1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sản xuất phân sinh học từ rác hữu cơ bằng giun quế (Perionyx excavatus) và men vi sinh ở quy mô hộ gia đình

39 284 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI KHOA HỌC KỸ THUẬT KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU A. LÝ DO CHỌN DỰ ÁN Xử lý rác thải là một vấn đề lớn của mỗi quốc gia, của mỗi đơn vị hành chính và là của mỗi cộng đồng dân cư. Công nghệ xử lý rác thải đã phát triển, tuy nhiên nó luôn không theo kịp với tốc độ tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu như đốt, ủ sinh học, chôn lấp, hoặc làm thức ăn cho động vật, v.v. trong đó, phương pháp chôn lấp phổ biến nhất hiện nay và tác động nhiều đến ô nhiễm môi trường. Muốn giảm áp lực lên việc xử lý rác thải đô thị và ô nhiễm môi trường, mỗi gia đình tham gia vào quá trình xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy tại nhà bằng các biện pháp sinh học. Giun đất nói chung và giun quế nói riêng có khả năng tham gia vào quá trình phân hủy rác và đã được nhiều nước sử dụng trong sản xuất phân bón và xử lý rác thải, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng, nuôi giun còn mang tính tự phát, chưa phổ biến và chưa được dùng để xử lý rác thải sinh hoạt. Nếu chỉ xử lý rác thải bằng giun quế thì quá trình phân hủy rác diễn ra chậm và vẫn còn có mùi hôi. Vì vậy, ý tưởng nuôi giun kết hợp bổ sung men vi sinh phân hủy TH2 nhằm tăng khả năng phân giải rác, giảm mùi, hạn chế vi sinh vật có hại, tạo ra loại phân tốt và an toàn hơn là ý tưởng có tính khả thi cao và dễ dàng để thực hiện. Do đó, chúng em chọn nghiên cứu dự án: “Nghiên cứu sản xuất phân sinh học từ rác hữu cơ bằng giun quế (Perionyx excavatus) và men vi sinh ở quy mô hộ gia đình” nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU; GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 1. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để xử lí rác hữu cơ hiệu quả để làm phân sinh học ở quy mô từng hộ gia đình với một quy trình khép kín và an toàn? 2. Giả thuyết Nếu nuôi giun kết hợp bổ sung men vi sinh TH2 làm tăng khả năng phân giải rác, giảm mùi, hạn chế vi sinh vật có hại và tạo phân sinh học cho kết quả cao và an toàn hơn để trồng rau sạch phục vụ cho nhu cầu thực phẩm sạch và phụ phẩm rau lại là thức ăn nuôi giun theo mô hình khép kín. C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Rác hữu cơ. Giun quế. Men vi sinh TH2. Rau muống cạn và rau cải, rau xà lách. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Hộ gia đình tại thị trấn Eakar, huyện Eakar, tỉnh Daklak. Thời gian nghiên cứu: từ 052017 đến 012018 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu 1: Xác định khả năng phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế và men vi sinh TH2 để sản xuất phân sinh học Nội dung nghiên cứu 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm phân sinh học và khảo nghiệm trên một số loài rau ăn lá 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế và men vi sinh TH2 để sản xuất phân sinh học Thí nghiệm được chia thành 3 nghiệm thức và bố trí theo hình 2.1 Hình 3.1. Các nghiệm thức được bố trí thực tế trong thí nghiệm 1 Trong đó: NT1: Lượng giun giống: 2,0 kg sinh khối chứa 200gam giun tinh. Cho ăn rác thải hữu cơ dễ phân hủy không ủ men vi sinh. Thời gian ủ thức ăn 3 ngày trước cho ăn. Lượng rác khoảng 0,5kglần. NT2: Lượng giun giống: 2,0 kg sinh khối chứa 200gam giun tinh. Cho ăn rác thải sinh hoạt có ủ men vi sinh TH2. Lượng men sử dụng cho 0,5gkg rác thải hữu cơ dễ phân hủy. Thời gian ủ thức ăn 3 ngày trước cho ăn. Lượng rác khoảng 0,5kglần. NT3: Rác thải sinh hoạt ủ men vi sinh TH2. Lượng men sử dụng 0,5gkg rác thải hữu cơ dễ phân hủy. Thời gian ủ từng đợt theo đợt ủ thức ăn cho giun. Lượng rác khoảng 0,5kglần. Phương pháp thu phân: Thu dịch nước thu được ở thùng chứa nước thoát được sử dụng tưới cho rau trồng. Hỗn hợp dịch nước và sinh khối phân trộn đều, sau đó bón lót và pha loãng để tưới cho rau. Chỉ tiêu theo dõi: Xác định lượng rác thải hữu cơ làm thức ăn cho giun, khối lượng giun tinh, khối lượng các dạng phân: Phương pháp cân cho 3 thí nghiệm Xác định hàm lượng N, P, K dễ tiêu của các dạng phân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 LÝ DO CHỌN DỰ ÁN 5

