh nóichung khi nền kinh tế bị khủng hoảng kéo dài, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởngđến tất cả các ngành kinh tế, cũng như đời sống người dân từ đó làm giảm doanhthu phí, ngoài ra trong năm nay Bảo Minh Hà Nội còn phải đối mặt với một khókhăn lớn nữa là một phó giám đốc chuyển đi và để trống vị trí này trong suốt 6tháng động nghĩa với việc ra đi của những khách hàng lớn và ban lãnh đạo phảivất vả hơn trong việc điều hành quản lý công ty Mặt khác, cạnh tranh thị phầngiữa các công ty bảo hiểm diễn ra gay gắt Chủ yếu là hạ phí bảo hiểm, mở rộngđiều kiện, điều khoản bảo hiểm, tăng chi phí khai thác, tăng chi phí dưới hình thứckhuyến mại cũng làm cho daonh thu của công ty giảm mạnh

- Sang năm 2011, doanh thu phí bảo hiểm đã có sự khởi sắc trở lại với doanh thu phíthu được là 90,812 tỷ đồng, hoàn thành 100,90% kế hoach được giao và tăngtrưởng 15,55% so với cùng kỳ 2010 Kết quả đạt được là do nỗ lực của nhân viêntoàn công ty trong việc phát huy sức mạnh tập thể bên cạnh việc tận dụng sứcmạnh thị trường để hoàn thành mục tiêu kinh doanh Doanh thu phí trong năm naytuy có vượt chỉ tiêu đề ra nhưng chưa thực sự cao là do sự cạnh tranh gay gắt củacác công ty bảo hiểm thuộc các tập đoàn lớn cũng như các công ty bảo hiểm mớithành lập trong việc cạnh tranh về hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện điều khoản,chạy theo doanh thu nên đã tìm mọi cách để giành dịch vụ, không chú ý đến việcđánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và thu xếp tái bảo hiểm

Trang 33

- Năm 2012, doanh thu phí bảo hiểm đạt được chỉ tăng nhẹ so với 2011 ở mức90,947 tỷ đồng, đạt 90,95% kế hoạch được giao và tăng 0,15% so với 2011 Kếtquả không mong đợi này là do một số khó khăn trong kinh doanh trên thị trườngbảo hiểm nói chung và công ty Bảo Minh Hà Nội nói riêng trong thời gian vừa qualàm ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ công nhân viên công ty Có 5 cán bộ đã chấmdứt hợp đồng lao động do lương thấp, 2 cán bộ thay đổi hình thức hợp đồng thuêngoài Cuối năm 2012, 1 Phó giám đốc công ty đã chuyển đi nơi khác Tuy nhiêntrong năm nay Bảo Minh Hà Nội cũng đã mở thêm một phòng khai thác mới(Phòng KT6) hoạt động với 2 cán bộ cũ và 4 cán bộ mới bước đầu đã có doanh thunhất định cho công ty và mở ra một số khách hàng hứa hẹn trong năm 2013.

Bảng 2: Tình hình chi trả bồi thường của Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2008-2012

1 Tổng STBT (tỷ đồng) 38,522 42,361 30,402 43,727 40,883

2 Doanh thu (tỷ đồng) 101,193 108,742 78,640 90,812 90,947

3 Tỷ lệ % STBT/Doanh thu 38,07 38,96 36,66 48,15 44,95

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảo Minh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: trong 5 năm từ 2008-2012, số tiền bồithường thuộc mức trách nhiệm giữ lại của công ty luôn ở mức khá cao đòng thời tỷ lệSTBT trên doanh thu trong các năm cũng cao Cụ thể năm 2008, STBT là 38,522 tỷđồng, chiếm 38,07% doanh thu Tỷ lệ này là do trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nộilàm cho tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới tăng cao dẫn đến tỷ lệ bồi thường chung

