1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp tại Việt Nam

161 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các trường đại học - doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là một xu thế tất yếu và có vai trò quan trọng với sự phát triển của trường đại học và cả doanh nghiệp. Trường đại học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu là nơi thực hiện các nghiên cứu cơ bản, là một trung tâm về phát triển tri thức sẽ trở thành nguồn cung cấp kiến thức, các nghiên cứu cơ bản có tiềm năng ứng dụng và thương mại hóa. Đồng thời, trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo ở trình độ cao cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Bởi vậy, việc hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, gắn giữa nghiên cứu hàn lâm với thế giới công nghiệp và ứng dụng. Thông qua liên kết các trường đại học thúc đẩy quá trình nghiên cứu, cải thiện chương trình giảng dạy để đáp ứng đòi hỏi từ doanh nghiệp, thị trường lao động. Ở khía cạnh doanh nghiệp, việc sử dụng các kết quả nghiên cứu giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu, tận dụng được khả năng của đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có trình độ cao của trường đại học cho những bài toán thực tiễn. Đánh giá các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp đã trở thành một chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn từ nhiều nhà khoa học, những người làm nghiên cứu trong trường đại học và doanh nghiệp bởi tính khả thi, vai trò quyết định và những giá trị mang lại cho sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (Mitive, 2009). Thực tế đã có nhiều tác giả tập trung vào việc đánh giá những đóng góp của hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp dựa trên các hình thức liên kết và kết quả của hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (Spyros, 2005). Liên kết trường đại học – doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng tại các nước phát triển mà còn giữ vài trò then chốt đối với các quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vào thập niên 1950 các quốc gia đang phát triển gần như không có năng lực công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi các nước phải phát triển năng lực quốc gia để sử dụng nguyên liệu và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước (Todaro, 2006). Với nền tảng hạ tầng thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ thấp việc xây dựng năng lực công nghiệp của các quốc gia đang phát triển rất khó khăn. Công nghiệp hóa được xem như một chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống. Công nghiệp hóa cũng giúp các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là công cụ để biến đổi các ngành nông nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ khác trở thành các lĩnh vực có năng suất cao (David, 2006). Để thực hiện công nghiệp hóa thành công, cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển các nghiên cứu cơ bản trở thành các sản phẩm thương mại hóa. Do việc quan trọng của liên kết đại học – doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế đất nước và quá trình công nghiệp hóa có thể thành công hay không. Bởi hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao để khai thác các nguồn lực truyền thống như đất đai, vốn, nguồn nhân lực. Cả các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đều nhận biết được rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời nhiều quốc gia cũng nhận biết được rằng chuyển giao công nghệ đóng vai trò sống còn đối với quá trình công nghiệp hóa cũng như toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Quá trình liên kết đại học – doanh nghiệp cũng phát sinh những khó khăn do sự khác biệt về lợi ích của hai phía mặc dù cả hai đều hướng tới việc tạo ra lợi ích cho mình thông qua liên kết. Các nghiên cứu khác nhau trên nhiều thị trường cho thấy những khó khăn chính của hoạt động liên kết thường xuất phát từ việc thiếu đồng thuận trong mục tiêu nghiên cứu, các xung đột về quyền sở hữu trí tuệ, những khó khăn tài chính hay sự khác biệt về văn hóa giữa trường đại học và doanh nghiệp (Bonaccorsi, 2007). Những khó khăn hay rào cản cản trở quá trình liên kết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu công nghiệp hóa đất nước, các mục tiêu về thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế. Bởi vậy, việc xác định những loại rào cản chính ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện các hình thức liên kết để hạn chế chúng trong quá trình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là rất cần thiết. Như vậy, việc liên kết đại học – doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho cả trường đại học, doanh nghiệp và toàn xã hội. Những lợi ích từ quá trình liên kết đại học – doanh nghiệp có thể giúp quốc gia đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cách tân nền công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa. Bởi vậy, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp để từ đó có giải pháp tăng cường động cơ liên kết của các bên, hạn chế những rào cản liên kết, thực hiện hiệu quả các hoạt động liên kết là rất cần thiết. Điều này càng trở nên đặc biệt hơn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thực tế, các nghiên cứu về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chưa nhiều, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá những bài học kinh nghiệm để khuyến nghị những giải pháp cho việc phát triển hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Những nghiên cứu như vậy chưa phân loại được những nhóm động cơ, những rào cản, các nhóm hình thức liên kết đang tồn tại trong mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. Luận án tập trung vào xác định những động cơ, rào cản, những hình thức liên kết tồn tại trong trường đại học và tác động của những động cơ, rào cản liên kết tới các hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp.

Ngày đăng: 06/09/2018, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w