1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊN SINH KẾ DÂN CƯ NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP CHÀM TỈNH NINH THUẬN

83 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊN SINH KẾ DÂN CƯ NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM TỈNH NINH THUẬN PHAN THỊ HỒNG LUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NH

Trang 1

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊN SINH KẾ DÂN CƯ NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM

TỈNH NINH THUẬN

PHAN THỊ HỒNG LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2009

Trang 2

Thành Thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm Tỉnh Ninh Thuận” do Phan Thị Hồng

Luân, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước

hội đồng vào ngày _

Trang 3

Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo và đã động viên giúp đỡ con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập để con có được ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học tại trường

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Lạng, người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình thực hiện khóa luận

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Phạm Thế Long, Phòng Đo Đạc - Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Ninh Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày hôm nay

Sinh viên thực hiện Phan Thị Hồng Luân

Trang 4

PHAN THỊ HỒNG LUÂN Tháng 06 năm 2009 “Phân Tích Những Nhân Tố Ảnh Hưởng của Quá Trình Đô Thị Hóa lên Sinh Kế Dân Cư Ngoại Thành Thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm Tỉnh Ninh Thuận”

PHAN THI HONG LUAN June 2009 “An Analysis of Impacted Factors of Trend in Urbalizing to Earn Suburban Population's Living of Phan Rang – Thap Cham City, Ninh Thuan Province”

Khóa luận được thực hiện thông qua việc tiến hành điều tra thực tế 60 hộ dân bị thu hồi đất ở các xã, phường vùng ngoại thành thành phố PR-TC bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp; thu thập số liệu thứ cấp từ các Phòng ban của Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Ninh Thuận Qua đó tôi nhận thấy trên địa bàn thành phố hiện nay đang diễn ra quá trình đô thị hóa rất mạnh mẽ Đất đai có sự biến động lớn theo xu hướng đất ở và đất chuyên dùng tăng, đất nông nghiệp giảm Phù hợp với xu thế phát triển đô thị, không những đất đai biến đổi mà cơ cấu kinh tế cũng biến đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp Thành phố cũng đã thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư để đảm bảo

ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất đồng thời phát triển mạnh mẽ các cụm công nghiệp, hệ thống CSHT trên tất cả các lĩnh vực về giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch,…

Qua số liệu điều tra cuộc sống dân cư ngoại thành thành phố sau khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa về lao động, thu nhập chi tiêu, điều kiện sinh hoạt…cho thấy điều kiện sống của người dân ngày càng cải thiện hơn

Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa phát sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường cũng như cuộc sống dân cư Do đó khóa luận đã trình bày những biện pháp cũng như những kiến nghị đối với các ban ngành để phần nào giảm bớt những tiêu cực để quá trình đô thị hóa thực sự làm cho cuộc người dân thành phố tốt hơn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt iixDanh mục các bảng ix

2.2 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên 6

Trang 6

2.4.4 Bưu chính viễn thông 17 2.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn thành phố 17

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1.2 Đất đai , tầm quan trọng của tài nguyên đất đai 20

3.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử 23

3.3.4 Phương pháp phân tích thống kê mô tả 25

4.1 Tình hình biến động đất đai từ năm 2005 – 2008 26

4.1.1 Tình hình biến động đất nông nghiệp 27 4.1.2 Tình hình biến động đất phi nông nghiệp 28

4.1.4 Tình hình biến động đất chưa sử dụng 31 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố PR-TC năm 2008 32

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 33 4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 34 4.2.3 Đối tượng sử dụng và đối tượng quản l ý đất đai 35 4.3 Tình hình đầu tư các cụm công nghiệp, các công trình, dự án phát triển CSHT của thành phố PR-TC những năm gần đây 36

4.3.1 Tình hình đầu tư quy hoạch các cụm công nghiệp 36 4.3.2 Tình hình đầu tư quy hoạch khu dân cư 37

Trang 7

4.3.4 Tình hình đầu tư nâng cấp CSHT khác 38 4.4 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đai trong quá trình đô thị hóa đến cuộc

4.4.1 Tình hình sử dụng đất và chuyển dịch đất 40

4.4.3 Tình hình thu nhập chi tiêu của hộ gia đình 44

4.6.3 Về giải quyết việc làm cho người dân 55

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1: Diện Tích Các Nhóm Đất trên Địa Bàn Thành Phố PR-TC 10Bảng 2.2: Tổng Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinnh Tế Qua Các Năm 11Bảng 2.3: Tỷ Trọng Các Ngành Trong GDP Năm 2005 và 2008 11Bảng 2.4: Giá Trị Sản Xuất Ngành CN-XD Qua Các Năm 13Bảng 2.5: Giá Trị Sản Xuất Ngành Thuơng Mại – Dịch Vụ Qua Các Năm 13Bảng 2.6: Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Qua Các Năm 14Bảng 2.7: Giá Trị Sản Xuất Ngành Thủy Sản Qua Các Năm 14

Bảng 4.2: Biến Động Đất Nông Nghiệp qua Các Năm 27Bảng 4.3: Biến Động Đất Phi Nông Nghiệp qua Các Năm 30Bảng 4.4 : Biến Động Diện Tích Đất Ở qua Các Năm 31Bảng 4.5: Biến Động Đất Chưa Sử Dụng qua Các Năm 31Bảng 4.6: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thành Phố PR-TC Năm 2008 32Bảng 4.7: Các Cụm Công Nghiệp trên Địa Bàn Thành Phố 36Bảng 4.8: Các Công Trình Đầu Tư Quy Hoạch Khu Dân Cư 37Bảng 4.9:Tình Hình Đầu Tư Nâng Cấp CSHT Giao Thông, Thủy Lợi, Điện, Nước 38Bảng 4.10: Các Công Trình Đầu Tư Nâng Cấp CSHT Khác 39Bảng 4.11: Tình Hình Sử Dụng Đất của Hộ Gia Đình 40

