MỤC TIÊU 1 Kiến thức Củng cố lại các kiến thức : Đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của các halogen.. 2 Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng : Viết phương trình hoá học cho tính chất hoá họ
Trang 1LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN
I MỤC TIÊU
1) Kiến thức Củng cố lại các kiến thức :
Đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của các halogen
Tính chất hoá học của các halogen và một số hợp chất
Phương pháp điều chế các halogen
Nhận biết các ion halogenua
2) Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng :
Viết phương trình hoá học cho tính chất hoá học và điều chế các halogen và hợp chất
Giải các bài tập liên quan : tính thể tích của khí clo tạo thành, tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp ban đầu
II CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, phiéu học tập, sgk, sgv
2) Học sinh
Ôn tập lại các kiến thức về nhóm halogen và làm các bài tập luyện tập
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1) Ổn định lớp 2) Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
- Yêu cầu HS trình bày đặc điểm cấu
tạo của các halogen ?
- Nhận xét
2 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
- Giao phiếu học tập cho HS Yêu cầu
HS hoàn thành ?
- Nhận xét
Hoạt động 1
- Trình bày : Ngtố CHe CTPT
F 2s22p5 F:F (F2)
Cl 3s23p5 Cl:Cl (Cl2)
Br 4s24p5 Br:Br (Br2)
I 5s25p5 I:I (I2)
- Lắng nghe, ghi bài
- Hoàn thành phiếu học tập
- Lắng nghe ghi bài
Hoạt động 2
3 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA HỢP
Hoạt động 2
Trang 2CHẤT HALOGEN.
- Yêu cầu HS trình bày tính chất của
các axit halogenhiđric và so sánh tính
chất của các axit đó ?
- Trình bày tính chất của một số hợp
chất khác của halogen và tính chất
của chúng ?
- Nhận xét
4 ĐIỀU CHẾ CÁC HALOGEN
- Yêu cầu HS trình bày phương pháp
điều chế các halogen ?
- Nhận xét
5 NHẬN BIẾT CÁC ION F- , Cl , Br- , I-
Yêu cầu HS trình bày phương pháp
nhận biết các ion halogenua ?
- Nhận xét
- Trình bày : Axit HF là axit yếu các axi còn lại là những axit mạnh Chiều axit tăng từ :
HF < HCl < HBr < HI
- Trình bày : Một số hợp chất khác : Nước Gia-ven : dd NaCl + NaClO Clorua vôi : CaOCl2
Chúng đều có tính oxi hoá mạnh và Clo có
số oxi hoá +1
- Lắng nghe, ghi bài
- Trình bày :
F2 : Điện phân dung dịch hỗn hợp KF + HF
Cl2 : Cho axit HCl đậm đặc tác dụng với KMnO4 hoặc MnO2 hoặc điện phân dd NaCl có màng ngăn
Br2 : Dùng Cl2 oxi hoá NaBr
I2 : Sản xuất từ rong biển
- Lắng nghe, ghi bài
- Trình bày : Dùng AgNO3 làm thuốc thử : NaF + AgNO3 → pư không xãy ra
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Màu trắng
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
Màu vàng nhạt
NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3
Màu vàng
- Lắng nghe, ghi bài
Trang 3- Yêu cầu HS làm bài tập số 5 sgk
trang 119
- Nhận xét
- Trình bày :
a Cấu hình electron : 1s22s22p63s23p64s23d104p5
b Đó là ngtố brom; Kí hiệu : Br; Cấu tạo : Có 7e lớp ngoài cùng, nằm ở chu
kì 4, nhóm VIIA
c Tính chất hoá học cơ bản là : tính oxi hoá
Thí dụ : Br2 + Mg → MgBr2
d Tính oxi hoá của brom mạnh hơn iot
và yếu hơn clo
- Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 4
- Yêu cầu HS làm bài tập 7 sgk trang
119
Nhận xét
Hoạt động 4
- Trình bày : 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (2)
nI2 = 12,7/254 = 0,05 mol (2) → nCl2 = nI2 = 0,05 mol (1) → nHCl = 4nCl2 = 4x0,05 = 0.2 mol
→ mHCl = 0.2x36,5 = 7,3 (g)
Lắng nghe, ghi bài
3) Hướng dẫn học ở nhà.
Làm các bài tập còn lại chuẩn bị cho tiết luyện tập tiếp theo
Trang 4
-o0o -LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN
I MỤC TIÊU
1) Kiến thức Củng cố lại các kiến thức :
Tính chất hoá học và điều chế các halogen
Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập liên quan
Nhận biết các halogen
2) Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng :
Viết phương trình hoá học cho tính chất hoá học và điều chế các halogen và hợp chất
Giải các bài tập liên quan : tính thể tích của khí clo tạo thành, tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp ban đầu
II CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, phiéu học tập, sgk, sgv
2) Học sinh
Ôn tập lại các kiến thức về nhóm halogen và làm các bài tập luyện tập
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1) Ổn định lớp 2) Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
II Bài tập.
Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận
biết các dung dịch sau : NaOH, NaCl,
NaBr, HCl, HI
Hoạt động 1
- Trinhg bày : Dùng quỳ tím; nếu quỳ hoá xanh đó là NaOH, quỳ hoá đỏ là HCl và HI
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 axit nếu có kết tủa trắng là HCl, kết tủa vàng là HI
Ag+ + Cl- → AgCl↓ (trắng)
Ag+ + I- → AgI↓ (vàng)
Cho dd AgNO3 vào 2 muối nếu có kết tủa trắng là NaCl, kết tủa vàng nhạt là
Trang 5- Nhận xét.
NaBr
Ag+ + Cl- → AgCl↓ (trắng)
Ag+ + Br- → AgBr↓ (vàng nhạt)
- Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS làm bài tập số 6 sgk trang
119
- Nhận xét
Hoạt động 2
- Trình bày :
a Chất cho clo nhiều hơn (cùng m).
Giả sử các chất đều lấy a g MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O a/87 a/87
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
a/158 a/63,2
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2
+ 8H2O a/294 a/98
Ta có : a/63,2>a/87>a/98 Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2
nhất nếu cùng khối lượng
b Chất cho clo nhiều hơn (cùng mol).
Theo các phương trình phản ứng trên thì
ta có K2Cr2O7 điều chế được nhiều Cl2
nhất nếu cùng số mol
- Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 3
- Yêu cầu HS làm bài tập số 11 sgk trang
Hoạt động 3
- Trình bày :
Trang 6- Nhận xét
Ta có : nNaCl = 5,85/58,5 = 0,1 mol
nAgNO3 = 34/170 = 0,2 mol
a) NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
0,1 0,1 0,1 0,1
mAgNO3 = 143,5x0,1 = 14,35 (g)
b) Vdd = 300 + 200 = 500 (ml)
CM(NaNO3) = CM(AgNO3)dư = 0,1/055 = 0,2mol/l
- Lắng nghe, ghi bài
3) Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị giấy viết tường trình cho bài thực hành số 3