1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

56 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 ở Moshav Ein yahav Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

NGUYỄN THANH THẢO

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG XỬ LÍ VÀ TUẦN HOÀN NƯỚC TRONG CHẾ BIẾN CHÀ LÀ TẠI PACKING HOUSE 90

MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Niên khóa : 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

NGUYỄN THANH THẢO

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG XỬ LÍ VÀ TUẦN HOÀN NƯỚC TRONG CHẾ BIẾN CHÀ LÀ TẠI PACKING HOUSE 90

MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên sau khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng

Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường đại học, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và trung tâm đào tạo phát triển Quốc tế Đã cho em cơ hội được đi thực tập tại Israel với đề

tài nghiên cứu: “Nghiên cứu hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 - ở moshav Ein-yahav, Arava, Israel”.Kết

thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Môi trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn

luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo, TS Dƣ Ngọc Thành

đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy,

cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 12 năm 2017

Sinh viên Nguyễn Thanh Thảo

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các nguồn thải và phương pháp xử lý 24

Bảng 2.2 Một số thành phần có trong nước thải 25

Bảng 4.1 Lượng nước tuần hoàn sau xử lý 38

Bảng 4.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu trước và sau khi xử lý 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ vùng Arava - Israel 13

Hình 2.2 Quy trình đóng gói 23

Hình 3.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của packing 30

Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến chà làcủa packing Tzur 90 33

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH trước và sau khi xử lý 39

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu COD trước và sau khi xử lý 40

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu BOD5 trước và sau khi xử lý 40

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu TSS trước và sau khi xử lý 41

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTRT : Giảm thiểu rác thải

KSON : Kiểm soátô nhiễm

LHQ : Liên hiệp quốc

PNON : Phòng ngừaô nhiễm

SXSH : Sản xuất sạch hơn

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

Phần 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Cơ sở lí luận 4

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 5

2.2 Khái quát về vùng Arava- Israel 11

2.2.1 Vị trí địa lý 11

2.2.2 Đặc điểm tự nhiên 13

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 14

2.3.1 Xã hội 14

2.3.2.Kinh tế 15

2.4 Một số phương pháp xử lý nước thải 16

2.4.1 Phương pháp cơ học (xử lý bậc 1) 16

2.4.2 Phương pháp sinh học 17

2.4.3 Phương pháp hóa học 19

2.4.4 Phương pháp hóa-lý 19

2.4.5 Phương pháp bậc cao 20

2.4.6 Phương pháp khử trùng 20

Trang 8

2.4.7 Phương pháp xử lý bùn 20

2.5 Tổng quan về công nghệ chế biến và phương pháp xử lí, tuần hoàn nước thải trong chế biến chà là tại packing house 90 22

2.5.1 Công nghệ chế biến, đóng hộp chà là 22

2.5.2 Các nguồn thải và phương pháp xử lý nước thải trong chế biến chà là tại packing Tzur 90 23

2.5.3 Một số thành phần có trong nước thải 25

2.5.4 Đặc điểm của nước thải 26

Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu 28

3.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 29

3.4.3 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo 29

3.4.3 Phương pháp chuyên gia 29

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Giới thiệu về packing 30

4.1.1 Vị trí địa lí và lịch sử hoàn thành 30

4.1.2 Cơ cấu tổ chức của packing 30

4.1.3 Yêu cầu về kiểm soát nhiệt độ trong bảo quản 31

4.1.4 Yêu cầu về bao gói và vật liệu bao gói 31

4.1.5 Vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất 32

4.2 Tìm hiều về sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing 33

Trang 9

4.2.1 Thuyết minh công nghệ 34

4.3 Nguyên lý hoạt động và cơ chế xử lý nước thải của hệ thống 35

4.3.1 Nguyên lý 35

4.3.2 Cơ chế xử lý của hệ thống 37

4.3.3 Khả năng tuần hoàn nước sau xử lý phục vụ sản xuất (đv: m3) 38

4.3.4 Kết quả trước và sau khi xử lý nước thải trong chế biến chà là của packing Tzur 90 39

4.3.5 Hiệu suất xử lý nước thải của hệ thống xử lý trong packing 90 39

4.4 Báo cáo công việc đã làm tại Packing và đề xuất một số vấn đề về sinh viên thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài 41

4.4.1 Báo cáo công việc đã làm tại Packing 41

4.4.2 Đề xuất một số vấn đề về sinh viên thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài 42

Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 10

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo LHQ, đến năm 2050 hơn 40% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước

Do đó, tình hình hiện tại mà nước được coi là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận phải thay đổi Các chính phủ và các tổ chức quốc tế đang tìm kiếm các giải pháp đã được chứng minh và có hiệu quả, tạo ra sự quan tâm đến ngành nước của Israel được coi là một trong những nước tinh vi và hiệu quả nhất trên thế giới Ngành công nghiệp nước ở Israel được đặc trưng bởi một trình độ công nghệ và đổi mới cao Mặc dù, và có lẽ do sự thiếu hụt tự nhiên của lượng mưa và các nguồn nước thích hợp cho việc tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày, Israel đã thành công trong việc biến mình thành siêu cường trong ngành công nghiệp nước Trái với các nước láng giềng trong khu vực cũng phải giải quyết vấn đề thiếu nước, các công dân Israel được hưởng nguồn cung cấp nước uống không đổi và đáng tin cậy và nông dân sẽ được sử dụng nước phù hợp với nhu cầu của họ Việc tạo ra một ngành nước ổn định cho phép các khu vực khác nhau trong Israel (người tiêu dùng, nông dân, công nghiệp và những người khác) tiêu thụ 2,2 tỷ m3 nước mỗi năm, mặc dù lượng mưa trung bình hàng năm trong nước chỉ bằng 1,2 tỷ m3

Sự phát triển của lĩnh vực này đã có thể thực hiện được nhờ tiến bộ và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khử muối, nước phục hồi nông nghiệp, lọc nước, hệ thống vận chuyển nước hiệu quả và giảm lượng nước mất đi trong quá trình vận chuyển Danh tiếng của Israel như là một siêu cường trong lĩnh vực nước, với sự chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp, từ lâu đã được công nhận trên khắp thế giới nhờ phát triển phương pháp irrigatio nhỏ giọt được phát minh ra

ở Israel vào những năm 1960

Ngày nay, Israel cũng được coi là nước dẫn đầu trong lĩnh vực khử muối, tái chế nước, an ninh nước (không gian mạng) và nhiều hơn nữa Các đặc điểm độc đáo của Israel, kết hợp những thách thức trong giải quyết các

Trang 11

vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu nước, cùng với mức độ đổi mới cao, đầu

tư vào nghiên cứu và phát triển các ngành công nghệ cao, đã dẫn tới nhiều phát triển công nghệ trong lĩnh vực nước được sử dụng trong cả hai thị trường địa phương và xuất khẩu sang các nước trên thế giới Các nhà chức trách tại Isarel cũng đã rất thành công trong việc kết nối các mắt xích với nhau như nhà nước với công dân, với doanh nghiệp công nghiệp, với doanh nghiệp nông nghiệp trong vấn để xử lí nước thải và tái tuần hoàn nguồn nước Tại vùng Arava, Isarel, các doanh nghiệp nông nghiệp tại đây đã cho em thấy được sự quan tâm đến nguồn nước của họ là như thế nào trong lĩnh vực nông nghiệp Họ sử dụng, xử lí và tái sử dụng nguồn nước triệt để Bằng cách liên kết các nhà máy chế biến rau quả với nhà máy xử lí nước, cũng như mang lưới nước quốc gia để đưa nước tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín tận dụng triệt để nguồn tài nguyên nước ít ỏi tại đây Farm Tzur 90, Ein yahav, Arava là một nhà máy chế biến rau quả lớn nhất tại đây cũng là một mắt xích

quan trọng trong vòng tuần hoàn nước này

Ở Việt Nam hiện nay, việc liên kết các mắt xích như nhà nước với doanh nghiệp, với người dân còn hạn chế trong vấn đền xử lí và tái tuần hoàn nước Vì nước ta có nguồn nước tự nhiên dồi dào và lượng mưa bình quân hàng năm lớn.Hầu hết các nhà máy chế biến rau củ quả của Việt Nam đều không có hệ thống xử lí và tái tuần hoàn nước đúng tiêu chuẩn Họ thường xây dựng nhà máy cạnh các sông hồ, ao, suối để có thể dẫn bỏ nước thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đặc biệt là nguồn

nước sạch bị ảnh hưởng Chính vị vậy em làm đề tài: “Nghiên cứu hệ thống

xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 - ở Arava, Israel” Là mang tính cấp thiết cho các nhà máy sản xuất rau quả ở

Việt Nam ta Chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lí và sử dụng nguồn nước, tái sử dụng nguồn nước tiên tiến của Israel, để chống lại vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng lan rộng hiện nay

