NHIỆM vụ PHƯƠNG án KHẢO sát và NHIỆM vụ THIẾT kế bản vẽ THI CÔNG dự TOÁN, cắm mốc GPMB

11 1.4K 12
NHIỆM vụ  PHƯƠNG án KHẢO sát và NHIỆM vụ THIẾT kế bản vẽ THI CÔNG   dự TOÁN, cắm mốc GPMB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM năm 2010 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đăk Lăk, ngày tháng NHIỆM VỤ, PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG - DỰ TOÁN, CẮM MỐC GPMB Dự án: Đường Bắc Nam giai đoạn 2, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông I CÁC CĂN CỨ - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP, ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 16/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD, ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 16/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Hồ sơ dự án đầu tư Đường Bắc Nam giai đoạn 2, thị xã Gia Nghĩa do Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải phía Nam lập tháng 8/2009; - Quyết định số 1529/QĐ-UBND, ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình : Đường Bắc Nam giai đoạn 2, thị xã Gia Nghĩa - Quyết định số 29/QĐ-UBND, ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư xây dựng công trình : Đường Bắc Nam giai đoạn 2, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông II QUI TRÌNH, QUI PHẠM ÁP DỤNG - Qui trình đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 - Qui phạm đo tam giác và thủy chuẩn hạng I, II, III, IV - Công tác trắc địa trong xây dựng - yêu cầu chung TCXDVN 309-2004 - Qui trình khảo sát đường Ôtô 22TCN 263-2000 - Qui trình khoan thăm dò địa chất công trình 22 TCN 259-2000 - Qui trình khảo sát địa chất, thủy văn 22 TCN 27-84 - Qui trình tính toán đặc trưng dòng chảy lũ 22 TCN 220-95 - Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế : TCXDVN 104-2007 - Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế : TCVN 4054-2005 - Qui trình thiết kế áo đường mềm : 22TCN 211-06 - Điều lệ báo hiệu đường bộ : 22TCN 237-01 - Tiêu chuẩn thiết kế đường (phần nút giao): 22TCN 273-01 - Qui trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18-79 (tham khảo) - Qui trình thiết kế Cầu 22 TCN 272-05 - Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố và đường quảng trường đô thị: TCVN 259-2001 - Các tiêu chuẩn hiện hành liên quan III NHIỆM VỤ KHẢO SÁT: III.1 Nhiệm vụ khảo sát: - Mục đích của khảo sát là thu thập, báo cáo các số liệu về : Địa hình, địa chất, thuỷ văn, mỏ vật liệu, các công trình liên quan trên tuyến, giải phóng mặt bằng, tình hình kinh tế - xã hội và các định mức, đơn giá, giá vật liệu địa phương cần thiết để lập Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán - Khảo sát lập Thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện để phục vụ cho thi công công trình và được tiến hành trên cơ sở phương án kiến nghị trong dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt III.2 Phạm vi khảo sát : - Điểm đầu và điểm cuối: + Điểm đầu tuyến: Km0+00 + Điểm cuối tuyến: Km4+299 - Hướng tuyến theo dự án đầu tư lập tháng 8/2009 - Chiều dài tuyến khảo sát 4.061m (Đã trừ 238m thuộc phạm vi cầu, đập tràn hồ hạ) - Địa điểm xây dựng: Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông - Theo phạm vi trên, toàn bộ công trình được chia thành 02 gói thầu tư vấn, trong đó: + Gói thầu