Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước...8 PHẦN 3: NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC...9 3.1... Hệ thống cấp nư
Trang 1Phụ lục
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 2
1.1 Mở đầu 2
1.2 Khí hậu 3
1.3 Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn 3
1.3.1 Địa chất công trình 3
1.3.2 Địa chất thủy văn 4
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 4
2.1 Hiện trạng về đất 4
2.2 Hiện trạng xây dựng 5
2.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 5
2.3.1 Hiện trạng cấp nước 5
2.4 Các công trình xử lý nước 6
2.5 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước 8
PHẦN 3: NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 9
3.1 Hạn chế 9
3.2 Giải pháp khắc phục 9
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
Trang 2ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 1.1 Mở đầu
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng kinh tế tăng trưởng của Bắc Bộ, vùng trọng điểm đồng bằng sông Hồng, với xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh Mặt khác thành phố hải dương bên cạnh có các tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường thủy sông Thái Bình Thành phố đang được ảnh hưởng lớn từ việc đầu tư hệ thống hạ tầng, các tuyến quốc lộ, quốc gia đối với các vùng kinh tế phát triển đang được hình thành và đầu tư
Thành phố nằm ở vị trí tâm điểm khu vực kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đang được ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế Trong mấy năm qua thành phố Hải Dương đã có sự tăng trưởng kinh tế cao Các công trình kỹ thuật hạ tầng được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng như Giao thông, Điện và Cấp nước Hệ thống cấp nước được phát triển kịp thời phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Dương
Hệ thống cấp nước hiện có, sau khi cải tạo theo dự án đã phê duyệt, tổng công suất nước đạt 40000m3/ngđ, nguồn nước cung cấp gồm xí nghiệp cấp nước cẩm thượng công suất 26.000m3/ngđ và xí nghiệp cấp nước Việt Hòa 14.000m3/ngđ, chỉ đủ cung cấp nước cho thành phố với tiêu chuẩn 100L/ng/ngđ Dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí của thành phố Hải Dương và khu vực lân cận đến năm 2020 cần là 90.000m3/ngđ và đến năm 2030 cần là 140.000m3/ngđ
Để chủ động cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, các dịch vụ khác theo tốc độ đô thị hóa thành phố Hải Dương và khu vực lân cận Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương giai đoạn I đến 2020 và giai đoạn II đến 2030 là cần thiết và cấp bách, đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước cho các đối tượng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
Trang 3tỉnh, cải thiện đời sống của nhân dân thành phố Tỉnh Hải Dương cần có định hướng đầu tư nhiều cho phát triển các ngành cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại và tương lai
1.2 Khí hậu
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm 24,10C
Nhiệt độ trung bình tháng max 29.20C
Nhiệt độ thấp trung bình tháng min 13,60C
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm 84%
Độ ẩm trung bình tháng max 89%
Độ ẩm trung bình tháng min 80%
Mưa:
Theo thống kê trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Hải Dương, lượng mưa dao động
từ 1246,8 mm đến 1924,1 mm năm
1.3 Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn
1.3.1 Địa chất công trình
Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên đất thuộc loại phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình Cấu tạo địa tầng tại khu vực dự án gồm 6 lớp đất:
Lớp 1: Đất kết cấu không chặt chẽ, kém ổn định,
Lớp 2: Sét pha dẻo mềm:
Trang 4Lớp3: Bùn sét pha:
Lớp 4: Sét pha dẻo mềm, dẻo cứng:
Lớp 5: Cát hạt bụi, chặt vừa:
Lớp 6: Cát hạt trung, chặt vừa
Các công trình xây dựng có tải trọng lớn, nhỏ đều phải có biện pháp xử lý nền móng