Trang 12

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu, đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tuần hoàn nước và tái

sử dụng nước thải ở moshav Ein-yahav, Israel Đề xuất các biện pháp để xử lý chất thải, nước thải phù hợp với điều kiện của Việt Nam để đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao công tácquản lý môi trường một cách khoa học và bềnvững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát được Packing house 90 - ở Arava, Israel

- Tìm hiều về sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước trong chế biến chà là tại Packing house 90 - ở Arava, Israel

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cơ chế xử lý của hệ thống xử lý và tuần hoàn nước tại Packing house 90 - ở Arava, Israel

1.3 Ý nghĩa của đề tài

 Trong học tập và nghiên cứu khoa học:

- Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cậnvới thực tế và phương pháp quản lý môi trường nước thải trong sản xuất chế biến ở Israel nói riêng và của nước ngoài nói chung để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề

- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo

 Trong thực tiễn:

- Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, chất thải nói chung và nước thải nông nghiệp nói riêng sao cho phù hợp, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao

-Đây có thể là một mô hình quản lí nước thải trong chế biến rau quả

mà nước ta có thể học tập Từ đó đúc kết được các kinh nghiêm, cũng như khúc mắc trong vấn đề xử lí và tái tuần hoàn nước trong chế biến rau quả ở Việt Nam

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Cơ sở lí luận

2.1.1.1 Một số khái niệm

* Môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày

23 tháng 06 năm 2014, định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu

tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”

* Nước thải: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng

của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng

* Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở trường học khác

* Nước thải thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng

nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố

gas hay hố xí

* Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở

những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng

* Tuần hoàn nước: là sự tồn tại và vận động của một lượng nước nhất

định trong một chu trình hoạt động (sinh hoạt, sản xuất… )

*Tái sử dụng nước: Có thể xem như đồng nghĩa với thu hồi nước thải

và tái chế nước thải Trong chu trình nước tự nhiên Trái Đất đã cấp nước tuần hoàn và tái sử dụng nước thải hàng triệu năm Khoảng 100 năm gần đây do nhu cầu con người tăng cao nên hoạt động xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường khá lớn dẫn đến chu trình vòng tuần hoàn nước tự nhiên không kịp khả năng làm sạch nguồn nước nên cần có sự can thiệp của con người

Trang 14

* Tiêu chuẩn môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trườngđã được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

2015, định nghĩa như sau: “Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”

*Phòng ngừa ô nhiễm: Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm

(PNON) thường được sử dụng thay thế nhau Chúng chỉ khác nhau về mặt địa

lý thuật ngữ PNON được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới

*Giảm thiểu rác thải: Khái niệm về giảm thiểu rác thải được đưa vào

năm 1988 bởi Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ GTRT tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác thải bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P và 3R

*Kiểm soát ô nhiễm: Sự khác nhau cơ bản của KSON và SXSH là vấn

đề thời gian KSON là một cách tiếp cận từ phía sau, giống như xử lý cuối đường ống, trong khi sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận từ phía trước, mang tính chất dự đoán và phòng ngừa

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1 Hiện trạng ô nhiễm nước thảitrên Thế giới

Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại Tiến độ ô nhiễm nước phẩn ánh trung thực tiến độ phát triển kỹ nghệ

Ở Anh Quốc: đầu thế kỷ XIX sông Tamise rất sạch Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt

Trang 15

Nước Pháp rộng lớn hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vẫn đề không khác bao nhiêu Dân Pari còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ XVIII Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt nữa, 5000 km sông Pháp bị ô nhiễm mãn tính Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người,

là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạ cháy nhà máy thốc Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn nước ô nhiễm thường xuyên

Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt

nghiêm trọng

2.1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện đang rất báo động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có một phần nguyên nhân rất lớn bởi các nhà máy chế biển rau quả, thực phẩm như nhà mày sản xuất mía đường, nhà máy sản xuất mì chính, nhà mày chế biển rau quả đóng hộp Các dòng nước thải của các nhà máy này đều chứa một lượng lớn protein Khi các dòng nước thải chỉ được xử lí sơ qua hoặc hoàn toàn không được xử lí thải ra môi trường trực tiếp Các dòng chất thải protein này nhanh chóng bị phân hủy cho ra các acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu phát tán ra môi trường xung quanh Ngoài ra trong chất thải này còn có dư lượng hàm lượng chất vô cơ nông nghiệp trong nông sản các chất này sẽ quay về đất gây ra ô nhiễm nguồn đất rất đáng lo ngại

Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp

và đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã sảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng khác nhau

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất cho tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Việc

sử dụng nông dược và phân bón hóa học ngày càng góp thêm phần làm ô nhiễm môi trường nông thôn

Trang 16

Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau Khu công nghiệp Thái nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể Khu công nghiệp Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh taọ ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số

và các đô thị Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ

sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị nước ta

Điều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp, nông nghiệp Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung

Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn

và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước

là vấn đề rất đáng lo ngại , vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không thể thực hiện được Nước thải sau khi qua mạng lưới

Trang 17

cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép, các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu

Từ hiện trạng trên,chúng em đi đến nghiên cứu đề tài này để xử lý nước thải góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm

2.1.2.3 Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại Isarel

Ô nhiễm nước và sông từ dải Gaza

COGAT phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để cho phép hoạt động của WWTP phía Bắc trong dải Gaza vào năm 2017, bao gồm cả việc đẩy nhanh việc lập quy hoạch và xây dựng đường dây điện cho nhà máy xử lý nước thải với sự hỗ trợ của tất cả các cơ quan có liên quan Nói chung, trong việc xem xét phê duyệt việc thành lập cơ sở hạ tầng tại Dải Gaza, COGAT phải xem xét các mối nguy về môi trường và sức khoẻ của ô nhiễm nước giữa Dải Gaza và Israel Vì mục đích này, họ phải thu thập dữ liệu và thông tin và tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn như Bộ Bảo vệ Môi trường,

Cơ quan Quản lý Nước và Bộ Y tế Ngoài ra, trong bối cảnh rủi ro sức khoẻ

mà các công dân Israel phải đối mặt từ cuộc khủng hoảng nước đang ngày càng tồi tệ tại dải Gaza, COGAT và Bộ Y tế phải hợp tác đánh giá rủi ro liên quan đến vấn đề này

Trang 18

Bộ Quốc phòng phải lập ngay kế hoạch nhiều năm bao gồm lịch trình chi tiết và ngân sách để kết nối tất cả các trại của IDF với các cơ sở xử lý nước thải và nước thải trong những năm tới Các khoảng trống dữ liệu bất hợp

lý liên quan đến lượng nước thải của người Palestine được xử lý Cơ quan quản lý nước, Cơ quan quản lý thiên nhiên và vườn quốc gia Israel và Bộ bảo

vệ môi trường phải hợp tác để kiểm tra và chỉnh sửa dữ liệu theo cách có được một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy Trong khuôn khổ này, khả năng lắp đặt đồng hồ nước cung cấp dữ liệu chính xác nhất về số lượng nước thải Palestine được xử lý ở Israel phải được kiểm tra càng sớm càng tốt

Tình trạng ô nhiễm nước giữa Nhà nước Israel và các vùng lãnh thổ của Judea, Samaria và Dải Gaza là mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất đối với môi trường vượt qua Green Line mà Nhà nước Israel đã đối mặt Nó làm hại Israel, nước láng giềng của người láng giềng, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng cuộc sống Do tình hình địa chính trị ở Judea và Samaria và Dải Gaza, vấn đề này cũng ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và tình hình an ninh của Israel trên toàn thế giới Chính phủ Israel chưa xây dựng chính sách quản lý môi trường xuyên biên giới với các nước láng giềng, bao gồm cả trong lĩnh vực nước, và không có chính sách liên quan đến những mối nguy hiểm vượt qua Green Line và biên giới với Dải Gaza Ngoài ra, chính phủ không xác định một thực thể duy nhất có tầm nhìn tổng thể để dẫn dắt vấn đề này Vì vậy, trong nhiều năm, các giải pháp cho các mối nguy về môi trường đang diễn ra trầm trọng, đôi khi vi phạm pháp luật và gây hại cho sức khoẻ cộng đồng và các lợi ích chính trị quan trọng của Israel

Thông tin này phản ánh bức tranh ảm đạm về hoạt động của các cơ quan chính phủ và hành vi của họ về ô nhiễm nguồn nước giữa Israel và Judea, Samaria và Dải Gaza Có một loạt các thất bại và rào cản chức năng: việc ngưng hoạt động của Ủy ban Nước Liên hợp; Các rào cản để thúc đẩy và khởi xướng các dự án với các tổ chức quốc tế; Điểm yếu trong phối hợp hoạt

Trang 19

động giữa các cơ quan chính phủ; Mức độ tham gia thấp của khu vực chính trị vào vấn đề và không đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng; Hành vi không dựa trên các chương trình xác định mục đích và thời gian biểu để giải quyết các vấn đề khác nhau

