1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Luận án tiến sĩ)

203 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 365,82 KB
File đính kèm Luận án Full.rar (2 MB)

Nội dung

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN DANH TIÊN

2 PGS.TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 4

giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23

Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997

2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 26 2.2 Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 61 3.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ

và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ 61 3.2 Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban Chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội

LHPN : Liên hiệp Phụ nữ XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị,

tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của đất nước

Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác lãnh đạo của Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ

nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam

Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng Chính nơi đây là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp Năm

1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh,

Trang 7

2

Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả Góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh

Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh Dưới sự lãnh đạo của Đảng

bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của Tỉnh Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo

Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò

to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN nói riêng Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của

Trang 8

3

XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế

Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề:

- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh

- Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng

bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh

- Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Trang 9

4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh

Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh

đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện:

- Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN

- Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh trên các mặt:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN

+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội và phát triển hội viên

+ Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội

+ Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội

+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII) Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau năm 2015

Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm

thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu,

Trang 10

4.2 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm:

Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên

Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra

+ Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh

+ Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh Trong chương 4, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997 đến 2015

Trang 11

6

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội LHPN tỉnh

+ Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh

+ Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như

sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN

và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015

5 Đóng góp mới của Luận án

Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên

cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu

Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015 trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997

Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ

tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN

Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo

Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động

Trang 12

7

Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và

phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh

Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng

dạy lịch sử địa phương

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết

Trang 13

8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu:

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ

Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình [26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ

nữ của Nguyễn Thị Mão [126]

Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với

sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của

phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58] Cuốn sách nêu bật

hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI

Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146] Tác phẩm

Trang 14

Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ

nữ Việt Nam [60] Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi

có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001) Khẳng định bước trưởng thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình,

xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên

kỷ mới

Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới

và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống

những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản

dưới góc độ phụ nữ học Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách

xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc

công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam

Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69] Cuốn sách đã trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà

nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của

Trang 15

Luận án đầy đủ ở file: Luận án full

Ngày đăng: 15/09/2018, 07:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w