1.3.2 Địa chất thủy văn
Thành phố Hải Dương chịu trực tiếp ảnh hưởng chế độ thủy văn của các sông bao bọc như sông Thái Bình và sông Sặt Sông Thái Bình là sông lớn ở Việt Nam, nó được hợp bởi các con sông như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Đuống, và chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông Vì vậy chế độ thủy văn của sông Thái Bình rất phức tạp Mực nước mùa lũ của sông Thái Bình cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ 6-10 m, đều cao hơn nền thành phố và vùng xung quanh Vì vậy thành phố phải sử dụng hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước ra sông theo từng khu vực nhỏ, tình trạng này tồn tại và ảnh hưởng trong suốt quá trình phát triển xây dựng đô thị
Thành phố cũng nằm trong vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 0,8 – 1
m về mùa mưa và 1 – 1,2 m về mùa khô Nước ngầm tại khu vực thành phố không có, nếu khai thác trong tầng cuội sỏi phixtoxen, sẽ bị nhiễm mặn
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 2.1 Hiện trạng về đất
Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Hải Dương là 1,652 km2 Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam Hải Dương gồm 2 vùng chính: Vùng trung du và vùng đồng bằng Vùng trung du chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 89% Với độ cao trung bình từ 3 – 4 m so với mực nước biển
Trang 52.2 Hiện trạng xây dựng
Các khu dân cư trong đô thị cũ có hạ tầng xây dựng kiên cố, tầng cao nhà dân từ 1 - 5 tầng với tầng cao trung bình là 2 - 4 tầng
Đối với khu đô thị mới phía Tây và phía Đông chủ yếu là các khu biệt thự và các nhà đang được xây dựng
2.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
2.3.1 Hiện trạng cấp nước
Tính cho đến năm 2012, hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương được chia làm 3 khu vực cấp nước: Khu trung tâm thành phố Hải Dương, khu vực phía nam và khu vực phía tây thành phố Theo như dự án đã phê duyệt vào ănm 2003 – 2008; xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng đã hoàn thành cải tạo, mở rộng công suất lên 26.000m3/ngđ Xí nghiệp sản xuất nước ngầm Việt Hòa khoan thêm giếng khai thác nước thô, sẽ nâng công suất lên 14.000m3/ngđ Như vậy tổng công suất nước cho thành phố Hải Dương sẽ đạt 40.000m3/ngđ
2.3.1.1 Nguồn nước cấp cho thành phố:
Hệ thống cấp nước Hải Dương đang sử dụng khai thác 2 nguồn nước chính:
Nguồn nước mặt:
Nước sông Thái Bình có lưu vực lớn tới 1200km2, lưu lượng rất lớn:
Qmax = 3020m3/s
Qtb = 574m3/s
Qmin = 63m3/s
Mực nước cao nhất +5,92m, mực nước thấp nhất +0,28m Chất lượng nước sông Thái Bình thay đổi theo mùa, hàm lượng cặn từ 30mg/l – 322mg/l, cá biệt có những năm vào mùa
lũ hàm lượng cặn tăng lên tới trên 1000mg/l
Nguồn nước ngầm:
Trang 6Hiện thành phố Hải Dương đang khai thác nước ngầm tại bãi giếng xã Ngọc Liên, xã Cẩm Hưng Cẩm Giàng theo quyết định số79/QQĐ BNN-QLD, ngày 9/1/2001 đã đánh giá trữ lượng:
Cấp A = 16.000m3/ngđ
Cấp B = 4000m3/ngđ
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thông phê duyệt Khi xí nghiệp nước ngầm Việt Hòa mở rộng thêm giếng khoan khai thác nước ngầm nâng công suất từ 10.000 m3/ngđ lên đến công suất 14.000 m3/ngđ, đảm bảo đủ lượng nước ngầm để khai thác
2.4 Các công trình xử lý nước
Có hai công trình xử lý nước: Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng và xí nghiệp sản xuất nước Việt Hòa
Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng có công suất 26.000 m3/ngđ sử dụng nguồn nước thô là nước sông Thái Bình với dây chuyền công nghệ xử lý nước như sau:
Mương thu nướcTrạm bơm nước thô cấp 1Pha phèn, Bể trộnCác bể lắngCác bể lọcBể chứaTrạm bơm nước sạch cấp 2Mạng lưới đường ống dẫn, phân phối
Xí nghiệp sản xuất nước Việt Hòa có công suất 14.000m3/ngđ sử dụng nguồn nước thô là nước ngầm tại hai bãi giếng xã Ngọc Liên và xã Cẩm Hưng – Cẩm Giàng Với dây chuyền công nghệ xử lý như sau:
Giàn mưa để khử sắtBể phản ứng và bể lắng đứngBể lọc nhanhTrạm CloBể chứa nước sạchTrạm bơm nước sạch cấp 2Mạng lưới đường ống và các công trình xử lý bùn
Sau 80 năm xây dựng và phát triển, nhà máy nước Việt Hòa đã trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước sạch Với nguồn nước ngầm được lấy từ 6 giếng khoan ở độ sâu 80 – 100m tại xã Ngọc Liên, Cẩm Đông huyện Cẩm Giàng, cách khu xử lý hơn 20km Tổng công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 10.200m3/ngđ
Trang 7Đến năm 2013 do biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, ô nhiễm xâm thực mặn Công ty đã chuyển đổi công nghệ từ bể lắng đứng thành bể lắng lamen và nâng công suất của nhà máy từ 10.200 lên 20.000m3/ngđ
Và đến năm 2015 theo quy hoạch cấp nước chung của Tỉnh Hải Dương thì công ty tiếp tục đầu tư cải tạo bể tiếp xúc, bể chứa nước dưới dàn mưa thành bể lắng lamen nâng công suất của nhà máy lên 40.000m3/ngđ
Hệ thống xử lý này được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thu nước và bơm cấp đi xử lý
Nguồn nước thô được lấy từ sông Thái Bình đưa vào xử lý ở đây, công trình thu nước
sẽ tách các cặn rác lớn ra khỏi nước để khi đưua vào bể lắng không bị tắc Tại công trình thu bùn lắng xuống sẽ được vệ sinh định kỳ
Giai đoạn 2: Phản ứng và lắng
Để tăng hiệu quả ở đây ta dùng thiết bị hòa trộn tĩnh, nó có tác dụng hòa trộn tối đa nước và hóa chất với nhau
Thiết bị trước bể phản ứng, tại đây hóa chất điều chỉnh pH được châm vào trước để nâng pH sau đó hóa chất phèn PAC được đưa vào và cuối cùng đưa hóa chất trợ keo tụ polymer vào Hóa chất và nước hòa trộn đều với nhau và đưa vào bể phản úng
Tại bể phản ứng, các bông tự trong nước được hình thành lớn dần, nước sang bể lắng thì các bông cặn lớn gặp các tấm lá mỏng chặn lại và rươi xuống đáy bể Đáy bể thiết kế dạng hình góc côn để thu bùn Bùn lắng xuống đáy được thiết bị gạt bùn dồn lại và bơm sang bể nén bùn
Còn nước trong được thu trên mặt bằng máng thu nước phần thu bằng răng cưa và đưa sang bể lọc
Giai đoạn 3: Lọc
Trang 8Tại bể lọc, các bông cặn nhỏ và huyền phù không lắng được sẽ giữ lại nhờ lớp vật liệu lọc và thu được nước sạch Qua bể lọc nước đảm bảo được các chỉ tiêu hóa lý để sinh hoạt
Giai đoạn 4: Khử trùng và cấp đi xử dụng
Để đảm bảo các tiêu chuẩn về vi sinh của nước sinh hoạt, hóa chất khử trùng được châm trực tiếp vào dòng nước trước khi vào bể chứa theo liều lượng được tính toán để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn QZVN 01:2009BYT
Nước tại bể chứa được trạm bơm cấp 2 cấp đi sử dụng
2.5 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước
Mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố Hải Dương bao gồm mạng lưới đường ống lắp đặt cũ và mạng lưới đường ống lắp đặt theo chương trình ODA, có đường kính DN 1000DN600mm, tổng chiều dài 69.135m đã được cải tạo, lắp đặt thay thế nhiều theo dự án
đã phê duyệt giai đoạn 2003 – 2012 Đến nay mạng lưới đường ống cấp nước đã dần phân rõ các tuyến ống dẫn nước (cấp I), mạng đường ống phân phối (cấp II), và mạng đấu nước vào nhà (cấp III), tình trạng thất thoát nước cũng hạ thấp Các thiết bị kỹ thuật trên mạng như van xả, chặn, van xả khí, đồng hồ đo lưu lượng, trụ cứu hỏa đã lắp đặt, áp lực nước nói chung còn đang vận hành ở chế độ thấp, đầu mạng áp lực tự do khoảng 25 - 30m cuối mạng lưới 3 - 5 m
Mạng lưới đường ống cũ chủ yếu dùng ống gang xám, ống thép đã lắp đặt nhiều năm chưa được thay thế Các đường ống lắp đặt mới theo dự án ODA là ống gang dẻo chất lượng tốt, các loại ống nhỏ là ống PVC Do đso khi vạn hành áp lực chung của mạng đường ống không được nâng cao, hiện toàn thành phố có 35.345 hộ dùng nước máy, số hộ dùng nước đồng hồ 33.000, chiếm 94%, số còn lại dùng nước theo hộ “liên gia”, một phần nhỏ dùng theo kiểu khoán Từ năm 2000, Công ty đầu tư cải tạo, thay thế nhiều tuyến Nhất là năm
2004 – 2012 công ty đã lắp đặt tuyến ống DN 300mm, L = 1750m cấp nước cho khu Đại An Lắp đặt đường ống trục chính Nam Cường DN 200, L = 700m Lắp đặt mạng phân phối nước DN 20 – 160mm, L = 1147 km cho khu đô thị phía Đông, lắp đặt các hộp đồng hồ cho
Trang 985%, tiêu chuẩn cấp nước 80 110l/ng/ngđ Thất thoát nước chiếm khoảng 35 – 40%, nguyên nhân chủ yếu là thất thoát trên mạng lưới đường ống cũ, nhất là một số tuyến ống dẫn nước chính hiện chưa được cải tạo Khi có nhu cầu tăng áp lực trên mạng lưới đường ống để cấp nước cho các đối tượng thì một số tuyến ống không đảm bảo gây nứt, hở dẫn đến thất thoát nước
PHẦN 3: NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 Hạn chế
Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đã thu được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, việc thực thi công tác quản lý tài nguyên nước còn nhiều mặt hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức Trong đó quản lý nước mặt
và xả nước thải vào nguồn nước còn nhiều bất cập Công tác quy hoạch thăm dò, khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên chưa được xúc tiến Nhiều công trình thăm dò, khai thác, sử dụng nước mặt, nước ngầm được bố trí, xây dựng không phù hợp với đặc điểm phân bố của tài nguyên nước trong khu vực Nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất, không báo cáo và xin cấp giấy phép với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Tình trạng
xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm nguồn nước mặt xuất hiện ở nhiều nơi Hàng ngàn lỗ khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất không sử dụng được nhưng không lấp lỗ đúng yêu cầu kỹ thuật đã tạo thành những lỗ hổng dẫn nước mặt bị
ô nhiễm thâm nhập vào các tầng chứa nước dưới đất Những tình trạng nêu trên là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm cho tài nguyên nước sẽ bị suy thoái, cạn kiệt, nhiễm bẩn, nhiễm mặn và gây nên nhiều hậu quả bất lợi khác
3.2 Giải pháp khắc phục
Để tránh việc thất thoát nước sạch qua các đường ống có tuổi thọ lâu đời, kém chất lượng Cần phải ưu tiên việc nâng cấp và vận hành hiệu quả các công trình nước sạch, các đường ống dẫn nước, thay các đường ống có dấu hiệu hư hỏng bằng các loại đường ống
Trang 10được làm từ các loại vật liệu có tính bền vững cao Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng việc đồng bộ hệ thống mạng lưới để dễ kiểm soát và điều hành
Bên cạnh đó, ta ưu tiên lựa chọn nguồn nước mặt là nguồn nước chủ yếu để cung cấp nước thô, nguồn nước ngầm khai thác ở mức độ hạn chế để đảm bảo an ninh nước sạch
Không sử dụng nguồn nước sông nội đồng làm nguồn nước thô
Nâng cấp hệ thống xử lý nước để từ đó có thể dùng các nguồn nước mặt của các con sông khác như sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Rạng, Sông Luộc để làm nguồn nước thô chính cho các trạm xử lý cung cấp nước sạch cho tương lai
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thành phố Hải Dương, tâm điểm của khu vực tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đang đuọc ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế Các công trình kỹ thuật hạ tầng như hệ thống cấp nước được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, phát triển kịp thời phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Dương
Theo định hướng quy hoạch cấp nước thành phố đến năm 2030 sẽ có 100% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn dùng nước là 150l/ng/ngđ Qua khảo sát hiện trạng thì tỷ lệ đó mới đạt 85% tính đến năm 2012 Lượng nước thất thoát cũng phải chiếm đến 30% Cho nên cần thiết phải Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước hiện tại của thành phố để hệ thống có thể cấp nước đầy đủ và an toàn đáp ứng được nhu cầu dùng nước của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội thành phố
TÀI LIỆU THAM KHẢO