LỜI MỞ ĐẦU Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Mỏ Địa chất, được trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản chúng em được nhà trường sắp xếp cho đi tham quan thực tế sản xuất. Đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho chúng em làm quen với các dạng công trình ngầm và mỏ cơ bản, củng cố một số kiến thức chuyên môn đã học, xây dựng mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế sản xuất, học hỏi kinh nghiệm thực tế…; nhận biết được các dạng công trình ngầm trong mỏ một cách tổng quát; xác định vai trò vị trí của các loại công trình ngầm trong mỏ và trong các ngành kinh tế, công nghiệp, xây dựng,… khác nhau trên thực tế. Qua đợt thực tập này, chúng em đã được làm quen với thực tế xây dựng công trình ngầm và mỏ ở Việt Nam, định hướng cho việc học tập các môn chuyên ngành tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Xây dựng Công Trình Ngầm và Mỏ, Công ty Xây lắp mỏ TKV đã tạo điều kiện trực tiếp, hướng dẫn trong thời gian em tham gia thực tập sản xuất. Do thời gian có hạn nên việc tìm hiểu kỹ vào thực tế và đi sâu vào vấn đề tại nơi thực tập chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót về mặt chuyên môn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chị tại địa điểm thực tập và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỎ THAN MÔNG DƯƠNG 6
1.1 Khái quát về trị trí địa lý, khí hậu, điều kiện hạ tầng giao thông, dân cư và xã hội nhân văn.6 1.1.1 Vị trí địa lý mỏ than Mông Dương 6
1.1.2 Khí hậu và thảm thực vật 6
1.1.3 Giao thông vận tải 7
1.1.4 Địa hình 7
1.1.5 Tình hình dân cư, kinh tế, chính trị 8
1.2 Điều kiện địa chất. 8
1.2.1 Cấu tạo địa chất khu mỏ 8
1.3 Điều kiện địa chất thủy văn. 9
1.3.1 Nước sông 9
1.3.2 Nước suối 9
1.3.3 Các khối nước mặt 10
1.3.4 Nước trầm tích Đệ Tứ (Q) 10
1.3.5 Tầng chưa nước khe nứt trong phụ hệ tầng Hòn Gai giữa T3(n-1) hg2 10
1.3.6 Nước trong các đới ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo 11
1.4 Khái quát về mỏ. 12
1.4.1 Hiện trạng khu mỏ 12
1.4.2 Chế độ làm việc 12
1.4.3 Trữ lượng mỏ 12
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO CHỐNG CHỐNG LÒ NGẦM THÔNG GIÓ -250/-400 VÀ CÚP TRÁNH TỪ 1-:-7 13
2.1 Đặt vấn đề. 13
2.2 Yêu cầu kỹ thuật và trình tự thi công khi đào chống lò. 13
2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật chống lò bằng vì chống 13
2.3 Công nghệ thi công. 13
2.3.1 Công nghệ đào thi công 13
2.3.2 Công tác vận chuyển vật liệu, đất đá và công trình phụ trợ phục vụ thi công 14
2.4 Các bước thi công. 15
2.4.1 Các bước thi công lò ngầm thông gió mức -250÷-400 15
2.4.2 Trình tự thi công trong than ổn định 16
2.4.3 Thi công trong than f=1-2 và qua phay f=2-4 mềm yếu 17
Trang 22.4.4 Trình tự các bước thi công cúp tránh 1-:- 7 18
2.5 Các công tác khác. 19
2.5.1 Công tác cơ điện 19
2.5.2 Công tác trắc địa - địa chất, giám sát. 19
2.5.3 Công tác bảo vệ 20
2.5.4.Công tác thông tin liên lạc 20
2.2.5 Công tác y tế 20
2.6 Biện pháp kỹ thuật an toàn chung. 21
2.6.1 Quy định chung 21
2.6.2 Biện pháp an toàn khi đào chống lò 22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Ở CÔNG TY XÂY LẮP MỎ - TKV 26
3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây lắp mỏ – TKV. 26
3.1.1 Khái quát chung 26
3.1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty 26
3.2 Cơ cấu tổ chức. 27
CHƯƠNG 4: CHUYÊN ĐỀ 28
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THÔNG GIÓ 28
4.1 Mục đích của công tác thông gió. 28
4.2 Mức độ đảm bảo lưu lượng gió của các trạm quạt tại các mỏ than hầm lò nước ta. 28
4.3 Một số thông số chủ yếu đặc trưng cho hiện trạng thông gió mỏ. 28
4.4 Giải pháp đảm bảo thông gió chung cho các mỏ hầm lò. 29
4.5 Một số giải pháp đảm bảo thông gió ở mỏ than Mông Dương. 31
NHẬT KÝ THỰC TẬP 32
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 34
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, được trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản chúng em được nhà trường sắp xếp cho đi tham quan thực tế sảnxuất Đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho chúng em làm quen với các dạng công trình ngầm và mỏ cơ bản, củng cố một số kiến thức chuyên môn đã học, xây dựng mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế sản xuất, học hỏi kinh nghiệm thực tế…; nhận biết được các dạng công trình ngầm trong mỏ một cách tổng quát; xác định vai trò vị trí của các loại công trình ngầm trong mỏ và trong các ngành kinh tế, công nghiệp, xây dựng,… khác nhau trên thực tế Qua đợt thực tập này, chúng em đã được làm quen với thực tế xâydựng công trình ngầm và mỏ ở Việt Nam, định hướng cho việc học tập các môn chuyên ngành tiếp theo
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Xây dựng Công Trình Ngầm và Mỏ, Công ty Xây lắp mỏ - TKV đã tạo điều kiện trực tiếp, hướng dẫn trong thời gian em thamgia thực tập sản xuất Do thời gian có hạn nên việc tìm hiểu kỹ vào thực tế và đi sâu vào vấn đề tại nơi thực tập chưa thực sự có hiệu quả Vì vậy báo cáo này không thể tránh khỏinhững sai sót về mặt chuyên môn Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chịtại địa điểm thực tập và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Huy Đạt
Trang 4CÔNG TY XÂY LẮP MỎ – TKV
* Tên gọi:
Tên tiếng Việt: Chi nhánh tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Xây lắp mỏ - TKV
Tên rút gọn: Công ty Xây lắp mỏ – TKV
Tên tiếng Anh: Vinacomin - Mine Construction Company
Tên viết tắt: VMCC
* Địa chỉ trụ sở Công ty: Số 804, khu 7B, phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh
Điện thoại: 02033 862601
Trang 5Website: xaylapmo.vn
* Tư cách pháp lý của Công ty:
Công ty Xây lắp mỏ - TKV được thành lập từ ngày 01/01/2018 theo Quyết định số
2316/QĐ-TKV ngày 25/12/2017 của trên cơ sở hợp nhất hai chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1- Vinacomin
và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò II – TKV
* Logo công ty:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỎ THAN MÔNG DƯƠNG
1.1 Khái quát về trị trí địa lý, khí hậu, điều kiện hạ tầng giao thông, dân cư và xã hội nhân văn.
Trang 61.1.1 Vị trí địa lý mỏ than Mông Dương.
Khu mỏ than Mông Dương thuộc phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Khu thăm dò nằm về phía Đông – Đông Bắc TP Cẩm Phả các TP Cẩm Phả khoảng 10km Mỏ gồm 2 khu vực riêng biệt Trong quá trình thăm dò và khai thác 2 khu vẫn tiếnhành thăm dò và khai thác riêng Về đặc điểm địa chất, sự tồn tại và hình thái của 2 khu
có những nét không đồng nhất, được ngăn cách bởi đứt gãy Mông Dương và đứt gãy D
D-a Khu trung tâm.
Phía Bắc giáp sông Mông Dương
Phía Tây và Tây Nam giáp các mỏ than Cao Sơn, Khe Chàm
Phía Nam giáp các khu bãi thải Bắc Cọc Sáu, khu Quảng Lợi
Phía Đông giáp khu Đông bắc Mông Dương
Diện tích khu trung tâm Mông Dương: 6 km2
Khu trung tâm Mông Dương nằm trong toạ độ:
X = 28.500÷32
Y = 430.800÷434.100Theo toạ độ nhà nước năm 1972
b Khu Đông Bắc.
Phía Bắc giáp biển
Phía Tây giáp khu trung tâm
Phía Nam giáp sông Mông Dương
Phía Đông giáp biển
Diện tích khu Đông Bắc Mông Dương; 5 km2
Khu trung tâm Mông Dương nằm trong giới hạn toạ độ:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ không khí hàng năm cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8 Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 1361,3mm đến 2868,8mm; trung bình 1755,85mm
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếp từ 80% đến 92%, điều này ảnh hưởng lớn đến công tác thi công các công trình địa chất
Thảm thực vật trong khu thăm dò gồm các loại cây cỏ, cây dây leo, cây lấy gỗ, cây tre, cây dóc và các loại cây dương sỉ Xong thảm thực vật trên đã bị phá hết Thay thế cácloại cây rừng là các loại cây trồng: keo tai tượng, bạch đàn, thông Các loại cây này có
Trang 7đường kính ∅=5÷25cm, cao từ 0,5÷20m Thảm thực vật nhân tạo này đã dần dần thay thế thảm thực vật tự nhiên, tạo môi trường sinh thái tốt, phục vụ cho đời sống con người
và các ngành công khác
1.1.3 Giao thông vận tải.
Khu thăm dò có hệ thống đường sá, hệ thống giao thông rất thuận tiện Đường bộ từ trung tâm khu mỏ ra đường 18A, chạy ra cảng than Cửa Ông, cảng Khe Rây, đi các nơi khác trong tỉnh và cả nước Trung tân khu mỏ có đường sắt vận chuyển than từ mỏ Mông Dương ra cảng Cửa Ông dài 5km
Khu mỏ nằm sát ngay sông Mông Dương, chảy ra biển, do đó giao thông đường thuỷ rất thuận tiện, bằng phương tiện tàu, thuyền, sà lan, chạy từ cửa sông Mông Dương ra cửabiển Bái Tử Long đi Hòn Gai, Hải Phòng, đến các biển trong nước và quốc tế
1.1.4 Địa hình.
