Do đó, việc sử dụng phương pháp seminar trong dạy học môn Công Nghệ 10 sẽ giúp học sinh tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học, điều này phù hợp với mục tiêu của môn kỷ thuật nông ngh
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI GIẢNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ MINH TRÚC Ngành: SƯ PHẠM KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP Niên khoá: 2005 – 2009
Tháng 06/2009
Trang 2SƯ PHẠM KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
Ths PHẠM QUỲNH TRANG
THÁNG 06/2008
Trang 3ii
Người nghiên cứu xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
ThS GVHD Phạm Quỳnh Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài
Tập thể giáo viên bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp - trường Đai học Nông Lâm TPHCM
Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Huệ và thầy Nguyễn Thanh Tịnh đã tạo điều kiện cho người nghiên cứu dạy thử nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ
Và gia đình, bạn bè là nguồn động viên giúp người nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2009
Lê Thị Minh Trúc
Trang 4iii
trong dạy học môn Công Nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ”, được tiến hành thực hành trong thời gian từ 08/ 2008 đến 06/ 2009
Địa điểm thực hiện: Trường THPT Nguyễn Huệ - Quận 9 - TPHCM
Với mục tiêu, nội dung chính, kết quả chính đạt được như sau:
- Tìm hiểu về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm; đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT; các vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học; khái niệm, các bước tổ chức dạy học bằng phương pháp seminar
- Thiết kế giáo án trong đó sử dụng phương pháp dạy học seminar và tiến hành dạy thử nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ
- Quay video và phân tích tiết dạy thử nghiệm trên video về sự tác động của phương pháp đối với hoạt động học tập của học sinh về các mặt: hứng thú, thái độ; các
kỹ năng; phát triển hoạt động tư duy
- Đưa ra kết luận từ kết quả phân tích và một số ý kiến kiến nghị, hướng phát triển của đề tài
Trang 5iv
phương pháp seminar với chủ đề: “Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho ngày 8/ 3”
- Qua kết quả phân tích cho thấy: phương pháp seminar gây cho học sinh sự hứng thú và hình thành thái độ tích cực trong học tập Phương pháp seminar cũng góp phần giúp học rèn luyện các kỹ năng, và mức độ cao hơn là giúp học sinh phát triển hoạt động tư duy trong quá trình học
- Tuy nhiên, cũng có một số học sinh chưa thực sự hứng thú và có thái độ học tập tích cực; một số học sinh lười tư duy trong quá trình dạy học sử dụng phương pháp seminar
- Qua các kết quả phân tích thì việc sử dụng phương pháp semiar trong dạy học là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công Nghệ 10 Và để việc tổ chức seminar đạt hiệu quả cao cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp seminar, thư viện trường nên thường xuyên bổ sung nguồn tài liệu tham khảo
Trang 6v
LỜI CÁM ƠN 0
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
1.7 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.8 Phương pháp nghiên cứu 3
1.8.1 Phương pháp thực nghiệm: (phục vụ nhiệm vụ 3) 4
1.8.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1, 2) 4
1.8.3 Phương pháp quan sát: (phục vụ nhiệm vụ 4) 4
1.8.4 Phương pháp phân tính dữ liệu: (phục vụ nhiệm vụ 4) 4
1.9 Giới thiệu cấu trúc của khoá luận 4
1.10 Kế hoạch nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 7
Trang 7vi
2.3.1 Khái Niệm 8
2.3.2 Việc phân loại phương pháp dạy học 9
2.3.3 Cơ sở lựa chọn các PPDH 10
2.3.4 Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học 11
2.4 Phương pháp seminar 12
2.4.1 Khái Niệm 12
2.4.2 Một số nét đặc trưng cơ bản của phương pháp seminar 13
2.4.3 Các loại hình seminar 14
2.4.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp seminar 15
2.4.4.1 Ưu điểm 15
2.4.4.2 Nhược điểm 15
2.4.5 Các bước tổ chức phương pháp semiar 15
2.4.6 Một số yêu cầu trong quá trình tiến hành semina 18
2.4.6.1 Yêu cầu đối với cá nhân/ nhóm báo cáo 18
2.4.6.2 Yêu cầu đối với học sinh tham gia phát biểu ý kiến 18
2.4.6.3 Yêu cầu đối với giáo viên 18
2.5 Giới thiệu sơ lược chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10 18
2.6 Lược khảo một số nghiên cứu trước đây 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.2 Phương Pháp Thực Nghiệm 22
3.2.1 Đối tượng và cách chọn thử nghiệm 22
3.2.2 Phạm vi (lí do), thời gian 22
3.2.3 Cách thiết kế bài giảng trong đó sử dụng phương pháp để dạy học 23
Trang 8vii
3.3.1 Quay video 24
3.3.2 Quan sát bằng mắt 25
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1 Kết quả thiết kế một số bài sử dụng phương pháp dạy học seminar 26
4.2 Mô tả tiết dạy thử nghiệm 41
4.3 Mô tả kết quả thu thập được từ phần đánh giá của giáo viên đối với hoạt động báo cáo seminar của học sinh 47
5.1 Phân tích và kết luận 49
5.1.1 Hứng thú 49
5.1.2 Thái độ học tập 51
5.1.3 Các kỹ năng 54
5.1.3.1 Kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp 54
5.1.3.2 Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm 56