Bảng 4.13: Tình Hình Chuyển Dịch Đất Nông Nghiệp của Hộ 42Bảng 4.14: Số Tiền Đền Bù của Các Hộ Gia Đình Bị Mất Đất 43

Bảng 4.16: Tình Hình Thu Nhập, Chi Tiêu của Hộ Trước và Sau Khi Đô Thị Hóa 44Bảng 4.17: Sự Ưu Tiên Cao Nhất về Chi Tiêu của Hộ Gia Đình 45

Bảng 4.19: Tình Hình Lao Động của Các Hộ Trước và Sau Khi Chuyển Đổi 47Bảng 4.20: Tình Hình Nhà Ở Trước và Sau Khi Đô Thị Hóa 49Bảng 4.21: Thiết Bị Đồ Dùng Sinh Hoạt của Hộ Gia Đình 50

Trang 10

Bảng 4.22: Tình Hình Sử Dụng Điện, Nước Sinh Hoạt của Hộ Gia Đình 51Bảng 4.23: Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá về Điều Kiện Sống 51

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm 7Hình 2.2: Tỷ Trọng Các Ngành Trong GDP Năm 2005 12Hình 2.3: Tỷ Trọng Các Ngành Trong GDP Năm 2008 12

Hình 4.1: Biểu Đồ Biến Động Đất Đai Qua Các Năm 27Hình 4.2: Cơ Cấu Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thành Phố PR-TC Năm 2008 33Hình 4.3: Cơ Cấu Lao Động của Các Hộ Trước Khi Chuyển Đổi 47Hình 4.4: Cơ Cấu Lao Động của Các Hộ Sau Khi Chuyển Đổi 48

Trang 13

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư đô thị Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng

Ở Việt Nam, trước 1975 đất nước liên tục bị chiến tranh nên ở miền Bắc đô thị hóa diễn ra hết sức chậm chạp Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy đô thị hóa diễn ra ồ

ạt ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh) nhưng mang tính cưỡng bức nên đã để lại hậu quả khá nặng nề sau chiến tranh Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt

ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh

Không nằm ngoài quy luật phát triển của thời đại, quá trình đô thị hóa diễn ra tại PR-TC giai đoạn những năm 2001-2005 đã đem lại nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế - xã hội, đem lại cho hầu hết nguời dân cuộc sống tốt hơn Đặc biệt bắt đầu từ năm 2005, nền kinh tế - xã hội TP phát triển mạnh do tác động của quá trình đô thị hóa, như một bước tiến vững chắc chuẩn bị cho PR-TC chuyển từ thị xã lên thành phố vào năm 2007

Trong vài năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa của TP có những bước tiến triển đáng khích lệ, có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa góp phần làm bộ mặt của TP đổi thay từng ngày Mặc dù xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh nhà ở mức thấp nhưng đến nay kinh tế của TP đã ổn định so với mặt bằng chung kinh tế khu vực Nam Trung Bộ

Quá trình đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của TP cũng như đời sống của nhân dân Kinh tế chuyển dịch theo huớng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thuơng mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Theo đó quỹ đất nông nghiệp từng

Trang 14

bước giảm đi do đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, đường xá, các khu chung cư;

cơ sở hạ tầng kỹ thuật TP cũng đuợc quan tâm đầu tư

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa dẫn tới việc hình thành nhiều cụm công nghiệp, các khu chung cư; cơ sở hạ tầng dẫn đến công tác thu hồi đất sẽ phải xảy ra Vùng ven ngoại thành TP là khu vực chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa Các chính sách thu hồi đất nông nghiệp đã tác động không nhỏ tới sinh kế cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của người dân ở những vùng ngoại thành thành phố PR-TC

Để thấy rõ quá trình đô thị hóa tác động đến nền kinh tế và đời sống dân cư như thế nào thì việc phân tích, đánh giá tình hình biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng là một công cụ hiệu quả nhất Xuất phát từ

thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên sinh kế dân cư ngoại thành thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận”

Do kiến thức, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, phương pháp luận cùng với số liệu, tài liệu còn hạn chế nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót Kính mong sự đóng góp

ý kiến của quý thầy cô, các bậc lãnh đạo tại các phòng ban và các bạn sinh viên để đề tài ngày được hoàn thiện hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình biến động đất đai và tìm hiểu thực trạng cũng như xu hướng biến động về kinh tế - xã hội của vùng đô thị hóa tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

Trang 15

Đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất của thành phố PR-TC đồng thời ổn định và nâng cao đời sống dân cư trong quá trình đô thị hóa

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 – 2008

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 03/2009 – 06/2009

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương, gồm:

Chương 1: Mở đầu

Chương 1 đề cập đến lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, và một số giới hạn

về không gian, thời gian trong quá trình nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan

Chương 2 mô tả đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế

- xã hội, cơ sở hạ tầng của thành phố PR-TC

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 giới thiệu những khái niệm chung, phương pháp phân tích xử lí số liệu, các chỉ tiêu phân tích

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Đây là nội dung chính của khóa luận, trình bày về quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố PR-TC:

Tình hình biến động đất đai qua các năm giai đoạn 2005 – 2008;

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố năm 2008;

Tình hình đầu tư các công trình, dự án phát triển CSHT của thành phố PR-TC những năm gần đây;

Phân tích tình hình lao động, thu nhập, chi tiêu, các điều kiện sống của dân cư sau khi bị thu hồi đất đai trong quá trình đô thị hóa;

Phân tích những tích cực và hạn chế trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố

Trang 16

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 5 trình bày nhận xét đánh giá tình hình đô thị hóa thành phố và đưa ra các kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan để tiến trình đô thị hóa thực sự mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đã có những tài liệu nghiên cứu về công nghiệp hóa, đô thị hóa và mức sống, thu nhập, phân hóa giàu nghèo của các hộ gia đình trong vùng đô thị hóa và công nghiệp hóa