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5

3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 5

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC 6

5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA DỰ ÁN 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giun quế (Perionyx excavatus) 7

1.2 Đặc điểm sinh học của giun quế 8

1.3 Đặc điểm sinh thái của giun quế 9

1.4 Men vi sinh TH2 9

1.5 Rác thải và vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam 10

1.6 Đặc điểm khí hậu thủy văn Eakar- Daklak 10

1.7 Kỹ thuật nuôi giun quế 10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14

2.3 Nội dung nghiên cứu 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

3.1 Nội dung nghiên cứu 1: Xác định khả năng phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế và men vi sinh TH2 để sản xuất phân sinh học 20

3.2 Nội dung nghiên cứu 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm phân sinh học và khảo nghiệm trên một số loài rau 23

Trang 3

3.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG 33

3.6 QUY TRÌNH CHUNG DỰ ÁN 33

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35

1 KẾT LUẬN 35

2 ĐỀ NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 37

KÍ HIỆU VIẾT TẮT:

- g/l: Gam trên lít

- Kg: Kilôgam

- NT: Nghiệm thức

- N, P, K: Nitơ, Phốt pho, Kali

- TN: Thí nghiệm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành dự án này chúng em xin chân thành cảm ơn:

- Thầy Đào Xuân Dũng - giáo viên môn sinh học cùng quý thầy cô giáo – Trường THPT Ngô Gia Tự đã tư vấn, hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, giúp đỡ đề tài hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện và hoàn thành dự án

- Ban tổ chức cuộc thi khoa học – kỹ thuật đã tạo điều kiện cho chúng em có một sân chơi lành mạnh và bổ ích để học sinh như chúng em có thể thực hiện và phát huy hết tính sáng tạo của mình Xin cảm ơn cuộc thi đã giúp chúng em biết nhiều kiến thức mới, học hỏi lĩnh hội nhiều điều hay, có kĩ năng thao tác hoạt bát hơn

- Sự giúp đỡ mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành đoàn trường THPT Ngô Gia Tự, quý cô bác viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cùng thầy cô đại học Tây Nguyên để chúng em hoàn thành dự án nghiên cứu

- Thầy giáo chủ nhiệm, quý thầy cô giáo bộ môn, toàn thể thành viên lớp 12B8, bạn bè và gia đình đã quan tâm, động viên và giúp đỡ chúng em để hoàn thành dự án này

CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN DỰ ÁN

Xử lý rác thải là một vấn đề lớn của mỗi quốc gia, của mỗi đơn vị hành chính và là của mỗi cộng đồng dân cư Công nghệ xử lý rác thải đã phát triển, tuy nhiên nó luôn không theo kịp với tốc độ tăng nhanh của rác thải sinh hoạt Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu như đốt, ủ sinh học, chôn lấp, hoặc làm thức ăn cho động vật, v.v trong đó, phương pháp chôn lấp phổ biến nhất hiện nay và tác động nhiều đến ô nhiễm môi trường Muốn giảm

