Vận dụng cấp độ cao (sáng tạo):

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ THCS NĂM 2010 (Trang 64)

II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm)

d.Vận dụng cấp độ cao (sáng tạo):

Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết mọt ván đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá theo bảng phân loại các mức độ nhận thức của Blom. - Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thong tin hay tình huống - Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.

- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.

Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.

Ví dụ:

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.

- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, so sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, sâu sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các mục đích học tập khác nhau và cấu trúc của quá trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy thành 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tư duy là nó giúp chúng ta hiểu được cấu trúc của quá trình học hỏi, tiếp thu nhận thức của HS. GV cần nắm vững các cấp độ tư duy khác nhau này để kiểm tra, đánh giá tư duy (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của HS và mở ra cơ hội để HS biết được khả năng của mình từ đó tự phát triển các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập và họ sẽ lĩnh hội tốt hơn nội dung học tập, và hiệu quả đào tạo cũng cao hơn.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ THCS NĂM 2010 (Trang 64)