1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GIA CẦM

54 683 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 23,99 MB

Nội dung

Các bệnh thường gặp trên gia cầm, cách phòng chống và điều trị bệnh. Có hình ảnh mô tả đi kèm theo từng triệu chứng và bệnh tích của từng bệnh. Các bệnh: Gà rù, Gumboro, dịch tả vịt, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm, hen gà, phó thương hàn, bệnh cầu trùng, bệnh do E.coli,

Trang 1

Bệnh trên gia cầm

Trang 2

BỆNH GÀ RÙ (BỆNH NIU-CÁT-XƠN)

Căn bệnh:

Là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra,

bệnh lây lan rất mạnh, mọi lứa tuổi gà đều mắc,

khi bị bệnh tỷ lệ chết rất cao từ 90 - 100%

Trang 3

Triệu chứng

 Trong đàn xuất hiện những con gà ủ rũ, xoã cánh (khoác áo tơi)

 Diều sưng to (do thức ăn tích lại không tiêu hoá được)

 Gà khó thở kêu “toóc toóc”, đặc biệt là đêm và sáng sớm

 Da khô, chân lạnh, cầm chân dốc ngược có nước chảy ra đằng mồm

 Gà đi ỉa chảy phân mầu trắng hay xanh có lẫn nhớt

Đặc biệt chú ý:

 Gà chết ở mọi lứa tuổi, xác rất gầy, thịt tanh

 Giai đoạn cuối ổ dịch trong đàn gà có nhiều con xuất hiện trạng thái thần kinh đi

quay vòng, cổ quẹo, mổ không trúng thức ăn

Trang 4

Gà bị New-cat-xơn: Triệu chứng thần kinh, đầu và cổ quẹo, thõng xuống

Gà bị New-cat-xơn: ỉa chảy, lông xù xơ xác, mắt

lim dim nửa nhắm nửa mở

Trang 5

Dạ dày tuyến gà bị Neu-cat-xơn: Xuất huyết trên niêm mạc

Bệnh tích

 Xác gầy, diều chứa đầy thức ăn

 Thể cấp tính: xuất huyết ở đường tiêu hoá (diều, dạ dầy tuyến, ruột), xuất huyết

niêm mạc mắt

 Bệnh kéo dài gây viêm giác mạc mắt, cuống phổi và khí quản Dạ dày tuyến

(cuống mề) xuất huyết vòng nhẫn, ruột bị viêm, xuất hiện những nốt loét có phủ bựa mầu trắng vàng

Trang 6

 Không nên nhốt chung gà ở các lứa tuổi, thực hiện “Cùng vào, cùng ra”.

 Đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ và khô ráo, thức ăn, nước uống sạch sẽ

 Thực hịên tốt chế độ cách ly (Gà mới mua về phải nuôi cách ly trong

vòng 10 ngày)

Trang 7

Khi có bệnh Niu-cat- sơn xảy ra cần xử lý bằng cách:

 Báo ngay cán bộ thú y cơ sở

 Dùng Vắc xin cho đàn gà chưa mắc bệnh, bổ xung thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho đàn gà

 Đốt xác gà ốm chết rồi đem chôn và rắc vôi bột

 Không được đến thăm các nơi nuôi gà khác

 Sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và các khu vực xung quanh.

 Rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với các khu vực xung quanh và lối ra vào

chuồng nuôi.

Trang 8

BỆNH GUMBORO

Căn bệnh

 Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do 1 loại vi rút gây ra.

 Vi rút làm tê liệt hệ thống miễn dịch gây suy giảm miễn dịch của gà.

 Bệnh lây lan rất nhanh, khi mắc bệnh tỷ lệ chết cao 30 - 80%.

+ Tiêu chảy loãng, lúc đầu phân trắng ngà sau chuyển sang màu vàng trắng, đôi khi có lẫn máu

+ Uống nước nhiều, tỷ lệ chết cao vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đó bệnh thuyên giảm.

Trang 9

Đàn gà bị Gumboro: Nằm phủ phục, gục

đầu

Đùi gà bị Gumboro: Xuất huyết cơ đùi rất

nặng

Trang 10

Dạ dày tuyến:

Xuất huyết ở mảng giữa mề và cuống mề

Trang 11

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vệ sinh: Vệ sinh chuồng trại chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để

nâng cao sức đề kháng của gà

Phòng bệnh bằng vắc xin: nhỏ vắc xin Gumboro cho gà3 lần vào lúc gà được

5-15và 25 ngày tuổi

Trị bệnh: Biện pháp duy nhất là làm tăng sức đề kháng cho gà bằng cách: cho

uống Antigum, điện giải, đường glucoza hoặc tiêm kháng thể Gumboro

 Cần lưu ý không dùng kháng sinh khi điều trị bệnh gumboro, khi bệnh ghép với

các bệnh khác phải ưu tiên điều trị bệnh gumboro trước sau đó mới điều trị bệnh ghép sau

Trang 12

BỆNH CÚM GIA CẦM Khái niệm bệnh

 Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao hay c ̣òn gọi là bệnh cúm gà, là

một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà̀ vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút

 Các loà̀i chim cảnh và chim hoang dã nhất là vịt trời, diệc, ngỗng

trời và đặc biệt các loài thuỷ cầm nuôi (vịt, ngan, ngỗng) trước đây được coi là những vật mang trùng khỏe mạnh.

Trang 13

Căn bệnh:

 Bệnh do loại vi rút cúm typ A, H5N1 gây ra

Sức đề kháng của vi rút

 Vi rút cúm gà có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của gà bị bệnh kể cả máu,

tủy xương, nước dãi, phân, lông …

 Ở điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rừ rệt tới sức đề kháng của virus cúm Vi

rút thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm tương đối thấp và nhiệt độ

thấp, ngược lại chúng lại sống lâu trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao

 Vi rút có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày

 Vi rút cầm bền vững ở PH = 5,5-8

 Vi rút cầm dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 650C

Trang 14

Sức đề kháng của vi rút

 Vi rút Cầm gà rất mẫn cảm với các thuốc sát trùng như formalin, Virkon,

vôi bột Người ta có thể dùng các chất này để tổng tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị chăn nuôi khi cơ sở bị đe doạ

 Sống trong phân gia cầm bệnh tới 3 tháng

 Bị diệt ở nhiệt độ 60 – 700 C trong 5 phút

 Những chất sát trùng thông thường đều diệt được vi rút cầm gia cầm

như: xút 2%, Formol 3%, Crezin 5%, Chloramin B 3%, cồn 70 – 900 vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phòng đặc

 Trong tủ lạnh và tủ đá, vi rút sống được hơm 1 tháng

Trang 15

Triệu chứng

 Thời gian nung bệnh thường kéo dài từ 2 – 5 ngày kể từ khi nhiễm vi rút đến khi

xuất hiện những triệu chứng đầu tiên

 Triệu chứng lâm sàng gồm: sốt cao, ho, thở nhanh, khó thở, chảy nước mắt, chảy

nước dãi ở mỏ, phù đầu và mặt, xuất huyết ở vùng da không có lông, đặc biệt ở chân, da tím tái, lông xù, đứng tụm một chỗ, khát nước, bỏ ăn và chết nhanh

 Biểu hiện về thần kinh như đi lại không bình thường, loạng choạng, run rẩy, mệt

mỏi

 Vịt nuôi và ngỗng nuôi có triệu chứng ủ rũ, ăn ít, ỉa chảy giống như ở gà đẻ mắc

bệnh, cũng thường thấy ở các xoang cũng có hiện tượng sưng, tích nước

 Vịt nhiễm vi rút cầm gia cầm và bài tiết ra ngoài mà có thể không biểu hiện các

triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh tích

Trang 16

Chân gà xuất huyết Chảy nước dãi

Triệu chứng ngoẹo đầu ở vịt Mào tích xuất huyết

Trang 17

Bệnh tích: Gà mắc bệnh cúm có 2 loại bệnh tích:

Bệnh tích bên ngoài gồm:

 Mào và yếm (tích) sưng to, phù nề quanh mắt

 Chỗ da không có lông bị tím bầm

 Chân bị xuất huyết

 Xuất huyết vùng đầu và thâm tím

Bệnh tích bên trong gồm:

 Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy

 Viêm xoang bụng, viêm buồng trứng có dính sợi tơ huyết

 Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm nạc

 Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa

 Nói chung bệnh tích của bếnh cúm gà rất giống với bệnh gà rù (niu cat xơn)