ở mức cao Năm 2009, tổng STBT tăng lên mức 42,361 tỷ đồng, đồng thời tỷ lệ bồithường trên doanh thu cũng tăng cao ở mức 38,96% là do tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ

xe cơ giới trong năm nay cao đồng thời phải giải quyết bồi thường cho nhiều vụ tainạn tồn đọng từ năm 2008 Sang năm 2010, cả STBT và tỷ lệ bồi thường trên tổngdoanh thu đều giảm lần lượt ở mức là 30,402 tỷ đồng và 36,66% do thực tế là doanhthu phí bảo hiểm của năm này giảm mạnh đồng thời các nghiệp vụ trừ xe cơ giới đều

có tỷ lệ bồi thường trên doanh thu thấp Nhưng sang đến năm 2011, cả STBT và tỷ lệbồi thường đều tăng rất cao so với các năm trước STBT ở mức cao nhất trong 5 năm

là 43,727 tỷ đồng và tỷ lệ bồi thường trên doanh thu là 48,15% Nguyên nhân củamức tăng này là do trong năm nay, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới vẫn ở mứccao, đồng thời trong năm công ty phải giải quyết bồi thường cho vụ cháy ở Sài Thành

Trang 34

Năm 2012, cả STBT và tỷ lệ bồi thường trên doanh thu đều giảm nhưng vẫn ở mứccao, lần lượt là 40,883 tỷ đồng và 44,95% do trong năm công ty phải bồi thường cho

vụ lô hàng xá tàu Quang Minh 5,3 tỷ đồng và rủi ro cháy Sài Thành từ năm trước vẫncòn chuyển sang

2.1.4 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội trong thời gian tới

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế suy thoái, sựcạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm trên thị trường nhưng Bảo Minh Hà Nội

đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng ghi nhận và khẳng định được vị thế trênthị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như tạo dựng được lòng tin trong mắt khách hàng.Với mong muốn duy trì và nâng cao hơn nữa những kết quả đạt được trong tương lai,đóng góp một phần lớn vào kết quả chung của Tổng công ty Bảo Minh trong thời giantới nhằm nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam, BảoMinh Hà Nội quyết tâm thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2013 cũng như cácnăm về sau như sau:

- Phấn đấu thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 là 100 tỷ đồng, cụ thể: Nghiệp

vụ bảo hiểm Hàng hải là 7 tỷ đồng, nghiệp vụ Tài sản - Kỹ thuật là 43 tỷ đồng,nghiệp vụ Xe cơ giới là 25 tỷ đồng và nghiệp vụ bảo hiểm Con người là 25 tỷđồng

- Hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả thưc trên 10 tỷ đồng

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu: “Hiệu quả - Tăng trưởng – Đổi mới”làm nòng cốt

- Hoạt động phục vụ khách hàng dựa trên phương châm : “Bảo Minh – Tận tìnhphục vụ”

- Cố gắng thích nghi với phần mềm Best để tiếp tục củng cố và duy trì tăng trưởngcác nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới và xây dựng lắp đặt là thế mạnh của Bảo Minh

Hà Nội

- Tổ chức tốt công tác quản lý hành chính, thống kê lưu trữ của Tổng công ty dophòng Hành chính – Tổ chức nhân sự thực hiện

Trang 35

- Phát triển hệ thống đại lý, mở thêm phòng khai thác tại Quận huyện, khai thácdịch vụ bảo hiểm trong dân cư, chú trọng phát triển nghiệp vị bảo hiểm con người,

xe máy…

- Tang cường đẩy mạnh việc vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý,cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm… và các công việc quản lý chấtlượng nghiệp vụ, xem công nghệ thông tin là then chốt trong việc xây dựng lợi thếcạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại Bảo Minh Hà Nội

2.2.1 Sơ lược thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ ở Việt Nam

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012 đạt doanh thu 22.757 tỉ đồng tăngtrưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39% Một số nghiệp vụgiảm, tuy nhiên một số nghiệp vụ vẫn tăng trưởng cao trong đó bảo hiểm nông nghiệptăng 1542,54%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 101,32%, bảo hiểm thiệt hạikinh doanh tăng 43,91%, bảo hiểm hàng không tăng 26,79%

Dẫnđầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, bảo hiểm tàisản và thiệt hại đạt 4.810 tỉ đồng tăng trưởng 7%, bảo hiểm sức con người đạt 4.011 tỉđồng tăng trưởng 22,25%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 1.927 tỉ đồng tăng trưởng6,2%

Luôn đứng trong nhóm 3 các nghiệp vụ bảo hiểm dẫn đầu doanh thu thị trường phinhân thọ, BHSK TNCN hiện được đánh giá là sản phẩm chủ lực của hầu hết các doanhnghiệp bảo hiểm Năm 2012, nghiệp vụ bảo hiểm con người được đánh giá có bước tiếndài, với nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu xã hội Nhiều doanh nghiệp đã chútrọng và thành công trong việc phát triển sản phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chămsóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu nhập cao

Trang 36

Biểu đồ 2: Doanh thu phí BHCN PNT năm 2012

( Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy Bảo Việt là doanh nghiệp có doanh thu phíbảo hiểm nghiệp vụ BHCN PNT là 1599 tỷ đồng và luôn dẫn đầu thị trường về nghiệp vụnày Tiếp đến là Bảo Minh với doanh thu 538 tỷ đồng, tuy là doanh nghiệp xếp thứ 2nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Bảo Việt Trong năm nay có một số sự thay đổi trongtop các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường so với năm 2011 PVI đã nỗ lực cạnh tranh vàvươn lên vị trí thứ 3 với doanh thu 310 tỷ đồng đẩy PVI xuống vị trí thứ 4 với doanh thu

302 tỷ đồng Đồng thời Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) với doanh thu 213 tỷđồng cũng đã lần đầu tiên đứng vào top 5 và đẩy PJICO ra khỏi vị trí này Như vậy, cóthể thấy rằng thị trường BHCN PNT Việt Nam năm 2012 có nhiều biến động đáng ghi

Trang 37

nhận Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng và thành công trong việc phát triển sản phẩm bảohiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đốitượng khách hàng có thu nhập cao Nhiều sản phẩm bảo hiểm sức khỏe được các doanhnghiệp bảo hiểm đưa ra thị trường hấp dẫn với nhu cầu xã hội Góp phần tăng trưởngtuyệt đối trên 600 tỉ đồng Song đi liền với tăng trưởng tốt phải có chế độ quản lý điềuhành chặt chẽ đối với nghiệp vụ bảo hiểm này.

Hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang đặt cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải cóbiện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời Do thiếu việc làm nhiều người lao độngmua bảo hiểm theo mức trách nhiệm khoán bồi thường theo số ngày nằm viện không quá

60 ngày / năm đã tranh thủ làm thủ tục nhập viện tại cơ sở điều trị quen biết để hưởng lợibảo hiểm Nhiều người mua bảo hiểm chăm sóc y tế chế độ cao đã trục lợi bảo hiểm bằngcách cho mượn thẻ khám chữa bệnh, thân quen y bác sĩ để có được hóa đơn điều trị thuốcmen (kể cả thuốc bổ, thực phẩm chức năng, chăm sóc sắc đẹp) để đòi tiền bảo hiểm Một

số doanh nghiệp bồi thường theo mức khoán dù bệnh nặng hay nhẹ vẫn chỉ tính theo sốngày nằm viện Một số doanh nghiệp bồi thường theo chi phí thực tế nhưng lại chấp nhậnchứng từ photo nên dễ để xảy ra hiện tượng bảo hiểm trùng Tình trạng cấp thẻ bảo hiểmkhông ghi rõ tên, không kèm ảnh nên dễ xảy ra hiện tượng dùng thẻ của nhau

Các doanh nghiệp chưa tiếp cận bán bảo hiểm cho các khu vui chơi giải trí, du lịchnước ngoài, cần phải tiếp cận các công ty tổ chức những sự kiện này Hiện tượng một sốcán bộ y tế trong bệnh viện liên kết người bệnh kê khai đơn thuốc, những chi phí quá cao,không hợp lý để trục lợi bảo hiểm

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại Bảo Minh Hà Nội

2.2.2.1 Quy mô và năng lực tài chính của Bảo Minh Hà Nội

Đứng trước tình trạng nền kinh tế đất nước cũng như kinh tế thế giới đang trong thời kỳkhủng hoảng những năm gần đây thì tình hình kinh doanh và doanh thu thu được của BảoMinh Hà Nội cũng có nhiều biến động Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm chính cảu BảoMinh Hà Nội giai đoạn 2008- 2012 được thể hiện ở bảng sau:

Trang 38

Bảng 3: Doanh thu phí và tỷ trọng doanh thu phí các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của

Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2008 -2012

TT

%

DT(tỷ vnđ)

TT

%

DT(tỷ vnđ)