5.1.3.3 Kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến trước đám đông 58
5.1.4 Phát triển hoạt động tư duy 61
5.2 Kiến nghị 67
5.3 Các hướng nghiên cứu tiếp tục 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
Trang 9vi
Bảng 4.1: Bảng thống kê danh mục các bài giảng sử dụng phương pháp dạy học
seminar trong chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10……… 26
Bảng 4.2: Bảng mô tả tiết dạy thử nghiệm………41
Bảng 4.3: Bảng mô tả kết quả đánh giá hoạt động seminar của học sinh……….47
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân loại các phương pháp dạy học……… 10
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ các bước tổ chức phương pháp seminar ……… 17
Trang 10vii
Hình 5.2: Học sinh hăng say trả lời câu hỏi ……….50
Hình 5.3: Học sinh chú ý theo dõi bài thuyết trình ……… 52
Hình 5.4: Học sinh tích cực phát biểu ý kiến………52
Hình 5.5: Học sinh quay nhìn về hướng bạn trả lời câu hỏi……… 53
Hình 5.6: Học sinh làm việc riêng trong giờ học……… 53
Hình 5.7: Học sinh ngại nhìn về hướng có máy quay phim……… 54
Hình5.8: Đại diện nhóm 4 thuyết trình bài báo cáo……… 56
Hình 5.9: Học sinh lúng túng khi thuyết trình……… 57
Hình 5.10: Học sinh nhờ bạn khác trong nhóm hỗ trợ trả lời câu hỏi……… 58
Hình 5.11: Học sinh trình bày ý kiến nhận xét bài thuyết trình………59
Hình 5.12: Học sinh không đồng ý với câu trả lời của nhóm bạn……….60
Trang 11SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
Về việc đổi mới, nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,…” Như vậy việc đổi mới là nhiệm vụ cấp thiết được Đảng và Nhà Nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
Và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học được nhận thấy rõ hơn qua nhận định của Đỗ Mạnh Cường (2006): “…đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là mối quan tâm đặc biệt của các trường ở mọi cấp học, bậc học và của toàn xã hội…” (Trang 26) Xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều quan điểm và định hướng khác nhau về: dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học tích cực,… Nhìn chung các quan niệm
và định hướng trên đều nhằm mục đích là tích cực hóa người học, làm cho người học hoạt động nhiều hơn trong việc tự tìm kiếm kiến thức,…Và theo nhận định của Hoàng Thị Minh Hảo (2008): “…seminar giúp sinh viên có khả năng khai thác tốt hơn chiều sâu kiến thức và là phương pháp tốt nhất để phát huy vai trò tích cực, sáng tạo, chủ động của sinh viên” (trang 34) Qua đó nhận thấy việc sử dụng phương pháp seminar trong dạy học là phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Trang 12SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
2
Mặt khác, theo Nguyễn An (1996) đã nhận định tầm quan trọng của môn kỹ thuật nông nghiệp (hiện nay được đổi tên thành môn Công Nghệ 10) là giúp học sinh nắm những kiến thức cần thiết cả về trồng trọt, chăn nuôi, về quản lí kinh tế, góp phần nghiên cứu vấn đề khoa học phục vụ sản xuất ở địa phương Do đó, việc sử dụng phương pháp seminar trong dạy học môn Công Nghệ 10 sẽ giúp học sinh tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học, điều này phù hợp với mục tiêu của môn kỷ thuật nông nghiệp
Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn thực hiện đề tài:
“THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ”
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm thiết kế và thử nghiệm một số bài trong chương trình môn Công
Nghệ 10, cụ thể là:
- Thiết kế một số bài giảng sử dụng phương pháp seminar
- Thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học seminar
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công Nghệ 10
ở trường trung học phổ thông
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: việc thiết kế và thử nghiệm một số bài sử dụng phương pháp seminar trong dạy học môn Công Nghệ 10
- Khách thể nghiên cứu:
§ Giáo viên và học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
§ Chương trình giáo khoa Công nghệ 10
Trang 13SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
3
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 10A5 trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ TPHCM
- Một số nội dung trong chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10 Cụ thể là:
1 Côn trùng gây bệnh hại cây trồng
2 Nạn phá rừng
3 Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
4 Bảo vệ môi trường
5 Các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi
6 Các giống vật nuôi phổ biến trong nước hiện nay
7 An toàn thực phẩm
8 Lựa chọn ý tưởng kinh doanh cho ngày 8/3
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận của đề tài
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế một số bài giảng bằng phương pháp seminar
- Nhiệm vụ 3: Dạy thử nghiệm
- Nhiệm vụ 4: Thu thập dữ liệu, quay video tiết dạy thử nghiệm, đánh giá kết quả và đưa ra các kết luận, kiến nghị
1.7 Câu hỏi nghiên cứu
1 Thiết kế bài giảng bằng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học được thiết kế như thế nào?
2 Việc sử dụng phương pháp seminar trong dạy học môn Công Nghệ 10 có tác động đến hoạt động học tập của học sinh như thế nào?