Địa hình khu Mông Dương là các đồi núi liên tiếp nhau, điểm cao nhất của địa hình
ở khu vực trung tâm có độ cao +165m và điểm thấp nhất là lòng sông Mông Dương Sông Mông Dương chảy dọc khu thăm dò và bao quanh ở phía Tây và Tây Bắc khu mỏ.Địa hình ở đây bị phân cắt mạnh bởi hệ hệ thống suối, các suối đều tập trung đổ ra sông Mông Dương Có hai dải núi chảy theo hướng Đông Tây, thấp dần từ Tây sang Đông vàtừ Bắc xuống Nam, độ dốc các sườn đồi từ 150÷350 Hiện tại nơi thấp nhất có độ cao -15m, nơi cao nhất đạt đến gần 170m Ở phía Nam và Đông Nam địa hình nguyên thuỷ
bị đào bới do khai thác lộ vỉa và lộ thiên của các xí nghiệp khai thác than trong khu vực.Phần Trung Tâm khu mỏ địa hình nguyên thuỷ còn nguyên vẹn, phần lớn diện tích đượcphủ bởi thảm thực vật cây leo Một phần diện tích ở phía Nam là bãi thải của mỏ Cao Sơn Do ảnh hưởng của quá trình khai thác lộ thiên và hầm lò một số nơi mặt địa hình bịrạn nứt và sụt lún, các khe suối nhỏ bị vùi lấp đã tạo điều kiện cho nước mặt, nước mưa ngấm xuống bổ sung cho nước dưới đất và chảy vào khi vực khai thác hầm lò
Địa hình khu Đông Bắc Mông Dương gồm các đồi núi thấp dạng bát úp, sương núi thoải từ 250÷300, độ cao của đỉnh núi từ 50÷100m, có nhiều thung lũng nhỏ và hẹp là phần hạ lưu của sông Mông Dương tạo thành
Các khe suối trong vùng có đặc điểm dốc và ngắn, nên nước mặt thoát nhanh chóng
và dễ dàng Hầu hết các suối chỉ có nước về mùa mưa, mùa khô lòng suối khô cạn, nước chỉ còn ở dạng thẩm rỉ
Trong khu thăm dò có sông Mông Dương chảy qua, lòng sông rộng, chiều sâu mực nước tạo các lạch dao động từ 2÷5m và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều Mực nước thuỷ triều dao động từ 3,5÷4,2m Vì vậy rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ và xây dựng các cảng than nội địa
Trang 81.1.5 Tình hình dân cư, kinh tế, chính trị.
Khu mỏ than Mông Dương thuộc phường Mông Dương, phường có diện tích
119,83km2 Dân số năm 2012 là 195800 người mật độ đạt 403 người/km, trên địa bàn chủyếu là người Kinh sinh dống ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Dao, Sáu Dìu… Người Kinh chủ yếu là cán bộ công nhân viên của mỏ và con em cán bộ công nhân viên mỏ đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu
Về kinh tế: Nền kinh tế của mỏ có nhiều tiềm năng, mỏ có nhà sàng công suất lớn đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện tại cũng như những năm sau này Bên cạnh nhà sàng
có công suất lớn, mỏ còn có một phân xưởng chế tạo vật liệu và có khả năng trùng tu thiết bị lớn phục vụ sản xuất
Về chính trị: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, văn hoá, giáo dục, xã hội không ngừng phát triển
1.2 Điều kiện địa chất.