TT

%

DT(tỷ vnđ)

TT

%

DT(tỷ vnđ)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảo Minh Hà Nội)

Từ bảng doanh thu phí và tỷ trọng doanh thu phí các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của

Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và Tài sản – kỹ thuật là 2 nghiệp vụ mang lại doanh

thu phí cao nhất cho công ty nhưng 2 nghiệp vụ này biến động lại không giống nhau Cụ

thể, nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới trong 2 năm 2008, 2009 biến động tăng và là nghiệp

vụ có tỷ trọng doanh thu phí cao nhất trong 4 nhóm nghiệp vụ chính, doanh thu lần lượt

tăng từ 43,107 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43,8% (2008) lên mức 52,449 tỷ đồng chiếm tỷ

trọng 48,8% (2009) điều này có được là do trong 2 năm này, Bảo Minh Hà Nội tập trung

vào khai thác nghiệp vụ này, mặt khác trên thị trường lúc này sự cạnh tranh về giảm phí,

các dịch vụ ưu đãi, khuyến mại cũng như gia tăng thời hạn bảo hiểm của các công ty

BHPNT khác chưa gay gắt như hiện nay Và vì lý do đó nên trong 3 năm trở lại đây,

doanh thu phí bảo hiểm cũng như tỷ trọng của nghiệp vụ này giảm mạnh mặc dù công ty

vẫn luôn chú trọng vào khai thác cũng như mở ra nhiều ưu đãi cho khách hàng khi mua

bảo hiểm Xe cơ giới cụ thể năm 2010 doanh thu phí giảm đáng kể so với 2009 còn

Trang 39

30,209 tỷ đồng chiếm 38,4% tổng doanh thu phí, các năm 2011, 2012 doanh thu phí và tỷtrọng nghiệp vụ này lần lượt là 24,188 tỷ đồng (26,6%) và 18,701 tỷ đồng chiếm 20,6% Còn nghiệp vụ Tài sản – Kỹ thuật thì nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4nhóm sản phẩm nhưng doanh thu phí lại biến động tăng trong 2 năm 2008, 2009 từ40,640 tỷ đồng lên 43,370 tỷ đồng nhưng sang 2010 lại giảm còn 30,368 tỷ đồng do công

ty gặp nhiều khó khăn trong năm này Năm 2011 doanh thu tăng lên 45,683 tỷ đồng vàgiảm còn 41,032 tỷ đồng năm 2012 Nguyên nhân có thể là do sự cạnh tranh gay gắt củacác công ty bảo hiểm khác về nghiệp vụ này

Nghiệp vụ bảo hiểm con người lại ngược lại với bảo hiểm Xe cơ giới Cả doanh thuphí bảo hiểm và tỷ trọng doanh thu qua 5 năm đều tăng Năm 2008, doanh thu phí nghiệp

vụ này chỉ là 7,238 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 4 nhóm nghiệp vụ là 7,4%nhưng sang đến năm 2012 đã tăng lên mức 26,681 tỷ đồng và chiếm 29,3% tỷ trọngdoanh thu, vượt qua nghiệp vụ xe cơ giới cả về doanh thu lẫn tỷ trọng Kết quả này cóđược là do đời sống của người dân ngày càng cao và vì thế nhu cầu về bảo hiểm sức khỏe

và con người cũng ngày càng tăng, đồng thời du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu dulịch của người dân tăng lên Nắm bắt được thực trạng đó, Bảo Minh Hà Nội đã tập trungnguồn lực vào khai thác triệt để nghiệp vụ này và hứa hẹn đây sẽ là nghiệp vụ mang lạidoanh thu cao cho công ty trong những năm tiếp theo

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nhìn chung có doanh thu cũng như tỷ trọng giảm quacác năm Từ năm 2008, nghiệp vụ này còn có doanh thu cũng như tỷ trọng xếp thứ 3 cụthể là 10,208 tỷ đồng doanh thu chiếm 9,7% tỷ trọng nhưng sang đến năm 2012 doanhthu chỉ còn rất nhỏ là 4,533 tỷ đồng và tỷ trọng chiếm 5% Nguyên nhân là do sự cạnhtranh của các công ty khác có lợi thế hơn về nghiệp vụ này

Qua phần phân tích trên ta có thể nhận thấy: Mặc dù quy mô hoạt động của BảoMinh Hà Nội những năm qua ngày càng mở rộng và tăng cao nhưng do điều kiện kinh tếđất nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các công

ty BHPNT khác trên thị trường về tất cả các lĩnh vực và nghiệp vụ kinh doanh mà một sốnghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cũng như tỷ trọng giảm như Hàng hải, Xe cơ giớinhưng cũng có những nghiệp vụ tăng trưởng nhanh như con người Điều này đặt ra nhiềuthách thức đối với ban lãnh đạo và nhân viên công ty trong việc gia tăng phạm vi hoạtđộng cũng như hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới

Trang 40

2.2.2.2 Nguồn nhân lực của Bảo Minh Hà Nội

Hiện nay, hệ thống nhân sự của Bảo Minh Hà Nội gồm có 1 Giám đốc, 1 Phó giámđốc (bình thường có 2 PGĐ nhưng cuối năm 2012, 1 PGĐ đã chuyển đi nơi khác), 53 cán

bộ và 136 đại lý được chia ra công tác trong nhiều phòng ban tùy theo năng lực của nhânviên

Hầu hết các cán bộ lãnh đạo của Bảo Minh Hà Nội đều có kiến thức về kinh tế, tàichính và quản trị kinh doanh Đội ngũ lãnh đạo có được sự kết hợp giữa kinh nghiệm củacác cán bộ lớn tuổi và sự linh hoạt, quyết đoán của các thành viên trẻ tuổi Đây là một lợithế rất lớn cần đựơc phát huy Năng lực cán bộ nhân viên của Bảo Minh Hà Nội có trình

độ chuyên môn cao, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tương đối lớn Cán

bộ công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty chiếm phần lớn, tạo khả nănggắn bó lâu dài với công ty vì thế có thể giữ chân được khách hàng của những nhân viênnày lâu dài

Tuy nhiên năng lực nhân sự vẫn còn tồn tại một số hạn chế: nhân viên hợp đồngngắn hạn có trình độ nghiệp vụ bảo hiểm thấp vì vậy chi phí đào tạo lao động này là đáng

kể Do tính chất của hợp đồng lao động nên khả năng gắn bó lâu dài với công ty gần nhưrất kém

Trình độ của cán bộ nhân viên nghiệp vụ tương đối cao nhưng hiểu biết về các phầnmềm tin học, các phần mềm ứng dụng chưa thật tốt Vì vậy công ty vẫn phải thườngxuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm cho nhân viên

2.2.2.3 Thị phần và thương hiệu của Bảo Minh Hà Nội trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

a Thị phần và thương hiệu của Bảo Minh Hà Nội trên thị trường

Được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Tổng công ty Từ khi ra đời chođến nay, công ty không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh hoạt động của mình Hiệnnay, các văn phòng chi nhánh của Bảo Minh Hà Nội trải khắp địa bàn Hà Nội, sức ảnhhưởng của công ty phủ khắp nội thành và khu vực lân cận Với thương hiệu bảo hiểmBảo Minh được khẳng định từ nhiều năm nay, Bảo Minh Hà Nội ngày càng phát triển vàhoàn thiện mình cho xứng đáng với thương hiệu đã giành được Hoạt động kinh doanhcủa Bảo Minh Hà Nội trong các năm vừa qua khá khả quan so với các công ty thành viênkhác trong Tổng công ty cũng như các DNBH phi nhân thọ khác trên thị trường Doanhthu phí của Bảo Minh Hà Nội tăng không ngừng qua các năm, điều đó khẳng định sức

Ngày đăng: 25/09/2018, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Phùng Đắc Lộc (2007), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập WTO”, Tạp chí Tài chính-Bảo hiểm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập WTO
Tác giả: Phùng Đắc Lộc
Năm: 2007
1. Giáo trình Bảo hiểm, Chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Định, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008 Khác
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Định, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội các năm Khác
7. Tạp chí Tài chính-Bảo hiểm châu Á năm 2011 8. Tạp chí Bảo hiểm-Tái bảo hiểm năm 2011 Khác
10. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 25, Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Một số trang web về bảo hiểm khác: www.thegioibaohiem.com.vn www.baohiem24h.net www.baohiem.pro.vn www.webbaohiem.net Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w