Chẳng hạn như nghiên cứu tại địa bàn huyện Thuận An tỉnh Bình Dương cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã dẫn tới tình trạng nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất Sau khi được đền bù, người dân đã tự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp để phù hợp với xu thế phát triển, từ đó làm cho đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập tăng, các điều kiện sống ngày càng cải thiện (Đoàn Văn Thành, 2007) Hay như quá trình đô thị hóa của thị trấn Bình Định, tỉnh Bình Định Trong tiến trình từng bước xây dựng thị trấn lên thị xã, CSHT từng bước được phát triển, các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế…ngày càng được quan tâm đầu tư Tình hình kinh tế - xã hội thị trấn ngày một phát triển; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng

tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Năm 2002, tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là 41,91%; 24,95%; 33,14% Tương ứng tỷ trọng các ngành này năm 2006 là 40,51%; 16,05%; 43,44% Đồng thời đời sống người dân ngày càng cải thiện tuy nhiên theo đó là những hạn chế của qua trình đô thị hóa bắt đầu xuất hiện như tệ nạn xã hội, thất nghiệp, môi trường…(Đoàn Như Quanh, 2007)

Kết quả khảo sát quá trình đô thị hóa thị xã PR-TC của UBND thị xã giai đoạn 2001–2005 cho thấy những bước biến đổi về kinh tế, xã hội, CSHT của thị xã Đồng thời kết quả thống kê diện tích đất đai thành phố PR-TC qua các năm của Trung tâm

kỹ thuật TNMT tỉnh Ninh Thuận cho thấy những biến động đất đai qua các năm cũng như hiện trạng sử dụng đất trong tiến trình đô thị hóa thành phố

Trang 18

2.2 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

2.2.1 Vị trí địa lý

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là thành phố đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ Là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Ninh Thuận, nằm tại giao điểm giữa Quốc lộ 1A và Quốc lộ 27 đi Đà Lạt, có đường sắt thống nhất chạy qua Thành phố cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam và cách thành phố Đà Lạt

110 km về phía Tây, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

có 03 xã, 12 phường có tổng diện tích đất tự nhiên là: 7.938,56 ha, chiếm 2,36% diện tích trong toàn tỉnh và có tọa độ vị trí địa lý như sau:

Kinh độ: Từ 108054’50” đến 1090 03’26” độ kinh Đông

Vĩ độ : Từ 11031’32” đến 11040’08” độ vĩ Bắc

Phía Đông giáp : Biển Đông

Phía Tây giáp : Huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái

Phía Nam giáp : Huyện Ninh Phước

Phía Bắc giáp : Huyện Ninh Hải

Với vị trí như trên tạo điều kiện cho thành phố có điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng Duyên hải Miền trung

Với sức hút của các thành phố, các trung tâm kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho thành phố tiếp thu khoa học kỹ thuật, thúc đẩy các ngành kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển như: Công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ

Trang 19

Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật TNMT tỉnh Ninh Thuận

Trang 20

2.2.2 Địa hình

Thành phố PR-TC có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3m đến 5m so với mặt nước biển, địa hình cao ở phía Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam và có thể chia thành 3 dạng chính sau:

Dạng đồi thấp: tập trung tại phường Đô Vinh có độ cao từ 15 – 55m, độ dốc sườn đồi từ 10% - 30% Khu vực này sử dụng vào mục đích quân sự

Dạng bằng phẳng: Bao gồm khu vực phù sa ven sông và các chân ruộng cao, có

độ cao từ 3,0 – 15,0m độ dốc nền địa hình từ 1% - 10% Khu vực này chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp: đất ở, đất chuyên dùng…

Dạng thấp trũng: gồm các chân ruộng trũng, ao hồ xen kẽ, có độ cao dưới 2,5m Chạy dọc theo kênh Bắc (đập Nha Trinh), kênh Chà Là, kênh Tân Hội, mương Ông Cố…thường bị ngập nước trong mùa mưa Vùng này chủ yếu trồng lúa

2.2.3 Khí hậu

Thành phố PR-TC nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm có đặc điểm như sau:

+ Nhiệt độ không khí trung bình: 270C

+ Số giờ nắng trung bình năm: 2.600 – 3.000 giờ

+ Độ ẩm không khí trung bình năm: 75%

+ Lượng mưa: Mùa mưa đến muộn, từ tháng 9 đến 11 hàng năm, thời gian mưa ngắn Tổng lượng mưa mỗi năm chỉ đạt từ 750mm - 1.100mm

+ Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.670,9 mm (cao nhất so với cả nước) + Về chế độ gió: Có 2 hướng gió chính : Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng

4 đến tháng 8 Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Tốc độ gió trung bình 2,7 m/s, lớn nhất là 24m/s

+ Bão : Do nằm trong khu vực được bao bọc bởi địa hình đồi núi nên thành phố PR-TC ít khi phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão; trung bình cứ 5 năm có 1 trận bão song không lớn (dưới cấp 10); ảnh hướng chính bão thường là mưa lớn ở thượng nguồn sông Cái, gây lũ lụt trên sông Cái

+ Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 – 9 đến tháng 11; và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau

Trang 21

Thành phố PR-TC là khu vực có khí hậu mang tính đặc trưng của khí hậu Nam Trung Bộ, điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh Tuy nhiên số ngày nắng cao cũng thuận lợi cho việc phơi sấy nông sản và nhiều ngành kinh tế khác như: thương mại - dịch vụ, du lịch…

2.2.4 Thủy văn

a) Nguồn nước mặt

Thành phố PR-TC chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Dinh (thuộc hệ thống sông Cái) chảy qua Sông Dinh có chiều dài là 120 km, trong đó chảy qua thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là 16 km, có lưu lượng bình quân 47m3/giây Tổng diện tích lưu vực khoảng 3.000 km2 Trên sông Dinh có 2 đập chính là đập Nha Trinh và đập Lâm Cấm Hệ thống dẫn nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim có lưu lượng trung bình 16-20 m3/giây, mùa kiệt giảm xuống chỉ còn 7-8 m3/giây