1.2.1 Cấu tạo địa chất khu mỏ.
Đá của tầng chứa than gồm: Cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than chúng nằm xen
kẽ nhau Các lớp đá có độ gắn kết rắn chắc thuộc loại đá bền vững, các lớp đá có thể nằmđơn nghiêng với góc đôc biến đổi từ 20 đến 40, tạo nên các cánh của nếp uốn Nhìn chung các lớp đá có đặc điểm và tính chất cơ lý như sau:
Sạn kết: thường có màu xám sáng, chiếm tỷ lệ trung bình 7% trong địa tầng, phân bố chủ yếu ở khoảng giữa địa tầng các vỉa than, chiều dày biến dổi từ 1,5m đến 7m Thành phần chủ yếu là các hạt thạch anh được gắn kết bằng xi măng Silic bền vững, rất rắn chắc, chỉ số RQD biến đổi từ 30% đến 75%
Cát kết: Thường có màu xám tro , xám sáng , cấu tạo phân lớp dày,đôi nơi cấu tạo khối, kẽ nứt phát triển, chỉ số RQD biến đổi từ 25% đến 75%, càng xuống sâu chỉ số RQD càng tăng Chiều dày biến đổi phức tạp từ 0.5m đến 15m,cá biệt có những lớp chiềudày đến 40m duy trì khá liên tục theo cả đường phương và hướng dốc, hạt mịn đến thô được gắn kết bằng xi măng silic Các lớp cát kết ở trong khu trung tâm Mông Dương Trong các mặt cắt loại đá này ở khu Mông Dương Trong các mặt cắt loại đá này ở Mồn Dương chiếm tỷ lệ trung bình 42%, khu Đông Bắc Mông Dương chiếm khoảng 30% cột địa tầng Các lớp cát kết thường nằm ở khoảng giữa hai vỉa than
Bột kết: Màu xám tro, xám đen chiếm tỷ lệ trung bình, ở khu trung tâm Mông Dươngchiếm 39%, khu Đông Bắc Mông Dương chiếm 46% trong địa tầng, thành phần chủ yếu
là các khoáng vật sét và các hạt thạch anh hạt mịn , được gắn kết bằng keo silic rắn chắc Trong đới phong hóa chỉ số RQD biến đổi từ 30% đến 60%, càng xuống sâu chỉ số RQD càng tăng Cấu tạo phần lớp dày đôi nơi có dạng khối đặc xịt Các lớp ở khu Trung tâm Mông Dương thường có độ bền cao hơn khu Đông Bắc Mông Dương Chiều dày các lớp
Trang 9kết biến đổi rất phức tạp từ 0,3m đến 35m và thường nằm gần vách trụ các vỉa than.Sét kết và sét than: Màu xám đen, ở khu trung tâm Mông Dương chiếm tỷ lệ khoảng 6%, khu Đông Bắc Mông Dương chiếm tỷ lệ 0,74% trong địa tầng Cấu tạo phân lớp mỏng chủ yếu, chỉ số RQD biến đổi từ 0% đén 5% chiều dày lớp biến đổi từ 0,3m đến 3m, cục bộ có nơi lên đến 10m Các lớp sét thường nằm sát vách trụ các vỉa than, thuộc loại đá nửa cứng,nhiều lớp mềm dẻo Trong quá trình khoan thăm dò loại đá này thường
bị trương nở làm cho đường kính các lỗ khoan bị hẹp lại gây khó khăn cho công tác thi công, đồng thời ở nóc các lò khai thác lớp này thường sập cùng với quá trình khai thác than
1.3 Điều kiện địa chất thủy văn.
1.3.1 Nước sông.
Nằm tiếp giáp với khu mỏ ở phía bắc là sông Mông Dương, chiều dài khoảng 7 km, bắt nguồn từ phía tây nam khu thăm dò Lòng sông ở khu vực thăm dò 30÷50m, khá bằngphẳng, được lắng đọng các vật liệu cát, cuội sỏi , các hòn tảng đá của các mỏ khai thác lộ thiên vận chuyển ra Sông Mông Dương là nơi tiếp nhận nước trong và ngoài khu mỏ đưa
ra biển Theo trạm hải văn Cửa Ông mực nước sông Mông Dương phần hạ lưu chịu ảnh hưởng của nước thủy triều , mực nước thủy triều lớn nhất là 5,0m, nhỏ nhất 1,0m, chênh nhau đến 4,0m Về mùa mưa sông Mông Dương thường gây ra lũ, nước đục, chảy siết, vận chuyển theo nhiều bùn cát, cuội sỏi, đá dăm, nhưng cũng chỉ sau vài giờ trời tạnh mưa nước sông lại trở lại bình thường Nước sông Mông Dương có thể là nguồn cung cấpcho nước dưới đất chảy vào giếng mỏ Mông Dương
1.3.2 Nước suối.
Hệ thống suối bắt nguồn từ phía nam khu mỏ chảy theo hướng bắc đổ ra sông Mông Dương gồm các suối Vũ Môn, suối Mông Dương, đấy là các suối lòng hẹp, dốc, có nước chảy quanh năm Về mùa khô lưu lượng thay đổi từ 10 đến 100 1ít/s, chủ yếu là do nước từ các bãi thải, các mương khai thác trong khu thăm dò cung cấp, về mùa mưa lưu lượng thay đổi từ 100 đến 500 lít/s, chủ yếu là do nước mưa cung cấp Sau trân mưa rào to từ
30 phút đến 1 giờ lượng nước tăng rất nhanh, hình thành dòng lũ chảy xiết cuốn theo đất dai thải, ngừng mưa từ 1 đến 3 giờ lưu lượng và vận tốc dòng nước giảm dần Nguồn cung cấp cho nước suối chủ yếu là nước mưa và một phần nhỏ nước dưới đất
Kết quả phân tích thành phần hóa học nước trước đây ở các suối trong khu mỏ cho thấy: Tổng độ khoáng hóa (M) < 0,500g/l Độ PH từ 4,3 đến 7,3 trung bình 6,5 thuộc loạinước nhạt, axit yếu Tổng độ cứng biến đổi từ 0,15 - 14,58 độ được thuộc loại nước rất mềm đến mềm, loại hình hóa học của nước chủ yếu là Bicacbonat Clorua, Sunfat, Natri, Canxi, có khả năng ăn mòn Cacbonnat (bê tông)
Kết quả phân tích gần đây nhất cho thấy thành phần hóa học của nước đã có sự biến đổi rất nhiều Độ PH của nước từ 3,6 ÷ 6,2 nước thuộc loại axit yếu đến axit mạnh, loại hình hóa học của nước chủ yếu là Sunfat – Clorua Natri Nguyên nhân dẫn đến thành
Trang 10phần hóa học của nước biến đổi là do quá trình khai thác nước từ các lò khai thác, bãi thảichảy trực tiếp ra các nhanh suối Bản thân nước trong các lò khai thác và bãi thảy chảy qua các lớp đá và vỉa than có chứa các khoáng vật Sunfua (Fe S2 ), những khoáng vật này
bị Ôxy hóa làm tăng hàm lượng ion H và ion SO4
trong nước dẫn đến nước có tính axit
và khả năng ăn mòn axit của nước tăng theo
1.3.3 Các khối nước mặt.
Nước trong các moong khai thác lộ thiên gồm một số moong nhỏ đã khai thác và đang khai thác vỉa 9, vỉa 10 Hiện tại nước trong các moong này thường xuyên được bơm tháo cạn nên không ảnh hưởng đến quá trình khai thác hầm lò pử phía dưới Tóm lạiđây là những moong có dung tích lớn khả năng dự trữ nước nhiều đặc biệt là mùa mưa Nước mặt chưa ở các moong này có quan hệ mật thiết với hệ thống nước ngầm phía dướiảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống lò khai thác phía dưới nếu không được chèn lấp tốt
1.3.4 Nước trầm tích Đệ Tứ (Q).
Trầm tích Đệ Tứ trước đây bao phủ hầu hết diện tích khu mỏ, hiện tại trầm tích đệ tứ chỉ còn tồn tại một phần diện tích ở phái bắc, phần trung tâm và các thung lũng sông suốitrong khu mỏ Còn các chỗ khác lớp phủ Đệ Tứ đã được bốc xúc đi nơi khác để phục vụ cho khai thác lộ thiên Thành phần đất đá gồm đất đá thải, cát, cuội, sỏi đất sét, màu vàngnhạt đến nâu sẫm, nguồn gốc Eluvi, Đeefluvi Chiều dày biến đổi từ 3m đến 7m Ở khu vực địa hình cao lớp phủ có chiều dày mỏng, ở các thung lũng suối dày đến 7m Nước dưới đất được chứa trong các lỗ hổng của đất đá, do đậc điểm thành phần có chứa nhiều sét và chiều dày mỏng nên khả năng chưa nước và thấm nước kém Theo kết quả khảo sáttầng này nước xuất lộ không nhiều, về mùa mưa các điểm lộ có lưu lượng từ 0,02 ÷ 0,11/s, mùa khô các điểm lộ không còn nước chảy Nguồn cung cấp nước cho tầng này chủ yếu là nước thấm xuống
Do chiều dày mỏng, chứa và thấm nước kém nên các công trình khai thác hàm lò ảnhhưởng không đáng kể
1.3.5 Tầng chưa nước khe nứt trong phụ hệ tầng Hòn Gai giữa T3(n-1) hg2.
Các trầm tích của phụ hệ tầng Hòn Gai giữa được lộ ra chiếm phần lón diện tích khu
mỏ, chiều dày trung bình biến đổi từ 700m ÷1200m, bao gồm các lớp sạn kết, cát kết, bộtkết và các vỉa than, nằm xen kẽ nhau tạo nên các nếp uốn Các lớp sạn kết, cát kết,
thường nằm xa vách trụ các vỉa than, cấu tạo khối đến phân lớp dày , độ hạt từ vừa đến lớn Chiều dày các lớp biến đổi từ vài mét đến hàng chục mét và tương đối duy trì theo cảđường phương và hướng dốc, kẽ nứt tách phát triển, nước dưới đất được tồn tại chủ yếu trong các lớp này Các lớp bột kết và sét kết cấu tạo đặc xít, kẽ nứt kín và thường nằm sátvách trụ các vỉa than và được coi là những lớp cách nước
Trang 11Do đặc điểm các lớp chứa nước nằm xen kẽ với các lớp cách nước và có thế nằm đơnnghiêng nên nước trong tầng này nước có áp lực yếu Chiều sâu mực nươc tring bình của toàn khu Mông Dương là 52,49m, khu đông Bắc Mông Dương là 32,85m.
Kết quả bơm nước thí nghiệm trong tầng này cho thấy khu Mông Dương tỷ lưu lượng(q) biến đổi từ 0,00041 ÷ 0,19460, trung bình 0,02175/ms Hệ số thấm K từ 0,00014 ÷ 0,119 m/ng, trung bình 0,01886 m/ng Khu Đông Bắc Mông Dương tỷ lưu lượng trung bình 0,0385 l/ms, hệ số thấm trung bình là 0,05835 m/ng
Động thái của nước biển đổi theo mùa và có liên quan chặt chẽ với lượng mưa Kết quả quan trắc nhiều năm, lượng nước bơm ra khỏi giếng mỏ cho thấy lưu lượng biến đổi từ 116,0 đến 2323,0m3/h, trung bình 355,5m3/h, hệ số biến đổi lớn nhất đến 7,4 lần.Nguồn cung cấp nước cho tầng này chủ yếu là nước mưa thấm xuống thông các đầu
lộ vỉa của các lớp đá cát kết và sạn kết Nước được thoát theo các con suối cắt qua các lớp đá chứa nước Một phần nước của tầng này được tháo cạn do hệ thống lò giếng khai thác mức -100m của Công ty than Mông Dương
Kết quả phân tích các mẫu nước cho thấy độ PH biến đổi 2,7 – 7,8, trung bình 6,6 thuộc loại trung tính Tổng độ khoáng hóa (M) biến đổi từ 0,11 g/l đến 0,5653g/l, trung bình 0,2965g/l, tổng độ cứng từ 1,91 – 13,19, trung bình 5,66 độ đức
Như vậy từ lúc chưa khai thác đến khi đang và đã khai thác nước từ trung tính
chuyển sang nước axit có khả năng ăn mòn các thiết bị khai thác mỏ bằng kim loại như các vì chống bằng thép, các thiết bị bơm nước…
1.3.6 Nước trong các đới ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo.
Kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy trước đây hoạt động kiến tạo trong khu mỏ xảy xảy ra tương đối mạnh mẽ, đã phát hiện được một số đứt gãy như thuận Mông Dương, đứt gãy nghịch Quang Lợi (F QL),F F F F F F A, E, D, C, G, H… Biên độ dịch chuyển của các đứt gãy 10m, đới phá hủy rộng từ 20m đến 100m Nham thạch trong đới bị cà nát vỡ vụn, cácvật chất lấp nhét là vật lieeuj sét, nên mức đọ chứa nước, thấm của các đới phá hủy kiến tạo không lớn hơn so với nơi đất đá ổn định Theo tài liệu bơm nước thí nghiệm lỗ khoan
13 trong đứt gãy Mông Dương tỷ lưu lượng và hệ số thấm trung bình rất nhỏ (q TB= 0,00191/ms,K TB = 0,00013m/ng) Lỗ khoan 712 bơm trong đứt gãyF A, tỷ lưu lượng trungbình q TB= 0,00441/ms, K TB= 0,00427m/ng
1.4 Khái quát về mỏ.
1.4.1 Hiện trạng khu mỏ.
Mỏ Mông Dương đã được khái thông bằng 2 giếng đứng trung tâm từ mặt bằng +18 (giếng chính) và +6,50 (giếng phụ) đến mức -97,50 Mức vận tải chính -97,50 đã có hê thống sân ga vận tải 2 phía và các lò vận tải chính các cách đến các khu khai thác Các
Trang 12khu khai thác được chuẩn bị theo kiểu tầng chia phân tầng và khấu dật từ biên giới về thượng trung tâm.
Hiện nay mỏ đang khai thác và chuẩn bị khai thác các vỉa từ I(12)÷K(8) thuộc trung tâm Khu Đông bắc đang cải tạo và dào mới một số đường lò để chuẩn bị khai thác các vỉa 10,9,8
1.4.2 Chế độ làm việc.
Chế độ làm việc của mỏ được xác định theo luật lao động và chế độ làm việc chung của ngành than là làm việc không liên tục (nghỉ chủ nhật và ngày lễ)
Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca
Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ
1.4.3 Trữ lượng mỏ.
a Khu Trng tâm Mông Dương.
Trữ lượng tài nguyên theo tiêu chuẩn nhà nước (từ lộ vỉa -550m)
Tổng trữ lượng tài nguyên: 96.932,57 ngàn tấn
Trữ lượng tài nguyên theo tiêu chuẩn than Việt Nam (từ lộ vỉa -550m)
Tổng trữ lượng tài nguyên: 101.465,82 ngàn tấn
Trữ lượng tài nguyên theo tiêu chuẩn nhà nước (từ lộ vỉa đáy tầng than)
Tổng trữ lượng tài nguyên: 218.017,45 ngàn tấn
b Khu Đông Bắc Mông Dương.
Trữ lượng tài nguyên theo tiêu chuẩn nhà nước ( từ lộ vỉa -300m)
Tổng trữ lượng tài nguyên: 20.584,25 ngàn tấn
Trữ lượng tài nguyên theo tiêu chuẩn than Việt Nam ( từ lộ vỉa -300m)
Tổng trữ lượng tài nguyên: 23.795,41 ngàn tấn
Trang 13
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO CHỐNG CHỐNG LÒ NGẦM
THÔNG GIÓ -250/-400 VÀ CÚP TRÁNH TỪ 1-:-7
2.1 Đặt vấn đề.
Căn cứ vào phụ lục hợp đồng số: 01-342/PLHĐ- KHMD ngày 05 tháng 01 năm
2018 về việc: Thi công đào lò CBSX năm 2018 Công ty CP than Mông Dương -
Viancomin
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế Lò ngầm thông gió mức -250/-440 và cúp tránh từ 1-:-7 do Công ty Cổ phần tư vần và đầu tư mỏ và công nghiệp-Vinacomin lập được Công ty CP than Mông Dương-Vinacomin phê duyệt Trên cơ sở đó Công ty Xây lắp mỏ-TKV lập hộ chiếu thi công: /XLM-KCM-(01-:-27)
2.2 Yêu cầu kỹ thuật và trình tự thi công khi đào chống lò.
2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật chống lò bằng vì chống.
Thi công đảm bảo cốt, hướng và độ dốc đường lò
Các vì chống lò phải đảm bảo đúng kích thước hình học của hộ chiếu Vì chống phải vuông góc trục lò Các tấm chèn bê tông phải thẳng hàng, vuông ke với vì chống Các mối nối xà, cột, gông, giằng phải liên kết chắc chắn Giằng nóc phải bắt đúng vị trí giữa
xà vì chống, thằng đều, không uốn lượn Giằng hông bắt đúng vị trí quy định trong biện pháp thi công Lò phải đi đúng hướng và cốt
Tuyệt đối không để lò rỗng hông, nóc Nếu lò bị rỗng hông, nóc phải chèn kích, om
le chắc chắn
Kích thước, tiết diện đường lò sau khi nổ mìn phải đảm bảo theo hộ chiếu
Lò thi công đảm bảo hướng, cos theo khống chế trắc địa
2.3 Công nghệ thi công.
2.3.1 Công nghệ đào thi công.
a Đoạn lò than f= 1-2 và phay đứt gãy f= 2-4.
Đất đá gương được phỏ vỡ bằng khoan nổ mìn trong than có độ cứng f=1-2 từ mét 34-:-38; L=4m; Từ mét 62-:-66; L=4m; Từ mét 77-:-81; L=4m; mét 118-:-122; L=4m, mét 183-:-188; L=5m, mét 257-:-262; L=5m.Qua phay đất đá có độ cứng f=2-4 từ mét 270-:-336; L=96m Lò thi công dốc xuống 25 độ
Chống lò bằng vì chống thép SVP-27 (hình vòm) tiết diện Sđ=16m2, Sc=12,8m2, B/C theo tim 0,5m/vì
Phụ kiện: Bắt 4 gông đầu cột/1 vì; bắt 3 bộ thanh giằng/1 vì, đánh 5 văng gỗ/vì, nóc chèn kín, hông chèn thưa bằng tấm chèn BTCT đúc sẵn loại 50x200x700mm
Trang 14Lắp đặt đường sắt ray P24, cỡ đường 900mm và rãnh nước BTCT Q=100m3/h; L=0,6m theo tiến độ thi công.
Khi thi công vào phần than, đá không ổn định tụt nở phải căn thủ công 30% nóc để lên xà và 70% khoan nổ mìn gương
b Đoạn lò đá f= 4-6 và f= 6-8.
Đất đá gương được phá vỡ bằng khoan nổ mìn, trong đá có độ cứng f=4-6 từ mét 15-:-34; L=19m Từ mét 38-:-42; L=5m; Từ mét 55-:-62; L=7m; Từ mét 66-:-77; L=11m;Từ một 81-:-88; L=7m; Từ một 106-:-118; L=12m; Từ một 122-:-137; L=13m; Từ mét 171-:-183; L=12m, mét 188-:-212; L=24m, mét 233-:-257; L=24m, mét 262-:-270; L=8m, mét 336-:-379; L=13m Lò thi công dốc xuống 25 độ
Đất đá gương được phá vỡ bằng khoan nổ mìn, trong đá có độ cứng f=6-8 từ mét 0,0-:-15; L=15mm; Từ mét 42-:-55; L=13m Từ mét 88-:-106; L=18m; Từ mét 137-:-171;L=34m, mét 212-:-233; L=21m, mét 379-:-380; L=1m Lò thi công dốc xuống 25 độ
- Chống lò bằng vì chống thép SVP-22 (hình vòm) tiết diện Sđ=13,1m2, Sc=10,4m2, B/C theo tim 0,8m/vì
- Phụ kiện: Bắt 4 gông đầu cột/1 vì; bắt 3 bộ thanh giằng/1 vì, đánh 5 văng gỗ/vì, nócchèn kín, hông chèn thưa bằng tấm chèn BTCT đúc sẵn loại 50x200x1000mm
- Lắp đặt đường sắt ray P24, cỡ đường 900mm và rãnh nước BTCT Q=100m3/h; L=0,6m theo tiến độ thi công
c Cúp tránh mìn.
Đất đá gương được phá vỡ bằng khoan nổ mìn, trong đá có độ cứng f=6-8: cúp số 1,2,3 Trong đá có độ cứng f=4-6 cúp số 4,5 Trong đá có độ cứng f=2-4 cúp sô 6,7 Chống lò bằng vì chống thép SVP-17 (hình vòm) tiết diện Sđ=6,1m2, Sc=4,8m2, B/C 0,8m/vì
Phụ kiện: Bắt 4 gông đầu cột/1 vì; bắt 3 bộ thanh giằng/1 vì, đánh 5 văng gỗ/vì, nóc chèn kín, hông chèn thưa bằng tấm chèn BTCT đúc sẵn loại 50x200x1000mm
2.3.2 Công tác vận chuyển vật liệu, đất đá và công trình phụ trợ phục vụ thi công.
a Công tác vận chuyển vật liệu.
- Đối với vật liệu có chiều dài lớn hơn 4m:
+ Khi vận chuyển vật liệu lên vị trí tập kết bên (B) phải báo trước 1 ngày cho Phòng điều hành sản xuất bên (A) phối hợp điều hành
+ Công ty XLM –TKV vận chuyển lên cửa lò +10 Bắc Mông Dương bàn giao cho
bộ phận bảo vệ Công ty CP than Mông Dương bằng sổ sách để trông coi và quản lý.+ Công ty CP than Mông Dương tổ chức cẩu, bốc xếp chằng buộc lên tích chuyển xuống -250 giao cho Công ty XLM tại vị trí thống nhất tại hiện trường
Trang 15+ Khi xuất vật tư xuống lò phải có phiếu 3 bên (Phân xưởng đào lò 11-Công Công ty XLM –TKV, Bảo vệ cửa lò và đại diện phân xưởng vận tải của Công ty CP than Mông Dương) xác nhận khối vận lượng xuất hàng.
+ Hàng tháng hai Phân xưởng của hai bên phải tập hợp các phiếu vận chuyển để làm thủ tục các công việc tiếp theo
- Đối với vật tư nhỏ hơn 4m :
+ Trước khi vận chuyển Công ty XLM –TKV phải đăng ký với trung tâm điều khiển của Công ty CP than Mông Dương để làm thủ tục vận chuyển xuống lò
+ Công ty CP than Mông Dương bố trí cho vị trí tập kết vật liệu trên MBSCN +4,2 (gần quang lật)
- Khi chuyển các loại vật tư thiết bị phải ghi rõ chữ vào loại vật tư, thiết bị cần chuyển
để tránh nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển
b Công tác vận chuyển đất đá.
- Gòong không tải được Công ty CP than Mông Dương-Vinacomin cấp tại vị trí ga dồn dịch bàn giao cho PX đào lò 11 dùng tời ma nơ JD1kéo vào vị trí đầu trục cự ly tb 50m Sau đó được tời JD4 thả xuống vị trí thi công
- Đất đá trong quá trình thi công được máy cào đá PY-60B, kết hợp tải 15% hai bên hông lò lên goong 3 tấn, goong có tải được 01 tời JD4 kéo từ vị trí thi công lên chân trục mức -250 cự ly tb 0m sau đó dùng tời ma nơ kéo ra vị trí dồn dịch cách vị trí thi công 40m sau đó được Công ty CP than Mông Dương tiếp quản và vận chuyển đổ tải
2.4 Các bước thi công.
2.4.1 Các bước thi công lò ngầm thông gió mức -250÷-400.
a Thi công trong đất đá ổn định.
Bước 1: Củng cố đường lò tối thiểu 10m từ gương ra; Khoan lỗ mìn tầm dưới gương tiến độ 1,2m/1 chu kỳ, bắc sàn thao tác nạp mìn; lỗ khoan tầm trên đã được khoan ở chu
Trang 16Bước 4: Cào tải đất đá, xác định lỗ chân vào cột của vì chống lần lượt từ ngoài vào trong bắt giằng, đánh văng, chèn thưa hông bằng chèn BTCT , kích om le hông sát biên
-Trong quá trình lên xà, vào cột phải luôn cử người quan sát đá rơi, nều có hiện tượng
đá lở, rơi thì phải cảnh báo ngay cho người đang thi công trong gương biết và có biện phép xử lí kịp thời;
- Chỉ được tháo gông tạm và tăm cài chèn sau khi đã vào cột và chèn kích hoàn chỉnh
2.4.2 Trình tự thi công trong than ổn định.
Bước 1:
- Củng cố đoạn lò từ gương ra phía ngoài 10 mét
- Nạp nổ mìn với tiến độ 1,0m khoan lỗ mìn đã được thực hiện từ chu kỳ trước
- Thông gió tối đa 30 phút, đưa gương vào trạng thái an toàn