số 1 : Tư vấn khảo sát, lập thiết kế BVTC các hạng mục nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, hệ thống cống kỹ thuật, vỉa hè, hệ thống an toàn giao thông, đoạn tuyến Km0+056-:-Km4+299 (Phạm vi khảo sát là Km0+00-:-Km4+299, trừ 238m thuộc phạm vi cầu, đập tràn hồ hạ); + Gói thầu số 2 : Tư vấn lập thiết kế BVTC các hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng, điện trang trí, đoạn tuyến Km0+056-:-Km4+299 Gói thầu số 2 chưa triển khai nên không thuộc phạm vi nhiệm vụ khảo sát, thiết kế đợt này IV PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT KHẢO SÁT : IV.1 Điều tra thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến dự án gồm: - Các tài liệu về qui hoạch của địa phương có liên quan đến dự án - Các dự án có liên quan đã và đang triển khai trên khu vực về giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước … - Các số liệu về khí tượng – thuỷ văn của khu vực - Mạng lưới giao thông đường bộ trên khu vực: Chiều dài tuyến đường, điểm đầu, điểm cuối, lý trình giao cắt với tuyến thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện tại, quy hoạch cải tạo và nâng cấp (nếu có)… - Tình hình kinh tế – xã hội: Hiện trạng kinh tế – xã hội, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, tình hình dân cư, văn hóa, xã hội, các di tích lịch sử, các điểm tham quan du lịch v.v trong khu vực nghiên cứu - Hồ sơ dự án đầu tư Đường Bắc Nam giai đoạn 2 , thị xã Gia Nghĩa - Các định mức, đơn giá, giá vật liệu địa phương để phục vụ lập dự toán IV.2 Làm việc với các cơ quan hữu quan: - Vị trí các cửa xả hệ thống thoát nước của dự án - Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng (mỏ đất, đá, cát v.v.) cho phép khai thác trong khu vực IV.3 Khảo sát địa hình: 1 Lưới khống chế mặt bằng và độ cao: - Sử dụng lại hệ thống mốc toạ độ và cao độ sử dụng trong bước dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt để sử dụng cho bước Thiết kế bản vẽ thi công - Kiểm tra hệ thống mốc ở hiện trường, tình trạng mốc, độ chính xác hệ thống lưới khống chế, nếu thấy không sai khác so với số liệu mốc của dự án đầu tư, mới được sử dụng đo đạc cho bước Thiết kế bản vẽ thi công Trường hợp mốc dự án bị mất hoặc bị hư hỏng yêu cầu khôi phục bổ sung a Lưới khống chế tọa độ hạng IV: Theo hồ sơ Dự án đầu tư, có 03 mốc tọa độ hạng IV * Quy cách mốc : + Mặt mốc : 40cm x 40cm + Đáy mốc : 50cm x 50cm + Chiều cao mốc : 45cm + Vật liệu làm mốc : BT M200 + Tim mốc : Bằng sứ * Phương pháp đo : - Để đảm bảo đo việc GPS được độ chính xác cao cần phải chú ý đến những vấn đề sau : + Phải đảm bảo GDOP < 8 + Góc giới hạn tín hiệu (cut-off) 4 vệ tinh - Khi tín hiệu vệ tinh không thỏa mãn một trong các yêu cầu trên thì dừng máy đo hoặc có thể ghi nhận khoảng thời gian mà có tín hiệu xấu để khi xử lý loại trừ khoảng thời gian đó ra Nên thường xuyên theo dõi máy khi đo để có thể xử lý kịp thời khi có tín hiệu xấu xảy ra - Lưới tọa độ hạng IV được đo bằng công nghệ GPS với thiết bị đo là máy SR530 do hãng Leica_Thụy Sỹ sản xuất Mỗi mốc được đo với thời gian ≥ 1h45’ b Lưới cao độ hạng IV: - Trên cơ sở mốc hạng IV mới khôi phục lại, tiến hành lập lưới cao độ hạng IV để sử dụng cho công tác khảo sát ở bước TKBVTC - Lưới cao độ hạng IV được lập trùng với lưới tọa độ, lưới được đo bằng máy NA720 do hãng Leica_Thụy Sỹ sản xuất - Phương pháp đo: phương pháp thủy chuẩn hình học - Sau khi đo xong phải tiến hành tính toán bình sai để kiểm tra với sai số cho phép là ± 20 với L: tính bằng Km Khối lượng dự kiến: Dẫn thủy chuẩn hạng IV qua mốc cao độ hạng IV: 4 Km 2 Lập lưới đường chuyền cấp 2 và thủy chuẩn kỹ thuật: a Lưới đường chuyền cấp 2: - Từ hệ thống mốc lưới đường chuyền cấp 2 của hồ sơ Dự án đầu tư đã lập, kiểm tra phục hồi lưới đường chuyền và cao độ cấp kỹ thuật Vị trí lưới đường chuyền cấp 2 dọc đoạn tuyến của bước dự án đầu tư gồm 5 mốc Dự kiến khôi phục 2 mốc của dự án bị mất và hư hỏng - Lưới đường chuyền cấp 2 được lập theo các tiêu chuẩn sau: + Lưới đường chuyền cấp 2 được lập dựa trên cơ sở lưới hạng IV + Khoảng cách giữa các mốc đường chuyền cấp 2 trung bình 250m/1 điểm + Các mốc đường chuyền cấp 2 từng cặp phải thông hướng với nhau + Mốc phải được bố trí tại những nơi ổn định, thuận lợi cho việc đo đạc - Quy cách mốc : + Mặt mốc : 20cmx20cm + Đáy mốc : 30cmx30cm + Chiều cao mốc : 40cm + Vật liệu làm mốc : BT M200 + Tim mốc : Bằng sứ - Phương pháp đo: + Lưới đường chuyền cấp 2 được đo bằng máy toàn đạc điện tử và gương phản chiếu, lưới phải được đo khép vào các mốc tọa độ hạng IV đã lập hoặc nếu thuận lợi có thể đo khép vào các mốc nhà nước + Lưới được bằng phương pháp đo góc với hai lần đo: thuận kính và đảo kính + Lưới sau khi đo phải được tính toán bình sai để kiểm tra b Thủy chuẩn kỹ thuật: - Thủy chuẩn kỹ thuật phải được dẫn từ mốc cao độ hạng IV và khép vào mốc cao độ hạng IV kế cận Thủy chuẩn kỹ thuật được đo bằng máy thủy chuẩn kỹ thuật và mia nhôm 4m Mốc cao độ được gắn vào mốc đường chuyền cấp 2 - Phương pháp đo: phương pháp thủy chuẩn hình học - Sau khi đo xong phải được tính toán bình sai để kiểm tra với sai số cho phép là ±30 với L: tính bằng Km Khối lượng dự kiến: dẫn thủy chuẩn kỹ thuật 4 km 3 Khảo sát tuyến: a Định đỉnh, cắm tim đo vẽ bình đồ tuyến: - Trên cơ sở hệ thống mốc khống chế tọa độ đã lập, dựa vào số liệu tọa độ tim tuyến của bước dự án đầu tư đã được duyệt tiến hành định tuyến, đóng các cọc đỉnh, điểm đầu, điểm cuối, cọc tim giao, các cọc chủ yếu của đường cong (NĐ, TĐ, PG, TC, NC), rải cọc chi tiết Khoảng cách giữa các cọc không được lớn hơn 20m đồng thời kết hợp các thay đổi địa hình - Tiến hành đo vẽ bình đồ tuyến tỷ lệ 1/1000, phạm vi đo từ tim ra mỗi bên 55m, trên bình đồ thể hiện rõ: + Tim đường cũ, mép mặt đường, mép lề đất + Mép bờ và đáy của rãnh; kênh; rạch; ao; mương + Các công trình kiến trúc: nhà cửa, cột điện, cấp thoát nước + Các vị trí đường dây điện cao thế, hạ thế, thông tin liên lạc, cáp ngầm + Các khu vực mồ mả, di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo, nhà thờ, các công trình công cộng + Các khu vực làng xóm dân cư, địa danh, tên thôn, làng, xã, tên huyện, tên sông suối, kênh rạch - Đo góc đỉnh phải đo bằng máy toàn đạc Leica TC1100 (hoặc máy có độ chính xác tương đương), mỗi góc đo một lần (đo thuận và đảo kính) sai số giữa 2 vòng đo không quá 1’ - Rải cọc chi tiết phản ánh đúng địa hình các vị trí đổi độ dốc, các điểm khống chế, các vị trí giao cắt, các vị trí công trình vv Các cọc chi tiết dùng đinh sắt khi cắm trên đường cũ hoặc cọc gỗ khi cắm ngoài đất Khối lượng dự kiến Đo vẽ bình đồ tuyến tỷ lệ 