áp lực lên việc xử lý rác thải đô thị và ô nhiễm môi trường, mỗi gia đình tham gia vào quá trình xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy tại nhà bằng các biện pháp sinh học

Giun đất nói chung và giun quế nói riêng có khả năng tham gia vào quá trình phân hủy rác và đã được nhiều nước sử dụng trong sản xuất phân bón và

xử lý rác thải, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng, nuôi giun còn mang tính tự phát, chưa phổ biến và cũng chưa được dùng để xử lý rác thải sinh hoạt Nếu chỉ xử lý rác thải bằng giun quế thì quá trình phân hủy rác diễn ra chậm và vẫn còn có mùi hôi Vì vậy, ý tưởng nuôi giun kết hợp bổ sung men vi sinh phân hủy TH2 nhằm tăng khả năng phân giải rác, giảm mùi, hạn chế vi sinh vật có hại, tạo ra loại phân tốt

và an toàn hơn là ý tưởng có tính khả thi cao và dễ dàng để thực hiện Do đó,

chúng em chọn nghiên cứu dự án: “Nghiên cứu sản xuất phân sinh học từ rác

hữu cơ bằng giun quế (Perionyx excavatus) và men vi sinh ở quy mô hộ gia

đình” nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Làm thế nào để xử lí rác hữu cơ hiệu quả để làm phân sinh học ở quy mô từng hộ gia đình với một quy trình khép kín và an toàn?

3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

- Tạo được phân sinh học từ rác hữu cơ bằng giun quế và men vi sinh TH2

Trang 6

- Xây dựng quy trình xử lý đơn giản và hiệu quả nhằm chuyển giao cho các hộ gia đình áp dụng

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC

Tìm hiểu một vài mắc xích trong chuỗi thức ăn và khả năng phân hủy chất hữu cơ của những vi sinh vật và sinh vật hữu ích mà chúng em đã được học

5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA DỰ ÁN

- Xử lý rác thải tạo phân sinh học để trồng rau, củ, quả

- Thu sinh khối giun quế để làm thức ăn trong chăn nuôi

- Góp phần bảo vệ môi trường và giảm áp lực lên ngành xử lý rác thải

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giun quế (Perionyx excavatus)

1.1.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giun quế trên thế giới

Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về giun đất đã được công bố như nghiên cứu về vai trò của giun trong hệ sinh thái (Jacobson, 1944; Tracey, 1951; Barley và Jenning, 1959; Graaf, 1971; Mitchell và cộng sự, 1977), nghiên cứu về các đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của giun (Grove và Newell, 1962; Edward, 1972; Bonche, 1972; Pussard và Fayolle, 1983) [12] Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm nuôi và sử dụng giun, kết hợp với chọn lọc và lai tạo để tạo ra một số giống giun có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu là giun Quế Nước Mỹ đã có lịch sử nuôi và sử dụng giun từ hơn 80 năm nay Năm 1980, ở Mỹ đã có hơn 90.000 trang trại nuôi giun Ở Manila (Philipin) có hơn 50.000 hộ nuôi giun [12]

Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada) từ những năm 80 của thế kỷ trước Nhiều năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun [12]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giun quế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến giun đất: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội (1979) nghiên cứu cơ bản về giun đất Nghiên cứu sử dụng giun làm dược liệu của Đỗ Tất Lợi Hồ Thị Thu (1975) đã nghiên cứu sản xuất những dược phẩm từ giun Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (1987) nghiên cứu những hoạt chất, đạm, acid amin, khoáng vi lượng trong thịt giun [12]

