1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bai-2-Luyen-tap-phan-Doc-hieu

5 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 360,53 KB

Nội dung

Vì đó là những biểu hiện của một cuộc sống trong lành và bình yên.. Để cho Trái Đất thực sự là một khối màu xanh rất xanh trôi trong vũ trụ, mỗi người có thể góp sức từ những hành động

Trang 1

KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN

ID: 64336 PHẦN ĐỌC HIỂU

Chuyên đề: TỔNG ÔN

ĐỀ 01 Câu 1 Trong đoạn (1), tác giả đã gợi đến những sắc xanh: xanh lá của rừng cây, màu xanh nước trong veo của sông, sắc xanh của

lúa ngậm đòng, của rơm mới mùa gặt, xanh nước biển, xanh da trời, xanh chàm

Câu 2 Cụm từ ước mơ đó trong đoạn (2) thay thế cho mơ ước quê hương xứ sở mãi tươi đẹp trong lành trong đoạn (1)

Câu 3 Lựa chọn sớm mai được tự mình hít thở, chọn giấc ngủ không mộng mị hay ác mộng và những cơn đau Vì đó là những

biểu hiện của một cuộc sống trong lành và bình yên

Câu 4 Đồng tình với ý kiến: "Một chữ xanh đủ cho ta sống và hy vọng mỗi ngày." Vì chữ xanh ấy là ẩn dụ của mầm sống, sức

sống và niềm hi vọng trong cuộc đời - những động lực tốt đẹp ươm mầm cho cuộc sống tươi đẹp

Câu 5 Để cho Trái Đất thực sự là một khối màu xanh rất xanh trôi trong vũ trụ, mỗi người có thể góp sức từ những hành động

nhỏ bé như: không vứt rác bừa bãi, trồng cây xanh, tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc không sử dụng, sử dụng tiết kiệm giấy, nước, than

Câu 6 Từ bài viết, có thể rút ra bài học khi viết bài văn nghị luận xã hội:

- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lo gic

- Xây dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, vừa có diện vừa có điểm

- Sử dụng ngôn từ, hình ảnh giàu sắc thái gợi hình, biểu cảm

ĐỀ 02

Trang 2

Câu 2 Người mẹ đã "dụ" hai con cùng tham gia nấu ăn

Câu 3 Trong bài viết, cụm từ "được tham gia" có nghĩa là: có mặt và đóng góp một phần công sức của mình vào một việc nào

đó

Câu 4 Một số người đã từ chối quyền "được tham gia" vào những hoạt động, những công việc chung… của cộng đồng, xã hội

(chẳng hạn: từ chối tham gia đóng góp ý kiến trong một dịp lấy ý kiến/ trưng cầu dân ý của một tổ chức/ cơ quan nào đó; từ chối tham gia cuộc thi/ chương trình nào đó của Đoàn Thanh niên ) Khi từ chối tham gia, người đó sẽ mất đi cơ hội được tham dự, được nói lên ý kiến, được đóng góp công sức của mình cho cộng đồng, thậm chí đánh mất cả quyền lợi của bản thân mình Có thể họ là những người nhút nhát, sống thu mình hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm với cộng đồng

Câu 5 HS tự trả lời theo quan điểm của mình

ĐỀ 03 Câu 1 Thí sinh có thể chỉ ra 02 trong các phương thức biểu đạt sau: nghị luận, biểu cảm, tự sự

Câu 2 Tác giả cho rằng cuộc sống này vốn dĩ rất hối hả; cuộc sống là duy nhất; cuộc sống lại quá ngắn ngủi để bày tỏ hết tình

yêu thương với những người ta yêu thương; thời gian trôi chảy quá nhanh và một đi không trở lại Bởi thế nên, chúng ta phải vội vã

Câu 3 Từ văn bản, có thể thấy người viết có tâm hồn đẹp đẽ, sâu sắc, giàu tình yêu thương, biết trân quí cuộc đời, trân quí sự

sống…

Câu 4 Nhịp sống vội vã theo quan điểm của người viết xuất phát từ nhận thức về sự quí giá của cuộc sống, sự hữu hạn của đời

người và bắt nguồn từ trái tim tha thiết yêu đời, yêu người Lối sống gấp của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay lại thiên về ham muốn hưởng thụ và có phần trụy lạc

ĐỀ 04 Câu 1 Nội dung của đoạn trích: Những kỉ niệm của người cháu với ông ngoại về những ngày Tết năm xưa

Câu 2

Trang 3

- Các câu văn sử dụng phép so sánh trong đoạn trích: mấy đứa cháu ríu rít quanh ông như bầy chim sẻ; lạc sẽ giòn tan như tiếng

cười trẻ nhỏ; ngọn lửa liu riu như chị buồn ngủ ru em; thứ mạch nha là “mật mộng mạ” vàng óng như tơ tằm; những hạt lạc tròn xoe như con ngươi nằm trong tròng mắt mạch nha văn vắt; giấy bóng kính mỏng như cánh bướm

- Hiệu quả của phép so sánh mấy đứa cháu ríu rít quanh ông như bầy chim sẻ: gợi tả khung cảnh quây quần, vui vầy, rôm rả, ríu

ran của đàn cháu quanh người ông

Câu 3 Các từ láy trong đoạn: lúi húi, ríu rít, lỏn lẻn, liu riu, bong bong, thin thít, văn vắt, tăm tắp, lộc cộc

Câu 4 Đoạn trích thể hiện lòng yêu kính, thương mến, tự hào của người cháu (nhân vật "tôi") đối với người ông

Câu 5 & Câu 6 HS ghi lại ngắn gọn kỉ niệm của mình theo yêu cầu cụ thể của câu hỏi

ĐỀ 05

Câu 1 Theo tác giả, đời sống của con ong mang đến cho con người những bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích lũy, về chế tạo

và sáng tạo

Câu 2 Để làm ra được giọt mật, con ong đã phải bay 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa quanh vùng,

tương đương 8.000.000 cây số

Câu 3 Thao tác lập luận được chủ yếu sử dụng trong đoạn (2): So sánh

Câu 4 Thứ mật mà tác giả nghĩ rằng mình cũng đang nung, có lẽ là tình yêu cuộc sống, là khát vọng được cống hiến cho cuộc

đời tươi đẹp

Câu 5 Chăm chỉ, cần mẫn là một trong những phẩm chất tốt, góp phần làm nên sự thành công của mỗi chúng ta Nhưng nếu chỉ

chăm chỉ, cần mẫn thôi thì chưa đủ Thành công là kết quả của sự hội tụ nhiều yếu tố khác như thông minh, sáng tạo, dũng cảm, bản lĩnh

ĐỀ 06 Câu 1 Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 4

Câu 3 Hiệu quả nghệ thuật so sánh trong điệp khúc Tổ quốc tôi như một con tàu: Cụ thể hóa hình dung, tưởng tượng của tác giả

về dáng hình đất nước Việt Nam, một quốc gia giáp biển

Câu 4 Sự xuất hiện của các từ ngữ mấy trăm đời, vạn dặm, những, hơn ngàn thước, trùng điệp nhằm tô đậm cảm nhận về một

đất nước lớn lao, kì vĩ

Câu 5 Cả hai nhà thơ đều thể hiện cảm nhận về một đất nước lớn lao, kì vĩ (mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả, mây che đỉnh

Trường Sơn)

Câu 6 Đoạn thơ bộc lộ tình yêu, niềm tự hào và sự ngợi ca của tác giả đối với đất nước

Câu 7 Hình ảnh thơ: Đước thân cao vút, rễ ngang mình/ Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! thể hiện cảm nhận độc đáo của Xuân

Diệu về những cây đước ở Cà Mau Phép nhân hóa khiến đước hiện lên như một sinh thể kì vĩ (thân cao vút, rễ ngang mình) với lòng yêu nước vô hạn (trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước)

ĐỀ 07 Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát

Câu 2 Các câu hỏi tu từ trong bài thơ:

Hay là nước mắt thảm thê hỡi nàng?

Nỡ đâu chỉ biết chôn chân ngóng chờ?

- Tiếc rằng không gặp từ xưa Lời khuyên liệu có bây giờ muộn chăng?

Câu 3 Bài thơ thể hiện niềm thương cảm, xa xót, cảm thông (Thương ai hóa đá chẳng quay đầu về; Giọt sương vai áo đầm đìa/

một nhân vật nữ trong câu chuyện cổ xa xưa Bên cạnh đó, nhà thơ còn bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự cam chịu của nàng Tô

Trang 5

Thị (trách nàng chỉ biết chôn chân ngóng chờ) và thành thực, tha thiết khuyên nàng hãy xuống núi cùng để tìm hạnh phúc giữa tháng

năm, giữa cuộc đời trần thế

Câu 4

- Về nghệ thuật: Khổ thơ gồm ba câu, kết thúc là một câu lục với dấu ba chấm sau cùng khiến lời thơ rất giàu sức gợi

- Về nội dung: Lời thơ là tiếng lòng chân tình của một phụ nữ hiện đại đối với người phụ nữ trong quá khứ Cặp lục bát phía trước

là lời khuyên thành thực của nhà thơ đối với Tô Thị và với tất thảy những người phụ nữ bất hạnh như Tô Thị: hãy chủ động kiếm tìm hạnh phúc ngay giữa cuộc đời này, giữa những năm tháng này thay vì đợi chờ trong vô vọng Riêng câu lục kết thúc bài thơ lại mang

âm điệu của sự khích lệ, mời gọi Câu thơ có sức lay động mạnh mẽ bởi nhà thơ (nhân vật xưng tôi) đã trở thành người trong cuộc và

chủ động thực hiện lời mình đã khuyên nhủ

ĐỀ 08 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là miêu tả

Câu 2 Hình ảnh hoa sầu đâu được miêu tả qua những từ ngữ: nở như cười, hoa nhỏ bé lấm tấm chấm đen nở từng chùm, đu đưa

như võng mỗi khi có gió

Câu 3 Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Thể hiện tình cảm tha thiết, đắm say của tác giả dành cho hương thơm

đặc trưng của quê nhà

Câu 4 HS ghi lại những xúc cảm chân thành của mình trước một loài hoa hay một khung cảnh, ví dụ: yêu mến, rung động, cảm

giác muốn nâng niu, che chở

Giáo viên Vũ Dung Nguồn: Moon.vn

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:23

w