1/1000 đường đồng mức 1m, cấp địa hình IV - trên cạn: 4263m*2bên*70m/10000= 59,7 ha b Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang tuyến: - Dựa vào các cọc mốc cao độ, các cọc tim tuyến đã cắm, sử dụng máy thủy chuẩn đi từ các mốc cao độ đi qua các cọc tim tuyến sau đó khép về các mốc cao độ kế tiếp để kiểm tra, sai số khép ∆h ≤ 50√L - Đo vẽ mặt cắt dọc tuyến, tỷ lệ dài 1:1000, tỷ lệ đứng 1:100 Khoảng cách giữa các cọc chi tiết sao cho phản ánh được điạ hình và công trình trên tuyến nhưng không được lớn hơn 20m/ cọc - Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến, tỷ lệ 1:200, phạm vi đo vẽ mỗi bên tối thiểu 40m bằng máy thủy chuẩn Trên mặt cắt ngang thể hiện đầy đủ giới hạn các lớp phủ mặt đường, bó vỉa hè, mép rãnh, tường, vị trí nhà cửa - Mặt cắt ngang đo vẽ tại các vị trí dự kiến đặt cống, các vị trí đọng n ước, khe tụ thuỷ Khối lượng dự kiến: Đo vẽ mặt cắt dọc tuyến, tỷ lệ (1/1000, 1/100), địa hình cấp IV – trên cạn: 4263m Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến, tỷ lệ 1/1000, cấp địa hình IV – trên cạn: ((4299-236)/15- (4299-236)/30*)40*2 = 10.835m c Đăng ký cống cũ, rãnh cũ: Yêu cầu làm rõ vị trí, khẩu độ, loại cống, kích thước tường đầu, tường cánh, phạm vi gia cố sân cống, hai đầu cống, góc xiên của tim cống so với tim đường d Khảo sát nút giao dân sinh: - Nội dung công tác khảo sát nút giao dân sinh: + Tên đường, hướng nhánh tuyến + Xác định tim giao, góc giao + Xác định qui mô đường ngang, bề rộng nền đường, bề rộng mặt đường, loại mặt đường, loại xe nào có thể hoạt động được… - Phạm vi đo vẽ: đo tất cả các đường dân sinh dọc tuyến + Đo vẽ bình đồ: từ tim giao trên tuyến chính đo theo đường giao 100m (trong đó 50m thuộc phạm vi tuyến chính) và đo ra mỗi bên 30m từ tim đường dân sinh + Đo mặt cắt ngang với khoảng cách tối đa 20m/1cọc, phạm vi đo vẽ tối thiểu mỗi bên 25m - Khối lượng dự kiến: 12 đường giao e Khảo sát điều tra các hạng mục khác: Bao gồm đường điện 220KV, 110KV và các loại đường điện thoại, các công trình ngầm trong phạm vi tuyến Điều tra góc giao giữa đường dây và trục tuyến, khoảng cách từ tim đến các cột, chiều cao cột, tĩnh không từ dây thấp nhất đến mặt đất thiên nhiên, cơ quan quản lý IV.4 Khảo sát Địa chất: a Khảo sát địa chất tuyến và cống: Trên cơ sở tận dụng lỗ khoan và số liệu thí nghiệm địa chất bước dự án đầu tư, bổ sung khảo sát địa chất cho bước Thiết kế bản vẽ thi công như sau: - Đối với nền đường đắp: Trung bình cứ 1Km bố trí 2 lỗ khoan hoặc đào sâu từ 5- 7m - Đối với nền đường đào: để xác định cấp đất đá, mạch nước ngầm nếu có… bố trí trung bình 1Km / 2 lỗ khoan hoặc đào sâu từ 5m – 7m Nếu khoan chưa đạt độ sâu yêu cầu mà gặp đá cứng thì khoan thêm 1m vào đá rồi dừng lại Đối với đoạn nền đào sâu thì chiều sâu lỗ khoan lớn hơn chiều sâu đào 1m - Bố trí lỗ khoan xen kẽ với các lỗ khoan ở bước dự án đầu tư và bố trí kết hợp với các vị trí đặt công trình thoát nước - Phân đoạn vùng có địa chất đặc biệt để xử lý chống sụt trượt, … - Lập mặt cắt dọc địa chất theo mặt cắt dọc tuyến, lưu ý phân đoạn các vùng địa chất thay đổi, phân loại cấp đất đá, xác định rõ phạm vi nền đá - Mỗi lỗ khoan trung bình 2m lấy 1 mẫu phục vụ công tác phân tầng địa chất và cấp đất đá Mỗi đơn nguyên của phân đoạn thay đổi địa chất chọn ít nhất 