1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, NNL đã trở thành yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, của các ngành kinh tế và của các DN. Nhận thức rõ vai trò của NNL trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã xác định “Xây dựng chiến lược PTNNL cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ”[40, tr12]. PTNNL là bước đột phá chiến lược, là nhân tố quyết định đến phát triển KH-CN, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đối với DN, NNL là nguồn vốn vô hình, khi được đầu tư đúng đắn, nguồn vốn này sẽ phát triển, gia tăng giá trị. Vì vậy, PTNNL là nội dung cơ bản, quan trọng nhất đối với sự thành bại của các DN nói riêng và với sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước nói chung. Hiện nay ở nước ta, BQP đang trực tiếp quản lý 88 DN 100% vốn Nhà nước và 21 công ty cổ phần có vốn Nhà nước do BQP quản lý, gọi tắt là DNQĐ, hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và nhiều ngành QP-AN, không những duy trì và phát triển tiềm lực quốc phòng mà còn góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người LĐ. Trong đó, có các DNMPVQĐ, gồm các DN 100% vốn Nhà nước và các DN đã được cổ phần hóa thành công trong quá trình sắp xếp, đổi mới các DNQĐ; là các DN KTQP, hoạt động trong lĩnh vực may hoặc đa ngành nhưng may mặc là chủ yếu. Các DNMPVQĐ một mặt tiến hành hoạt động SXKD, tìm kiếm lợi nhuận; mặt khác, còn phải gánh vác một nhiệm vụ nặng nề đó là sản xuất và cung ứng quân trang… cả trong thời bình và thời chiến phục vụ các hoạt động của Quân đội. Trong giai đoạn hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam (Quân đội) ngày càng phát triển, chính quy, tinh nhuệ với nhiều lực lượng với nhiều nhiệm vụ truyền thống và phi truyền thống, đòi hỏi công tác bảo đảm các loại quân trang phải kịp thời, đầy đủ, chính quy, đẹp, bền, an toàn. Ngoài ra, với sự phát t riển của KH-CN quân sự, đặc biệt là các công nghệ tình báo, do thám như công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến điện thông qua việc nhúng chất định vị vào vật liệu vải để xác định vị trí sản phẩm... là những thách thức, đòi hỏi công tác bảo đảm quân nhu, quân trang cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các nhiệm vụ đột xuất, các lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt, bảo vệ chủ quyền... cho quân đội của các DNNPVQĐ ngày càng nặng nề, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập KTQT khiến thị trường ngành May trong nước và xuất khẩu phát triển nhanh chóng, tạo nhiều cơ hội cho các DN may Việt Nam nói chung và các DNMPVQĐ mở rộng thị trường và học hỏi kinh nghiệm; nhu cầu về NNL cho các DN này sẽ ngày càng cao, dự kiến đến năm 2020, toàn ngành sẽ sử dụng khoảng 3,3 triệu LĐ, đến 2030 là 4,4 triệu LĐ [3, tr2]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngành may mặc đang đối diện với sự thiếu hụt LĐ trầm trọng, dẫn đến tình trạng tranh giành LĐ trong chính nội bộ ngành, làm giảm khả năng cạnh tranh chung của toàn ngành, gây ra nhiều khó khăn cho các DNMPVQĐ; nguyên nhân do thiếu sự đầu tư cho PTNNL, công tác QLNN về PTNNL ở các DNMPVQĐ chưa thực sự được quan tâm và quyết tâm đổi mới chưa thực sự mạnh mẽ. Để có thể hoàn thành tốt được sứ mệnh phục vụ quân đội, tạo ra được thế bố trí chiến lược của đất nước về kinh tế-QP-AN-văn hóa-xã hội, vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu dân sự trong và ngoài nước, góp phần duy trì và phát triển tiềm lực quốc phòng; các DNMPVQĐ phải có NNL đủ mạnh, phù hợp về số lượng, cơ cấu, tốt về chất lượng. Để giải quyết vấn đề này, ngoài vai trò trực tiếp của các DNMPVQĐ, cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan QLNN trong việc thực hiện chức năng, vai trò, sứ mệnh của mình trong việc quản lý một nguồn lực vô cùng quan trọng mà các DN đang sử dụng-NNL, công tác QLNN cần thiết phải được đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với PTNNL ở các DNMPVQĐ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp may phục vụ Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cần thiết khách quan, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.