THỰC HÀNHĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA I- MỤC TIÊU 1- Kiến thức - Quan sát hệ vân giao thoa tạo bởi khe Y-âng, sử dụng chùm sáng laze.. Biết đo bước sóng ánh sáng bằn
Trang 1Tiết 49. THỰC HÀNH
ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Quan sát hệ vân giao thoa tạo bởi khe Y-âng, sử dụng chùm sáng laze
- Đo bước sóng ánh sáng
2 Kĩ năng
- Vận dụng các kiến cơ bản và giải các bài toán đơn giản về tia X trong sgk cũng như
trong sbt và các dạng bài tương tự
3 Thái độ
- Rèn cho hs phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn,
có tinh thần hợp tác trong học tập Biết đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
II- CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
Bộ dụng cụ thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
+ Nguồn phát laze + máy biến thế nguồn
+ Hệ ba khe Y-âng khác nhau có ghi sẵn khoảng cách giữa hai khe
+ Giá thí nghiệm có sẵn thước đo khoảng cách D từ hai khe đến màn
+ Một màn quan sát có sẵn thước mm để đo khoảng vân i
- Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết
2 Học sinh
- Đọc trước bài thực hành Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành
- Mẫu báo cáo thực hành
- Sách, vở và đồ dùng học tập theo quy định
III- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
1 Kiểm tra bài cũ: “Lồng ghép vào bài giảng”
2 Bài giảng mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: “ Nghiên cứu mục đích
thí nghiệm và tìm hiểu dụng cụ cần thiết
phục vụ bài thực hành”
GV: Trình bày mục đích thí nghiệm
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Yêu cầu hs quan sát hình vẽ mô tả
thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng
I- MỤC ĐÍCH
1 Quan sát hệ vân giao thoa tạo bởi kheY- âng sử dụng chùm sáng laze.
2 Đo bước sóng.
II- DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
- Nguồn phát ra tia laze (1÷ 5 mW)
Trang 2phương pháp giao thoa.
HS: Hoạt động cá nhân và trả lời yêu
cầu của gv
GV: Nhận xét và chính xác hoá câu trả
lời của hs
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 2: “ Nghiên cứu cơ sở lí
thuyết”
GV: Thuyết trình như sgk
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
GV: Khoảng vân i (khoảng cách giữa hai
vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp) liên
hệ với a và D theo công thức nào ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv
GV: Từ CT trên, hãy suy ra CT tính bước
sóng ?
GV: Đo khoảng cách a giữa hai khe (cho
sẵn),đo khoảng cách D và khoảng vân i,
ta tính được bước sóng của tia laze
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
Hoạt động 3: “ Nghiên cứu cách lắp
ráp thí nghiệm”
GV:
- Khe Y – Âng: Một màn chắn có hai khe hẹp song song,
độ rộng của mỗi khe bằng 0,1 mm, khoảng cách giữa hai khe cho trước
- Thước cuộn 3 000 mm
- Thước kẹp 0÷ 150 mm, độ chia nhỏ nhất 0,002 hoặc 0,005 mm
- Giá thí nghiệm
- Một tờ giấy trắng
III- CƠ SỞ LÍ THUYẾT
“Tia laze là một chùm sáng song song, đơn sắc, kết hợp Khi chiếu chùm tia laze vuông góc với màn chắn P có hai khe hẹp song song F1, F2 (H.40.1), F1, F2 trở thành hai nguồn đồng bộ phát sóng ánh sáng về phía trước Cách P một khoảng D, ta đặt màn quan sát E song song với P Các sóng ánh sáng từ F1, F2 gặp nhau sẽ giao thoa với nhau, trên màn
E xuất hiện hệ vân màu hồng gồm những dải sáng, tối xen kẽ”
Từ CT : i D
a
=> ia
D
Đo i, a, D ta sẽ xác định được bước sóng lam đa
IV- TIẾN HÀNH THÍ NGHIÊM.
1 Bộ dụng cụ khảo sát giao thoa qua khe Y- âng dùng tia laZe.
- Bố trí nguồn phát tia lase, hệ 3 khe Y-âng, màn quan sát trên giá thí nghiệm theo thứ tự như hình 29.2
●
G
P
E S
a=0,2 0,3 0,4 (mm)
●
G
P
E S
a=0,2 0,3 0,4 (mm)
- Nối dây từ nguồn lase vào biến thế nguồn ( 6V – DC)
2 Các bước tiến hành TN.
Trang 3- Cắm phích điện từ máy biến thế vào ổ điện xoay chiều ~ 220V Bật công tắc K trên nguồn phát tia lase ta nhận được chùm tia laze màu đỏ
- Điều chỉnh vị trí màn chắn P (chứa hệ 3 khe Y-âng)sao cho chùm tia laze chiếu thẳng góc đúng vào hệ khe Y-âng bất kỳ
- Màn quan sát E đặt cách P khoảng 1,5 đến 2m Điều chỉnh, dịch chuyển giá đỡ G sao cho chùm tia laze chiếu đúng vào màn E và vuông góc với màn Quan sát hệ vân giao thoa xuất hiện trên màn
3 Củng cố
GV: Hệ thống lại nội dung bài giảng
- Cách điều chỉnh màn chắn P và giá đỡ G để sao cho chùm tia laze chiếu vuông góc với màn
chắn P và màn quan sát E
- CT tính Khoảng vân i :
n
L
i ; CT tính bước sóng AS :
nD
La D
ia
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
4 Giao nhiệm vụ về nhà
GV: - Xem lại bài thực hành theo vở ghi và đọc thêm trong sgk ( phần tiến hành thí nghiệm)
- Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành
HS: - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập