Quyết đoán, tránh chủ nghĩa cầu toàn, khen ngợi đúng lúc đúng chỗ... là một trong số các nguyên tắc quản lý hiệu quả dành cho nhà lãnh đạo. 1. Chỉ tập trung và hoàn thành một vài dự án trong khoảng thời gian nhất định. Đừng quá ôm đồm mọi việc, nếu không tất cả sẽ chỉ dở dang và không đạt được hiệu quả như mong muốn. 2. Tránh chủ nghĩa cầu toàn. Trong 50% công sức của bạn sẽ chỉ có 10% là chất lượng nhưng nó lại đóng góp đáng kể tới dự án của bạn. 3. Quan tâm đến những việc của hôm nay. Ngày mai sẽ có 24 giờ vì vậy đừng quan tâm đến những công việc khác khi việc hôm nay còn dang dở.
30 nguyên tắc quản lý hiệu quả Quyết đoán, tránh chủ nghĩa cầu toàn, khen ngợi đúng lúc đúng chỗ . là một trong số các nguyên tắc quản lý hiệu quả dành cho nhà lãnh đạo. 1. Chỉ tập trung và hoàn thành một vài dự án trong khoảng thời gian nhất định. Đừng quá ôm đồm mọi việc, nếu không tất cả sẽ chỉ dở dang và không đạt được hiệu quả như mong muốn. 2. Tránh chủ nghĩa cầu toàn. Trong 50% công sức của bạn sẽ chỉ có 10% là chất lượng nhưng nó lại đóng góp đáng kể tới dự án của bạn. 3. Quan tâm đến những việc của hôm nay. Ngày mai sẽ có 24 giờ vì vậy đừng quan tâm đến những công việc khác khi việc hôm nay còn dang dở. 4. Có tính quyết đoán. Không chắc chắn hoặc hoài nghi về quyết định của mình sẽ làm giảm khả năng của bạn hoặc của nhóm. Nhớ rằng nếu bạn quyết định sai, hãy quyết định lại. 5. Ủy thác cho nhân viên cả những công việc không thuộc nhiệm vụ của họ. Đây là một chìa khoá để tạo động lực cho nhân viên cũng là giúp ích cho công việc. 6. Khen ngợi đúng lúc đúng chỗ. Đưa ra lời khen trước tập thể có thể làm cho người này bối rối nhưng lại làm người khác hài lòng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra sự ganh tị giữa các đồng nghiệp với nhau. Hiểu rõ nhân viên trước khi khích lệ họ là một việc làm đầy ý nghĩa. 7. Tự xem xét bản thân khi nhân viên làm đúng bổn phận mà vẫn có vấn đề. Nếu câu trả lời là "có" thì bạn đã có trong tay một đầu mối để giải quyết khó khăn này. 8. Chắc chắn rằng công việc không quá khả năng của nhân viên. Khi tình huống này xảy ra, nhân viên của bạn sẽ rơi vào tình trạng chán nản và kéo theo hàng loạt các sự cố khác. 9. Xác định rõ mục đích của mình với nhân viên. Sẽ là không hay nếu như giao hay không giao việc cho họ chỉ vì tình cảm cá nhân. 10. Chú ý đến thái độ của người nghe. Nếu thiếu điều này, tốt nhất bạn không nên đưa ra lời chỉ trích. 11. Phê bình ngay khi nhân viên mắc khuyết điểm. Đây là sự tác động mang tính tích cực nhất. Tác dụng của nó sẽ trực tiếp như việc khen ngợi sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. 12. Làm rõ ý định của lời phê bình. Làm rõ ý định phê bình của bạn là phạt hay không, nếu không nhân viên của bạn sẽ luôn đề phòng mỗi khi bạn đưa ra nhận xét. 13. Bình tĩnh trước khi đưa ra lời khiển trách. Những lời khiển trách nên đưa ra để giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ là những lời trách cứ hay to tiếng. 