3 mẫu đặc trưng thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của nền đất Khối lượng dự kiến : + Khoan địa chất tuyến trên cạn, độ sâu 5-7m (cấp đất đá I-III): 10 lỗ * 5m = 50m + Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nguyên dạng: 12 mẫu b Các công tác định vị lỗ khoan, lấy mẫu, bảo quản mẫu: - Định vị trí lỗ khoan và cao độ miệng lỗ khoan: + Công tác định vị lỗ khoan và cao độ miệng lỗ khoan được tiến hành theo 22TCN 259-2000 + Trên cơ sở toạ độ, cao độ các mốc khống chế và các điểm khoan đã được thiết kế, sử dụng máy toàn đạc điện tử để xác định vị trí các lỗ khoan và cao độ miệng lỗ khoan tại hiện trường + Dùng cọc gỗ sơn đỏ đóng vào vị trí lỗ khoan vừa xác định - Công tác khoan lấy mẫu: Qui trình khoan gồm các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị toàn bộ các thiết bị cần thiết, dung dịch khoan, kiểm tra tình trạng máy móc một cách cẩn thận + Bước 2: Lắp đặt máy khoan tại vị trí được đề nghị sao cho vững chắc, ổn định + Bước 3: Lắp đặt và kết nối bộ dụng cụ khoan với cần chủ đạo và bắt đầu cho khoan mở lỗ + Bước 4: Bắt đầu khoan và bơm nước tuần hoàn cho tới khi thiết bị khoan xuyên vào đất đá tới chiều sâu lấy mẫu, thợ khoan phải điều chỉnh tốc độ khoan cho phù hợp với từng địa tầng + Bước 5: Bơm rửa sạch đáy của lỗ khoan sau đó nâng thiết bị khoan lên khỏi đáy lỗ khoan + Bước 6: Thực hiện công tác lấy mẫu + Bước 7: Nâng ống mẫu lên trên bề mặt + Bước 8: Tiếp tục thực hiện công tác khoan tới chiều sâu thiết kế - Trong suốt quá trình khoan, phải đảm bảo kiểm soát được chiều sâu khoan và các công tác thí nghiệm trong lỗ khoan phải được tiến hành đúng chiều sâu thiết kế - Ghi số liệu khoan: Người kỹ sư địa chất sẽ phải cung cấp báo cáo hàng ngày về các thông số kỹ thuật và số liệu thu được trong quá trình khoan theo nội dung qui định IV.5 Khảo sát Thủy văn công trình: a Thu thập: - Số liệu khí tượng: Mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm và các hiện tượng thời tiết khác… từ năm 2003 đến nay - Đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh Gia Nghĩa b Điều tra thủy văn dọc tuyến: - Điều tra cập nhật mực nước cao nhất dọc tuyến, đặc biệt với các trận lũ từ năm 2003 đến nay Mực nước điều tra phải kèm theo năm xảy ra, số ngày xuất hiện, nguyên nhân (do lũ lớn, do chế độ vận hành của đập…) - Điều tra mực nước bình thường và số ngày xuất hiện nước đọng thuờng xuyên - Mực nước ngập liên tục 20 ngày lớn nhất Mực nước điều tra phải qua nhiều nguồn và nhiều người khác nhau để so sánh kết quả - Các hệ thống công trình thủy lợi đang sử dụng có ảnh hưởng đến tuyến đường IV.6 Khảo sát mỏ vật liệu xây dựng: - Xác định vị trí mỏ, trữ lượng, chất lượng của các mỏ đất, cát, đá, trạm trộn bê tông nhựa phục vụ xây dựng công trình - Xác định cự ly và loại đường vận chuyển vật liệu đến chân công trình - Làm việc với cơ quan quản lý các mỏ để có văn bản thỏa thuận cho phép khai thác phục vụ thi công - Nội dung cụ thể như sau: + Đối với các mỏ đá, cát đang khai thác: Sơ họa vị trí của mỏ; xác định cự ly, loại và cấp đường vận chuyển; cơ quan quản lý mỏ; chất lượng, trữ lượng, khả năng cung cấp và giá ở thời điểm hiện tại + Đối với mỏ chưa khai thác và mỏ đất: Sơ họa vị trí mỏ; xác định cự ly, loại và cấp đường vận chuyển; dự tính trữ lượng, lấy