Những con chết đột ngột thường không có bệnh tích gì rõ rệt

Trang 18

Phòng, chống:

Phòng bệnh bằng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học:

− Tiêu huỷ gia cầm trong ổ dịch một cách triệt để (chôn, đốt);

− Vệ sinh tiêu độc thường xuyên bằng các loại thuốc sát trùng như: Vinadin 10%, Virkon 0.5%, nước vụi 10%, formol 2%, Iodin 1%, Clorin 3%

Trang 19

BỆNH DỊCH TẢ VỊT Khái niệm bệnh

 Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài vịt gây ra do vi rút Vịt mọi

lứa tuổi đều rất mẫn cảm, tỷ lệ chết cao

 Đặc điểm của bệnh gây viêm, xuất huyết ở da và các phủ tạng, vịt

thường chết nhanh ở tình trạng bại huyết

 Bệnh hay xảy ra nhất là vào thời điểm gột vịt.

Căn bệnh

 Vi rút dịch tả vịt có sức đề kháng kém, rất mẫn cảm với ether và

chloroform, các chất diệt trùng và ánh sáng

 Nước và các chất phù du có vai trò lớn trong việc truyền bệnh này

 Trong tự nhiên, vịt, ngan, ngỗng cũng có thể bị mắc

Trang 20

Triệu chứng:

Khi nhiễm bệnh, hiện tượng lây, lan rất nhanh

 Vịt sốt, chảy nhiều nước mũi, mắt Mũi, miệng luôn bị bẩn, mắt kèm nhèm, sợ

ánh sáng

 Vịt không thích bơi, tách đàn, ít kêu

 Hậu môn bết phân, mầu xanh nát, lỏng

 Đầu sưng to, do tổ chức liên kết dưới bị phù thũng Vịt gầy, chết rất nhanh sau

khi bị liệt chân, giảm nhiệt độ

 Vịt đẻ giảm hẳn tỷ lệ trứng Vịt đực gai giao cấu tòi ra có những vết loét

Trang 21

Đàn vịt bị Dịch tả: ỉa chảy, liệt chân Thận, tim, dạ dày cơ xuất huyết ở vịt bị Dịch tả

Trang 22

Trị bệnh

 Bệnh không thể chữa được bằng các loại thuốc kháng sinh

 Trường hợp đàn vịt mới chớm mắc vài con, để cứu đàn vịt chỉ còn cách tiêm vắc

xin nhược độc cho toàn đàn với liều gấp 2 liều phòng Nếu tiêm sớm có thể cứu được 90% vịt

Phòng bệnh

 Định kỳ tiêm vắc xin cho đàn vịt đẻ năm 2 lần; vịt thịt lúc 1 tuần tuổi

Trang 23

BỆNH ĐẬU GÀ

Căn bệnh

 Là bệnh truyền nhiễm của loài gà do vi rút gây ra

 Đặc điểm của bệnh là vi rút gây những mụn đậu trên da và tế bào

thượng bì, gây viêm thể cata ở niêm mạc miệng, họng, mũi

 Các loài động vật mắc: gà, chim bồ câu, vịt Mỗi loài có một chủng

gây bệnh riêng Bệnh chủ yếu ở gà con, nhất là gà công nghiệp Gà có thể chết do ngạt thở, do mù.

 Vi rút gây bênh đậu gà rất mẫn cảm với Ether và Chloroform Vi rút

đậu có sức đề kháng mạnh nhất khi chúng được làm khô, nhiệt độ

thấp nó giữ được độc lực 1 năm hướng thượng bì, phát triển ở da và thượng bì Chính ở đây vi rút đậu khu trú nhiều.

Trang 24

 Gà bị đau mắt, sổ mũi, trong miệng có màng giả

 Tỷ lệ chết tuỳ thuộc thể bệnh và các vi khuẩn kế phát

Trang 25

Gà bị bệnh Đậu: Nốt đậu đóng vẩy

trên da, lưng và mào

Gà bị bệnh Đậu: Nốt đậu ở mào,

khoé mắt

Gà chết do bị Đậu thể yết hầu: Màng giả giống bã đậu trên niêm mạc thực quản

Trang 26

Phòng bệnh

 Phòng bệnh đậu cho gà vào lúc 5-7 ngày tuổi, chủng vắc xin đậu gà vào dưới da

cánh chỗ mỏng và ít mạch máu nhất

Trị bệnh

 Cho thêm các Vitamin vào thức ăn

 Nếu gà bị bệnh ở thể kín trong đường hô hấp và tiêu hoá thì nên bổ sung các

thuốc kháng sinh như Tetracyclin, Furazonidon để đề phòng bội nhiễm

 Đối với những mụn đậu đã vỡ ra, dùng các chất chua như chanh, quất hay dùng

Xanh-metylen bôi vào vết thương bị loét trên da

Trang 27

Căn bệnh

 Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loại gia cầm và thuỷ cầm do vi

