Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy AA. - Những người giữ chức vụ cao trong thị tộc, bộ lạc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm thừa và d
Trang 1Địa chỉ mail của thầy Trường: nxtruong@moet.edu.vn
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. Con người vốn tiến hóa từ một loài vượn cổ với đặc điểm là:
A. Có thể đứng thẳng và đi bằng hai chân, hai chi trước có thể cầm, nắm
B Có cơ thể giống với chúng ta ngày nay.
C Có thể tích não lớn gần bằng người hiện đại.
D Có thể chế tạo ra công cụ lao động.
2 Xương hóa thạch của loài vượn cổ đã được tìm thấy ở khu vực nào?
A Phía tây Châu Âu
B Bắc Mĩ
C Bắc và Trung Phi
D Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á
3 Bước tiến quan trọng nhất của Người tối cổ là
A Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người
B Đã biết cư trú theo kiểu “ nhà cửa”
C Đã biết chế tạo công cụ và làm ra lửa
D Đã biết trồng trọt và chăn nuôi
4 Di cốt của Người tinh khôn đã được tìm thấy ở
6 Điểm nổi bật của công cụ đá mới do Người tinh khôn chế tạo cách đây khoảng 1 vạn năm là
A Biết ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ
B Biết sử dụng những loại đá có độ cứng cao
Trang 2C Biết ghè đẽo 1 mặt đá cho sắc hơn.
D Biết ghè đẽo hai rìa của một mảnh đá
7 Bước tiến quan trọng nhất trong thời đá mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là
A Đã biết chế tạo cung tên và săn bắn
B Biết trồng trọt và chăn nuôi
C Biết cư trú theo kiểu “nhà cửa”
D Biết làm đồ gốm và đồ trang sức
8 Đến thời kì đá mới, cuộc sống của con người “có văn hóa” hơn được thể hiện ở
A Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
B Biết cư trú theo từng gia đình riêng
C Biết làm sạch những tấm da thú để che thân
D Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai
9 Ở Việt Nam, di tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?
A Nghệ An
B Cao Bằng
C Ninh Bình
D Thanh Hoá
10 Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của loài người là
A từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ
B từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn
C từ vượn cổ trở thành Người tinh khôn
D từ Người tinh khôn trở thành Người hiện đại
11 Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sự không phải của Người tinh khôn?
A Trán thấp bợt ra sau
B Bàn tay khéo léo
C Trán cao, mặt phẳng
D Hộp sọ và thể tích não phát triển
12 Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy
A Giữ lửa trong tự nhiên
Trang 3B Giữ lửa và tạo ra lửa
C Chế tạo công cụ bằng đá
D Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
13 Việc Người tối cổ biết giữ lửa và tạo ra lửa có ý nghĩa như thế nào?
A Cải thiện căn bản đời sống con người
B Giúp đời sống con người ấm áp hơn
C Giúp con người ăn chín, uống sôi
D Xua đuổi được thú dữ
14 Việc phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại nào được xem là cuộc cách mạng trong sản xuất của loài người:
A Đồng đỏ
B Đồng thau
C Sắt
D Thiếc
15 Sự xuất hiện ba chủng tộc da vàng, da đen và da trắng là
A kết quả của sự thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau
B sự khác nhau về trình độ hiểu biết
C sự phân biệt tự nhiên của tạo hóa
D do sự tiến hóa không đều của con người
16 Điểm khác nhau giữa bầy người nguyên thủy so với quan hệ hợp đoàn tự nhiên của một số loài động vật là gì?
A Có đôi, có đàn và con đầu đàn
B Có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ
C Sống thành bầy từ 5 – 7 người
D Sống quây quần, có quan hệ họ hàng với nhau
16 Quá trình tiến hóa từ Vượn cổ thành Người diễn ra
A rất chậm chạp, trải qua nhiều triệu năm
B rất nhanh chóng, trong 30 – 40 vạn năm
C nhanh chóng phụ thuộc vào tự nhiên
D chậm chạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Trang 417 Người tối cổ đã có sự tiến hóa quan trọng lớn hơn so với loài vượn cổ là
A đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não
B có thể đi, đứng bằng hai chân
C dùng tay để cầm nắm hoa quả, động vật nhỏ
D sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ
18 Yếu tố nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?
A Biết sử dụng công cụ bằng đồng
B Đã biết chế tạo công cụ lao động
C Đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân
19 Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?
22 Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?
A Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ
Trang 5B Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá
C Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D Con người đã biết sử dụng kim loại
23 Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
A Khoảng 4 triệu năm trước đây
B Khoảng 5 triệu năm trước đây
C Khoảng 5 triệu năm trước đây
D Khoảng 5 triệu năm trước đây
24 Tiến bộ kĩ thuật nào không nằm trong thời đá mới?
A Chế tạo cung tên
B Công cụ đá được mài nhẵn
C Làm đồ gốm
D Đan lưới đánh cá
25 Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian
1 Con người biết chế tạo cung tên.
2 Con người biết cách tạo ra lửa.
3 Con người biết đan lưới đánh cá.
1 Hãy trình bày những đặc điểm của người tối cổ, người tinh khôn?
2 Nêu những đặc điểm của việc chế tạo công cụ lao động thời đá mới và sự tiến bộ so vớiviệc chế tạo công cụ lao động ở thời kì trước đó thể hiện ở điểm nào?