1.8 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 14SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
4
1.8.1 Phương pháp thực nghiệm: (phục vụ nhiệm vụ 3)
Tiến hành dạy thử nghiệm một hay một số bài đã thiết kế
1.8.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1, 2)
Người nghiên cứu tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu sau đó phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài và thiết kế bài giảng
1.8.3 Phương pháp quan sát: (phục vụ nhiệm vụ 4) Bao gồm: quan sát bằng mắt
và quay video Quan sát những biểu hiện, hoạt động học tập của học sinh lớp 10A5 khi
sử dụng phương pháp seminar trong dạy học môn Công Nghệ 10
1.8.4 Phương pháp phân tính dữ liệu: (phục vụ nhiệm vụ 4)
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích dữ liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra những kết luận về tác động của phương pháp seminar đối với hoạt động học tập của học sinh
1.9 Giới thiệu cấu trúc của khoá luận
Luận văn gồm 5 chương, lời cám ơn, phần tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần tài liệu tham khảo với cấu trúc luận văn như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU
- Giới thiệu hoàn cảnh từ đó vấn đề nghiên cứu phát sinh
- Giới thiệu sơ lược về nghiên cứu như: vấn đề nghiên cứu, mục đích, câu hỏi nghiên cứu,…
- Giới thiệu cấu trúc của luận án
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này người nghiên cứu trình bày hai nội dung:
- Trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài
- Lược khảo những nghiên cứu trước đây
Trang 15SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
5
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, người nghiên cứu trình bày các phương pháp đã sử dụng trong
quá trình thực hiện đề tài, bao gồm 3 vấn đề sau:
- Trình bày nội dung lí thuyết các phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cách dùng các phương pháp nghiên cứu trong đề tài
- Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: KẾT QUẢ
Người nghiên cứu mô tả các kết quả thu thập được bao gồm: mô tả các bài giảng đã thiết kế, thử nghiệm và mô tả kết quả thu thập được qua video
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này người nghiên cứu đưa ra những kết luận từ các kết quả thực nghiệm thu thập được đã trình bày ở chương IV và đưa ra các kiến nghị và hướng phát triển của đề tài nghiên cứu
1.10 Kế hoạch nghiên cứu
STT Thời gian Hoạt động Người thực hiện Ghi chú
1 08 – 09/ 08 Viết đề cương đề tài và
chỉnh sửa Người nghiên cứu
2 10 – 11/ 08 Thu thập dữ liệu nghiên
cứu cơ sở lí luận Người nghiên cứu
Thiết kế giáo án Người nghiên cứu
3 12/ 08 – 02/
09
Viết chương 1, 2 Người nghiên cứu
4 03 – 04/ 09 Dạy thử nghiệm tại trường
THPT Nguyễn Huệ Người nghiên cứu
Trang 16SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
6
Quan sát Người nghiên cứu
Quay video Đoàn Ngọc Thuận
Giáo sinh cùng đoàn thực tập
5 04 – 05/ 09 Tiến hành viết và chỉnh
sửa luận văn Người nghiên cứu
6 06/ 09 Bảo vệ khóa luận Người nghiên cứu
Trang 17SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Theo Nguyễn Quang Huỳnh (2004), bốn đặc trưng cơ bản của định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm:
- Người học đóng vai trò là chủ thể của hoạt động học, tự tìm tòi, tự nghiên cứu
- Người học tự thể hiện chính mình thông qua việc trình bày, bảo vệ ý kiến của bản thân, song biết lắng nghe ý kiến của người khác
- Người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn
- Người học tự kiểm tra, tự điều chỉnh kiến thức của mình qua quá trình hợp tác, trao đổi với bạn bè, ý kiến nhận xét của giáo viên
Theo Thái Duy Tuyên (1999), nội dung tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm được thể hiện ở các vấn đề sau:
- Chú ý đến đối tượng dạy (người học), cụ thể ở các mặt sau: kinh nghiệm,trình độ của học sinh, khả năng,…
- Người dạy phải kích thích được sự hứng thú, tính tích cực của người học, từ đó giúp học sinh tự suy nghĩ, tự tìm đến kiến thức một cách độc lập
- Vận dụng những thành tựu khoa học kỉ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình dạy học
Tóm lại, theo người nghiên cứu hai quan điểm trên tuy được diễn đạt với hai cách khác nhau, song bản chất chung của hai quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm trên là người học là chủ thể của quá trình dạy học, luôn được tôn trọng, mọi hoạt động của giáo viên đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và phát huy tối đa khả năng học tập tích cực của người học Trong đó, giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo, là người
tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề Thật vậy,
Trang 18SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
8
theo Phạm Quỳnh Trang (2008): “Người giáo viên là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức,cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của người học” (trang 11)
2.2 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (Theo Nguyễn Quang Uẩn, 2003) Và theo Lê Văn Hồng (1999), hoạt động học tập của học sinh ở lứa tuổi này có những đặc điểm sau:
- Học sinh THPT có sự đào sâu hơn đối với các môn học, hoạt động tư duy độc lập,
có khả năng suy luận, thích thú đối với các môn học đòi hỏi người học phải suy nghĩ, thích tìm hiểu những qui luật tự nhiên, thích khám phá những tri thức mới
- Thái độ có ý thức đối với việc học tập của học sinh THPT ngày càng cao: các em
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự trang bị cho mình vốn kiến thức, kỷ năng, kỷ xảo cần thiết khi bước vào cuộc sống Quá trình nhận thức này giúp các em
có động cơ và năng lực điều khiển bản thân trong học tập và rèn luyện
- Học sinh THPT có xu hướng lựa chọn cho mình một ngành nghề trong tương lai
do đó các em có sự lựa chọn đối với các môn học, dẫn đến việc các em sẽ có hứng thú đối với các môn học mà các em cho là quan trọng
- Ngoài ra học sinh THPT còn phát triển một số kỷ năng cần thiết cho việc học tập: tốc độ ghi bài nhanh, có thể vừa nghe giảng vừa ghi bài, vừa theo dõi câu trả lời,… Tóm lại, hoạt động học tập của học sinh THPT có tính năng động và độc lập ở mức cao, đồng thời ý thức học tập và nhu cầu học tập ngày càng cao Do đó đòi hỏi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phải thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động học tập của học sinh
2.3 Phương pháp dạy học
2.3.1 Khái Niệm
Khái niệm phương pháp: Theo Lê Phước Lộc (2002): “Phương pháp là cách thức, con
đường, phương tiện để đạt tới đỉnh, để giải quyết những vấn đề nhất định” (trang 79)
Trên đây là khái niệm phương pháp nói chung, và mang tính khái quát
Trang 19SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
9
Khái niệm phương pháp dạy học:
Có rất nhiều khái niệm về phương pháp dạy học:
- Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2006): Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học
- Theo Nguyễn An (1999) phương pháp dạy học là cách thức hoạt động có mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình dạy học
- Theo Lê Thị Hoàng (2004): “Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là phương hướng hành động để giải quyết vấn đề nhận thức nhằm đạt mục đích dạy học” (trang 106)
Nhìn chung, những khái niệm trên có nội dung tương đối giống nhau Song người nghiên cứu đồng tình với khái niệm của Lê Thị Hoàng (2004), khái niệm ngắn gọn, dễ hiểu, diễn đạt trên cở sở khái niệm phương pháp đã nêu trên
2.3.2 Phân loại phương pháp dạy học
Có rất nhiều quan điểm về phân loại phương pháp dạy học:
- Theo I.Ia Lence, ông phân loại phương pháp dạy học trên cơ sở đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh, gồm có các phương pháp: giải thích minh họa, phương pháp tái hiện, trình bày nêu vấn đề, tìm hiểu từng phần, nghiên cứu (theo Trần Thị Tuyết Oanh, 2006; Phan Thị Mai Khuê, 2000)
- Theo S.I Petrowski, E.Ia Golan: các tác giả này phân loại phương pháp dạy học theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin, bao gồm các phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành (Theo Thái Duy Tuyên, 1999) Tuy nhiên, người nghiên cứu nhận thấy cách phân loại theo Lê Phước Lộc (2002) là rất cụ thể, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và bao hàm tất cả các phương pháp của các quan điểm trên Qua tìm hiểu tài liệu, người nghiên cứu sơ đồ hóa việc phân loại của Lê Phước Lộc như sau:
Trang 20SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
10
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân loại các phương pháp dạy học
Như vậy, chưa có sự thống nhất trong việc phân loại cụ thể các phương pháp dạy học, như nhận định của Phan Thanh Long (2006): “Khó có thể xác định được một cơ
sở phân loại thống nhất để phân loại các phương pháp dạy học” (trang 178)
- Nhóm phương pháp trực quan
- Nhóm phương pháp tự lực của học sinh
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp diễn dịch
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Cơ sở là phương tiện truyền tin
Cơ sở là con đường tư duy
- PP làm mẫu - bắt chước
- PP thông báo
- PP kể chuyện
- PP thí nghiệm
- PP dạy theo nhóm
- PP sắm vai,…
- PP thảo luận (seminar)
- PP dạy học giải quyết tình
huống,…
Cơ sở là cách tổ chức truyền thông tin Phương pháp dạy học
Trang 21SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
11
- Nội dung dạy học: là toàn bộ tri thức khoa học của môn học, phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung dạy học
Ví dụ: Một trong những mục tiêu của môn Công Nghệ 10: giúp học sinh thực hiện
một số qui trình đơn giản trong bảo quản, chế biến một số nông lâm, thủy sản chủ yếu Với mục tiêu như vậy thì trong nội dung chương trình môn Công Nghệ 10 cần có những nội dung trên Để đạt được mục tiêu và giúp cho học sinh lĩnh hội những kiến thức trên, giáo viên có thể sử dụng kết hợp giữa các phương pháp dạy qui trình,
phương pháp thực hành, phương pháp diễn giảng, trong đó phương pháp thực hành chiếm ưu thế hơn
- Đặc điểm của học sinh: lứa tuổi, thể lực,khả năng, sở thích,…của học sinh
- Năng lực của giáo viên: yếu tố này thể hiện ở kinh nghiệm, sở trường, sở đoản, khả năng tổ chức, quản lí lớp,…
Trên đây là một số yếu tố cơ bản, ngoài ra còn có các yếu tố khác chi phối: thời gian, phương tiện dạy học,…
Tóm lại: Có rất nhiều yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp dạy học Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm Vì vậy, cần sử dụng một cách hài hòa giữa các phương pháp để đạt được kết quả dạy học tốt, vì theo nhận định của Phan Long (2004): “Mỗi phương pháp dạy học dù tốt nhất vẫn có mặt mạnh, mặt yếu, khi thực hiện nên phối hợp hai hoặc nhiều phương pháp vì không có phương pháp nào là độc quyền” (trang 178)
2.3.4 Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giảng dạy trường THPT đã trở thành nhiệm vụ cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Thực hiện đổi mới PPDH theo các định hướng sau:
- Chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều sang tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo
Trang 22SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
12