Phương pháp nuôi giun cũng đã được nghiên cứu: Nguyễn Văn Chuyển (1983) đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹ thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật Đại học Sư phạm Y Hà Nội (1986) nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, v.v Đến nay việc nuôi giun đã được triển khai tại nhiều tỉnh, thành như: Cao Bằng (1990), Hà Giang (1990), Bắc Kạn (1990);

Trang 8

Lâm Đồng (1996), TP Hồ Chí Minh (1996) và nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích xử lý rác thải sinh hoạt [12]

1.2 Đặc điểm sinh học của giun quế

Đặc điểm về hình thái: Giun đất thuộc ngành hoàn tiết trùng (Annelida) lớp Olygochaetae, họ Lumbricidae Giun phân đốt bên ngoài, bên trong cơ thể

cũng chia thành đốt tương ứng Số lượng đốt biến thiên từ 110-180 đốt [12], [6], [9]

Giống giun quế (Perionyx excavatus) là một loại giun đất, có mùi gần

giống như mùi quế nên gọi là giun quế Giun trưởng thành dài 10-15 cm, đường kính từ 0,1-0,2 cm Giun có màu đỏ, sậm ở mặt lưng và nhạt dần phía bụng [12], [6], [9]

Hệ thống tiêu hóa: Bắt đầu từ lỗ miệng ở đỉnh đầu và tận cùng là hậu môn ở đốt cuối Hệ thống tiêu hóa gồm có mề, dạ dày, và manh tràng [12], [6] , [9]

Hệ thống sinh dục: Giun đất là động vật lưỡng tính Tuy nhiên để sinh sản được, giun phải tiến hành thụ tinh chéo Tuổi từ 60-90 ngày, cơ thể giun xuất hiện đai sinh dục Đai sinh dục chiếm khoảng 3 đốt thân về phía đầu (đốt 13-15),

có màu đỏ nhạt Ở đốt 15 có các lỗ sinh dục đực, ở đốt 14 có các lỗ sinh dục cái, nằm bên trong màng đai sinh dục Khi trứng rụng qua lỗ sinh dục cái ra ngoài, sau đó màng đai tróc, tuột ra về phía đầu có mang theo trứng vừa rụng Khi qua đốt 9-10, tinh từ các túi đựng tinh tiết ra phủ lên trứng, sự thụ tinh diễn ra Màng đai sinh dục tiếp tục tuột ra khỏi đầu của giun, 2 đầu màng đai thắt lại tạo thành kén, nằm lẫn trong môi trường Sau 21 ngày, giun con nở và chui ra khỏi kén Vị trí đai sinh dục trên cơ thể giun thay đổi tùy theo loài [12], [6] , [9]

Hệ thống tuần hoàn: Là một hệ thống khép kín, có tim ở phía trước đầu Máu không có hồng cầu, huyết sắc tố tan trong huyết tương, các mao quản huyết lan tỏa vách cơ thể, lấy oxy và nhả khí cacbonic trực tiếp qua màng cutin ẩm ướt

Trang 9

Hệ thần kinh: Gồm có 2 hạch thần kinh ở đầu (hạch não) và các hạch thần kinh bụng, chúng được nối với nhau bởi các dây thần kinh Giun còn có một số tế bào cảm nhận được ánh sáng nằm phân tán dưới da, chủ yếu ở phần đầu [12], [6]

1.3 Đặc điểm sinh thái của giun quế

Nhiệt độ: Giun có thể sống trong giới hạn nhiệt từ 5oC - 30oC Dưới

10oC giun ít hoạt động, dưới 5oC giun ngủ đông, dưới 0oC giun chết Nhiệt thích hợp từ 25oC-28oC Trên 28oC, giun bị hạn chế sinh sản và chết ở 40oC [12]

Ẩm độ: ẩm độ thích hợp cho giun 60-70% Ẩm độ quá thấp hoặc quá cao

có ảnh hưởng đến đời sống của giun [12], [6], [9]