mẫu (mỗi mỏ 1 mẫu) để xác định chất lượng; lấy xác nhận của cơ quan quản lý về khả năng cho phép khai thác (Có thể sử dụng số liệu mỏ vật liệu điều tra nêu trên cho các đoạn tuyến khác thuộc dự án đường Bắc Nam giai đoạn 2) IV.7 An toàn lao động: - Khi đo trên đường, ở những nút giao nên cần mặt áo phản quang có người theo hướng dẫn người cầm mia đo để có thể tránh xe cộ qua lại - Khi đo qua các cột điện không được giơ mia lên quá cao, cần chú ý đường dây điện tránh xảy ra tai nạn bị điện giật… - Mỗi cán bộ, công nhân tham gia thực hiện dự án đều được phát các trang bị bảo hộ lao động - Do công trình thực hiện ở xa, mỗi tổ khảo sát cần trang bị thêm một số cơ số thuốc và dụng cụ y tế cần thiết để thực hiện các biện pháp sơ cứu khi rủi ro xẩy ra IV.8 Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến: STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ KHỐI I Điều tra thu thập tài liệu LƯỢNG - Thu thập các tài liệu liên quan đến dự án công 4 - Điều tra về mạng lưới giao thông; hiện trạng kinh tế công 2 – xã hội và các quy hoạch có liên quan 4 - Làm việc với cơ quan hữu quan; công 1 II Công tác khảo sát 4 5 A Khảo sát địa hình 5 0.597 1 Lưới khống chế mặt bằng hạng IV 40,6 - Lưới khống chế mặt bằng hạng IV, địa hình cấp IV mốc 108.35 - Thủy chuẩn hạng IV, địa hình cấp IV Km 0,03 2 Lưới đường chuyền Cấp II 6.0 - Lưới đường chuyền Cấp II, địa hình cấp IV mốc 30 - Thủy chuẩn kỹ thuật, địa hình cấp IV Km 50 3 Khảo sát tuyến 12 - Đo vẽ Bình đồ tuyến tỷ lệ 1/1000 đường đồng mức 100ha 3 1m, địa hình cấp IV – trên cạn - Đo vẽ mặt cắt dọc tuyến, địa hình cấp IV – trên cạn 100m - Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến, địa hình cấp IV – trên cạn 100m 4 Đo vẽ nút giao dân sinh - Đo vẽ bình đồ nút giao tỷ lệ 1/1000 đường đồng mức 1m, cấp địa hình IV – trên cạn 100ha 12*(50*30*2)/10000/100 - Đo vẽ mặt cắt dọc nút giao, tỷ lệ 1/1000, cấp địa hình 100m IV – trên cạn: (12*50/100) - Đo vẽ mặt cắt ngang nút giao, tỷ lệ 1/200, cấp địa hình IV – trên cạn :12*(50/20+1)*20*2/100 100m B Khảo sát địa chất - Khoan địa chất tuyến trên cạn, độ sâu 5-7m (cấp đất m đá I-III) - Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nguyên dạng mẫu C Khảo sát thủy văn Công Khảo sát thuỷ văn tuyến (kỹ sư bậc 5/7) IV.9 Lập báo cáo kết quả khảo sát: Theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ và đầy đủ các nội dung quy định tại các mục III và IV V THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG - DỰ TOÁN: V.1 Phạm vi thiết kế : Phạm vi thiết kế gói thầu được quy định tại mục III.2 V.1 Yêu cầu về thiết kế bản vẽ thi công - dự toán : Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán được lập phải đảm bảo các yêu cầu: - Phù hợp với dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt - Nội dung thiết kế thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, mỹ quan, giá thành hợp lý - An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành - Đồng bộ và đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình, đồng bộ với công trình liên quan V.2 Thành phần hồ sơ, nội dung chủ yếu : 1 Thành phần hồ sơ : - Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công - Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán 2 Nội dung chủ yếu của hồ sơ gồm : + Thiết kế chi tiết