Bài tập nhóm môn Phát triển kỹ năng VĂN HÓA KINH DOANH NƯỚC ĐỨC - Tên nước: Cộng hòa Liên bang Đức- Thủ đô: Béc Lin- Tổng diện tích: 357,021 km2- Dân số: hơn 83 triệu. - Lãnh hải: 7,798 km2- Diện tích đất liền: 349,223 km2
Trang 1Bài tập nhóm môn Phát triển kỹ năng
VĂN HÓA KINH DOANH NƯỚC ĐỨC
Trường Đại học Ngoại thương
Trang 2Nội dung
1 Giới thiệu chung về nước Đức
2 Đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh
3 Những hoạt động giao thương với Việt Nam
4 Những tập quán trong kinh doanh người Đức
5 Những lưu ý trong đàm phán, kinh doanh với
người Đức
Trang 31 Giới thiệu chung về nước Đức
Trang 4CƠ CẤU GDP CỦA ĐỨC 2018
Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp
Trang 5Có thể bạn chưa biết ?
1 Đức là nước xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới.
2 Đức là nước đứng thứ 4 trên thế giới theo GDP danh nghĩa.
3 Đức đứng thứ 5 thế giới về sức mua tương đương.
4 Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong các nước khối EU.
5 Đức nằm trong các quốc gia có mức năng suất lao động cao nhất trên thế giới.
Trang 7
2, Đặc trưng văn hóa
Nước Đức trước đây là vùng đất Germania, nơi nhiều man tộc German sinh sống Họ được tôn vinh vì khát vọng độc lập dân tộc cao
cả, dù gần sát Đế quốc La mã hùng cường => Người Đức thường được coi là có kỷ cương, ý chí và có tinh thần tập thể cao
Văn hóa đọc là một đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu
Nước Đức nổi tiếng với một hệ thống giáo dục tân tiến, với chất lượng hàng đầu thế giới, nhất là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật,
cơ khí ô tô hay y học
Trang 93, Những hoạt động giao thương với Việt Nam
Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23/9/1975
Tính đến tháng 10/2016, ở Đức có khoảng 130.000 người Việt Nam
và người Đức gốc Việt sinh sống, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức, ở Việt Nam có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức
Trang 10Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm khoảng 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Năm 2011, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt 5,564 tỷ USD, tăng 35,2% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 3,366 tỷ USD, tăng 41,9 % và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 2,198 tỷ USD, tăng 26,2 %.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ USD (tăng 14%
so với 2014), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 5,71 tỷ USD, nhập khẩu từ Đức đạt 3,21 tỷ USD Kim ngạch thương mại hai chiều 9 tháng đầu năm 2016 đạt 6,4 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản… và nhập từ Đức chủ yếu
là máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, ô tô, hóa chất, dược phẩm
Trang 11Đối với ngành du lịch, Đức được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng nhất của du lịch Việt Nam với số lượng khoảng trên dưới 100.000 lượt khách/năm thăm Việt Nam trong những năm gần đây Năm
2015, con số này đạt 149.079 lượt khách
Trang 12Ba lưu ý khi xuất khẩu hàng vào Đức
1, Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đặt quan hệ làm ăn với doanh nghiệp nào của Đức thì nên thăm dò uy tín của doanh nghiệp đó trước (về quy mô doanh nghiệp, hoạt động ra sao, tình hình tài chính như thế nào, hiện tại có khả năng buôn bán hay không)
2, Các doanh nghiệp nên phát triển theo hướng chuyên doanh, có chiến lược kinh doanh tập trung và tạo được nguồn hàng lớn, không nên sản xuất, kinh doanh tổng hợp để tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam.
3, Khi xuất khẩu hàng sang Đức, nhất thiết phải xuất những hàng hoá chất lượng, không xuất hàng tạp Đặc biệt là các mặt hàng may mặc, giày dép, nếu chúng ta xuất hàng tạp sẽ không thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc vốn đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường này.
Trang 134 Những tập quán trong kinh doanh
4.1 Văn hóa trong tổ chức một cuộc hẹn
Người Đức đặc biệt quan trọng tính đúng giờ trong văn hóa kinh
doanh
Ðến trễ 2 hay 3 phút đã bị coi là muộn, đến chậm 15 phút được coi là rất nghiêm trọng
Nếu đến muộn phải gọi điện, thông báo và đưa ra lý do hợp lý cho
người đang đợi
Thời gian tốt nhất để hẹn gặp giao dịch kinh doanh là từ 10h00 sáng và 1h00 chiều hoặc 3h00 đến 5h00 chiều Tránh lên kế hoạch vào chiều thứ Sáu, vì một số văn phòng đóng cửa từ 2h00 hoặc 3:00 chiều ngày thứ Sáu
Người Ðức thường có kỳ nghỉ 6 tuần được trả lương, vì thế, cần chuẩn
bị và tính toán đến điều này khi lập các cuộc hẹn gặp mặt hoặc đến thăm
Trang 144.2 Văn hóa chào hỏi trong kinh doanh
Không được gọi tên đối tác, thích hợp nhất là nên dùng
"Herr"(ông) và "Frai" (bà) để giao tiếp với người Ðức
Tước hiệu rất có ý nghĩa đối với người Ðức Nên khi chào hỏi nếu đối tác có chức vụ, địa vị thì nên nêu rõ, ví dụ: "Ông Tiến sĩ Schmidt" (Herr Doktor Schmidt)
Bắt tay là kiểu chào phổ biến của người Ðức Họ thường xuyên bắt tay, không chỉ trong lần gặp đầu tiên trong ngày mà cả khi kết thúc cuộc đối thoại
Nam hay nữ giới nên cúi đầu nhẹ khi chào một người khác, nam giới hầu như chỉ cúi đầu nhẹ từ vai và cổ như khi nghiêng người
về phía trước.
Trang 154.3 Văn hóa tặng quà trong kinh doanh
Chỉ tặng quà khi thật sự cần thiết và biết chắc rằng điều đó không bị hiểu theo nghĩa khác
Quà tặng chỉ được mong đợi cho các sự kiện mang tính xã hội, đặc biệt là để tỏ lòng biết ơn của bạn sau khi được mời về nhà hay mời ăn tối
Ðừng nên chọn những món quà quá đắt tiền, vì sự rộng rãi của bạn
có thể được hiểu là sự hối lộ, đây là điều tối kỵ trong văn hóa kinh doanh Ðức
Những bưu thiếp cũng có thể là thích hợp, đặc biệt là để bày tỏ lòng biết ơn về mối quan hệ làm ăn
Trang 164.4 Văn hóa trang phục trong kinh doanh
Trang phục trong các tổ chức kinh doanh và ngân hàng thường là trang phục chính thức, đó là bộ com lê mầu sẫm cho cả hai giới
Phụ nữ cần tránh ăn mặc quá lộng lẫy, trang điểm quá mức với các
đồ trang sức hoặc các mặt hàng thể hiện sự giàu có
Phần lớn đàn ông và phụ nữ Đức đều không sử dụng nhiều nước hoa
Trang 174.5 Văn hóa trong quản lý kinh doanh
Các công ty Ðức xem thường sự cạnh tranh về giá cả Họ chỉ cạnh tranh về giá khi khi cần thiết ví dụ như khi bán buôn vật liệu như hoá chất và thép
Nhà quản lý người Ðức tập trung vào hai mục tiêu chính: chất lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất Họ và êkip làm việc của họ có
xu hướng thiên về sản phẩm, hãy tin tưởng rằng một sản phẩm tốt
sẽ tự bán nó, tức họ là họ không thiên về bán hàng theo Marketing hay quảng cáo
Giữa các quản lý người Ðức và công nhân thường gần gũi vì họ tin rằng họ đang làm việc cùng với nhau để tạo ra một sản phẩm
Trang 184.6 Văn hóa trong đàm phán kinh doanh
Hãy mang thật nhiều danh thiếp, vì người Ðức có xu hướng thích
nhận cũng như trao đổi danh thiếp
Cuộc gặp đầu tiên thường diễn ra ở văn phòng làm việc, nơi mà những đối tác của bạn sẽ tìm hiểu về bạn và công ty của bạn
Người Ðức là những người suy nghĩ theo hướng phân tích rất kỹ lưỡng Những sự kiện thực tế chính là nền tảng của văn hóa kinh doanh Ðức, tình cảm không hề có liên quan gì ở đây
Ở các doanh nhân Ðức cũng có xu hướng là khó có thể chấp nhận những ý tưởng mới và khái niệm mới Hơn nữa, họ không trao đổi thông tin tự do giữa các cấp bậc trong cùng một tổ chức
Trang 195 Những lưu ý trong đàm phán kinh doanh với người Đức
1 Phải luôn đúng hẹn trong tất cả các cuộc đàm phán, hội họp cũng
như các cuộc hẹn gặp mang tính cá nhân
2 Luôn ăn mặc sang trọng và lịch sự trong tất cả các cuộc hội họp song không nên ăn mặc quá lộng lẫy, đặc biệt là phái nữ
3 Chuẩn bị thật kĩ lưỡng tất cả những thông tin cần thiết trước khi đàm phán vì người Đức thiên về tính bảo thủ cho nên họ chỉ bị khuất phục khi có những lí lẽ xác đáng
4 Luôn giữ chữ tín và thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng
Trang 205 Người Đức ít quan tâm đến vấn đề cạnh tranh về giá, mà họ chỉ chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ Bạn cần biết được điều đó để có chiến lược cạnh tranh phù hợp khi kinh doanh ở Đức.
6 Nếu bạn là nhà quản lý thì nên có mối quan hệ chặt chẻ với công nhân của mình, vì người Đức rất coi trọng mối quan hệ này
Trang 21THANKS FOR LISTENING