Môi trường không khí: Môi trường sống nhiều oxy thích hợp cho giun Giun chết nhanh trong nước nhiều bùn đất Giun không thích hợp với môi trường nhiều mùi thối, mùi khai, khí mê tan [12],[6], [9]

pH: pH của môi trường sống và cả thức ăn cho giun là trung tính Dao động từ 6,8-7,2 pH thấp ảnh hưởng sinh trưởng phát dục của giun [12],[6], [9]

Ánh sáng: Giun thích hợp với chế độ ánh sáng yếu

Trang 10

Các giống vi sinh vật trên có khả năng tham gia vào quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, hạn chế vi sinh vật gây bệnh phát triển, ngăn ngừa một số bệnh cho cây trồng nhằm tăng năng suất và phẩm chất của nông sản

1.5 Rác thải và vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải mới, trong đó chiếm 50% tổng số là rác thải từ các khu đô thị Mặc dù việc thu gom rác thải đang được cải thiện trên khắp cả nước nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt ở các vùng nông thôn xa thành phố

Phương pháp xử lý rác phổ biến của Việt Nam chủ yếu là phương pháp chôn lấp Hiện ở Việt nam có gần 100 bãi chôn lấp rác, phần lớn các bãi rác gây

ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, v.v

1.6 Đặc điểm khí hậu thủy văn Eakar- Daklak

Huyện EaKar chịu ảnh hưởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên mát dịu; trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11), chiếm 90% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể Nhiệt độ bình quân năm 23,7oC, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khoảng 10oC Nhìn chung, nền nhiệt độ của Eakar rất thích hợp cho việc nuôi giun quế

1.7 Kỹ thuật nuôi giun quế

Có nhiều mô hình nuôi giun quế khác nhau, trong phần này chúng em chỉ trình bày về mô hình nuôi trong thùng xốp, đơn giản, dễ làm và phù hợp với điều kiện hạn chế về diện tích của các gia đình đông dân

1.7.1 Chuẩn bị chuồng nuôi

Để có một chuồng nuôi, chúng em sử dụng 03 thùng xốp có kích thước 50

x 30 x 30cm:

Trang 11

- Thùng nuôi giun: Thùng được đục lỗ thoát nước ở mặt đáy, lỗ thông khí

ở mặt bên và được phủ một lớp sơn đen hoặc che phủ bằng vải quần áo cũ màu tối phía bên trong để hạn chế ánh sáng Sử dụng các que tre đặt song song bên trong đáy thùng để tạo một khoảng trống bên dưới nhằm ngăn cách phần phân giun và dịch rút ra từ phân

- Thùng ủ thức ăn: Cắt đáy thùng một ô hình chữ nhật có kích thước 15cm

x 20cm, sử dụng một miếng ván nhỏ làm nắp đậy ô cắt Thùng ủ thức ăn đặt chồng khít lên trên thùng nuôi giun

- Thùng chứa nước thoát: Không đục lỗ, đặt bên dưới thùng nuôi giun Dịch thu được ở thùng này được sử dụng tưới cho rau trồng

1.7.2 Chuẩn bị chất nền

Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun Khi bắt đầu nuôi hoặc sau mỗi lần thu hoạch, chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp phải rải chất nền vào thùng nuôi Trong điều kiện hạn chế về diện tích, chất nền có thể mua ở các cơ sở nuôi giun khác vì lượng cần dùng không nhiều.[10]

Trên thực tế, nếu thả giống bằng giun sinh khối thì có thể không cần rải chất nền [10]

1.7.3 Thức ăn cho giun

Rác thải sinh hoạt gia đình được loại bỏ bì nilon, nhựa và các loại không phân hủy khác, chỉ giữ lại phần hữu cơ dễ phân hủy Lượng rác thải và thành phần rác thải tùy thuộc vào từng hộ gia đình Sau khi chọn lựa được thức ăn, thức ăn cần băm nhỏ và cho vào thùng ủ