Hệ thống sông Cái Phan Rang và hệ thống sông suối độc lập ngoài hệ thống sông Cái Phan Rang là 2 hệ thống cung cấp nguồn nước mặt, đảm bảo tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của thành phố, trong đó có khoảng 1.800 ha được tưới tự chảy Đồng thời cung cấp nguồn nước cho các hệ thống xử lý nước sạch sinh hoạt Nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố là Tháp Chàm công suất 12.000 m3/ngày-đêm và đang đầu tư mở rộng công suất lên 52.000 m3/ngày-đêm

b) Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố PR-TC nói riêng là không phong phú, hầu hết đã bị nhiễm mặn Hiện nay nhân dân trong thành phố sử dụng nguồn nước ngầm mạch nông ở độ sâu 4 - 12m để phục vụ cho sinh hoạt, lưu lượng nước 0,7-1,8 lít/s Mặt khác, do những hạn chế về kinh tế, kỹ thuật nên việc khai thác ở quy mô lớn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Hiện nay các xã ven biển đã khai thác nước ngầm (đào giếng) để tưới cho một lượng lớn diện tích đất canh tác (chủ yếu là đất trồng màu và hành, tỏi)

2.2.5 Tài nguyên đất

Thành phố PR-TC có tổng diện tích tự nhiên là 7.937,56 ha, trong đó sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 3.598,25 ha (chiếm 45,33%), sử dụng cho mục đích chuyên dùng và đất ở 4.194 ha (chiếm 52,84%) còn lại 145,31 ha (chiếm 1,83%) là diện tích đất chưa sử dụng

Trang 22

Bảng 2.1: Diện Tích Các Nhóm Đất trên Địa Bàn Thành Phố PR-TC

5 Nhóm đất đỏ & xám nâu vùng bán khô hạn K 448,00 5,64

6 Đất không điều tra (khu quân sự, sông suối…) 2.468,56 31,10

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật TNMT tỉnh Ninh Thuận Qua bảng 2.1 cho thấy, nhìn chung, tài nguyên đất đai thành phố tập trung chủ

yếu là nhóm đất phù sa với diện tích 3.936 ha (chiếm 49,59% tổng diện tích tự nhiên

của toàn thành phố), trong đó nhóm đất phù sa không được bồi là 1.851 ha Quỹ đất

này chủ yếu có đặc điểm là tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, các tính chất về

lí hóa học đều tốt chính vì vậy thích ứng để trồng các loại cây chủ yếu như: nho, bắp,

thuốc lá

Nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát biển và nhóm đất mặn chủ yếu tập trung ở

các xã, phường ven biển như Mỹ Hải, Đông Hải, Văn Hải…hai nhóm đất này chủ yếu

là đất trồng rừng tạo nên vành đai chắn cát bảo vệ cho một số diện tích đất màu ven

biển, đồng thời hình thành vùng sinh thái bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển

ngành dịch vụ du lịch

2.3 Tình hình kinh tế – xã hội

2.3.1 Kinh tế

a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng qua các năm Tổng giá trị sản xuất

các ngành kinh tế năm 2006 đạt được 2.016,45 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005

Năm 2007, thời tiết phức tạp, nắng hạn cộng thêm lũ lụt, dịch cúm gia cầm xảy ra trên

địa bàn thành phố làm cho tỷ lệ gia tăng thấp hơn năm 2006, chỉ đạt 16,8% Tổng giá

Trang 23

trị sản xuất các ngành kinh tế thực hiện năm 2008 là 2.721,45 tỷ đồng, tăng 14,9% so

với năm 2007

Bảng 2.2: Tổng Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinnh Tế Qua Các Năm

Tổng giá trị (Tỷ đồng) 1.704,34 2.016,45 2.359,07 2.721,45

Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) 18,00 16,80 14,90

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC Năm 2007, tổng giá trị tăng thêm (GDP trên địa bàn thành phố, theo giá cố định

năm 1994) ước đạt 1.102,89 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2006

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm 2008 là 281 tỷ đồng, tăng

8,08% so với năm 2007 Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái

đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam làm cho thị trường và giá cả trên địa bàn thành

phố PR-TC biến động nhất là giá cả vật tư lương thực, thực phẩm, phân bón tăng cao

nhưng nền kinh tế thành phố vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định

b) Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng

nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, được thể hiện như trong

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC

Ta thấy cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tương đối mạnh Ngành công

nghiệp-xây dựng từ 32,27% năm 2005 tăng lên 36,43% năm 2008 Từ năm 2005 đến

năm 2008 ngành thương mại dịch-vụ tăng từ 49,19% lên 50,17% Trong khi đó, ngành

nông-lâm-thủy sản có xu hướng giảm mạnh tỷ trọng, từ 18,54% năm 2005 xuống còn

13,40% năm 2008

Trang 24

Đến cuối năm 2008, cơ cấu kinh tế của thành phố là công nghiệp-xây dựng, dịch vụ-thương mại, Nông-lâm-thủy sản với tỷ trọng tương ứng trong GDP là 36,43%, 50,17% và 13,40% Cùng với quá trình đô thị hóa, nền kinh tế của thành phố có xu hướng phát triển mạnh về dịch vụ du lịch, khai thác mạnh tiềm năng của nguồn tài nguyên biển nhằm mang lại nguồn ngân sách cho thành phố Tỷ lệ ngành nông-lâm-thủy sản giảm nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương và kế hoạch của thành phố đề ra

c) Thực trạng ngành công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất ngành CN – XD của thành phố năm 2008 là 1.465,58 tỷ đồng tăng 20,1% so với năm 2007 Bảng 2.4 cho ta thấy giá trị sản xuất ngành CN-XD qua các năm đều tăng Năm 2006 tăng 18,5% so với năm 2005; năm 2007 tăng 18,7% so