Những sự cố và chướng ngại này có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và làm trầm trọng thêm một loạt các mối nguy hiểm, tổn hại, môi trường và các vấn đề khác ở cả hai bên của Green Line, những điểm nổi bật là: Dòng suối Sharon - suối Alexander và suối Nablus; Ô nhiễm sông Hebron; Ô nhiễm dòng suối Michmash, Prat và Qelt; và ô nhiễm biển và suối từ Dải Gaza Các cơ quan chính phủ - ICA, COGAT, Cơ quan Cấp nước, Bộ Bảo vệ Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Bộ Hợp tác Khu vực - cũng như chính quyền địa phương và các công ty nước liên quan phải hành động, trong lĩnh vực của mình, để sửa các khuyết tật như được mô tả chi tiết trong báo cáo này

Tuy nhiên, ngoài hành động cần thiết của từng yếu tố nêu trên, kết quả của báo cáo này đòi hỏi một hành động có tính hệ thống sẽ dẫn đến việc xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện sẽ đảm bảo giảm đáng kể mức độ ô nhiễm và thiệt hại trong những năm tới và càng sớm càng tốt Với tính phức tạp của chủ đề và vô số các nhân tố liên quan, cần phải có sự điều phối, hợp tác giữa các bên và hội nhập công việc của họ Văn phòng Kiểm soát Nhà nước khuyến cáo rằng chính phủ thành lập một nhóm liên bộ, cùng với các bộ của chính phủ và các cơ quan liên quan, do một bộ của chính phủ lãnh đạo, dẫn dắt nhân viên làm việc về quản lý môi trường xuyên biên giới;

Việc khắc phục những thiếu sót và thực hiện các khuyến nghị trong báo cáo này sẽ là một bước quan trọng trong việc giảm ô nhiễm nguồn nước giữa Israel, Judea, Samaria và Dải Gaza và khuyến khích các dự án về bảo vệ môi trường, sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khu vực, trong khi khai thác các thực thể quốc tế có liên quan để hỗ trợ quảng bá các chủ đề này

Trang 20

Báo cáo đầy đủ (bằng tiếng Do Thái) có thể được đọc tại trang web của Kiểm soát viên Nhà nước; xem trang 1.481 cho các vấn đề nước xuyên biên giới

2.2 Khái quát về vùng Arava- Israel

2.2.1.Vị trí địa lý

Israel một quốc gia nhỏ, hẹp, bán khô hạn ở Tây Á nằm trên bờ biển phía đông của Địa Trung Hải Phía bắc giáp với Lebanon, phía đông bắc giáp với Syria, phía đông giáp với Jordan và phía tây nam giáp với Ai Cập Israel

có các đặc điểm địa lý đa dạng trong khu vực tương đối nhỏ, bên cạnh đó là

Bờ Tây ở phía đông và dải Gaza tới tây nam.Các điều kiện khu vực thay đổi đáng kể, với mùa hè ẩm ướt và mùa đông ôn hòa ở bờ biển; mùa hè khô và mùa đông lạnh giá ở vùng đồi núi (bao gồm cả Jerusalem), mùa hè khô nóng

và mùa đông dễ chịu trong Thung lũng Jordan; và các điều kiện nửa sa mạc quanh năm ở Negev Mặc dù thực tế là hơn một nửa diện tích đất đai là sa mạc, khí hậu và thiếu nguồn tài nguyên nước không thích hợp cho nông nghiệp, nhưng Israel lại là nước xuất khẩu sản phẩm tươi sống và là nhà tiên phong trong công nghệ nông nghiệp

Trung ương Arava là một khu vực ở miền Nam Israel được biết là khu vực xa nhất và xa xôi nhất trong cả nước Đây là một phần của rạn nứt của Syria-Châu Phi và nằm cách nửa giữa Biển Chết và Biển Đỏ và phần lớn khu vực này nằm dưới mực nước biển, khoảng 130 km từ trung tâm đô thị gần nhất (Eilat ở phía Nam hoặc Beer-Sheva ở phía Bắc).Ngày nay, Arava là một trong những vùng nông nghiệp hàng đầu của Israel với 6% đất của Israel và chỉ có 0,04% dân số của đất nước Hơn 60% rau củ và cây trồng của đất nước này được trồng ở Arava, trong đó 90% dưa được xuất khẩu từ đó Hầu hết nông dân trong vùng vẫn phụ thuộc vào ớt, trong khi những người khác đang bắt đầu trồng nhiều loại cây trồng khác nhau ngày tháng như nho, xoài, guava, bưởi, đu