3 Đời sống vật chất của con người đã có những tiến bộ như thế nào kể từ người tối cổ đếnngười tinh khôn?
Trang 64 Anh (chị) hiểu thế nào là “Người tinh khôn” Phân tích những tiến bộ kĩ thuật khi Ngườitinh khôn xuất hiện và những tiến bộ kĩ thuật thời đá mới
5 Lập bảng so sánh về vượn cổ, Người tối cổ, Người hiện đại về: niên đại, hình dáng, công
cụ Lao động và nơi tìm thấy
Trả lời:
Câu 1
a, Đặc điểm của Người tối cổ:
- sống cách đây khoảng 6 triệu năm
- hầu như hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ lao động, kiếm thức ăn
- cơ thể có nhiều biến đổi, hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não
b, đặc điểm của Người tinh khôn:
- sống cách đây khoảng 4 vạn năm
- có xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ
- bàn tay nhỏ, khéo léo vói các ngón linh hoạt
- hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng
- cơ thể gọn và linh hoạt
- xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen và trắng
Câu 2:
a, Đặc điểm của việc chế tạo công cụ:
- cách đây khoảng 1 vạn năm, loài người tiến vào thời đá mới
- đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, phù hợp với từng công việc
- biết chế tạo công cụ với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau như dao, rìu, đục…
- công cụ được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay nấc để tra cán Biết chế tạo đồ gốm, đan lưới đánh cá…
b, sự tiến bộ: nếu như các thời kì trước đó con người chỉ sử dụng những mảnh đá được ghè đẽothô sơ thì đến thời kì này việc chế tạo công cụ đã hoàn toàn theo mục đích sử dụng, đánh dấu bước tiến vượt bậc của con người làm cho năng suất lao động cao hơn
Trang 7Câu 3:
a, Người tối cổ
- Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động nhưng còn thô sơ nên hiệu quả chưa cao
- cuộc sống chủ yếu dựa vào săn bắt và hái lượm
- từ chỗ giữ lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đã tiến tới biết làm ra lửa
- cư trú trong các hang động, mái đá hoặc dựng lều bằng cành cây…
b, Người tinh khôn
- biết chế tạo công cụ lao động ở trình độ cao hơn, biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao
- biết chế tạo ra cung tên và con người có thể săn bắn hiệu quả hơn và thức ăn từ động vật đã tăng lên đáng kể
- bắt đầu rời khỏi các hang động và dung lều ở những địa điểm thuận lợi hơn, hình thức cư trú
“nhà cửa” hình thành
Câu 4
* Người tinh khôn:
- sống cách đây khoảng 4 vạn năm
- có xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ
- bàn tay nhỏ, khéo léo vói các ngón linh hoạt
- hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng
- cơ thể gọn và linh hoạt
- xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen và trắng
* tiến bộ kĩ thuật thời đá mới
- cách đây khoảng 1 vạn năm, loài người tiến vào thời đá mới
Trang 8- đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, phù hợp với từng công việc.
- biết chế tạo công cụ với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau như dao, rìu, đục…
- công cụ được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay nấc để tra cán Biết chế tạo đồ gốm, đan lưới đánh cá…
Câu 5
Niên đại Khoảng 6 triệu
năm trước dây
Khoảng 4 triệu nămtrước dây
Khoảng 4 vạn năm trướcđây
Hình dáng Đứng và đi bằng
hai chân, dùng tay
để cầm nắm hoaquả, củ
+ Hoàn toàn điđứng bằng haichân
+ Tay tự do sửdụng công cụ laođộng, tìm kiếmthức ăn
+ Trán thấp, hộp
sọ lớn hơn+ Hình thành trungtâm phát tâm pháttiếng nói trong não
+ Xương cốt nhỏ,bàn tay nhỏ, khéoléo
+ Hộp sọ và thểtích não phát triển,trán cao, mặtphẳng
+ Cơ thể gọn, linhhoạt
+ Xuất hiện cácmàu da khác nhau
Nơi tìm thấy Đông Phi, Tây Á,
Việt Nam
Đông Phi,Inđônêxia, TrungQuốc, VN
Khắp các châu lục
Công cụ lao động Chưa sử dụng Ghè đẽo hòn cuội,
mảnh tước 1 mặtthành rìu đá (sơ kì
đá cũ)
Ghè hai cạnh củamảnh đá làm chogọn và sắc hơn,nhiều kiểu nhiềuloại khác nhau,mài nhẵn, khoan
lỗ, tra cán (đồ đá
Trang 9mới) Công cụ đadạng hơn, phù hợpvới từng côngviệc, có hiệu quảhơn.
Trang 10Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1 Thị tộc là tập hợp của
A những nhóm người gồm 2 – 3 thế hệ già trẻ có cùng huyết thống
B những nhóm người sống chung trên một lãnh thổ rộng lớn
C những nhóm người có chung nhau tổ tiên xa xưa
D những nhóm người không chung nhau huyết thống mà chỉ hợp tác để kiếm ăn
2 Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của thị tộc là
A bảo vệ lãnh thổ sinh sống
B kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc
C mở rộng địa bàn cư trú
D phát triển số lượng thành viên trong thị tộc
3 Trong các thị tộc, việc phân phối sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc
A những người đứng đầu được hưởng nhiều hơn
B Phụ nữ được hưởng nhiều hơn
C Trẻ em được hưởng nhiều hơn
D Hưởng thụ bằng nhau
4 Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã đưa đến sự thay đổi quan trọng nhất trong sản xuất là
A Tăng năng suất lao động
B tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên
C làm cho địa bàn cư trú mở rộng hơn trước
D làm thay đổi tập quán canh tác
5 Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình là
A quyền quyết định của phụ nữ ngày càng lớn
B vai trò của người già ngày càng giảm sút
C đàn ông giành quyền quyết định các công việc
D việc cư xử trở nên bình đẳng
Trang 116 Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong
xã hội nguyên thủy là
A làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ
B làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao
C con người bắt đầu biết đến văn học, nghệ thuật
D giai cấp và nhà nước ra đời
7 Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là
A do trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao
B do sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc
C do sự phân phối sản phẩm thừa không đều
D do sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ
8 Công thức vàng của xã hội nguyên thủy được thể hiện ở
A Mọi người đều phải làm việc
B Mọi người đều được hưởng thụ
C Mọi người hợp tác lao động và hưởng thụ như nhau
D Có làm có hưởng và không làm thì không hưởng
9 Điểm khác nhau cơ bản giữa gia đình phụ hệ và gia đình mẫu hệ là gì?
A Đàn ông và đàn bà có vai trò như nhau
B Đàn bà có vai trò quyết định
C Đàn ông có vai trò trụ cột và giành quyền quyết định trong gia đình
D Đàn bà giúp việc trong nhà
10 Biểu hiện nào dưới đây không gắn liền với bộ lạc?
A Tập hợp các thị tộc sống cạnh nhau
B Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau
C Tập hợp một số thị tộc có cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi
D Mọi sinh hoạt là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung
Trang 1211 Trong quá trình phát triển chung của một lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng sắt sớm nhất?
A Trung Quốc, Việt Nam
B Tây Á, Ai Cập
C In-đô-nê-xi-a, Đông Phi
D Tây Á, Nam Âu
12 Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A Tất cả mọi người trong xã hội
B Những người có chức phận trong xã hội
C Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất
D Những người đứng đầu mỗi gia đình
14 Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại?
A Khai phá được nhiều đất đai
B Có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển
C Xẻ đá làm lâu đài
D Xuất hiện nghề cơ khí
15 Thời kì lịch sử xuất hiện các Nhà nước có giai cấp đầu tiên được gọi là?
A Thời nguyên thuỷ
B Thời đá mới
C Thời Cổ đại
Trang 1317 Công việc đầu tiên và hàng đầu của thị tộc là:
A Duy trì nòi giống
B Chống thú dữ
C Kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc
D Mở rộng địa bàn sinh sống
18 Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc như thế nào?
A Xung đột vì mâu thuẫn về phân chia đất đai
B Thường xuyên gây chiến tranh xâm lược lẫn nhau
C Quan hệ gắn bó giúp đỡ nhau
D Quan hệ đối kháng lẫn nhau
19 Tính cộng đồng trong Thị tộc được biểu hiện rõ nhất ở yếu tố nào dưới đây?
A Sự bình đẳng giữa các thành viên
B Sự hợp tác trong quá trình lao động
C Sự hưởng thụ bằng nhau giữa các thành viên
D Mọi của cải là của chung
20 Công cụ bằng kim loại xuất hiện đưa tới bước tiến đầu tiên của xã hội nguyên thủy là
A hình thành nhà nước
B xuất hiện sự phân hóa giai cấp
C xuất hiện của cải dư thừa
Trang 14D xuất hiện chế độ tư hữu
20 Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự xuất hiện gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên thủy?
A Đàn ông làm các công việc nặng nhọc hơn phụ nữ
B Đàn ông có vai trò trụ cột trong gia đình
C Đã xuất hiện sự phân công lao động nam nữ
D Khả năng lao động của đàn ông khác phụ nữ
21 Đời sống kinh tế chủ yếu thời công xã thị tộc mẫu hệ là
A Săn bắt - hái lượm
B Săn bắn - hái lượm
Trang 15A nam nữ bình đẳng
B người phụ nữ đóng vai trò quan trọng
C không phân biệt vai trò đàn ông – đàn bà
D người đàn ông nắm quyền
Tự luận
1.Tính cộng đồng trong các thị tộc được biểu hiện như thế nào?
2 Chứng minh rằng: Khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự tan rã của
xã hội nguyên thủy?
3 Vì sao trong xã hội nguyên thủy lại không có chế độ tư hữu?
4 Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thị
- Trong thị tộc, con cháu có thói quen kính trọng ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ đều chăm
lo, nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc
- Trong việc kiếm sống đòi hỏi sự hợp tác lao động của cả thị tộc, thức ăn kiếm được thì các thành viên hưởng thụ bằng nhau
=> Như vậy trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, làm chung, ăn chung
Câu 2
- Khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời thì con người sản xuất không những đủ sống ở mức thấp mà còn có một lượng sản phẩm thừa thường xuyên, song lại không thể đem chia đều cho mọi thành viên
- Những người giữ chức vụ cao trong thị tộc, bộ lạc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm thừa và dần chiếm hữu được nhiều của cải hơn các thành viên khác và tư hữu xuất hiện, xã hội hình thành người giàu- nghèo
Trang 16- Những người giàu và có chức vụ cao dần dần trở thành giai cấp thống trị và những ngườikhác trở thành lực lượng bị trị “Nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thuỷ là bình đẳng bị phá
vỡ và dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ
- Bộ lạc là tập hợp 1 số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có cùng 1 nguồn
gốc tổ tiên xa xôi, có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau
+ Điểm giống: Cùng chung huyết thống; làm chung ăn chung…
+ Điểm khác: Bộ lạc là một tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc)
Câu 5
- Nguyên nhân:
+ Sự xuất hiện đồ sắt khiến năng suất lao động cao, của cải dư thừa, một số người lợi
dụng chiếm đoạt làm của riêng, tư hữu xuất hiện
- Tác động: Quan hệ cộng đồng tan vỡ, gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ, xã hội phân
chia giai cấp, chế độ người bóc lột người bắt đầu
Trang 17Chương II
Xã hội cổ đại Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
*Câu 1: Khi mới ra đời quốc gia cổ đại phương Đông đã biết sử dụng công cụ lao động bằng
*Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A Thiên niên kỉ IV - III TCN
B Thiên niên kỉ IV – III
C Thiên niên kỉ III - IV TCN
D Thiên niên kỉ V - IV TCN.
*Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là
A nô lệ
B nông nô
C Nông dân công xã
D nô lệ và nông nô
*Câu 5: Vua ở Ai Cập được gọi là
Trang 18A Nô lệ.
B Nông dân công xã
C Nông dân tự do
D Nông nô
*Câu 8: Điền vào chỗ chấm ( ) câu sau đây sao cho đúng:
"Những tri thức ra đời vào loại sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp"
B Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
C Nhân dân cần cù lao động
D Các nghành kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển.
**Câu 12: Xuất phát từ nhu cầu nào nào mà cư dân phương Đông cổ đại gắn bó, ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?
A Trồng lúa nước.
B Trị thuỷ.
C Chống giặc ngoại xâm
D Sản xuất thủ công nghiệp.
*Câu 13: Quốc gia phương Đông cổ đại nào giỏi về số học?
A Trung Quốc
B Ai Cập
C Lưỡng Hà
D Ấn Độ
**Câu 14: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?
A Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc
B Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân
C Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua
Trang 19D Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc
***Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rôma là
A sản xuất nông nghiệp là chủ đạo.
B thủ công, thương nghiệp có vai trò quan trọng.
C thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng.
D thương nghiệp có vai trò hàng đầu.
***Câu 16 Điểm chung dẫn tới sự ra đời sớm của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.
B Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.
C Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.
D Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.
***Câu 17: So với các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp - Rôma, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông có sự khác biệt là
A đứng đầu nhà nước là Hoàng đế.
A Địa chủ với nông dân
B Quý tộc với nông dân công xã
C Quý tộc với nô lệ
D Vua với nông dân công xã
***Câu 19: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?
A Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
B Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
C Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng.
D Lực lượng đông đảo và lãnh đạo xã hội.
***Câu 20: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ
nô ở phương Tây cổ đại là gì?
A Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.
B Số lượng đông đảo nhất.
C Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.
D Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.
Trang 20Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi lạp và Rô-ma
*Câu 1: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?
*Câu 3: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A Khắp các nước phương Đông
B Khắp thế giới
C Khắp Trung Quốc và Ấn Độ
D Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải
*Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
D Chủ nô và nông dân công xã
*Câu 6: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
Trang 21A Hi Lạp
B Ai Cập
C Rô-ma
D Ấn Độ
*Câu 8: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô"
là của nước nào?
B mỗi thành thị là một quốc gia
C cư dân sống chủ yếu ở thành thị
D mỗi thành thị có nhiều quốc gia
**Câu 11: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
C Hi Lạp Nhờ buôn bán giữa các thị quốc
D Ba Tư Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển
Trang 22**Câu 14 Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó có đặc trưng tiêu biểu là gì?
a Chủ nô chiếm hữu nhiều nô lệ
b Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ
c Xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
d Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ.
**Câu 15: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?
A Hi Lạp
B Ấn Độ
C Trung Quốc
D Rô-ma.
***Câu 16: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
A Tạo điều kiện cho phát triển cho mọi tầng lớp trong xã hội.
B Tạo điều kiện cho chủ xưởng, bình dân và kiều dân thể hiện quyền công dân của mình
C Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước
D Tạo điều kiện cho Hội đồng 500 người thực hiện vai trò giám sát với chủ nô
***Câu 17: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông" Đó là định lí của ai?
A Có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.
B Có nhiều thành tựu nổi tiếng.
C Có nhiều nhà khoa học lớn.
D Có độ chính xác cao, đạt đến trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết
****Câu 19: Từ việc tổ chức nhà nước ở thành bang Aten, có thể rút ra bài học gì trong
việc xây dựng chế độ XHCN ở nước ta ngày nay?
A Tăng cường quyền làm chủ của công dân.
B Xây dựng nhà nước pháp quyền.
C Tăng cường quyền lực của các địa phương.
D Tăng cường vai trò của Quốc hội.
***Câu 20: Đặc điểm chung của tầng lớp chủ nô ở phương Tây cổ đại với tầng lớp quý tộc
ở phương Đông cổ đại là gì?
A Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.
Trang 23B Số lượng đông đảo nhất.
C Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.
D Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1 Trên cơ sở trình bày những điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông, hãy giải thích vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các quốc gia ở khu vực này.
- Trình bày điều kiện tự nhiên: những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu hình thành Nhà nước
- Giải thích: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước tưới…) thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp…
2 Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?
- Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, vì có:
+ Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ và mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể
canh tác và tạo nên mùa màng bội thu
+ Khó khăn: Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông
đã phải đắp đê, trị thuỷ, làm thuỷ lợi Công việc này đòi hỏi công sức của nhiều người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội
- Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hoá… trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên
3 Trong xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành những tầng lớp xã hội đó?
- Trong xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp: Quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.+ Do đặc trưng kinh tế nông nghiệp chủ yếu khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn Ở họ tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội nguyên thuỷ: cùng làm ruộng chung của công xã và cùng trị thuỷ), vừa tồn tại "cái
Trang 24mới" (đã là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu,…) họ được gọi là nông dân công xã Với nghề nông là chính nên nông dân công
xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc, ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụkhác như đi lính, xây dựng các công trình
+ Quí tộc vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ Trung Ương xuống địa phương Tầng lớp này sống sung sướng (ở nhà rộng và xây lăng
mộ lớn) dựa trên sự bóc lột nông dân: họ thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của Nhà nước cũng do thu thuế của nông dân
+ Nô lệ, chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội Vai trò của họ là làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc, họ cũng là nguồn bổ sung chonông dân công xã
4 Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông? Phân tích vai trò của từng tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- “Chế độ chuyên chế Cổ đại” là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao
+ Quyền lực của vua: Nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗinước: Pha-ra-on (Ai Cập), En-xin (Lưỡng Hà) hay Thiên tử (Trung Quốc)…
+ Dưới vua là bộ máy nhà hành chính quan lieu, đứng đầu là quan Vidia hoặc thừa tướng; có chức năng thu thuế, trông coi và xây dựng các công trình công cộng và chỉ huy quân đội
- Vai trò của từng tầng lớp: Trong xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp: Quí tộc, nông dân công xã, nô lệ
+ Nông dân công xã: Là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn: Nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế
+ Qúy tộc: Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế.+ Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc
5 Trên cơ sở trình bày những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông hãy rút ra nhận xét về những đóng góp của cư dân phương Đông
cổ đại cho nền văn minh nhân loại.
* Sự ra đời của lịch và thiên văn:
- Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp nơng nghiệp và trị thủy các dòng sông
Trang 25- Nông lịch một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, ngày và mùa.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt trời; ngày có 24 giờ
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, đây là phát minh lớn của loài người
- Thời gian xuất hiện chữ viết: Khoảng thiên niên kỷ IV TCN
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau là tượng ý, tượng thanh,
- Nguyên liệu để viết: Giấy Pa-pi-rút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa…
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1 Nêu điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây Việc xuất hiện những công cụ bằng sắt có ý nghĩa như thế nào với cư dân vùng Đia Trung Hải?
- Điều kiện hình thành:
+ Điều kiện tự nhiên : Vùng ven biển, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo
ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Nền tảng kinh tế công – thương: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp (nông nghiệp cũng nhằm xuất khẩu); kinh tế hàng hóa – tiền tệ cổ đại
Trang 26- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ).
2 Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
* Sự phát triển của văn hóa Hi Lạp – Rô ma cổ đại:
- Lịch và chữ viết:
+Dương lịch: một năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn
+ Hệ chữ Rô-ma (chữ La-tinh) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt,được dùng phổ biến hiện nay
- Những hiểu biết khoa học thực sự trở thành khoa học: Định lí Talet, Định lí
Pitago…
- Văn học
+ Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát)
+ Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin, …
+Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc
- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao
* Lí giải: Những hiểu biết khoa học thực sự trở thành khoa học vì đã đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của các khoa học
3.Thị quốc là gì? Vì sao thời cổ đại ở Địa Trung Hải xuất hiện thị quốc? Làm rõ những biểu hiện của chế độ dân chủ cổ đại và cho biết chế độ này có ảnh hưởng như thế nào tới văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rô ma?
* Thị quốc là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu, trong thành thị
có phố xá, lâu đài, sân vận động và đặc biệt là bến cảng
* Do đất đai phân tán và chia cắt, dân cư sống chủ yếu bằng thủ công nghiệp và thương nghiệp
* Biểu hiện: + Không chấp nhận vua
+ Công dân có quyền phát biểu và biểu quyết các công việc lớn của đất nước
Trang 27- Vua là người đứng đầu nắm quyền
hành cao nhất, quyết định mọi chính
sách công việc…
- Dưới vua là một hệ thống hành chính
quan liêu giúp việc thừa hành
- Nhà nước ra đời muộn hơn p Đông (đầu TNK ITCN)
- Thể chế chính trị: dân chủ cổ đại (dân chủ chủ nô), không chấp nhận vua
- Quyền lực nhà nước nằm trong tay Đạihội công dân và Hội đồng 500
- Các đại biểu của dân tham gia cơ quan nhà nước với nhiệm kì 1 năm chứ khôngphải suốt đời
5 So sánh điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây
với các quốc gia cổ đại phương Tây?
Trang 28BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu hỏi nhận biết
Câu 1 Nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào?
D Chu Nguyên Chương
Câu 6 Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc
vào
A đầu thế kỉ VIII dưới triều nhà Đường
B đầu thế kỉ XI dưới triều nhà Tống
C đầu thế kỉ XVI dưới triều nhà Minh
D đầu thế kỉ XVIII dưới triều nhà Thanh
Câu 7 Triều đại phong kiến đã thực hiện xóa bỏ các chức quan trung gian ở trung ương
như thừa tướng, thái úy và thay vào đó là các thượng thư phụ trách các bộ là
A nhà Đường
B nhà Tống
Trang 30Câu 13 Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của chế
độ phong kiến dưới thời Đường?
A Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh
B Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN
C Kinh tế phát triển toàn diện
D Lãnh thổ được mở rộng
Câu 14 Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là
A quan hệ sản xuất phong kiến đạt đến đỉnh cao
B quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh
C xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN
D xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn
Câu 15 Nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh không thể
phát triển được?
A Do nhà nước phong kiến tìm cách hạn chế
B Do các nước không buôn bán với Trung Quốc
C Do các sản phầm của Trung Quốc không được cải tiến
D Do nhà Minh suy sụp
Câu 16 Vì sao Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận của chế độ phong kiến
Trung Quốc?
A Nho giáo ra đời sớm
B Nho giáo là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến
C Nho giáo đề cao sự bình đẳng
D Nho giáo xây dựng nên một xã hội ổn định
Câu 17 Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh?
A Khởi nghĩa Hoàng Sào
B Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng
C Khởi nghĩa Lý Tự Thành
D Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Trang 31Câu 18 Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?
A Quý tộc với nông dân công xã
B Địa chủ với nông dân lĩnh canh
C Quý tộc với nô lệ
D Quý tộc với nông dân lĩnh canh
Câu 19 Nho giáo có vai trò như thế nào với xã hội Trung Quốc?
A Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến
B Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân
C Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử
D Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần
A Quyền lực tập trung vào tay vua
B Các chức Thừa tướng, thái úy bị bãi bỏ
C Vua là người đứng đầu nhà nước và quân đội
D Quan lại tuyển chọn qua thi cử
Câu 22 Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau?
Trang 321 Tần Thủy Hoàng a Nhà Minh.
Câu 23 Sắp xếp các triều đại phong kiến của Trung Quốc theo thời gian xuất hiện
A 1 - 2 - 3 - 4
B 1 - 3 - 2 - 4
C 4 - 3 - 2 - 4
D 1 - 3 - 4 - 2
Câu 24 Điền từ đúng vào chỗ trống đề hoàn thiện đoạn dữ liệu sau
Người đầu tiên khởi xướng Nho học là … Đến thời Hán Vũ Đế … trở thành công cụ sắcbén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền … ở Trung Quốc cũng thịnh hành,nhất là vào thời Đường
A Khổng Tử; Nho giáo; Phật giáo
B Đổng Trọng Thư; Nho gia; Phật giáo
C Lão Tử; Nho giáo, Phật giáo
D Khổng Tử; Nho Giáo; Đạo giáo
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 25 Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam
là
Trang 33A Bành trướng, xâm lược.
B Bế quan tỏa cảng
C Hòa hảo, mềm dẻo
D Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh
II CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thơi nhà Minh ở Trung
Quốc?
* Biểu hiện của sự phát triển kinh tế: Đầu TK XVI, mầm mống kinh tế TBCN nảy sinh
- Nông nghiệp: Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng Diện tích trồng trọt cũng vượt
xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều
- Thủ công nghiệp: Phát triển
+ Các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ.+ Trong nghề dệt có một số chủ đem bông và tơ giao cho nhưng người dệt cá rồi thuthành phẩm Một số khác sắm khung cửi trong nhà, thuê thợ dệt rồi lấy một phần sảnphẩm Trong việc sản xuất đường, vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông dântrồng mía để đến mùa đông họ thu lại bằng đường
- Thương nghiệp: Quan hệ buôn bán phát triển Một số thương nhân đến Trung Quốcbuôn bán Thành thị trở nên đông đúc và nhộn nhịp
Câu 2: Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?
- Về tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo: giữ vai trò quan trọng Đến thời Hán Vũ Đế , Nho giáo trở thành công cụsắc bén phục vụ cho Nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởngcủa chế độ phong kiến
+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là dưới thời Đường…
Trang 34- Sử học: Người đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên… ThờiĐường, Quốc sử quán được thành lập…
- Văn học: Thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật… Tiểu thuyết là hình thức mớixuất hiện dưới thời Minh - Thanh
- Toán học, thiên văn học, Y dược học cũng đạt nhiều thành tựu khoa học…
- Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng…
- Kiến trúc, điêu khắc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật…
Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa bộ máy nhà nước thời Tần- Hán và thời
Minh- Thanh
* Sự giống nhau:
- Bộ máy chính quyền phong kiến quân chủ
- Hoàng đế tự xưng là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, đứng đầu bộ máy nhà nước,
có tổ chức thống nhất trong cả nước
* Sự khác nhau:
- Đặt các chức quan Thừa tướng, Thái uý
đứng đầu các quan văn võ giúp hoàng đế
trị nước
- Lãnh thổ được chia thành các quận,
huyện Đặt các chức quan để cai trị
- Quan lại được cử tuyển, 1 số được thế
ttập
- Bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái uý,đặt ra 6 bộ đứng đầu là quanThượng thư
- Lãnh thổ được chia thành các Tỉnh.Tỉnh chia thành nhiều phủ, huyện,châu để thống nhất việc quản lý
- Thay thế dần chế độ tuyển cử bằngchế độ thi cử
Câu 4: Chứng minh chế độ phong kiến dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao?
* Sự thành lập
Năm 618 Lý Uyên thiết lập nhà Đường (618-907), đây là thời kỳ chế độ phong kiếnTrung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, văn hoá
Trang 35* Biểu hiện
Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn
diện
- Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng làm bổng lộc
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại ruộng cho nhà nước, ruộngtrồng dâu được cha truyền con nối
=> Tác dụng: nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo nguồn tô thuế cho nhà nước, hạn chếphong trào đấu tranh của nông dân
- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, gốm sứ phát triển, phường hội xuất hiện
- Ngoại thương mở rộng, con đường tơ lụa hình thành
Về chính trị
- Sự hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương Cử người thân tộc và các công thần giữchức tiết độ sứ cai trị vùng biên cương
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
- Tiếp tục chính sách xâm lược, bành trướng và mở rộng lãnh thổ
Về văn hóa: Là thời kì thơ ca Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt:
- Về văn học: thịnh nhất là thơ Đường: chiếm số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xãhội, đạt đến trình độ cao về nghệ thuật với tên tuổi của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
- Phật giáo: phát triển, thịnh hành và được truyền bá rộng rãi trong nhân dân; các nhà sưTrung Quốc tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí nhà Phật; nhiều nhà sư Ấn Độ,Chăm pa đến Trung Quốc truyền đạo…
Câu 5: Trình bày chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc? Mối quan hệ của Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì phong kiến?
- Trình bày chính sách đối ngoại: Chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ Ví dụ :Thời Tần đánh lên phương Bắc, đánh xuống phương Nam, xâm lược Triều Tiên và đất
Trang 36đai của người Việt cổ; thời Đường đánh chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâmlược bán đảo Triều Tiên phát triển thành đế quốc phong kiến mạnh nhất.
- Mối quan hệ của Trung quốc đối với nước ta thời kì phong kiến:
Triều đại nào cũng đem quân xâm lược nước ta (Nêu cụ thể từng triều đại) Nhưng nhândân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng lợi (Nêu cụ thể…)
HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHÓM: CAO BẰNG Học viên:
1 Đoàn Kim Cúc - Chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng.
2 Đặng Thị Hiến - THPT Thành phố Cao Bằng.
3 Phí Văn Nhất - THPT Đống Đa- Quảng Uyên.
BÀI 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
A CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
I- MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1 Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A Vương triều A-sô-ca.
B Vương triều Gúp-ta.
C Vương triều Hác-sa.
D Vương triều Hậu Gúp-ta.
Câu 2 Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?
A Phật giáo.
B Hin đu giáo.
C Hồi giáo.
D Thiên chúa giáo.
Câu 3 Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần
Trang 37Câu 7 Thần Inđra trong Hinđu giáo được gọi là thần
A Sáng tạo thế giới
B Hủy diệt
C Bảo hộ
D Sấm sét.
Câu 8 Ngôn ngữ Phạn ở Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta được dùng phổ biến vào việc
A viết văn bia.
B viết các sử thi.
C lưu lại giáo lí đạo Phật.
D truyền bá đạo Phật ra bên ngoài.
II- MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 9 Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)
B thời kì Vương triều Gúp-ta (319-606).
C thời kì Vương triều Hácsa (606-647).
D thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli (1206-1526).
Câu 10 Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ - được hình thành trên cơ sở
A giáo lí của đạo Phật.
B tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
C giáo lí của đạo Hồi.
D giáo lí của Thiên chúa giáo.
Câu 11 Đối tượng thờ phụng của đạo Hinđu là
A các nhân thần.
B vật tổ.
C lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
D đức chúa Trời, chúa cha và chúa con.
Câu 12 Yếu tố nào sau đây không nằm trong văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A Vương triều Gúp-ta.
B Vương triều Hồi giáo Đêli.
C Vương triều Mô-gôn.
D Vương triều Hác-sa.
Câu 14 Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?
A Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
B Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.
C Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.
D Lễ hội tổ chức vào mùa gặt hái.
Câu 15 Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của Vương triều Gúp-ta đối với lịch sử
Ấn Độ?
A Thống nhất miền Bắc, làm chủ miền gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
B Tổ chức kháng cự, không cho các tộc người ở Trung Á xâm lấn Ấn Độ.
C Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D Du nhập văn hóa Hồi giáo, thúc đẩy sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.
Câu 16 Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu nhất được xây dựng ở Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta là
A chùa hang.
B các pho tượng Phật.
Trang 38Câu 18 Những yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Ấn Độ bao gồm
A Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Phạn.
B Hinđu giáo, Hồi giáo, chữ Brahmi.
C Phật giáo, Hồi giáo, chữ Phạn.
D Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Brahmi.
Câu 19 Thời kì Gúp-ta đã định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì
A truyền bá Phật giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ra các khu vực lân cận như Đông Nam Á.
B du nhập Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Tây.
Đông-C thống nhất được miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, chống lại sự xâm lấn của các tộc người ở Trung Á.
D có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ,
có giá trị vĩnh cửu.
Câu 20 Nét đặc sắc và nổi bật nhất của Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là
A Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao.
B Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua.
C định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta.
Câu 21 Lĩnh vực nào của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá mạnh mẽ nhất ra bên ngoài dưới thời Vương triều Gúp-ta?
Câu 22 Đặc điểm nào sau đây của Hinđu giáo có sự khác biệt rõ nét so với Phật giáo?
A Bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
B Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi.
C Tạc nhiều pho tượng thần thánh bằng đá và bằng đồng.
D Thờ các lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
Câu 23 Tộc người nào ở nước ta đã sử dụng chữ Phạn của Ấn Độ?
A người Khơme.
B người Chăm.
C người Kinh.
D người Ê-đê, Giarai.
Câu 24 Những yếu tố nào của văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống
Ấn Độ?
A Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, văn học.
B Tư tưởng, kiến trúc, điêu khắc, văn học.
C Hồi giáo, kiến trúc, điêu khắc, tư tưởng.
D Giáo dục, văn học, nghệ thuật sân khấu.
Câu 25.Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền
thống Ấn Độ?
A Tôn giáo.
Trang 39B- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1 Trình bày hoàn cảnh ra đời và vai trò chính trị của Vương triều Gúp-ta.
Câu 2 Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thời Gúp-ta.
Câu 3 Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ? Câu 4 Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
Câu 5 Đánh giá vai trò của Vương triều Gúp-ta trong sự phát triển của lịch sử Ấn Độ.
BÀI 7: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN
VĂN HÓA ĐA DẠNG ẤN ĐỘ
A CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
I- MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1 Thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi
A người Thổ
B người Mông Cổ.
C người Hồi giáo gốc Trung Á.
D người Hồi giáo vùng Lưỡng Hà.
Câu 2 Một trong những chính sách thống trị của Vương triều Đêli đối với nhân dân Ấn Độ là
A truyền bá, áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập ra các đồn điền.
C nắm độc quyền về muối và sắt, thực hiện chính sách "chia để trị".
D truyền bá văn hóa truyền thống Ấn Độ ra các khu vực lân cận.
Câu 3 Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ được lập ra bởi người Hồi giáo gốc
A Thổ
B Mông Cổ
C Iran.
D Lưỡng Hà.
Câu 4 Vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ là
A Vương triều Gúp-ta.
B Vương triều Hồi giáo Đêli.
C Vương triều Mô-gôn.
D Vương triều Hác-sa.
Câu 5 Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng dưới thời vua Sa Gia-han là
A Chùa hang A-gian-ta.
B Lăng Ta-giơ Ma-han.
C Lăng mộ vua A-cơ-ba.
Trang 40Câu 7 Một trong những chính sách của vua A-cơ-ba (Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ) là
A cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.
B tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.
C thi hành biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt hà khắc với dân chúng.
D xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.
Câu 8 Nội dung nào sau đây không phải là chính sách thống trị của Vương triều Đêli đối với
nhân dân Ấn Độ?
A truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội.
C thực thi chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước.
D nắm độc quyền về muối và sắt, thực hiện chính sách "chia để trị".
II- MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 9 Nội dung nào dưới đây thể hiện hoàn cảnh ra đời của Vương triều Đêli ở Ấn Độ?
A Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
B Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng
đô ở Đêli.
C Người Hồi giáo đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.
D Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 10 Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là
A Hồi giáo.
B Hinđu giáo.
C Phật giáo.
D Thiên chúa giáo.
Câu 11 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
A Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu.
B Người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ.
C Vương triều Hồi giáo Đêli rút khỏi đất nước Ấn Độ.
D Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố đất nước theo hướng "Ấn Độ hóa".
Câu 12 Nguyên nhân khách quan làm cho Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ?
A Do sự phá sản của Gia-han-ghia và Sa-gia-han.
B Do các hoàng đế trưng tập vào ngân khố nhiều của cải.
C Do xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực gia tăng.
D Do sự xâm lấn của thực dân Anh, làm mất Bom-bay và Ma-đrát.
Câu 13 Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ
A phát triển thịnh vượng.
B trở thành đế quốc phong kiến.
C bị nước ngoài xâm lược.
D bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.
Câu 14 Vương triều nào đã chấm dứt thời kì phân tán loạn lạc của đất nước Ấn Độ (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV)?
A Vương triều Gúp-ta.
B Vương triều Hồi giáo Đêli.
C Vương triều Mô-gôn.
D Vương triều Hác-sa.
Câu 15 Vương triều nào sau đây của tộc người ngoại bang xâm lược và cai trị ở Ấn Độ?
A Vương triều Gúp-ta.
B Vương triều Ma-ga-đa.
C Vương triều Mô-gôn.
D Vương triều Hác-sa.