Trang 25

Bảng 2.4: Giá Trị Sản Xuất Ngành CN-XD Qua Các Năm

Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) 18,50 18,70 20,10

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC Ngành công nghiệp - xây dựng TP tuy có những khó khăn nhất định nhưng vẫn

giữ được nhịp độ phát triển và tăng năng lực sản xuất mới Các lĩnh vực có lợi thế đã

được các nhà kinh doanh chú trọng đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất tăng

hiệu quả kinh doanh như: Sản xuất đường, chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến thủy

sản xuất khẩu, quần áo may sẵn, bê tông tươi, bê tông nhựa nóng, bê tông đúc sẵn

d) Thực trạng ngành thương mại - dịch vụ

Với ưu thế là trung tâm thương mại của tỉnh nên thành phố được quan tâm đầu

tư, phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương Nhìn chung, tình hình buôn bán

trên thị trường của các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng lên, đặc biệt khu vực

tư nhân và cá thể; hàng hóa đa dạng, phong phú chủng loại, rất thuận lợi trong việc

mua sắm cho nhân dân

Giá trị sản xuất kinh doanh toàn ngành năm 2006 đạt 723,37 tỷ đồng, tăng

11,8% so với năm 2005 Giá trị sản xuất kinh doanh toàn ngành năm 2007 đạt 851,41

tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2006 Giá trị sản xuất kinh doanh toàn ngành năm

2008 đạt 951,87 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2007

Bảng 2.5: Giá Trị Sản Xuất Ngành Thuơng Mại – Dịch Vụ Qua Các Năm

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC Lĩnh vực dịch vụ phát triển khá năng động, đặc biệt là các dịch vụ công như:

bưu điện, ngân hàng, giao thông vận tải…đã có tác động đến nền kinh tế thành phố

Dịch vụ du lịch được chú trọng đầu tư, cơ sở vật chất được nâng cấp; các tuyến du lịch

lữ hành PR-TC – Ninh Sơn, Ninh Chữ - Đà Lạt, Ninh Chữ - Nha Trang với các khu du

lịch nghỉ dưỡng Hoàn Cầu, Đen Giòn, Sơn Long Thuận…vừa khai thác tiềm năng

biển, vừa khai thác nét độc đáo của văn hóa Chăm

Trang 26

e) Thực trạng ngành nông nghiệp - thủy sản

Bảng 2.6: Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Qua Các Năm

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC Trong tiến trình phát triển đô thị, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành

phố thu hẹp lại, vì vậy tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của thành phố

giảm dần Tuy vậy, do được quan tâm đầu tư về khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

trên mỗi diện tích đất canh tác Nhờ chủ động trong sản xuất, nhiều loại cây trồng, vật

nuôi được nông dân đưa vào sản xuất lúa lai, táo, tôm hùm giống góp phần cải thiện

đáng kể đời sống nhân dân Giá trị sản xuất năm 2008 đạt 176,22 tỷ đồng, tăng 6% so

với năm 2007

Về thủy sản: Hiện nay thành phố có 504 chiếc tàu thuyền với tổng công suất

23.291 CV, chủ yếu là tàu thuyền có công suất nhỏ Thời tiết tương đối thuận lợi

Bảng 2.7: Giá Trị Sản Xuất Ngành Thủy Sản Qua Các Năm

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố PR-TC Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 127,78 tỷ đồng năm 2008 tăng 5% so với

năm 2007

Nhìn tổng thể, nền kinh tế của thành phố PR-TC trong những năm đầu thế kỷ

mới và năm 2008 cho thấy đang chuyển động mạnh theo hướng bền vững, đi đầu là

ngành thương mại - dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp

2.3.2 Xã hội

a) Dân số

Theo kết quả điều tra dân số toàn thành phố PR-TC năm 2007 là 162.941

người, mật độ dân số bình quân 2.104 người/km2

Trang 27

Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc Chăm chiếm 1,3% Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các phường: phường có mật độ dân cư cao nhất là phường Kinh Dinh 19.546 người/km2, phường Mỹ Hương 12.918 người/km2, phường có mật độ dân cư thấp nhất là phường Đô Vinh có 433 người/km2 do tỷ lệ diện tích đất an ninh quốc phòng chiếm tỷ lệ cao (69,65%)

Dân cư tập trung nhanh vào các khu đô thị đã gây áp lực rất lớn trong công tác

an ninh trật tự cũng như việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Bên cạnh đó dân cư tập trung quá đông ở đô thị lại càng tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn trong địa bàn toàn tỉnh

b) Lao động và việc làm

Tổng số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 90.692 người, chiếm 55% dân số toàn thành phố Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 68.320 người, chiếm 75,33% tổng số người trong độ tuổi lao động Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản 28.010 người, công nghiệp và xây dựng 10.350 người, dịch vụ 29.960 người

Nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, song tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường, cũng như lực lượng lao động nông dân vẫn là bức xúc cần được tập trung giải quyết Tuy nhiên, hiện nay khi

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành đang diễn ra mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, du lịch đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Điều đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố và cũng là điều kiện thuận lợi lớn để khai thác nguồn tài nguyên quý giá này

c) Giáo dục – đào tạo

Trong những năm qua, ngành giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển về cả cơ

sở vật chất và chất lượng giáo dục Từng bước đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; đến nay

có 14/15 xã phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở Có 4 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

Hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố phát triển khá; toàn thành phố có 52 trường mẫu giáo và nhà trẻ, trong đó có 36 điểm trường tư thục

Toàn thành phố có 42 trường học phổ thông, bao gồm 29 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông Số giáo viên tiểu học hiện có

653 người, so với số lớp tiểu học là 547 lớp; giáo viên THCS có 590 người, số lớp

Trang 28

THCS là 354 lớp; số giáo viên THPT có 320 người so với số lớp hiện có là 179 lớp nhìn chung, số giáo viên tiểu học và THCS đã đủ đáp ứng với nhu cầu nhưng số giáo viên THPT còn thiếu trên 80 người so với quy định