1.7.4 Chuẩn bị giun giống

Liên hệ với các trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khoẻ, chất lượng cao Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng sinh khối có

cả giun bố mẹ, giun con, trứng, kén giun và cơ chất mà giun đang sống quen, để giun không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh [10]

Trang 12

1.7.5 Thả giun giống

Thường thả giun giống vào buổi sáng Thả bằng cách rải sinh khối trên bề mặt lớp thanh tre trong thùng

Mật độ thả quyết định năng suất Trong các thí nghiệm của đề tài, chúng

em sử dụng 2kg sinh khối cho mỗi thùng, lượng giun trong 2kg sinh khối tương đương 200gam (do sinh khối giun mua ở Daklak không đúng với tiêu chuẩn 2

kg sinh khối có khoảng 166 gam giun tinh)

1.7.6 Tưới ẩm

Nuôi giun trong thùng xốp đậy nắp kín thì gần như không cần tưới

1.7.7 Cho giun ăn

Sau khi thả giun giống được 1-2 ngày thì cho giun ăn Lượng thức ăn ủ phía trên được đẩy qua ô cắt để vào thùng nuôi Cứ 2-3 ngày cho giun ăn 1 lần Lượng thức ăn khoảng 0,5kg/lần Lần cho ăn tiếp theo tùy thuộc vào lượng thức

ăn còn lại trong thùng nuôi

Khi nuôi giun trong thùng xốp, chúng em cho giun ăn qua lỗ cắt (do lỗ cắt

ở 1 bên), vì vậy thức ăn chỉ tập trung 1 bên Do đó, sau một thời gian sẽ đổi chiều thùng ủ thức ăn để thức ăn xuống phần bên kia

1.7.8 Bệnh giun

Giun thường ít bị bệnh, các bệnh thường gặp ở giun là:

Bệnh no hơi: Khi thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, lợn làm cho phân có mùi chua Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống

và trườn dài, sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết [10]

Bệnh trúng khí độc: Khi đáy chất nền bị thối rữa, chất nền thiếu O2, giàu

CO2 làm giun chui lên trên lớp mặt Việc bố trí giàn tre ở mặt đáy thùng nuôi giun nhằm hạn chế hiện tượng này [10]

Trang 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Rác hữu cơ

- Giun quế

- Men vi sinh TH2

- Rau muống cạn và rau cải, rau xà lách

Hình 2.1 Đối tượng được sử dụng để nghiên cứu: (A) Rác hữu cơ; (B) Giun quế; (C) Men vi sinh TH2; (D) Rau muống cạn; (E) rau cải, rau xà lách

Trang 14

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Hộ gia đình tại thị trấn Eakar, huyện Eakar, tỉnh Daklak

- Thời gian nghiên cứu: từ 05/2017 đến 01/2018

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu 1: Xác định khả năng phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế

và men vi sinh TH2 để sản xuất phân sinh học

Nội dung nghiên cứu 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm phân sinh học và khảo

nghiệm trên một số loài rau

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế và men vi sinh TH2 để sản xuất phân sinh học

Thí nghiệm được bố trí thành 3 nghiệm thức được mô tả phương pháp theo sơ

đồ 2.1, hình 2.2 và bảng 2.1

Rác hữu

Rác hữu cơ + men TH2

Dịch giun

quế

Dịch giun quế

Rác hữu cơ + men TH2

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Sơ đồ 2.1 Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm 1

Trang 15

Hình 2.2 Các nghiệm thức được bố trí thực tế trong thí nghiệm 1

Bảng 2.1 Cách thức xử lý trong thí nghiệm 1 Nghiệm thức Phương pháp thực hiện

NT 1 - Lượng giun giống: 2,0 kg sinh khối chứa 200gam giun tinh

- Cho ăn rác thải hữu cơ dễ phân hủy không ủ men vi sinh Thời

gian ủ thức ăn 3 ngày trước cho ăn Lượng rác khoảng 0,5kg/lần

NT 2 - Lượng giun giống: 2,0 kg sinh khối chứa 200gam giun tinh

- Cho ăn rác thải sinh hoạt có ủ men vi sinh TH2 Lượng men sử dụng cho 0,5g/kg rác thải hữu cơ dễ phân hủy Thời gian ủ thức

ăn 3 ngày trước cho ăn Lượng rác khoảng 0,5kg/lần

NT 3 - Rác thải sinh hoạt ủ men vi sinh TH2 Lượng men sử dụng

0,5g/kg rác thải hữu cơ dễ phân hủy Thời gian ủ từng đợt theo

đợt ủ thức ăn cho giun Lượng rác khoảng 0,5kg/lần

- Chuẩn bị chuồng nuôi : Để có một chuồng nuôi, chúng em sử dụng 03 thùng xốp có kích thước 50 x 30 x 30cm:

- Thùng nuôi giun: Thùng được đục lỗ thoát nước ở mặt đáy, lỗ thông khí ở mặt bên và được phủ một lớp sơn đen hoặc che phủ bằng vải quần áo cũ màu tối phía bên trong để hạn chế ánh sáng Sử dụng các que tre đặt song song bên trong đáy thùng hoặc vỏ trấu để tạo một khoảng trống bên dưới nhằm ngăn cách phần

Trang 16

- Thùng ủ thức ăn: Cắt đáy thùng một ô hình chữ nhật có kích thước 15cm x 20cm, sử dụng một miếng ván nhỏ làm nắp đậy ô cắt Thùng ủ thức ăn đặt chồng khít lên trên thùng nuôi giun

- Thùng chứa nước thoát: Không đục lỗ, đặt bên dưới thùng nuôi giun

Phương pháp thu phân:

- Thu dịch nước thu được ở thùng chứa nước thoát được sử dụng tưới cho

rau trồng

- Hỗn hợp dịch nước, sinh khối phân giun trộn đều, sau đó bón lót và pha

loãng để tưới cho rau

Chỉ tiêu theo dõi:

- Xác định lượng rác thải hữu cơ dễ phân hủy đã phân hủy được

- Xác định khối lượng giun tinh thu được sau 45 ngày nuôi

- Xác định lượng phân giun thu được sau 45 ngày nuôi

- Xác định hàm lượng N, P, K hữu hiệu của các dạng phân

- Đánh giá cảm quan về mùi hôi của các thùng nuôi giun

2.4.2 Thí nghiệm 2: khảo nghiệm chất lượng các dạng phân lên sự sinh trưởng của cây rau muống, rau cải và rau xà lách

Thí nghiệm được bố trí thành 3 nghiệm thức theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với

2 lần lặp lại, được mô tả phương pháp theo sơ đồ 2.2 và bảng 2.2

Trang 17

Bảng 2.2 Cách thức bón phân trong thí nghiệm 2 Nghiệm thức Phương pháp thực hiện

NT 4 Trồng rau có bón phân giun của nghiệm thức 1 Khối lượng

phân giun bón 1kg cho diện tích 0,15m2 (Diện tích của thùng

xốp)

NT 5 Trồng rau có bón phân giun của nghiệm thức 2 Khối lượng

phân giun bón 1kg cho diện tích 0,15m2 (Diện tích của thùng

xốp)

NT 6 Trồng rau có bón phân ủ của nghiệm thức 3 Khối lượng phân ủ

1kg cho diện tích 0,15m2 (Diện tích của thùng xốp)

Chỉ tiêu theo dõi

- Đo diện tích lá qua các thời gian khác nhau

- Đo chiều cao cây qua các thời gian khác nhau

- Đo kích thước thân qua các thời gian khác nhau

- Cân khối lượng rau muống thu hoạch đợt 1

- Cân khối lượng rau cải và rau xà lách

2.4.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá sự phân hủy rác hữu cơ bằng giun quế kết hợp men vi sinh TH2:

STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp

1 Lượng rác thải hữu cơ làm thức ăn cho giun

Phương pháp cân trọng

lượng

2 Khối lượng giun tinh

3 Khối lượng các dạng phân

Trang 18

STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp

5 P hữu hiệu (tính theo P2O5) KHKT NLN Tây

Nguyên, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

6 K hữu hiệu (tính theo K2O)

Trong đó: a là khối lượng 1 dm2 giấy, b là khối lượng giấy vẽ theo lá

- Đo chiều cao cây rau qua các thời gian khác nhau của mỗi công thức

- Đo kích thước thân cây rau qua các thời gian khác nhau của mỗi công thức

- Cân khối lượng rau muống thu được đợt 1 của mỗi công thức

- Cân khối lượng rau cải và rau xà lách sau khi thu hoạch

i i

Trang 19

Các giá trị trên được xử lý trên phần mềm xử lý số liệu Excel

- Phép thử t (Student): Độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình

X1: Trung bình mẫu 1 X2: Trung bình mẫu 2

m1: Sai số trung bình mẫu 1 m2: Sai số trung bình mẫu 2 Nếu |t| ≥ 2,96 thì sự sai khác có ý nghĩa

2 2

2 1

1

m m

Ngày đăng: 06/09/2018, 22:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Báo khoa học (2010), “Nuôi giun xử lý rác”, website: khoahoc.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi giun xử lý rác
Tác giả: Báo khoa học
Năm: 2010
[2]. Báo khoa học phổ thông (2015), “Cách trồng rau muống trong chậu tại nhà”, website: www.khoahocphothong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách trồng rau muống trong chậu tại nhà
Tác giả: Báo khoa học phổ thông
Năm: 2015
[3]. Đỗ Ngọc Biền (2012), Kỹ thuật nuôi giun quế, Dự án nông nghiệp sinh thái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi giun quế
Tác giả: Đỗ Ngọc Biền
Năm: 2012
[4]. Lê Gia Huy (2011), Giáo trình công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải
Tác giả: Lê Gia Huy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
[5]. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái dùng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, Xã Hội và Môi Trường ỏ các đô thị, Trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái dùng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, Xã Hội và Môi Trường ỏ các đô thị
Tác giả: Lê Văn Khoa
Năm: 2010
[6]. Nguyễn Lân Hùng (2006), “Vài đặc điểm của giun đất”, website: longdinh.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài đặc điểm của giun đất
Tác giả: Nguyễn Lân Hùng
Năm: 2006
[7]. Nguyễn Lân Hùng (2010), Nghề nuôi giun đất, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề nuôi giun đất
Tác giả: Nguyễn Lân Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2010
[8]. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng
Năm: 2005
[9]. Trại giun quế PHT (2009), “Đặc tính sinh lý học của giun quế”, website: traigiunquepht.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính sinh lý học của giun quế
Tác giả: Trại giun quế PHT
Năm: 2009
[10]. Trại giun quế PHT (2009), “Các mô hình nuôi giun quế”, website: traigiunquepht.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình nuôi giun quế
Tác giả: Trại giun quế PHT
Năm: 2009
[11]. Trại giun quế PHT (2009), “Xử lý rác thải bằng giun”, website: traigiunquepht.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý rác thải bằng giun
Tác giả: Trại giun quế PHT
Năm: 2009
[12]. Trình Nghiên, Lê Thị Nhất, Phan Tấn Thảo, Nguyễn Đình Thái (2015), “Kết quả ban đầu nuôi giun công nghiệp để làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và sử dụng phân giun làm phân bón cho cây trồng”, website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ban đầu nuôi giun công nghiệp để làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và sử dụng phân giun làm phân bón cho cây trồng
Tác giả: Trình Nghiên, Lê Thị Nhất, Phan Tấn Thảo, Nguyễn Đình Thái
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w