đủ, lựu, hoa, zucchinis, cà tím, dưa, hành, cà chua, và cà chua anh đào

Trang 21

Hội đồng vùng Trung Arava được thành lập vào năm 1978 Khu vực thuộc thẩm quyền của Hội đồng là 371.000 mẫu Anh (1,5 triệu Dunam), hay 6% đất của Israel Nó bao gồm bảy cộng đồng Năm cộng đồng nông nghiệp (Moshavim): Idan, Hatzeva, Ein-Yahav, Tzofar và Paran

Giới thiệu Moshav Ein-yahav

Ein Yahav là 1 trong các Moshav ở Israel, nằm dưới 100m so với mực nước biển, cách Hatzeva 12 km về phía Nam và nằm ở giữa suối Yahav và Nikrot Ein-Yahav là moshav nông nghiệp lâu đời nhất ở vùng Trung Arava với khoảng 165 gia đình và 650 cư dân Mỗi gia đình của nông dân có khoảng

45 dunam (45,000m2) đất canh tác Các loại cây trồng chính là ớt, chà là, dưa hấu, dưa lưới, bí ngòi, hoa, cà chua để xuất khẩu Moshav tổng cộng sản xuất khoảng 34.000 tấn ớt, dưa hấu, dưa vàng, cà chua và các loại rau khác

Đặc biệt cánh đồng chà là ở Moshav này đã tận dụng được nước thải sinh hoạt để dùng cho tưới tiêu thay vì sử dụng nước sạch

Trang 22

Hình 2.1 Bản đồ vùng Arava- Israel 2.2.2 Đặc điểm tự nhiên

Israel nằm giữa 29° -33° bắc của đường xích đạo, được mô tả là một vùng cận nhiệt đới, giữa vùng ôn đới và vùng nhiệt đới Các vùng phía Bắc và duyên hải của Israel cho thấy khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè nóng và khô và mùa đông mát mẻ mùa mưa Trường hợp như các khu vực phía nam và phía đông của Israel được đặc trưng bởi một khí hậu khô cằn

Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến đầu tháng 5, và lượng mưa đạt đỉnh trong tháng 12 đến tháng 2 Lượng mưa thay đổi đáng kể theo vùng từ Bắc vào Nam Lượng mưa lớn nhất được quan sát ở miền Bắc và khu vực trung tâm của đất nước và giảm ở phần phía nam của Israel, từ sa mạc Negev đến Eilat, nơi lượng mưa không đáng kể

Trang 23

Tuyết rơi dày chỉ ở phần phía Bắc trên đỉnh núi Hermon từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Còn ở những địa điểm khác trên đất nước này thì hiếm khi có thể nhìn thấy tuyết

Trung ương Arava là một món tráng miệng khô cằn với sự thay đổi khí hậu sắc nét và điều kiện địa hình khắc nghiệt, với chỉ khoảng 30 mm lượng mưa hàng năm Vào mùa hè nhiệt độ thường xuyên vượt quá 40°C, trong khi

độ ẩm khá thấp Nhiệt độ mùa đông hầu như nhẹ

Hầu hết các ngày đều sáng với bức xạ cao và không có đám mây Arava nằm ở thung lũng Rift của Dead Sea tạo ra các điều kiện khí hậu sa mạc khác với các khu vực khác của Israel Mùa hè dài với nhiệt độ trung bình

là 40 độ trong ngày và 25 độ vào ban đêm Ngủ mùa đông, nhiệt độ trung bình 25 độ trong ngày và đêm lạnh đến dưới 0

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.1 Xã hội

Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới của nước Jishisha với dân số khoảng 7,5 triệu người, trong đó khoảng 5,7 triệu người Do thái Nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất là phân đoạn được mệnh danh là công dân Ả rập của Israel, trong khi các nhóm tôn giáo thiểu số bao gồm người Hồi giáo, Kitô hữu, Druze, Samaritan

Israel là quê hương của hai loại cộng đồng nông nghiệp độc đáo, là kibbutz và moshav, được phát triển bởi người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đã di dân đến đất nước này và bắt tay vào một doanh nghiệp tiên phong Phần lớn nền nông nghiệp của Israel dựa trên các nguyên tắc hợp tác phát triển vào đầu thế kỷ XX Hai hình thức độc đáo của các khu định cư nông nghiệp; Kibbutz, cộng đồng tập thể, trong đó các phương tiện sản xuất thuộc

sở hữu của cộng đồng và công việc của mỗi thành viên đều có lợi; Và moshav, một ngôi làng nông nghiệp, nơi mỗi gia đình duy trì gia đình và làm việc trong vùng đất của mình, trong khi mua bán và tiếp thị được tiến hành

Trang 24

hợp tác Cả hai cộng đồng này đều cung cấp phương tiện không chỉ để thực hiện giấc mơ của những người tiên phong để có các cộng đồng nông thôn dựa trên bình đẳng xã hội, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau mà còn để đạt được sản lượng nông nghiệp bằng phương tiện hiệu quả Ngày nay, giữa kibbutzim và moshavim, 76% sản phẩm tươi của cả nước được sản xuất, cũng như nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến

2.3.2.Kinh tế

Israel là nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng cây trồng của đất nước này

Nông nghiệp ở Israel là một ngành công nghiệp phát triển cao: Israel là nước xuất khẩu sản phẩm tươi sống và là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp mặc dù địa lý của Israel không có lợi cho nông nghiệp Hơn một nửa diện tích đất đai là sa mạc, khí hậu và thiếu nguồn nước không có lợi cho nông nghiệp Chỉ có 20% diện tích đất canh tác tự nhiên Nông nghiệp hiện nay chiếm 2,5% GDP và 3,6% xuất khẩu Trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% lực lượng lao động, Israel sản xuất 95% nhu cầu lương thực của chính mình, bổ sung cho việc này với việc nhập khẩu ngũ cốc, hạt có dầu, thịt, cà phê, ca cao và đường

Một trong những khía cạnh tuyệt vời của Arava, thung lũng dài và dài của Israel giữa Biển Chết và Eilat là mặc dù chủ yếu là sa mạc, 90% dân cư của nó là nông dân thành công!

Nông dân Arava đã lấy những gì mà họ đã xử lý - đất nước mặn và nước và nắng nóng - và làm việc với nó, sản xuất, trong số các loại cây trồng khác, ớt, chà là, cà chua, dưa hấu, hoa, nho, cá… Chất dinh dưỡng và lượng nước chính xác được phân phối bằng công nghệ máy tính thậm chí có thể tái chế nước tưới Cây trồng trên đồng ruộng được trồng trong cả nước bao gồm lúa mì, lúa miến và ngô Trên 215.000 ha đất, các loại cây trồng này được trồng, trong đó 156.000 ha là vụ đông

Trang 25

Trái cây và rau được trồng bao gồm cam quýt, bơ, quả Kiwi và xoài từ các vườn cây nằm trên đồng bằng Mediterraneancoastal Cà chua, dưa chuột,

ớt và dưa chuột được trồng phổ biến trên cả nước, trong khi dưa hấu được trồng trong những tháng mùa đông ở các thung lũng Các vùng cận nhiệt đới trong cả nước sản xuất chuối và ngày, trong khi ở các hẻm núi phía Bắc, quả

lê và quả anh đào được trồng Hơn nữa, cây nho được tìm thấy trên khắp đất nước, vì ngành công nghiệp rượu vang của đất nước đã phát triển vượt bậc

Không chỉ sản xuất ra được các loại rau, quả đạt chất lượng để xuất khẩu mà Israel còn sản xuất ra được một lượng lớn hoa để xuất khẩu Xuất khẩu hoa trong năm 2000 vượt quá 50 triệu USD Các loài hoa phổ biến nhất

là hoa cát tường, tiếp theo là hoa hồng được trồng trên 214 héc-ta đất, hoa lily

 Song chắn rác được ứng dụng để loại bỏ khỏi nước thải các loại rác

và các tạp chất có kích thước lớn hơn 5mm.Đối với các tạp chất nhỏ hơn

thường sử dụng các loại lưới lược rác với nhiều cỡ mắc lưới khác nhau

 Bể lắng cát được thiết kế nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ mà chủ yếu

là cát có trongnước thải

 Bể tách dầu mỡ thường được ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp có chứa dầu mỡ, các chất nhẹ hơn nước và các dạng nước thải khác Đối với các dạng nước thải khác, do hàm lượng dầu mỡ không lớn nên có thể tách chúng ngay ở bể lắng đợt I nhờ các thanh gạt thu hồi dầu mỡ, chất nổi

trên bề mặt bể lắng

Trang 26

 Bể điều hòa thường được ứng dụng để điều hòa lưu lượng và nồng

độ các chất ônhiễm trong nước thải công nghiệp

 Bể lắng có nhiệm vụ tách các chất lơ lững còn lại trong nước thải (sau khi qua bể lắng cát) có tỷ trọng hơn hoặc nhỏ hơn tỷ trọng của nước.Thông thường bể lắng có 3 loại chủ yếu: bể lắng ngang, bể lắng đứng và

bể lắng ly tâm Ngoài ra còn có một số bể lắng khác như bể lắng nghiêng, bể

lắng xoáy được thiết kế nhằm tăng cường hiệu quả lắng

 Bể lọc được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước nhỏ

và được lọc qua lớp vật liệu lọc hoặc lưới lọc, màn lọc chuyên dụng Bể lọc thường được ứng dụng trong xử lý nước thải của một số ngành công nghiệp hoặc xử lý bổ sung sau giai đoạn xử lý sinh học