Trên địa bàn thành phố có các trường đào tạo và dạy nghề gồm: Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chính trị tỉnh, Trường dạy nghề, Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận và Trung tâm

2 của trường Đại học thủy lợi

Số lượng trường học và cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, tuy nhiên về lâu dài cần phải đầu tư thêm: số lượng trường học và giáo viên, trang thiết bị và chất lượng giảng dạy; nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của địa phương

d) Y tế

Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố có 20 cơ sở, gồm: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện điều dưỡng, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế thành phố và 15 trạn y tế xã, phường Toàn thành phố có 825 giường bệnh, phòng khám đa khoa 30 giường và 75 giường thuộc các trạm y tế xã phường Tổng số cán bộ y tế có 817 người, trong đó có 246 bác sĩ

e) Văn hóa thông tin thể dục thể thao

Tăng cường kết hợp phát triển du lịch để giao lưu văn hóa với các tỉnh thành trong khu vực Phong trào thể dục thể thao phát triển khá, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng đông nhưng chưa có nhiều vận động viên tài năng, thiếu hạt nhân thúc đẩy phong trào Cần sớm xây dựng các sân, bãi luyện tập thể dục thể thao của thành phố gắn liền với xây dựng khu vui chơi giải trí Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao

2.4 Cơ sở hạ tầng

2.4.1 Giao thông

Trên địa bàn thành phố có 2 tuyến đường quốc lộ đi qua là: đoạn đường quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc Nam dài 6,7 km, đoạn đường quốc lộ 27 chạy theo hướng Đông tây dài 7,2 km do trung ương quản lý

Các đường của tỉnh và thành phố quản lý có 80 tuyến với tổng chiều dài là 88,276 km, trong đó có 46,85 km đường bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn đô thị, thành phố

Trang 29

Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn có chiều dài đường băng 3,5

km Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam

Đướng sắt chạy qua thành phố có 2 tuyến: Tuyến Bắc – Nam và tuyến Đông – Tây (Tháp Chàm – Đà Lạt, tuyến này không còn sử dụng) Ga Tháp Chàm có vị trí lafddaauf mối của khu vực, rất thuận lợi cho việc vân chuyển hành khách và hàng hóa trong tỉnh và các vùng tỉnh giáp ranh

2.4.2 Điện

Thành phố PR-TC được sử dụng nguồn điện thuộc hệ thống điện quốc gia mà trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim có công suất khả dụng là 160 MW Đường dây 110 KV Đa Nhim - Tháp Chàm dìa 41,6 km đảm bảo nguồn cung cấp điện cho thành phố và các khu vực lân cận Trong tương lai, tỉnh và ngành điện thực hiện đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế đô thị

2.4.3 Nước

Nguồn cung cấp chính cho thành phố là sông Dinh và thượng lưu đập Lâm Cấm hầu hết các xã phường đều được dùng nước sạch trừmột số thôn xã trung tâm thành phố Hệ thống cấp nước gồm có: nhà máy cấp nước Tháp Chàm (công suất 12.000 m3/ngày-đêm và nhà máy cấp nước xã Mỹ Hải 750 m3/ngày-đêm Thành phố

đã đầu tư xây dựng 81,15 km đường ống cấp nước, trong đó đường ống chuyể tải có đường kính D300 là 73,75 km Đài điều hòa có dung tích 750 m3, cao 32m lắp ráp đặt tại phường Tấn Tài và trạm tăng áp tại phường Phủ Hà

2.4.4 Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố với đủ các loại hình dịch vụ, được đầu tư hiện đại hóa có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trog nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với hiệu quả chi phí

và độ tin cậy cao như mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình một hệ thống, đa dịch vụ

2.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn thành phố

2.5.1 Thuận lợi

Thành phố PR-TC là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Thuận có cơ sở hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển, vị trí của thành phố thuận lợi

Trang 30

cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa bàn trọng điểm trong khu vực và cả nước

Về trung tâm của tỉnh với vai trò thúc đẩy sự phát triển không những của thành phố mà của cả tỉnh với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch biển và nghỉ dưỡng

Về công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Về lao động thành phố có một nguồn lao động dồi dào tuy nhiên đa phần lao động là có trình độ thấp một phần lao động có tay nghề và trình độ có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nền đất chịu tải tốt, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, hệ thống thủy lợi tự chảy tưới tiêu cho hầu hết diện tích canh tác cho phép sản xuất nông nghiệp quanh năm, hình thành một

số vùng chuyên canh nông sản có giá trị cao như : nho, hành, tỏi …

2.5.2 Khó khăn

Đây là vùng đất chật người đông, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp không nhiều, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước, độ phì thấp đến trung bình Muốn trồng cây cho năng suất cao thì chi phí đầu tư phải lớn

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Khả năng liên doanh, liên kết đầu tư phát triển thấp, tăng trưởng kinh tế chưa

ổn định

Cơ sở vật chất kỹ thuật các ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao hiện chưa theo kịp tốc độ gia tăng dân số Đời sống dân cư thấp, mức tăng dân số còn cao, tỷ lệ số hộ nghèo còn cao

Đặc điểm hạn chế lớn nhất là khí hậu khô nóng kéo dài, lượng mưa thấp và phân bổ không đồng đều trong năm, lượng bốc hơi cao nên cây trồng thường bị hạn hán, ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng vụ

Trang 31

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Khái niệm về đô thị hóa

a) Một số khái niệm về đô thị hóa

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng

có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình tập chung dân số vào các đô thị là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất đời sống Khái niệm đô thị hóa rất đa dạng bởi đô thị hóa chứa rất nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy cũng có người cho rằng đô thị hóa cũng là bạn đồng hành của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Đô thị hóa là quá trình phức tạp bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lực lượng sản xuất, trong phân bố dân cư, kết cấu nghề nghiệp, trong lối sống, văn hóa