14. Vui vẻ khi đưa ra ý kiến phản hồi mang tính phủ nhận. Trao đổi một cách cởi mở luôn làm cho nhân viên phấn khởi và cải thiện công việc ngày một tốt hơn. 15. Bảo vệ nhân viên trước những quyết định liên quan trực tiếp đến họ. Bạn sẽ là người đứng ra bảo vệ nhân viên của mình trước tổ chức, công ty. 16. Khen thưởng nhân viên vì những đóng góp của họ cho tổ chức, không chỉ vì cho riêng họ. Những phần thưởng có thể rất giản đơn như bánh rán hay pizza cho bữa trưa. 17. Dùng những buổi họp đánh giá kết quả như một cơ hội để truyền kinh nghiệm và hướng dẫn nhân viên. Nếu mỗi khi bạn gặp họ là cơ hội để bạn lên lớp hay phê bình thì đôi bên sẽ chẳng thu được kết quả gì. Nên nhớ những buổi họp này là giúp cho công việc được thuận lợi hơn. 18. Dành riêng ít nhất một giờ để đánh giá, tất cả vì nhân viên và công việc, do đó đừng để phần nhận xét đánh giá bị lẫn với những nhiệm vụ khác. 19. Thảo luận về những thiếu sỏt khi làm việc. Cùng nhân viên xem xét sự khác biệt giữa việc sẽ phải làm và việc nên làm, như thế bạn và nhân viên sẽ có một cách nhìn khách quan hơn với công việc. 20. Giới thiệu cho nhân viên khách trong và ngoài công ty. Mời khách ngoài công ty tới chơi và làm quen với nhân viên của bạn. Tổ chức những cuộc gặp giữa nhân viên của các nhóm khác với nhân viên nhóm bạn. Cả hai việc trên sẽ giúp nhân viên của bạn học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm. 21. Có sự chuẩn bị để làm việc nhóm có hiệu quả. Dạy cho nhân viên những kỹ năng về giao tiếp, xử lý vấn đề và phương pháp giải quyết mâu thuẫn. 22. Cung cấp đầy đủ bản chương trình làm việc. Chắc chắn tất cả mọi người đều phải có nó trong tay. Mang thêm bản photo phòng khi có người quên. Bản chương trình này thường là một thông báo về toàn bộ công việc phải làm hoặc mục đích của cuộc họp. 23. Quan sát ngôn ngữ cử chỉ. Cử chỉ hơn cả ngôn từ, nó sẽ giúp bạn nhận ra người khác thấy thế nào về tiến trình của công việc. 24. Tóm tắt ý chính của buổi họp. Mỗi buổi thảo luận tuy kéo dài nhưng chỉ có một vài điểm chính. 25. Kết thúc các buổi họp nhóm bằng những sơ kết về công việc đã thực hiện và đề ra phương hướng tiếp theo. Khi tất cả mọi người đã rút kinh nghiệm từ những công việc trước thì bước tiếp theo là giao việc mới cho mọi người. 26. Đừng để ai làm bạn mất bình tĩnh. Hãy tự quyết định xem hoàn cảnh nào tức giận là có thể được và lúc nào kiềm chế là tốt nhất. 27. Hoàn thiện kỹ năng lắng nghe và nói của bạn. Đây là biện pháp để giảm thiểu mọi hiểu lầm - nguyên nhân lớn nhất của mọi bất đồng. 28. Cố gắng giải quyết mọi mâu thuẫn ngay khi nó xuất hiện. Đừng lật lại quá khứ hay cộng thêm vào mối hiềm khích cũ những bất hoà mới. 29. Tuyển dụng những nhân viên hết lòng cho công việc. Tìm những ứng viên đã có thành tích trong công việc và coi công việc như một cơ hội để họ phát huy khả năng. 30. Dành 75% thời gian cuộc phỏng vấn để lắng nghe và 25% còn lại để nói. Mỗi người đều có hai tai và một miệng, do vậy hãy nghe nhiều hơn nói. . 30 nguyên tắc quản lý hiệu quả Quyết đoán, tránh chủ nghĩa cầu toàn, khen ngợi đúng lúc đúng chỗ... là một trong số các nguyên tắc quản lý hiệu quả. nghiệm. 21. Có sự chuẩn bị để làm việc nhóm có hiệu quả. Dạy cho nhân viên những kỹ năng về giao tiếp, xử lý vấn đề và phương pháp giải quyết mâu thuẫn.