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp cho học sinh nhận thấy việc học lí thú, sinh động không nhàm chán, mang tính tự giác, có điều kiện tiếp cận với môi trường thực tế, nghiên cứu thực tiễn cuộc sống
- Đổi mới cách học của học sinh, làm cho học sinh suy nghĩ, hành động, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn, chuyển sang hình thức học tập hợp tác: tổ chức nhóm, thảo luận nhóm, dự án,…(Theo Nguyễn Hữu Chí, 2004)
Từ những định hướng trên, để đổi mới PPDH nói chung và môn Công Nghệ 10 nói riêng, giáo viên cần:
- Tổ chức nhiều hình thức dạy học tích cực: hướng dẫn học sinh thực hành, thảo luận, học nhóm, trò chơi, đóng vai, diễn kịch, seminar,…(Theo Phan Trọng Ngọ, 2005), qua đó giúp học sinh thu nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc học
- Tạo ra các tình huống có vấn đề, đặt ra các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã có từ kinh nghiệm bản thân, từ thực tiễn để giải quyết, giáo viên không nên truyền thụ kiến thức một chiều
- Cần tổ chức cho học sinh thực hành, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tiễn,
có điều kiện so sánh lí thuyết với thực tế, tăng tính tích cực, tự giác, sáng tạo
Tóm lại, để việc đổi mới PPDH có hiệu quả cần phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá; đổi mới phải phù hợp với năng lực học tập của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất,…Ngoài ra giáo viên cần biết việc nên “ Kết hợp hài hòa các phương pháp tích cực là điều kiện tạo cơ hội và sự hợp tác trong học tập cho HS nhằm hình thành và phát triển bền vững trong tư tưởng và trí tuệ các em” (Theo Nguyễn Gia Cầu, 2008, trang 55)
2.4 Phương pháp seminar
2.4.1 Khái Niệm
Trang 23SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
13
Thuật ngữ “Seminar” trong đại từ điển Anh - Việt, có nghĩa là cuộc hội thảo, chuyên đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sinh, khóa học, chủ đề nghiên cứu dành cho sinh viên cao đẳng (Theo Bùi Thị Phụng, 2003)
Sau đây, người nghiên cứu giới thiệu một số khái niệm phương pháp seminar:
- Theo Phan Trọng Ngọ (2005): Seminar là hình thức học tập, trong đó một nhóm học viên được giao chuẩn bị trước vấn đề nhất định Sau đó trình bày trước lớp và thảo luận vấn đề đã chuẩn bị trước tập thể lớp
- Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (2003): “ Xêmina là hình thức thảo luận khoa học, tranh luận về học thuật nhằm khơi sâu, mở rộng tri thức, tìm tòi, phát hiện chân lý hoặc chứng minh, tìm cách vận dụng chân lý khoa học vào thực tiễn.” (trang 148)
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách đơn giản seminar là phương pháp dạy học mà trong đó người học có sự nghiên cứu về một chủ đề được giao dưới sự hướng dẫn của giáo viên Kết quả của quá trình nghiên cứu được đúc kết thành bài báo cáo, trình bày trước tập thể lớp để cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến
2.4.2 Một số nét đặc trưng cơ bản của phương pháp seminar
Theo Lê Khánh Bằng (1993), phương pháp seminar có 3 đặc trưng cơ bản nhất:
- Có sự hướng dẫn của giáo viên
Qua hai nhận định trên, người nghiên cứu đồng tình với nhận định của Lê Khánh Bằng (1993): phương pháp seminar không thể thiếu một trong 3 yếu tố trên, đặc biệt việc sử dụng phương pháp dạy học seminar ở trường trung học phổ thông thì yếu tố
Trang 24SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
14
“có sự chuẩn bị trước” là không thể thiếu Thật vậy, theo nhận định của Hoàng Thị Minh Hảo (2008): “seminar là phương pháp học tập mới đối với sinh viên khi mới bước vào trường” (trang 33), sinh viên khi mới bước vào trường đại học, chỉ là giai đoạn chuyển tiếp từ trường trung học phổ thông sang bậc đại học, học sinh phải thay đổi cách học, cách làm việc theo một môi trường mới hoàn toàn.Vì thế phương pháp này cũng hoàn toàn mới mẽ đối với học sinh trung học phổ thông, cần có sự chuẩn bị chu đáo hơn trước khi tổ chức thực hiện một bài giảng theo phương pháp này
2.4.3 Các loại hình seminar
Qua nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu nhận thấy có nhiều cách phân loại trong
đó cách phân loại các loại hình seminar của Đặng Vũ Hoạt (2003) và Lê Khánh Bằng (1993) là khá rõ ràng, dễ hiểu và có thể tóm tắt qua bảng sau:
Mức độ và phạm vi nội dung
- Tiền seminar
- Seminar gắn với giáo trình
- Seminar gắn với một số phần hay chương cơ bản của giáo trình
- Seminar gắn với chuyên đề
- Seminar thảo luận, tranh luận tự do
- Seminar báo cáo
Trang 25SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
- Hình thành niềm tin cá nhân, ý thức làm việc khoa học và hợp tác
- Giúp học sinh tự kiểm tra, điều chỉnh kiến thức thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến với tập thể, với giáo viên từ đó giúp học sinh mở rộng phạm vi hiểu biết và hiểu sâu sắc nội dung kiến thức
- Giúp giáo viên kiểm tra năng lực làm việc, trình độ của học sinh đồng thời giúp giáo viên thu nhận những thông tin phản hồi từ phía học sinh về cách tổ chức, hướng dẫn từ đó thay đổi, bổ sung bài giảng
2.4.4.2 Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị
- Hạn chế một số nội dung chủ đề seminar
- Là phương pháp chủ yếu ở các lớp dành cho người lớn (Theo Phan Trọng Ngọ, 2005)
2.4.5 Các bước tổ chức phương pháp seminar
Theo tài liệu nghiên cứu của Lê Khánh Bằng (1993), người nghiên cứu chia các bước tổ chức phương pháp seminar thành 2 giai đoạn và 5 bước như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
* Sự chuẩn bị của giáo viên:
Trang 26SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
16
- Thiết kế bài giảng:
§ Xác định mục tiêu, nội dung giảng dạy
§ Thiết kế chủ đề seminar
§ Xây dựng các bảng hướng dẫn/ bài tập
§ Xây dựng phiếu đánh giá
- Thông báo nội dung thực hiện:
§ Giới thiệu chủ đề seminar, mục đích yêu cầu (có thể thực hiện qua việc phát phiếu bài tập)
§ Giới thiệu các tài liệu tham khảo, công việc cần thực hiện để chuẩn bị seminar
§ Công bố kế hoạch, thời gian thực hiện
§ Bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch qua việc tiếp thu ý kiến của học sinh
* Sự chuẩn bị của học sinh:
- Xây dựng kế hoạch: bao gồm bố trí thời gian nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo, xác định công việc phải thực hiện Nếu làm việc theo nhóm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
- Cá nhân/ thành viên trong nhóm làm việc một cách độc lập, hoàn thành nhiệm vụ
đã đề ra hoặc đã được phân công
Giai đoạn 2: Tiến hành seminar
ØBước 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị của cả lớp
ØBước 2: Công bố tiến trình seminar
ØBước 3: Báo cáo seminar
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình bài báo cáo theo sự chỉ định của giáo viên hoặc tự giác
Trang 27SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
17
ØBước 4: Tổ chức thảo luận
- Các nhóm nhận xét bài báo cáo của nhóm bạn
- Tham gia đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
ØBước 5: Tổng kết, nhận xét, đánh giá
- Nhận xét bài báo cáo, ý kiến nhận xét của cá nhân và nhóm
-Tổng hợp tất cả các ý kiến phát biểu
- Nhấn mạnh một cách ngắn gọn và rõ ràng bản chất các vấn đề đã thảo luận
- Công bố điểm cho cá nhân/ nhóm
Có thể tóm tắt các bước tổ chức trên thành sơ đồ sau:
Bước 3: Báo cáo seminar
Bước 5: Tổng kết, nhận xét, đánh giá
Bước 2: Công bố tiến trình
Bước 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị seminar
Bước 4: Thảo luận
Trang 28SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
18
2.4.6 Một số yêu cầu trong quá trình tiến hành seminar
Theo Lê Khánh Bằng (1993), trong quá trình tiến hành seminar phải đảm bảo một
số yêu cầu sau:
2.4.6.1 Yêu cầu đối với cá nhân/ nhóm báo cáo
- Thời gian: đảm bảo thời gian trình bày theo yêu cầu
- Lời mở đầu phải có tác dụng gây sự chú ý đối với người nghe
- Cách trình bày phải rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng
- Nội dung trình bày phải sát với chủ đề được giao, học sinh phải hiểu rõ nội dung trình bày, có thể liên hệ thực tiễn làm cho nội dung thuyết trình thêm phong phú và sinh động hơn
2.4.6.2 Yêu cầu đối với học sinh tham gia phát biểu ý kiến
- Phải tôn trọng, chú ý lắng nghe người báo cáo
- Ghi nhận những điểm đồng ý hoặc không đồng ý, còn thắc mắc để trong quá trình thảo luận sẽ trình bày ý kiến đã ghi nhận
- Ý kiến phát biểu phải ngắn gọn, súc tích tuy nhiên phải đảm bảo về chất lượng
Để làm được điều này người tham gia phát biểu phải đảm bảo yêu cầu đầu tiên đã nêu trên
2.4.6.3 Yêu cầu đối với giáo viên
- Phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh có nhu cầu nói lên quan điểm của mình, bằng cách quan sát, theo dõi, mời những học sinh phát biểu ý kiến (đối với những học sinh ít hoặc không phát biểu)
- Giáo viên không nên đưa ra ý kiến nhận xét trong quá trình học sinh thuyết trình, hoặc phát biểu ý kiến
- Phải linh hoạt trong việc điều khiển lớp học theo từng tình hình, điều kiện cụ thể
- Cần có thái độ khéo léo, tế nhị trong quá trình nhận xét, đánh giá
2.5 Giới thiệu sơ lược chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10
Chương trình môn Công nghệ lớp 10 được ban hành kèm theo quyết định số 1646/BGD & ĐT ngày 03/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo
Trang 29SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
19
Cấu trúc chương trình môn Công Nghệ 10 gồm hai phần và năm chương với những nội dung cơ bản sau:
- Phần I: Nông, Lâm, Ngư Nghiệp
Với thời lượng do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là 52 tiết, trong đó có 34 tiết lý thuyết,
13 tiết thực hành, 5 tiết ôn tập và kiểm tra.Bao gồm ba chương và 48 bài (kể cả bài mở đầu):
Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương
Thời lượng gồm 22 tiết, trong đó có 14 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành,1 tiết ôn tập
và 1 tiết kiểm tra
Chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương
Thời lượng gồm 20 tiết, trong đó có 13 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành, 1 tiết ôn tập
và 1 tiết kiểm tra
Chương III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Thời lượng gồm 10 tiết, trong đó có 7 tiết lý thuyết,2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra
- Phần II: Tạo Lập Doanh Nghiệp
Với thời lượng 18 tiết, trong đó có 11 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra Bao gồm 2 chương:
Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Chương 5: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp
(Theo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
Tóm lại, môn Công Nghệ 10 là môn khoa học ứng dụng, ứng dụng của công nghệ sinh học, hóa học, vật lý học, kinh tế,…Như vậy, môn Công Nghệ 10 không những cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng quát về nông, lâm, ngư nghiệp; bảo quản
Trang 30SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
20
và chế biến; kinh tế mà còn giúp ích cho việc hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề trong tương lai
2.6 Lược khảo một số nghiên cứu trước đây
Liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài, có một số nghiên cứu sau:
- Nguyễn Thị Hảo (2007) với luận án “Thực trạng và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả xêmina tại trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn” Trong nghiên cứu này, về mặt lí luận tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề về: sinh viên và hoạt động của sinh viên đại học, một số vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và hình thức tổ chức dạy học xêmina Về mặt thực nghiệm, tác giả tìm hiểu về: nhận thức và thái độ của giảng viên và sinh viên đối với xêmina; mức độ và cách thức tiến hành seminar của giáo viên; mức độ tích cực tham gia xêmina của sinh viên Kết quả của nghiên cứu cho thấy: đa số giảng viên đánh giá cao tầm quan trọng của hình thức dạy học xêmina và khẳng định việc tổ chức xêmina trong dạy học là cần thiết tuy nhiên mức độ tổ chức xêmina trong dạy học là chưa cao Nghiên cứu cũng cho thấy có
sự chuyển biến rõ nét ở sinh viên về mặt nhận thức, thái độ và hành vi khi tham gia xêmina Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xêmina Tuy nhiên, việc thực nghiệm tiến hành trên phạm vi hẹp, chỉ thực hiện ở một lớp sinh viên hệ chính qui năm 2 khóa 2005 - 2009 khoa giáo dục học và giảng viên của các ngành không đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ
- Hoàng Thị Minh Hảo với bài: “Một số đề xuất về phương pháp tổ chức seminar
bộ môn lí luân văn học ở trường cao đẳng Sư Phạm”, đăng trên tập chí giáo dục sô 9/
2004 Trong bài này tác giả đã viết về ưu thế của môn Lí luận văn học đối với việc tổ chức seminar, đưa ra một số đề xuất về phương pháp tổ chức giờ học seminar học phần Lí luận văn học ở trường cao đẳng sư phạm Tác giả đã thiết kế giờ học seminar
Lí luận văn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên và qua theo dõi kết quả học tập của sinh viên nhận thấy: phương pháp seminar tạo hứng thú thật sự cho sinh viên, giúp sinh viên nâng cao hận thức về chuyên môn, về nghiệp vụ, về phong cách diễn giảng, về phương pháp giải quyết một vấn đề khoa học,…Tuy nhiên,
Trang 31SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
Trang 32SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là: phương pháp khai thác những thông tin khoa học lí luận qua sách và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Theo Vũ Minh Hùng, 2003)
- Người nghiên cứu tìm kiếm tài liệu ở thư viện các trường đại học Dựa trên dàn ý
cơ sở lí luận phát thảo trước, tìm kiếm những tài liệu có liên quan qua các tạp chí giáo dục, sách, internet, luận văn tốt nghiệp của những người nghiên cứu trước Sau đó phân tích, tổng hợp một cách hệ thống để phục vụ cho việc nghiên cứu lí thuyết của đề tài
- Nghiên cứu về các nội dung sau: quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông, phương pháp dạy học,
và phương pháp seminar
3.2 Phương Pháp Thực Nghiệm
Theo Vũ Minh Hùng (2003): “Phương pháp thực nghiệm là phương pháp chủ động
để đối tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế, nhằm gây ra những biến đổi mong muốn ở chúng về mặt định lượng cũng như về mặt định tính” (trang 32)
3.2.1 Đối tượng và cách chọn thử nghiệm
- Đối tượng: học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
- Cách chọn đối tượng dạy thử nghiệm:
Lớp thử nghiệm được chọn một cách ngẫu nhiên theo sự phân công của giáo viên hướng dẫn trong đợt thực tập sư phạm
3.2.2 Phạm vi (lí do), thời gian
- Phạm vi: thử nghiệm ở lớp 10A5 trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
Trang 33SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
23
- Thời gian: từ 05/03/09 đến 12/03/09
3.2.3 Cách thiết kế bài giảng trong đó sử dụng phương pháp để dạy học
- Dựa trên mục tiêu, nội dung bài học (chủ đề seminar), người nghiên cứu thiết kế bài giảng sử dụng phương pháp dạy học seminar
- Cách thiết kế bài gảng:
+ Xác định mục tiêu, nội dung dạy học
+ Thiết kế chủ đề seminar
+ Xây dựng bảng hướng dẫn học sinh chuẩn bị
+ Xây dựng các tiêu chí của phiếu đánh giá
+ Xây dựng phiếu theo dõi các thành viên trong quá trình làm việc nhóm
- Cách thiết kế hoạt động trong giáo án:
Hoạt động trong giáo án bao gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh Người nghiên cứu dựa vào các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các bước tổ chức seminar và các định hướng dạy học theo hướng tích cực hóa người học để thiết kế các hoạt động trong giáo án
3.2.4 Cách tổ chức giảng dạy các bài giảng bằng phương pháp seminar được thực hiện trong nghiên cứu
- Tổ chức thử nghiệm ngay tại lớp học với hình thức tổ chức học tập theo nhóm:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm
- Dựa trên nội dung phiếu bài tập, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo phiếu theo dõi do giáo viên cung cấp Sau đó, tổng hợp tài liệu tìm kiếm được và viết bài báo cáo
Giai đoạn 2: Tiến hành seminar
Bước 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị của cả lớp
Trang 34SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
24
Bước 2: Công bố tiến trình seminar
Bước 3: Báo cáo seminar
- Mỗi nhóm cử đại diện thuyết trình bài báo cáo theo hướng dẫn của giáo viên Bước 4: Thảo luận
- Các nhóm nhận xét bài báo cáo của nhóm thuyết trình
- Đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình
Bước 5: Kết thúc seminar
- Các nhóm nộp phiếu đánh giá để giáo viên tổng kết điểm
- Kết thúc seminar: giáo viên sẽ nhận xét bài báo cáo, tổng hợp tất cả các ý kiến, kết quả của bài tập chiếm 10% tổng điểm (10 điểm) bài kiểm tra 1 tiết
3.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là dựa vào các giác quan, các phương tiện quan sát cho phép ghi nhận, thu thập những biểu hiện, những đặc trưng định tính của các sự vật, hiện tượng (đối tượng quan sát) Đối tượng quan sát sẽ thay đổi tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Có hai loại hình quan sát: Quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí trước Có thể tiến hành quan sát với các phương tiện: mắt, chụp ảnh, quay video,…(Theo Trần Khánh Đức, 2002) Và trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu tiến hành quan sát bằng mắt và quay video:
3.3.1 Quay video
- Cách chọn bài thu hình: bài thu hình đựơc chọn ngẫu nhiên theo tiến trình dạy học
do giáo viên hướng dẫn phân công trong đợt thực tập sư phạm, bài 52: “Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh”
- Bố trí máy quay: Máy quay được di chuyển sao cho bao quát toàn cảnh lớp học
- Người quay phim: giáo sinh Đoàn Ngọc Thuận
- Thời gian quay: 35’25”
Trang 35SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
25
3.3.2 Quan sát bằng mắt
- Quan sát trực tiếp trên lớp, người nghiên cứu quan sát:
+ Những biểu hiện bên ngoài của học sinh: nét mặt, tư thế ngồi, sự chú ý theo dõi,… + Học sinh có tham gia vào hoạt động đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
+ Lượng học sinh tham gia phát biểu ý kiến
- Đối tượng quan sát: hoạt động học tập, những biểu hiện của học sinh
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích định tính
để phân tích dữ liệu thu thập được
Phương pháp này được sử dụng đối với các câu hỏi mở, các dữ liệu người nghiên cứu quan sát, quay video,… Dữ liệu thu được từ video được người nghiên cứu phân tích dựa trên các hoạt động, biểu hiện của học sinh trong suốt tiết học, từ đó đưa ra những kết luận tổng quát nhất
Trang 36SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả thiết kế một số bài sử dụng phương pháp dạy học seminar
Bảng 4.1: Bảng thống kê danh mục các bài giảng sử dụng phương pháp dạy học
seminar trong chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10
Nội dung Thứ tự
Tên chủ đề seminar
trọt, lâm nghiệp đại
cương 9 Biện pháp cải
tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
I.3 Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu
Tác dụng các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
4
Chương I: Trồng
trọt, lâm nghiệp đại
cương Chương II:
Chăn nuôi thủy sản
đại cương
Bảo vệ môi trường
5
Chương II:
Chăn nuôi thủy sản 28 Nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi
II.2 Tiêu chuẩn thức ăn của vật
Các thành phần dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn của
Trang 37SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
Các giống vật nuôi phổ biến trong nước
Sau đây là phần mô tả cụ thể từng chủ đề seminar:
Chủ đề 1: CÔN TRÙNG GÂY BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Mục tiêu
- Trình bày đặc điểm của một số loại côn trùng gây hại trên một số cây trồng
- Nêu một số biện pháp phòng trừ một số loại côn trùng
- Kể tên và nhận biết một số loại côn trùng gây hại trên một số cây trồng
- Ứng dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại cho các loại cây trồng trong vườn nhà
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, làm việc nhóm
- Có ý thức làm việc khoa học
Trang 38SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
28
Nội dung
Các nhóm sẽ lựa chọn một loại cây trồng mà nhóm yêu thích (rau,cây ăn quả,…) Sau đó viết bài báo về các nội dung sau:
- Những sinh vật nào được xếp vào nhóm côn trùng?
- Giới thiệu sơ lược về loại cây trồng nhóm đã chọn và một số loại côn trùng gây hại trên loại cây trồng này
- Mô tả các đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của các côn trùng gây hại trên
- Báo cáo và đánh giá kết quả:
§ Mỗi nhóm cử đại diện thuyết trình bài báo cáo theo hướng dẫn của giáo viên
§ Các nhóm nhận xét bài báo cáo và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình
- Có điểm thưởng và quà tặng cho cá nhân/ nhóm xuất sắc nhất
Những thuận Thuận lợi:
Trang 39SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
29
lợi và khó
khăn
- Nội dung chủ đề kích thích sự tò mò của học sinh
- Học sinh thích thú khi được tự chấm điểm cho nhau
Khó khăn:
- Thời gian tiến hành seminar ngắn (45 phút/ 1 tiết), phương pháp seminar tương đối mới đối mới đối với học sinh THPT
- Kiến thức mới đối với học sinh
- Đòi hỏi nhiều nguồn tài liệu tham khảo
Chủ đề 2: NẠN PHÁ RỪNG HIỆN NAY
Mục tiêu
- Trình bày thực trạng nạn phá rừng hiện nay tại một số địa phương
- Nêu một số nguyên nhân và biện pháp hạn chế nạn phá rừng
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, làm việc nhóm
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ rừng
Nội dung
Các nhóm sẽ chọn một địa phương để viết bài báo cáo về các nội dung sau:
- Giới thiệu sơ lược về địa phương đã chọn
- Trình bày nạn phá rừng ở địa phương
- Nêu một số nguyên nhân và hậu quả của nạn phá rừng
Trang 40SVTH: Lê Thị Minh Trúc GVHD: Th.s Phạm Quỳnh Trang
30
trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo phiếu theo dõi do giáo viên cung cấp Sau đó, tổng hợp tài liệu tìm kiếm được và viết bài báo cáo
- Báo cáo và đánh giá kết quả:
§ Mỗi nhóm cử đại diện thuyết trình bài báo cáo theo hướng dẫn của giáo viên
§ Các nhóm nhận xét bài báo cáo và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình
§ Giáo viên tổng kết, nhận xét: cho các nhóm xem thêm hình ảnh
- Học sinh chưa quen với phương pháp dạy học seminar
- Thời gian tiến hành seminar ngắn (45 phút/ 1 tiết)
Chủ đề 3: CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT XÁM BẠC MÀU
Mục tiêu
- Nêu tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
- Rèn luyện kỷ năng thuyết trình