Về khía cạnh sinh thái nhân văn thì đô thị hóa là quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp sang hệ sinh thái kinh tế - xã hội đô thị Về khía cạnh văn hóa thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa nông thôn thành văn hóa đô thị Về khía cạnh kinh tế thì

đô thị hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Có hai xu hướng đô thị hóa:

- Đô thị hóa tập trung: là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn và xung quanh, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái

Trang 32

- Đô thị hóa phân tán: là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, taọ điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn

b) Các kiểu đô thị hóa

Đô thị hóa thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hóa diễn ra ngay chính

trong đô thị Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới Hiện ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hóa đang được xây dựng lại với quy

mô lớn hơn

Đô thị hóa cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông

thôn về thành thị Đặc điểm đô thị hóa cưỡng bức là không gian kiến trúc không được

mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh

Đô thị hóa ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị

nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn Theo các học giả Mỹ, hiện tượng này còn gọi là

“sự phục hưng nông thôn” Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn

3.1.2 Đất đai , tầm quan trọng của tài nguyên đất đai

a) Đất đai

“Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt đất của trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình mặt nước (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm lầy …) lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật

và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả về tự nhiên của những hoạt động của con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc

hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà cửa …)”

b) Phân loại đất:

Trang 33

- Nhóm đất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;

- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp, đất quốc phòng – an ninh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất phi nông nghiệp khác

- Nhóm đất chưa sử dụng

Người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ nhu cầu sử dụng kiến nghị cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Tình hình biến động mục đích sử dụng đất trong thời gian qua chủ yếu là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhất là sang đất xây dựng cụm công nghiệp, cụm công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, đất các công trình giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa – xã hội và đất ở

c) Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước ban hành quyết định hành chính để

thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức hoặc cá nhân đang sử dụng đất

d) Tầm quan trọng của tài nguyên đất

- Đất đai là một nguồn tài nguyên, tài sản quý giá của mỗi quốc gia Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được đối với các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống Đồng thời là nguồn tư liệu sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp

- Đất đai chính là nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên môi trường và là nguồn tài nguyên của xã hội hay của con người

- Đất đai là nền tảng cho hệ thống trợ giúp sự sống thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm (chức năng sản xuất)

- Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật (chức năng về môi trường)

- Đất đai là nguồn hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời (chức năng điều hoà khí hậu)

- Đất đai điều hòa sự tồn trữ và lưu chuyển của tài nguyên nước

- Đất đai là nơi chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người (chức năng tồn trữ)

Trang 34

- Đất đai có khả năng chấp nhận lọc đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại (chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm)

- Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của con người (chức năng bảo tồn di tích lịch sử)

- Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người (chức năng nối liền không gian)

Tuy nhiên với những chức năng quan trọng như vậy nhưng nguồn tài nguyên đất đai hiện nay đang dần dần cạn kiệt bởi sự suy thoái đất đai và trầm trọng hơn là những nơi sử dụng đất đai không có quy hoạch, không có tổ chức, không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước hay những lý do khác về pháp chế hay tài chính dẫn đến đời sống con người ngày càng xấu đi Vì vậy vấn đề quy hoạch sử dung đất đai sao cho hợp lý đang là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách

3.1.3 Một số khái niệm khác

a) Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu

cơ tương đối ổn định hợp thành

Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:

- Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành

- Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định

b) Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất,

sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông nghiệp Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau

c) Đời sống là tập hợp các điều kiện sống của người dân về kinh tế, văn hóa và

tinh thần, bao gồm các chỉ tiêu về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, phương tiện sinh hoạt, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội

d) Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng

thời gian nhất định (thường là 1 năm), hay thu nhập là phần giá trị còn lại của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản chi phí vật chất hay chi phí thuê ngoài Thu nhập có thể

Trang 35

e) Tổng thu nhập của hộ gia đình bao gồm toàn bộ thu nhập của những thành

viên trong gia đình đó Có rất nhiều cách để chia tổng thu nhập của gia đình ra thành từng loại thu nhập nhỏ như thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp, thu nhập từ làm thuê

3.2 Hình thức nghiên cứu

Sơ đồ 3.1: Mô Thức Nghiên Cứu

Nguồn: Điều tra – tổng hợp

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử

- Công tác khuyến nông

- Đào tạo tay nghề

HỘ NÔNG NGHIỆP

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Đất nông nghiệp giảm

Đất đô thị tăng

Cơ hội việc làm và thu nhập tăng CSHT phát triển

Trang 36

Mục đích là vận dụng để xem xét các vấn đề một cách khách quan và khoa học Vận dụng các phương pháp này rất quan trọng vì trong khi nghiên cứu các quan điểm

về lịch sử, sự vật hiện tượng phát triển không ngừng và có quan hệ mật thiết với nhau

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

a) Thu thập số liệu sơ cấp

Do điều kiện thời gian hạn chế hơn nữa để đảm bảo tính khách quan khoa học thì tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ dân phân bố vùng ngoại thành thành phố PR-TC Bao gồm các hộ có chuyển nhượng, chuyển mục đích đất nông nghiệp, hoặc thuộc diện bồi thường giải tỏa để phục vụ cho các dự án xây dựng CSHT tại địa phương

3.3.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung một tính chất tương tự, để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từng nét riêng của sự vật hiện tượng được so sánh Trên cơ sở đó ta đánh giá được các mặt phát

triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả

a) Phương pháp so sánh động

Là phương pháp so sánh cùng một đối tượng trong những thời điểm khác nhau Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh biến động của một loại đất qua các thời kỳ

b) Phương pháp so sánh tĩnh

Là phương pháp so sánh hai đối tượng khác nhau trong cùng một thời điểm Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh sự biến động các loại đất trong

Trang 37

c) Phương pháp so sánh định gốc

Là phương pháp so sánh giữa thời điểm này với thời điểm trước (gốc so sánh) Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh mức sống, thu nhập…của người dân trước và sau khi đô thị hóa

3.3.4 Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu,

là cách thức thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời sống, thu nhập

và chi tiêu của hộ gia đình tại thuộc diện thu hồi đất đai giải tỏa các xã phường ngoại thành thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

Trong phần mô tả, tôi dùng một số chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình…cho các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của địa bàn nghiên cứu và của hộ

3.3.5 Các chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu về điều kiện sống

Các chỉ tiêu về nhà ở, đồ dùng gia đình, điện, nước, giao thông, các dịch vụ về

y tế, giáo dục, giải trí và môi trường cho thấy mức độ tăng giảm chất lượng điều kiện sống trước và sau khi có sự chuyển đổi từ đó góp phần đánh giá sự phát triển CSHT đồng thời chỉ ra những ưu, nhược điểm của quá trình đô thị hóa

Chỉ tiêu về chi tiêu

Chi tiêu bình quân đầu người/ tháng = tổng chỉ tiêu/ tổng số dân

Ưu điểm: đánh giá mức sống người dân trong tiến trình đô thị hóa

Tuy nhiên cả 2 chỉ tiêu này có nhược điểm chung là không tính đến mức độ lạm phát của đồng tiền qua các thời kỳ nên việc đánh giá mức độ nâng cao cuộc sống không thật chính xác

Trang 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình biến động đất đai từ năm 2005 – 2008

Bảng 4.1: Biến Động Đất Đai Qua Các Năm

Nguồn: trung tâm kỹ thuật TNMT tỉnh Ninh Thuận

Để chuẩn bị cho PR-TC lên thành phố năm 2007, từ năm 2005, tình hình đất đai

trên địa bàn có sự biến động mạnh mẽ theo xu hướng giảm mạnh diện tích đất nông

nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp nhằm mục đích xây

dựng các khu dân cư đô thị mới phù hợp với quy hoạch và theo định hướng phát triển

cơ sở hạ tầng của địa phương Qua bảng 4.1 trên cho thấy diện tích đất phi nông

nghiệp trong năm 2008 là 4.194 ha, đây là loại đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng

số diện tích đất của thành phố Hàng năm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng đều

giảm nhất là vào năm 2008 đất nông nghiệp giảm tới 21,02 ha Tỷ lệ này cho thấy sự

biến động đất nông nghiệp trên địa bàn là rất lớn nhưng do sự quản lý chặt của địa

phương nên tốc độ giảm được kiềm chế

Như vậy qua nghiên cứu về biến động các loại đất ở thành phố trong thời gian

qua cho ta thấy đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống một cách rõ rệt, quỹ đất

nông nghiệp ngày càng thu lại Đó là một thực tế đúng cho tất cả các khu xây dựng đô

thị mới Do nhu cầu mở rộng diện tích đất ở cho dân cư, cũng như việc mở rộng các

Trang 39

một xu hướng chuyển biến tích cực trong quá trình đô thị hóa đưa PR-TC từ thị xã lên

thành phố và nhằm xây dựng thành phố ngày càng phát triển ngang tầm với các khu

4 Đất chưa sử dụng

Để xem xét cụ thể hơn tôi tiến hành phân tích từng loại đất:

4.1.1 Tình hình biến động đất nông nghiệp

Đây là loại đất chiếm nhiều nhất ở 3 xã, đó là xã: Mỹ Hải, Thành Hải và Văn

Hải Đất ở đây chủ yếu là trồng lúa, nho và các loại cây trồng ngắn ngày khác như:

Trang 40

Qua bảng 4.2 trên cho thấy tất cả các loại đất nông nghiệp đều giảm Lý do là một phần đất chuyển sang đất ở để làm các khu tái định cư, xây dựng các cụm công nghiệp và một phần chuyển sang đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích công cộng

Sự biến động này diễn ra khá mạnh mẽ

Trong những năm qua, diện tích trồng cây hằng năm giảm khá rõ rệt, đặc biệt là đất trồng lúa Nguyên nhân là do thời tiêt nắng hạn kéo dài khiến cho các hộ trồng cây hằng năm hầu như là mất mùa và thất thu quanh năm Do đó họ đã chuyển mục đích

sử dụng đất hoặc bán cho những cá nhân hay các công ty để dùng vào mục đích phi nông nghiệp Đồng thời cuộc sống người dân ngày càng cải thiện nhờ quá trình phát triển ngày càng cao của thành phố đã làm cho người dân hầu như đều có xu hướng chuyển đổi kế sinh nhai bằng cách chuyển từ sản xuất nông ngiệp sang phi nông nghiệp Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của tiến trình đô thị hóa thành phố

Quá trình đô thị hóa dẫn tới công tác thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các cụm công nghiệp, các khu tái định cư cũng như xây dựng CSHT, các công trình công cộng tăng lên Chính điều này đã góp phần làm giảm diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn thành phố

Từ năm 2005 đến 2008, diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản cũng có sự biến động tương đối rõ rệt Đó là do trong những năm vừa qua việc nuôi trồng và tiêu thụ thuỷ hải sản không mang lại nhiều thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao như giai đoạn trước nên nhiều hộ gia đình đã chuyển mục đích sử dụng loại đất sang việc xây dựng, hay bán cho những công ty, tổ chức xây dựng nhà máy hay các cơ sở sản xuất kinh doanh khác

4.1.2 Tình hình biến động đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp tăng là do quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số nên nhu cầu về đất ở, đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng theo cụ thể như sau:

Diện tích đất chuyên dùng có sự biến động rất lớn qua các năm, năm 2008 là 3125,7 ha tăng 27,73 ha so với năm trước và xu hướng những năm tới loại đất này ngày càng tăng trong đó chủ yếu là đất xây dựng Điều này phù hợp vì nếu tốc độ xây dựng quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình phát triển của thành phố

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w