Đối với nước thải đô thị và nhiều loại nước thải công nghiệp khác nhau,xử lý cơ học là một quá trình hầu như không thể thiếu trong các hệ thông xử lý nước thải Nó có thể lọai bỏ đến 60% các chất không tan và hàm lượng NOS (BOD)có thể giảm 20÷30%

Để tăng hiệu suất công tác của xử lý cơ học có thể ứng dụng các biện pháp kích thích quá trình lắng như làm thoáng và đông tụ sinh học Quá trình làm thoáng thường được thực hiện ở mương, máng dẫn nước thải vào bể lắng đợt I hoặc ở trong công trình riêng biệt Bể làm thoáng được đặt trước bể lắng Hiệu suất lắng đạt đến 60% so với 40÷50% khi không có làm thoáng

2.4.2 Phương pháp sinh học

Bản chất của phương pháp sinh học trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần trong ô nhiễm nước thải

Phân hủy các hợp chất hữu cơ ở dạng hòa tan, dạng keo, phân tán nhỏ nhờ sự hoạt động của vi sinh vật Có 2 cách phân loại:

 Xử lý hiếu khí: ứng dụng cho xử lý nước thải có hàm lượng BOD5 thấp

Trang 27

 Xử lý hiếu khí: ứng dụng cho xử lý nước thải có hàm lượng BOD5

cao >1000mg/l

Tùy theo cách cung cấp oxy mà quá trình xử lý sinh học hiếu khí được chia làm 2 loại:

 Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên (oxy được cung cấp

từ không khí tự nhiên, do quang hợp của tảo và thực vật nước) với các công trình như: cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh học,…

 Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo (oxy được cung cấp bởi các thiết bị sục khí cưỡng bức, thiết bị khuấy trộn cơ giới,…) với các quá trình, công trình tương ứng như sau:

Quá trình vi sinh vật lơ lửng (quá trình bùn hoạt tính):

Bể bùn hoạt tính thổi khí (Aerotank)

Mương oxy hóa

Hồ sinh học

Quá trình vi sinh vật dính bám (quá trình màng vi sinh vật):

Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Biophin)

Bể lọc sinh học cao tải

Tháp lọc sinh học

Bể lọc sinh học tiếp xúc dạng đĩa quay (RBC): công trình này còn cho phép kết hợp xử lý nito và phôtpho trong nước thải (xử lý bậc cao)

Quá trình vi sinh vật kết hợp bể sinh học hiếu khí tiếp xúc

Hiệu quả xử lý của quá trình xử lý sinh học nhân tạo có thể đạt 90-95% theo NOS (BOD)

Trong kỹ thuật xử lý nước thải, xử lý sinh học thường được tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học

Trong xử lý sinh học sinh khối bùn hoạt tính tăng lên liên tục và đồng thời các lớp màng VSV luôn được tách ra khỏi các vật liệu lọc, do đó phải loại bỏ chúng ra khỏi nước thải ở bể lắng II

Trang 28

Tuy giai đoạn xử lý sinh học nhân tạo đạt hiệu quả khá cao nhưng cũng không loại bỏ hết các vi trùng trong nước thải, do vậy cần thực hiện giai đoạn khử trùng trước khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

2.4.3 Phương pháp hóa học

Thực chất của phương pháp xử lý hóa học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được

sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín Dựa trên các phản ứng hóa học gồm có các phương pháp xử lý sau:

 Trung hòa

 Oxy hóa - khử

 Điện hóa phân hủy các chất độc hại…

2.4.4 Phương pháp hóa-lý

Xử lý hóa lý là một trong những phương pháp thông dụng trong xử

lý nước thải công nghiệp.Nó có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý kết hợp với xử lý cơ học, sinh học, hóa học trong dây chuyền công nghệ xử

 Tuyển nổi là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với

bề mặt phân chia của 2 pha: khí-nước và hình thành hỗn hợp “hạt rắn-bọt khí” nổi lên trên mặt nước và được loại bỏ đi

Ngày đăng: 31/08/2018, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w