phương án chọn: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang tuyến: Bình đồ tuyến tỷ lệ 1/1000 Trắc dọc tuyến : Tỷ lệ ngang 1/1000, tỷ lệ đứng 1/100 Cắt ngang tuyến tỷ lệ 1/200 + Thiết kế kết cấu mặt đường, vỉa hè, dải phân cách, … + Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước (bao gồm cả thoát nước trên dải phân cách, rãnh biên, rãnh đỉnh), hệ thống cống kỹ thuật Bình đồ, trắc dọc tim cống thoát nước dọc có tỷ lệ như bình đồ, trắc dọc tuyến Cắt dọc tim cống thoát nước ngang, cống kỹ thuật có tỷ lệ 1/100 hoặc 1/200 + Thiết kế nút giao và vuốt nối các đường giao dân sinh Bình đồ chi tiết tỷ lệ 1/500, trắc dọc có tỷ lệ như trắc dọc tuyến + Trình tự, biện pháp và thiết bị thi công chủ yếu + Tính toán chi tiết khối lượng các hạng mục công trình và tổng hợp khối lượng gói thầu + Lập dự toán công trình theo các qui định hiện hành V.3 Nội dung và Quy mô đầu tư xây dựng: 1 Nội dung đầu tư : - Xây dựng Đường Bắc Nam giai đoạn 2, lý trình Km0+00-:-Km4+299 Chiều dài L=4.041m ( Đã trừ 238m thuộc phạm vi dự án đập hồ hạ) - Hạng mục : Nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, hệ thống cống kỹ thuật, công trình phòng hộ, hệ thống an toàn giao thông, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, điện trang trí; Khu đất tái định cư hai bên đường 2 Quy mô đầu tư : Phần đường : - Bình đồ tuyến : Theo bình đồ quy hoạch chung thị xã Gia Nghĩa - Trắc dọc : Bám theo địa hình và độ dốc dọc tối đa 8% - Chỉ giới xây dựng: 36 m, trong đó : + Lòng đường : 7m x 2bên = 14m + Dải phân cách giữa : 12m + Vỉa hè : 5m x 2 = 10m Riêng đoạn: Km0+450 -:- Km0+825 mặt cắt ngang theo dự án đập thuỷ lợi hồ hạ như sau: + Lòng đường : 12m x 2bên = 24m + Dải phân chách giữa : 2m + Vỉa hè : 5m x 2 = 10m - Mặt đường : + Loại mặt đường : Cấp cao A1 + Mô đuyn đàn hồ yêu cầu : Eyc = 1550KG/cm2 - Kết cấu áo đường : Các lớp từ trên xuống dưới như sau : + Bê tông nhựa hạt trung : dày 5cm; + Bê tông nhựa hạt thô : dày 7cm; + Cấp phối đá dăm loại 1 ( Dmax =25mm ) : dày 16cm; + Cấp phối đá dăm loại 2 ( Dmax =37,5mm ) : dày 32cm - Nền đường : Độ chặt yêu cầu của nền đường Kyc = 0,98 đối với 30cm trên cùng của nền đào và 50cm trên cùng đối với nền đắp Độ chặt nền đắp các lớp dưới Kyc = 0,95 - Hệ thống thoát nước : Vĩnh cửu, tải trong thiết kế : HL93 đối với cống dưới lòng đường và 0,5HL93 đối với cống nằm ở phạm vi vỉa hè - Hệ thống cống kỹ thuật : Vĩnh cửu, tải trong thiết kế HL93 - Cây xanh và hệ thống điện chiếu sáng bố trí hai bên vỉa hè; điện trang trí bố trí trên giải phân cách giữa Trồng hoa, cây cảnh tán thấp tại giải phân cách giữa - Nút giao : Trên toàn tuyến sử dụng nút giao cùng mức Các nút giao với đường quy hoạch và đường hiện hữu được mở trong phạm vi vỉa hè theo đúng quy mô mặt cắt ngang quy hoạch và vuốt nối vào đường hiện trạng theo quy mô tương ứng - Riêng hệ thống cống thoát nước sinh hoạt, đường ống cấp nước sinh hoạt, cáp thông tin (cáp quang, điện thoại ) hệ thống đường điện trung - hạ thế 22KV/0,4KV : Chỉ thiết kế quy hoạch, không đưa vào khối lượng của dự án Khu tái định cư hai bên đường : * Khu vực bố trí đất tái định cư : Bố trí dọc hai bên tuyến (Trừ các đoạn là công trình đã quy hoạch và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác), mặt tiền của các lô tái định