Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều công ty lớn đang nắm lượng vốn khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đói với các nước đang thiếu vốn, có nhu cầu đầu tư lớn. Vì vậy nhu cầu thu hút FDI trở thành vấn đề rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam gồm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có các tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho thông thương, có nguồn lực dồi dào và hệ thống các KCN nhiều tập trung đã và đang được xây dựng có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. FDI được xem nhu chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Vĩnh Phúc là tỉnh mới được tái thiết lập, tỉnh lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Sau 9 năm thực hiện thu hút FDI thì FDI trên đại bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho nhà nước, đã dần nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc phát triển kinh tế tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động... Từ những lợi ích trên đã làm cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở thành một vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tới việc xây dựng kinh tế khu vực phía Bắc thành một trong nhưng vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ kinh tế cao hơn các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế của vùng Bắc Bộ và góp phần nền kinh tế của cả nước. Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, nằm sát trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quản Ninh, nằm trong vùng kinh tế phía bắc, có các đầu mối giao thông quan trọng: đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thuỷ. Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc thu hút FDI, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức AFTA và WTO. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên cùng với những triển vọng phát triển của tỉnh trong tương lai, nên em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc”. Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích điều kiện và thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc và tác động của nó đến phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã hết sức cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về năng lực. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN MÔN HỌC BẢN THẢo ĐỀ TÀI: “ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở TỈNH VĨNH PHÚC” Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Thạch Liên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Sen Lớp : CN& XD 48 B Mã số sinh viên : CQ 482421 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều công ty lớn đang nắm lượng vốn khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đói với các nước đang thiếu vốn, có nhu cầu đầu tư lớn. Vì vậy nhu cầu thu hút FDI trở thành vấn đề rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam gồm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có các tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho thông thương, có nguồn lực dồi dào và hệ thống các KCN nhiều tập trung đã và đang được xây dựng có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. FDI được xem nhu chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Vĩnh Phúc là tỉnh mới được tái thiết lập, tỉnh lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Sau 9 năm thực hiện thu hút FDI thì FDI trên đại bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho nhà nước, đã dần nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc phát triển kinh tế tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động . Từ những lợi ích trên đã làm cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở thành một vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tới việc xây dựng kinh tế khu vực phía 2 Bắc thành một trong nhưng vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ kinh tế cao hơn các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế của vùng Bắc Bộ và góp phần nền kinh tế của cả nước. Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, nằm sát trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quản Ninh, nằm trong vùng kinh tế phía bắc, có các đầu mối giao thông quan trọng: đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thuỷ. Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc thu hút FDI, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức AFTA và WTO. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên cùng với những triển vọng phát triển của tỉnh trong tương lai, nên em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc”. Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích điều kiện và thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc và tác động của nó đến phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã hết sức cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về năng lực. Vì vậy mà đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 NỘI DUNG PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1 Một số lý thuyết về FDI 1.1.1 Lý thuyết” cái vòng luẩn quẩn” và “ cú huých từ bên ngoài” của Samuellson. Samuellson cho rằng một quốc gia muốn đạt tới sự tăng trưởng và phát triển cần phải có 4 nhân tố : nhân lực ,tài nguyên, tư bản, kĩ thuật.Trong điều kiện cụ thể của các quốc gia nghèo thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm và chất lượng thấp. Về nhân lực, ở các nước nghèo tuổi thọ bình quân thấp, tỉ lệ người biết chữ thấp, mức sống thấp ,chỉ số HDI thấp .Lao động tập trung quá nhiều ở trong ngành nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao .Vì vậy những nước này cần phải đầu tư cho hệ thống y tế giáo dục , đa dạng hoá việc làm ở nông thôn để khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình . Về tài nguyên, ở các nước nghèo ,tài nguyên cũng nghèo ,lại phân chia cho một số dân đông đúc ,khả năng phát huy được hiệu quả kinh tế của tài nguyên là rất thấp .Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài nguyên đất nông nghiệp .Vì vậy cần có chế độ canh tác và sử dụng hợp lý đất đai. Phải có đầu tư nước ngoài đẻ khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng Về tư bản ,nhìn chung các nước nghèo ít tư bản ,Muốn có tăng trưởng phải có đầu tư, muốn có đầu tư phải có tư bản . Để đáp ứnng nhu cầu về vốn đầu tư thì trước đây các nước nghèo phải đi vay . Nhưng trong điều kiện hiện tại thì hầu hết các nước nghèo đều là những con nợ khổng lồ,khả năng vay vốn là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư ,các nước nghèo chỉ còn một giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4 Về tư bản, các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, nhưng lại có lợi thế cảu một nước đi sau. Nếu có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu . 1.1.2 Lý luận của R.Nurkse Khi bàn đến vấn đề phát triển các nước chậm phát triển, R.Nurkse cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như là điều kiện tạo nên lực bứt phá khỏi những khó khăn, cản trở để các nước này có thể bắt nhập vào quỹ đạo phát triển. Cách lý giải của R.Nurkse được bắt đầu từ sự phân tích “ vòng luẩn quẩn của nghèo khổ”. Theo ông, xét về lượng cung, người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mật độ thấp của thu nhập thực tế. Mức thu nhập thực tế thấp, phản ánh năng suất lao động thấp, mà năng suất lao động thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại và thế là vòng tròn được khép kín. R.Nurkse quan niệm, dù “đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết phục vụ cho lợi ích của các nước công nghiệp xuất vốn chứ chưa phải nứơc nhận vốn” nhưng nó là nhân tố quan trọng, là gải pháp tích cực để cho nền kinh tế chậm phát triển có thể” vươn đến những thị trường mới” cũng như khuyến khích việc mở rộng kinh tế hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả và một số vấn đề mà ông quan tâm là FDI đã không để lại cho nước nhận đầu tư gánh nặng về nợ nần. Theo ông,” FDI là kết quả hoàn toàn tự nhiên, bởi hoạt động tự do của các động cơ kiếm lợi nhuận. 1.2 Khái niệm và xu thế vận động của FDI 1.2.1Khái niệm FDI Theo quỹ tiền tệ quốc tế( IMF), FDI được định nghĩa là " một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh 5 tế( nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Theo tổ chức thương mại quốc tế(WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước( nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Theo điều 3.2 luật đầu tư 2005 của Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tưu và thời gian quản lý hoạt động đầu tư. 1.2.2 Xu thế vận động của FDI Trong lịch sử thế giới, FDI đã tồn tại từ lâu ngay từ thời tiền tư bản các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha .là những công ty đi đầu trong lĩnh vực FDI dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu Á ở khai thác đồn điền, nhằm cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp của chính quốc. Cùng với ngành khai thác đồn điền là người khai thác khoáng sản. Trong ngành khoáng sản phải kể đến các công ty dầu mỏ như: Royal Peutch, Exxon, Mobiloil, Guyoil của Anh, Hà Lan, Mỹ và chúng thực hiện từ lâu quá trình FDI đã có sự thay đổi rõ rệt với sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư Mỹ vào Châu Âu theo kế hoạch Marshall để vực dậy phần lục địa bị chiến tranh tàn phá nặng nề này và sau đó là sự đầu tư lẫn nhưng giữa các nước Châu Âu thực hiện sự liên minh tư bản để tăng cường khả năng kinh tế chống đế quốc của các xí nghiệp Mỹ. Cũng từ đó, việc đầu tư FDI trở nên thường xuyên hơn và nó được sử dụng phối hợp với các hình thức xuất khẩu tư bản khác, vũ khí lợi hại của các nước phương Tây trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới nhất là đối với các nước đang phát triển. 6 Ngày nay, FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất, lưu thông và được tăng cường mạnh mẽ. Có thể nói trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường TBCN hay con đường XHCN lại không cần đến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi đó là một nguồn lực quốc tế để khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Mặt khác, dưới tác động của cách mạng KHCN như hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế KHKT như Mỹ, Nhật và các nước EU cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả những vấn đề đã, đang và tiếp tục đặt ra trên lĩnh vực KHCN và vốn. 1.3 Các hình thức đầu tư Như chúng ta đã biết, do FDI có nhiều ưu điểm so với PFI và các nguồn vốn nước ngoài khác nên dòng vốn FDI đã chiếm vị trí quan trọng ở nhiều nước. Các hình thức phổ biến của FDI là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, BOT và các biến thể của nó. Dưới đây là những đặc trưng chủ yếu của từng hình thức này: 1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp danh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở các nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân. Đặc trưng của hình thức này là các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi và nhiệm vụ rõ ràng; không thành lập pháp nhân mới; mỗi bên làm nhiệm vụ tổ chức đối với nước chủ nhà theo những quy định riêng.Hình thức này khá phổ biến ở các nước đang phát triển và cũng được áp dụng ở Việt Nam. 7 1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hay các bên chủ nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Doanh nghiệp liên doanh là dạng công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà.Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác. 1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là dạng công ty TNHH , có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà, thuộc sở hữu hoàn toàn của nước ngoài; chủ đầu tu nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. 1.3.4 BOT và các dạng thức khác Trong những năm gần đây. Do nhu cầu đa dạng hoá các hình thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều nước đã áp dụng hình thức BOT và các dạng thức của nó để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định( thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý), sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Trong hình thức này, cơ sở pháp lý là hợp đồng, vốn đầu tư của nước ngoài; hoạt động dưới hình thức là các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài; đối tượng của hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng. 8 Các dạng thức khác của BOT là; hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh( BTO) được hình thành tương tự như BOT nhưng sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà, chính phủ nước chủ nhà dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng xây dựng- chuyển giao( BT) được hình thành cũng tương tự như BOT, nhưng sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài bàn giao lại công trình cho nước chủ nhà, chính phủ nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư nước ngoài chi phí liên quan tới công trình và một tỉ lệ thu nhập hợp lý. 1.4 Tác động của FDI Đối với nước chủ đầu tư khi FDI có vai trò rất quan trọng đối với cả nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển.Các nước đang phát triển vốn là các nước nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có nguồn vốn FDI. FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác,phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kĩ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không. 9 FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ. FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp, tự túc. Ngoài ra, FDI còn cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước. Tuy vậy, FDI không phải không có mặt trái. FDI làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài. FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước. Nó tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng… Bên cạnh đó, FDI cũng có vai trò to lớn đối với nước chủ đầu tư trong việc giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, kéo dài chu kì sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh. Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ cùng với sự bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, FDI vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với nước chủ đầu tư. FDI làm vốn đầu tư chảy ra nước ngoài dẫn tới giảm tăng trưởng GDP và việc làm trong nước. 10