khuẩn Pasterella gây ra Khi bị bệnh tỷ lệ chết cao

Triệu chứng

 Thể quá cấp: Gia cầm chết đột ngột, vừa ăn, đang đẻ… tự nhiên lăn ra chết

 Thể cấp tính: bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy phân mầu nâu sẫm – mầu kẹo socola, mào

yếm tím tái và phù thũng

 Thể mãn tính: viêm xoang, chảy nước mũi, suy nhược, rối loạn thần kinh, viêm

các khớp đặc biệt là khớp đầu gối

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM

Trang 28

Gà bị Tụ huyết trùng: Mào, yếm sưng to và tụ máu

Trang 29

Gà chết do bệnh Tụ huyết trùng: Gan thoái hoá mỡ, bề mặt có

điểm hoại tử trắng bằng đinh ghim

Tim gà bị Tụ huyết trùng:

Xuất huyết mỡ vành tim

Bệnh tích

 Xuất huyết các cơ quan, viêm bao tim, xoang bao tim tích nước vàng, viêm phúc

mạc, viêm quanh gan, xuất hiện sợi huyết và lòng đỏ trứng trong xoang bụng, gan sưng to và có những ổ hoại tử

Trang 30

Phòng bệnh

 Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng

 Phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm vắc xin tụ huyết trùng Neothyomix 0,3ml vào

dưới da 2 lần cách nhau 3-6 tuần bắt đầu từ 2 tuần tuổi

Trị bệnh

 Streptomycine 1gr (1lọ) tiêm bắp đùi cho 10 kg gà ngày 1 lần, tiêm 2-3 ngày

liền trộn thuốc toi gà hay thuốc toi thương hàn vào thức ăn cho gà ăn liên tục

3-5 ngày

Trang 31

Đặc điểm bệnh phó thương hàn gà

 Là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm do vi khuẩn Samonella gây ra

 Các loại hoang cầm, gia cầm, thuỷ cầm đều có thể bị mắc

 Bệnh lây truyền qua trứng Gà con nở ra từ trứng bệnh sẽ mắc bệnh thương hàn, bạch lỵ, ỉa phân trắng, phân xanh,tỷ lệ chết cao.

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN GÀ

Trang 32

Gà bị mắc bệnh do:

Mẹ truyền sang con: Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh, gà con nở ra đã nhiễm

bệnh có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối Những gà con sống sót là vật

mang bệnh

Tiếp xúc với mầm bệnh: Gà dễ mắc bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống phải nguồn nước,

hít phải không khí có chứa mần bệnh có chứa mầm bệnh.

Trang 33

Các biểu hiện khi gà bị mắc bệnh

 Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi

 Tỷ lệ mắc cao nhất vào 24 - 48 giờ sau khi nở.

 Khi trứng bị nhiễm khuẩn tỷ lệ nở thấp, phôi bị sát Gà con ỉa chảy phân

màu trắng, khó thở, gà chết tới 20%

 Gà ủ rũ, gầy gò, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống

nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn.

 Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím Ở lách, tim, phổi có

các ổ hoại tử

Trang 34

 Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ biểu hiện, thường thấy

ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó phân chuyển từ trắng sang

vàng, một số con bị què chân kèm các triệu chứng thần kinh

 Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát nước, mào, tích tía, ỉa chảy

phân loãng vàng xanh

 Gà có thể chết trong 2 - 3 ngày

 Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng

bị teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám

 Trứng giống bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở rốn,

lòng đỏ tiêu không hết.

Trang 35

Trứng gà mái bị thương hàn: Gà con yếu, không đạp vỡ được vỏ

Trang 36

Phòng bênh

 Đây là một loại bệnh rất khó loại trừ được mầm bệnh

 Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm

ấp

 Ở gia đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ

 Hạn chế thả gà tự do trên khu vực quá rộng, khó kiểm soát hoặc tiếp xúc với các

đàn gà khác.

Trang 37

 Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh

tật cho đàn gà

 Dùng thuốc phòng bệnh từ ngày đầu gà mới nở.

 Genta -costrim 1 gram/ 2 lít nước uống.

 Ampi - Septol gói 4 gram / 2kg thức ăn.

 Chlortetravit -C gói 5 gram/ 3 kg thức ăn.

 Tiêm phòng cho đàn gà giống bằng vaccin của xí nghiệp thuốc thú y TW

Trang 38

 Neotesol: Imequl 1gr/2 lit nước, cho uống liên tục

3 – 5 ngày

 Hamcoli 1g/1lit nước uống

 Hampiseptol 4g/5-7kgTT Hoặc trộn 2kg thức ăn

 Hanmycin 100 1ml/1-2 lit nước uống

 Hancosmix-forte 1g/2 lit nước uống

 Hancoc 1,5-2ml/1 lit nước uống

 Genta-costrim 1g pha 1 lit nước hoặc trộn

0,5kg thức ăn

Điều trị

Trang 39

Căn bệnh

Do một loài vi sinh vật là trung gian giữa vi khuẩn và nấm gọi là Mycoplasma

gây ra

 Bệnh thường lây truyền dọc từ đàn bố mẹ truyền bệnh sang đàn con

 Bệnh cũng lây truyền ngang khi có tiếp xúc trực tiếp giữa các con bị nhiễm hoặc

đã khỏi nhưng mang trùng sang đàn mẫn cảm

 Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với dụng cụ, túi đựng thức ăn,

người, chim hoang dã, chuột v.v

BỆNH HEN GÀ (CRD)

Trang 40

Triệu chứng lâm sàng

 Đặc điểm của bệnh là gây viêm đường hô hấp mãn tính, viêm khớp và viêm túi

khí ở gia cầm

Bệnh do Mycoplasma có các triệu chứng đặc chưng của bệnh viêm đường hô

hấp mãn tính (CRD): chảy nước mắt, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè), gà chậm lớn rõ rệt, gà luôn vẩy mỏ

 Bệnh gây viêm khớp cấp tính ở các khớp mắt cá và khớp khuỷu chân Khớp

khuỷu sưng rất to trong bao khớp có nhiều dịch nhầy Tư thế ngồi trên khuỷu là

triệu chứng đặc trưng của gà thịt bị bệnh do Mycoplasma gây ra

Trang 41

Bệnh tích

 Tụ máu ở đường hô hấp trên, viêm khí quản, viêm túi khí: thành túi khí dày lên

và đục, đặc biệt là hiện tượng gà bị viêm khớp ở các ca nặng có thể thấy các khớp bị viêm có nhiều dịch đặc như mủ

Trang 42

Phòng bệnh

 Cần mua đàn bố mẹ và đàn thương phẩm từ đàn giống biết chắc chắn không bị bệnh Mycoplasma

Tiêm phòng vác xin Mycoplasma phòng bệnh cho gà, chú ý rằng vacxine sẽ giảm các triệu chứng lâm

sàng của bệnh song không loại trừ trạng thái mang trùng.

Trang 43

Đặc điểm bệnh E.coli

 Mầm bệnh là một loài vi khuẩn Echerichia coli rất sẵn trong các nguồn nước

 Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá và khi sức khoẻ giảm

sút sức đề kháng yếu hoặc có sự tác động của một loại vi khuẩn hoặc virus khác nữa là E.coli gây bệnh

 Bệnh phát ra nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm và chết cao

 E.coli gây bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và khi phát triển có số lượng lớn vi

khuẩn thì nhiễm vào máu gây độc toàn thân

BỆNH DO E.COLI

Trang 44

Các biểu hiện khi gà bị bệnh

 Gà con thường bị bệnh nặng, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, phân trắng (dễ

nhầm với bệnh bạch ly) ở gà lớn có triệu chứng nhưng không rõ rệt Gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi chết gà rất gầy

 Ở gà mắc bệnh có thể thấy rõ là viêm và xuất huyết gần như toàn thân: Dưới

da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách, các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết (fibrin), hoặc chất bã màu vàng

Ngày đăng: 16/09/2018, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w