cư giáp với Đường Bắc Nam giai đoạn 2 * Tổng diện tích khu tái định cư : Khoảng 147.354m2 * Kích thước các lô đất : Đối với các lô đất tái định cư : Chiều rộng mặt tiền trung bình 6m, chiều sâu 30m tính từ mép đường Đối với các lô đất phục vụ thương mại : Sẽ có phương án cụ thể sau khi dự án được phê duyệt và tiến hành bước thiết kế * Khu đất tái định cư sẽ được dọn quang, san gạt tạo độ bằng phẳng sơ bộ trước khi cắm mốc phân lô Các mốc phân lô được cắm bằng cọc BTCT đúc sẵn VI NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CỌC VÀ CẮM MỐC GPMB: VI.1 Lập bình đồ phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB): Sau khi thiết kế BVTC được duyệt, tiến hành lập bình đồ phạm vi thi công cần giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình Phạm vi này là đường bao diện tích thi công, xây dựng công trình và phạm vi khu vực đất tạo vốn hai bên đường (đã được thoả thuận), phạm vi xây dựng cửa thu, cửa xả, rãnh xả, nút giao Bình đồ phạm vi GPMB phải được Chủ đầu tư kiểm tra, chấp thuận trước khi tiến hành cắm mốc tại thực địa VI.2 Sản xuất cọc GPMB : - Cấu tạo cọc GPMB : + Kích thước : 15x15x70cm + Kết cấu : Cọc bê tông cốt thép : Bê tông M200, đá 1x2 Cốt thép chịu lực D8, cốt thép cấu tạo D6 Thân cọc sơn mầu trắng, đầu cọc sơn đỏ + Các ký hiệu ghi trên cọc : Loại cọc : GPMB; Tên công trình: BN2 (ghi chữ in bằng sơn mầu đỏ) (Có bản vẽ cấu tạo và quy cách cọc kèm theo) - Số lượng cọc : Các cọc GPMB phải được cắm tại các “điểm gẫy” của đường bao bình đồ phạm vi GPMB Theo đó, số lượng cọc GPMB dự kiến là : 200 cọc (cắm 40m 1 cọc) VI.3 Định vị cọc GPMB và lập bản vẽ hoàn công : - Căn cứ vào bình đồ phạm vi giải phóng mặt bằng, tiến hành định vị và chôn cọc GPMB tại thực địa Chiều sâu chôn cọc 40cm tính từ mặt đất tự nhiên - Căn cứ vào điều kiện cụ thể tại hiện trường, Đại diện chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn có thể điều chỉnh cục bộ phạm vi giải phóng cho phù hợp, thuận tiện trong quá trình thu hồi đất và giải quyết bồi thường - Lập bản vẽ hoàn công cắm mốc giải phóng mặt bằng để làm căn cứ triển khai công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư VII TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO MỘT GÓI THẦU: - Khảo sát hiện trường : 10 ngày sau khi ký kết hợp đồng và có Quyết định phê duyệt phương án khảo sát, nhiệm vụ thiết kế BVTC - Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công : 20 ngày sau khi nghiệm thu kết quả khảo sát - Hồ sơ giao nộp: + Báo cáo kết quả khảo sát: 07 bộ + Thiết kế bản vẽ thi công : 09 bộ hồ sơ và 01 đĩa CD ... IV V THI? ??T KẾ BẢN VẼ THI CƠNG - DỰ TỐN: V.1 Phạm vi thi? ??t kế : Phạm vi thi? ??t kế gói thầu quy định mục III.2 V.1 Yêu cầu thi? ??t kế vẽ thi công - dự toán : Hồ sơ thi? ??t kế vẽ thi cơng - dự tốn... liệu địa phương cần thi? ??t để lập Thi? ??t kế vẽ thi công dự toán - Khảo sát lập Thi? ??t kế vẽ thi công thực để phục vụ cho thi cơng cơng trình tiến hành sở phương án kiến nghị dự án đầu tư xây dựng... phương án khảo sát, nhiệm vụ thi? ??t kế BVTC - Lập hồ sơ thi? ??t kế vẽ thi công : 20 ngày sau nghiệm thu kết khảo sát - Hồ sơ giao nộp: + Báo cáo kết khảo sát: 07 + Thi? ??t kế vẽ thi công : 09 hồ sơ 01 đĩa

Ngày đăng: 19/09/2018, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan