1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Cau hoi ly thuyet mon Ke toan tai chinh - on thi CPA

61 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

Chủ đề 1Pháp luật kế toánCâu 1 Hãy trình bày các yêu cầu và nguyên tắc kế toán được đề cập trong luật kế toán VN năm 2015?Điều 4. Nhiệm vụ kế toán1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Trang 1

CÂU HỎI LÝ THUYẾT MÔN KẾ TOÁN Chủ đề 1-Pháp luật kế toán

Câu 1/ Hãy trình bày các yêu cầu và nguyên tắc kế toán được đề cập trong luật kế toán VN năm 2015?

Điều 4 Nhiệm vụ kế toán

1 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán,theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

2 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm traviệc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi viphạm pháp luật về tài chính, kế toán

3 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầuquản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

4 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Điều 5 Yêu cầu kế toán

1 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán vàbáo cáo tài chính

2 Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

3 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

4 Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị củanghiệp vụ kinh tế, tài chính

5 Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúchoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu

kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước

6 Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh,kiểm chứng được

Điều 6 Nguyên tắc kế toán

1 Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Sau ghi nhận ban đầu,đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường

và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lýtại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính

2 Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kếtoán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toánphải giải trình trong báo cáo tài chính

3 Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kếtoán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

4 Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịpthời Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quyđịnh tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này

5 Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chimột cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kếtoán

6 Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giaodịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch

7 Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việcthực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lụcngân sách nhà nước

Câu 2/ Trình bày các quy định về kỳ kế toán theo pháp luật kế toán VN?

Điều 12 Kỳ kế toán

1 Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dươnglịch Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn

1

Trang 2

theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của thángcuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;

b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của thángcuối quý;

c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng

2 Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:

a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ

kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán

có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này

3 Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giảithể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kếtoán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết địnhchia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạtđộng, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực

4 Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó đểtính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắnhơn 15 tháng

Câu 3/ Các hành vi bị cấm theo luật kế toán VN hiện hành?

5 Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền

6 Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán khôngđúng với quy định của Luật này

7 Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủquỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu

8 Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điềukiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này

9 Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hànhnghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức

10 Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tàichính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán

11 Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhdịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luậtnày

12 Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể

từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ

Trang 3

15 Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng trong hoạt động kế toán.

Câu 4/ Các quy định về lập và ký chứng từ kế toán theo luật kế toán hiện hành?

Điều 18 Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

1 Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lậpchứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

2 Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trênmẫu Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kếtoán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này

3 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩyxóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗtrống phải gạch chéo Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai

4 Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kếtoán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau

5 Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm

về nội dung của chứng từ kế toán

6 Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17,khoản 1 và khoản 2 Điều này Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41của Luật này Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thìphải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưutrữ

Điều 19 Ký chứng từ kế toán

1 Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ Chữ ký trên chứng

từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai Không được ký chứng từ kế toán bằng mựcmàu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thốngnhất Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chínhphủ

2 Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của ngườiký

3 Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc ngườiđược ủy quyền ký trước khi thực hiện Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theotừng liên

4 Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trênchứng từ bằng giấy

Câu 5/ Trình bày các quy định về mở sổ, ghi sổ và khóa sổ và chữa sổ kế toán theo quy định của luật kế toán hiện hành?

Điều 26 Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán

1 Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toánphải mở từ ngày thành lập

2 Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán

3 Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ Thông tin, số liệughi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán

4 Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính Thôngtin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán củanăm trước liền kề Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ

5 Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trênhoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trangphải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển

số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp

6 Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trongcác trường hợp khác theo quy định của pháp luật

3

Trang 4

7 Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử Trường hợp ghi sổ kế toán bằngphương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và cáckhoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiệnđiện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vàolưu trữ Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tửthì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạnlưu trữ.

Điều 27 Sửa chữa sổ kế toán

1 Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghisai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên

và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đóghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng

2 Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơquan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó

3 Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quannhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyếtminh về việc sửa chữa này

4 Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theophương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này

Câu 6/ Trình bày các quy định về đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý?

Điều 28 Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý

1 Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳlập báo cáo tài chính gồm:

a) Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trịhợp lý;

b) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;

c) Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩnmực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý

2 Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực.Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phảitrả được ghi nhận theo giá gốc

3 Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trịhợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý

Câu 7/ Trình bày các quy định về bảo lưu, lưu trữ tài liệu kế toán theo luật kế toán hiện hành?

Điều 41 Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1 Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng vàlưu trữ

2 Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.

4

Trang 5

3 Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán nămhoặc kết thúc công việc kế toán.

4 Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tàiliệu kế toán

5 Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cảchứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, anninh, quốc phòng

6 Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.

Câu 7/ Trình bày các quy định về nơi lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật về

kế toán hiện hành?

Điều 40 luật kế toán

Theo điều 29 Nghị đinh 129/NĐ-CP năm 2003:

Điều 29 Nơi lưu trữ tài liệu kế toán

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, nơi lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:

1 Tài liệu kế toán của đơn vị kế toán nào được lưu trữ tại kho của đơn vị kế toán đó Kho lưutrữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữtheo quy định của pháp luật Đơn vị kế toán có thể thuê tổ chức lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kếtoán trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên

2 Tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và Văn phòng đạidiện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong thời gian hoạt động tại Việt Namtheo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập được cấp, phải được lưu trữ tại đơn vị kế toántrong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, chi nhánh và Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam kếtthúc hoạt động tại Việt Nam thì tài liệu kế toán được lưu trữ tại nơi theo quyết định của người đạidiện theo pháp luật của đơn vị kế toán

3 Tài liệu kế toán của đơn vị giải thể, phá sản bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toánnăm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể, phá sản đượclưu trữ tại nơi theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

4 Tài liệu kế toán của đơn vị cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu, bao gồm tài liệu kếtoán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến cổphần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu được lưu trữ tại đơn vị kế toán là chủ sở hữu mới hoặc lưutrữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá, chuyển đổi hìnhthức sở hữu

5 Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các đơn vịđược chia, tách thành hai hay nhiều đơn vị mới: nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kếtoán mới thì phân chia và lưu trữ tại đơn vị mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưutrữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền quyết định chia, tách đơn vị Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các đơn

vị kế toán mới chia, tách

6 Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toánliên quan đến sáp nhập các đơn vị kế toán thì lưu trữ tại đơn vị nhận sáp nhập

7 Tài liệu kế toán về an ninh, quốc phòng phải đưa vào lưu trữ theo quy định của pháp luật

Câu 8/ Trình bày các quy định về bổ nhiệm và bãi miễn nhiệm kế toán trưởng?

5

Trang 6

Tiêu chuẩn của Kế toán trưởng

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật và cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp

vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 nămđối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng

Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2004

Điều 37 Bố trí, bãi miễn kế toán trưởng

Căn cứ khoản 2 Điều 48 của Luật Kế toán, việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng được quy định nhưsau:

1 Tất cả các đơn vị kế toán quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này đều phải bố trí người làm kếtoán trưởng, trừ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinhdoanh cá thể và tổ hợp tác quy định tại điểm h, k khoản 1 Điều 2 của Nghị định này không bắt buộcphải bố trí người làm kế toán trưởng mà được phép cử người phụ trách kế toán

2 Khi thành lập đơn vị kế toán phải bố trí ngayngười làm kế toán trưởng Trường hợp khuyết kếtoán trưởng thì cấp có thẩm quyền phải bố trí ngay kế toán trưởng mới Trường hợp chưa cóngười có đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toánhoặc thuê kế toán trưởng Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kếtoán trong thời hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng

3 Việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loạihình doanh nghiệp

4 Khi thay đổi kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàngiao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởng mới, đồng thời thôngbáo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết

họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng mới Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việclàm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc Kế toán trưởng cũ vẫn phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách

6

Trang 7

Chủ đề 2-Các nguyên tắc kế toán, trình bày BCTC

Câu 11/ Trình bày nguyên tắc kế toán cơ bản được quy định trong chuẩn mực kế toán VN số 01? Cho ví dụ minh họa với 1 nguyên tắc?

- Minh họa nguyên tắc giá gốc bằng 1 tình huống tăng TSCĐ or hàng tồn kho với số liệu cụ thể để tính giá gốc

- Minh họa nguyên tắc phù hợp với việc ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán trong cùng kì kế toán?

- Minh họa nguyên tắc trọng yếu với ví dụ phân bổ CCDC: Nếu GT nhỏ ghi nhận ngay trong kỳ xuất dùng, nếu GT lớn thì phân bổ cho nhiều kì kế toán….

Các nguyên tắc kế toán cơ bản

Cơ sở dồn tích

03 Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Hoạt động Liên tục

04 Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệpkhông có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy

mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tàichính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Giá gốc

05 Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

Phù hợp

06 Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Nhất quán

07 Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Thận trọng

08 Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trongcác điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

Trọng yếu

09 Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xáccủa thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết địnhkinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chấtcủa thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thôngtin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính

Câu 12/ Các yếu tố phản ảnh tình hình tài chính của DN trên BCTC bao gồm các yếu tố nào? Định nghĩa và điều kiện ghi nhận các yếu tố này?

Tình hình tài chính

7

Trang 8

18 Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Những yếu tố này được định nghĩa như sau:

a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua

mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả

Ghi nhận tài sản

40 Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thuđược lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy

41 Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn

sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh

Ghi nhận nợ phải trả

42 Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy

Câu 13/ Các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh của DN trên BCTC gồm các yếu tố nào? Định nghĩa và điều kiện ghi nhận các yếu tố?

31 Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:

a/ Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu

b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác

43 Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thuđược lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả

và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy

Ghi nhận chi phí

44 Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đếnviệc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tincậy

Câu 14/ Trình bày các nguyên tắc lập và trình bày BCTC của DN theo VAS 21? Cho vd minh họa 1 nguyên tắc.

NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục

16 Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

8

Trang 9

b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

20 Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lýlớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng Khi có thay đổi, thì doanh nghiệpphải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Trọng yếu và tập hợp

21 Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng

22 Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tínhchất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị củakhoản mục là rất lớn Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ

23 Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

24 Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu

Bù trừ

25 Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ

26 Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:

a) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc

b) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của đoạn 21

27 Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối

kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ

9

Trang 10

không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

28 Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịchkhác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí

có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó Chẳng hạn như :

a) Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản;

b) Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng;

29 Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếuquy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”

Có thể so sánh

30 Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại

31 Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phảiphân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu đượcthực hiện

32 Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại,như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thựchiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tínhchất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh.Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán"đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trongtrường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước

Câu 16/ Trình bày nguyên tắc phân loại TS, nợ NH và DH theo VAS 21?

Phân biệt tài sản (hoặc nợ phải trả) ngắn hạn, dài hạn

37 Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần

Tài sản ngắn hạn, dài hạn

40 Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào

42 Tài sản dài hạn gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác

Nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn

44 Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:

10

Trang 11

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặcb) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Câu 17/ Trình bày ND chủ yếu của các luồng tiền trên CF theo quy đinh của VAS 24?

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

08 Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo

ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:

(a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;

(b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);

(c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;

(d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp ;

(đ) Tiền chi trả lãi vay;

(e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

(g) Tiền thu do được hoàn thuế;

(h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;

(i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;

(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế

09 Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

10 Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:

(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình;

(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác;

(c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các

tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;

(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;

(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại;

(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua

vì mục đích thương mại;

(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được

Luồng tiền từ hoạt động tài chính

11 Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy

mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:

(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;

(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành;

(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;

(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;

(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;

(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

11

Trang 12

Câu 18/ So sánh pp trực tiếp và gián tiếp trong lập luồng tiền từ HĐKD thuộc CF?

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

16 Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:

(a) Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và cácluồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:

- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp

- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;

+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

(b) Phương pháp gián tiếp: Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:

- Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;

- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);

- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư

Chủ để 3: Các giao dịch có gốc ngoại tệ

12

Trang 13

Câu 19: Thế nào là GĐ có gốc ngoại tệ? Quy định áp dụng về tỷ giá hối đoái ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập BCĐKT của VAS 10?

Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

(a) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;

(b) Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;(c) Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;

(d) Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ;(e) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác

Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch

Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán:

(a) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

(b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;

(c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý

Câu 20: Trình bày quy định xử lý CLTG hối đối theo VAS 10?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập,chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trongthời gian tối đa là 5 năm

(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính

sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoáiquy định trong đoạn 12c, 14, 16

(c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay,

nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giaodịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong

kỳ đó Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán

Câu 21: Thế nào là hoạt động nước ngoài không thể tách rời và cơ sở nước ngoài? Quy định chuyển đổi BCTC của cơ sở nước ngoài để tổng hợp vào BCTC của DN?

Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo những quy định sau:

a) Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

b) Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch Trường hợp báo cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

13

Trang 14

c) Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài

để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải được phân loại như là vốn chủ

sở hữu của doanh nghiệp báo cáo cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó

Trang 15

(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

Câu 23: Giá gốc HTK bao gồm những ND gì? Các khoảng không tính vào giá gốc HTK?

05 Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Chi phí mua

06 Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vậnchuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Chi phí chế biến

07 Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà

xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

08 Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức côngsuất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

09 Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian màchi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính

15

Trang 16

Chi phí liên quan trực tiếp khác

10 Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

11 Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

(c) Chi phí bán hàng;

(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp

Câu 24: Trình bày ND pp tính giá HTK “Nhập trước – xuất trước”? Đặc điểm của pp nhập trước xuất trước đối với tính giá vật liệu?

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được muahoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Đặc điểm:

- Cho phép tính giá HTK thường xuyên gắn với từng nghiệp vụ phát sinh

- Dựa trên giả định về tình hình luân chuyển HTK dẫn đến hình thành nguyên tắc giá gốc

- Có xu hướng sử dụng các đơn giá HTK trong quá khứ để tính giá vốn xuất kho

Câu 25: Trình bày ND pp nhập trước xuất trước trong đánh giá HTK là vật liệu? So sánh việc

áp dụng pp này theo hệ thống kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ? Cho vd minh họa trong TH áp dụng pp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được muahoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

So sánh sự khác biệt về trình tự tính giá…

Câu 26: Trình bày nguyên tắc xác định giá gốc của thành phẩm sản xuất hoàn thành, nhập kho? Cho ví dụ minh họa tính giá gốc của thành phẩm trong TH DN sản xuất thấp hơn công suất hoạt động bình thường?

Chi phí mua

06 Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vậnchuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên Tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốcquy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”

- Giá gốc hàng hoá mua vào bao gồm giá mua theo hoá đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (Nếu không được khấu trừ) và các chi phí phát sinhtrong quá trình thu mua, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp

- Hàng hoá mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộcđối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá gốc của hàng hoá mua vàođược phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT

16

Trang 17

- Hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thì giá gốc hàng hoá mua vàođược phản ánh theo tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).

Ví dụ: tự cho

Đối với hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

- Nếu mua hàng trực tiếp nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561) (Giá mua cộng (+) Thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

- Trường hợp hàng mua nhập khẩu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561) (Giá mua cộng (+) Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệthàng nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 27: Trình bày ngtac xđ giá gốc của thành phẩm sx hoàn thành, nhập kho Cho vd.

Chi phí chế biến

07 Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà

xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Vd: tự cho

Câu 28: Trình bày quy định về chi phí sản xuất chung theo VAS 02? PP kế toán CP SXC? Cho ví dụ mình họa xử lý CP SXC CĐ trong TH DN hoạt động thấp hơn công suất bình thường?

3 Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại:Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:

3.1 Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thayđổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, vàchi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩmđược dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượngsản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mứccông suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốnhàng bán trong kỳ

3.2 Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổitrực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệugián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chiphí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

3 Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng (Trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên):

17

Trang 18

- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng choquản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận,

tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận,

tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Câu 29: Thế nào là giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK? Các quy định về xác định GTT có thể thực hiện được theo VAS 02? Cho ví dụ, định khoản.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

19 Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt

20 Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá

cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các

sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính

21 Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính

22 Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng

23 Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ

kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được)

Câu 30: Trình bày trình tự kế toán trong các trường hợp mua ngoài NVL?

I Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1 Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho và cácchứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:

18

Trang 19

- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịuthuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111, 112, 141, 331, (Tổng giá thanh toán)

- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịuthuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụkhông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án,ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 141, 311, 331, (tổng giá thanh toán)

2 Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghigiảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế đượchưởng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

3 Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúngquy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toánphản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

4 Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệuchưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang điđường”

4.1 Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho để ghi vào Tài khoản

152 “Nguyên liệu, vật liệu”

4.2 Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hoá đơn (Trườnghợp nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:

Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Có các TK 111, 112, 141,

Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhậpkho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường

5 Khi trả tiền kho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấuthanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán)

6 Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:

- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốcnguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thể nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

- Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án (kếtoán phản ánh giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGThàng nhập khẩu), ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)

19

Trang 20

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặcbiệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

7 Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về khodoanh nghiệp, trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,

Câu 31: Trình bày trình tự kế toán xuất dùng công cụ dụng cụ?

6 Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh:

6.1 Nếu giá trị công cụ, dụng cụ không lớn, tính vào sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và có thời gian sửdụng dưới một năm)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Câu 32: Trình bày trình tự kế toán đem vật tư hàng hóa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát?

Xuất hàng hoá đưa đi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

a Khi xuất hàng hoá đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của hànghoá)

Câu 33: So sánh pp hạch toán trao đổi HTK tương tự và không tương tự?

Giổng trao đổi TSCĐ HH (VH)

20

Trang 21

Câu 34: Trình bày trình tự kế toán chuyển BĐS đtư thành HH BĐS; phát sinh chi phí nâng cấp trước khi bán; bán BĐS nâng cấp?

Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết địnhsửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán:

- Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (TK 1567 - Hàng hoá bất động sản - Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (Số hao mòn luỹ kế)

Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá)

- Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục địch bán, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 334, 331,

- Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyểntoàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hoá bất động sản, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (1567)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Chủ đề 5: TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê TC, BĐS đtư

Câu 35: Trình bày định nghĩa và đk ghi nhận TSCĐ HH? Các xđ nguyên giá TSCĐ trong TH mua sắm theo VAS 03?

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

21

Trang 22

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghinhận sau:

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

14 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

15 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình

16 Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng

số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừkhi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

17 Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ banđầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Câu 36: Thế nào là NG TSCĐ? Cách xác định NG TSCĐ theo VAS 03?

TSCĐ hữu hình mua sắm

14 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

15 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình

16 Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng

số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừkhi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

17 Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ banđầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

18 Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm domình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các

22

Trang 23

trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụngvượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

TSCĐ hữu hình thuê tài chính

19 Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

20 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương

tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp

lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặcthu về

21 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương

tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ

sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

22 Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Câu 37: Nội dung chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu? Quy định về xử lý chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu theo VAS 03? Trình bày pp kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ?

23 Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

24 Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản

đó, như:

(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;

(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;

(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước

25 Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Quy định về xử lý CP PS sau ghi nhận ban đầu:

CPPS sau ghi nhận ban đầu được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ, được ghi tăng NG khi thỏa mãn

2 điều kiện:

- Các CP này góp phần làm cho TSCĐ đó tạo thêm được lợi ích kinh tế trong TL so với trạngthái ban đầu của TS

- CP này phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

Câu 38: Thế nào là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ? Căn cứ xđ thời gian sử dụng hữu ích theo VAS 03.

Thời gian sử dụng hữu ích

Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:

+ Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

23

Trang 24

+ Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sửdụng tài sản

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức

độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại

(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số

ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;

(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính

Câu 39: Trình bày quy định về xem xét lại thời gian sđ hữu ích và pp khấu hao TSCĐ HH?

33 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao

34 Trong quá trình sử dụng TSCĐ, khi đã xác định chắc chắn là thời gian sử dụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và được thuyết minh trong báo cáo tài chính Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích

có thể được kéo dài thêm do việc cải thiện trạng thái của tài sản vượt trên trạng thái tiêu chuẩn banđầu của nó, hoặc các thay đổi về kỹ thuật hay thay đổi nhu cầu về sản phẩm do một máy móc sản xuất ra có thể làm giảm thời gian sử dụng hữu ích của nó

35 Chế độ sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình có thể kéo dài thời gian sử dụng hữu ích thực

tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưng doanh nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản

36 Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành

và các năm tiếp theo

Câu 40: Trình bày cách xđ NG TSCĐ VH trong trường hợp mua riêng biệt theo VAS 04?

19 Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

20 Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình

21 Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữatổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa)theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

22 Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền

sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được pháthành liên quan đến quyền sở hữu vốn

24

Trang 25

Câu 41: Trình bày các quy định xử lý CP liên quan đến hình thành TSCĐ VH từ nội bộ theo VAS 04?

38 Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình màđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

40 Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau:

(a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

(b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

(c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

(d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

(e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

(g) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tàisản vô hình đó;

(f) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình

43 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được đánh giá ban đầu theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định trong các đoạn 16, 17 và 40 đến khi TSCĐ vô hình được đưa vào

sử dụng Các chi phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trongkỳ

44 Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô hình;

(b) Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó;

(c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăng ký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó;

(d) Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản (Ví dụ:phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị)

Câu 42: Trình bày các quy định về ghi nhận chi phí theo VAS 04?

46 Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong

kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:

(a) Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (Quy định từ đoạn 16 đến đoạn 44)

(b) Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình thì những chi phí đó (nằmtrong chi phí mua tài sản) hình thành một bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thếthương mại có giá trị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp

47 Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ các chi phíđược quy định trong đoạn 48

48 Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm

49 Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vôhình

Câu 43: Trình bày trình tự kế toán tăng TSCĐ HH (vô hình) do mua sắm?

2 Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

25

Trang 26

2.1 Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (Kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã sửdụng) dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác địnhnguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

3 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay choXDCB, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiềnphải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phảitrả từng kỳ)

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

1 Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình:

- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộcdiện chịu thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 112, 331, .(Tổng giá thanh toán)

2 Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệchgiữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có)

Nợ TK - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

- Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đốitượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

26

Trang 27

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệchgiữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả ngay)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

- Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

- Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,

Câu 44: Phân biệt pp kế toán trao đổi TSCĐ HH (VH) tương tự và ko tương tự?

6 Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

6.1 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lạicủa TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

6.2 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:Khi giao TSCĐ hữu hình tương tự cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Đồng thời khi gia tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có)

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

- Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị củaTSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trịcủa TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,

3 TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi

3.1 Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự:

- Khi nhận TSCĐ vô hình tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào

sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại củaTSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi)

3.2 Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự:

- Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá)

- Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311) (Nếu có)

- Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi:

27

Trang 28

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Câu 44: Trình bày trình tự kế toán đưa TSCĐ đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, cty LK, cty con?

3 Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ hữu hình:

3.1 Khi góp vốn vào cơ sổ kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định hữu hình, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại củaTSCĐ)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giágiá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoãn lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của mìnhtrong liên doanh)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá giá trị cònlại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

3.2 Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cồ định mà cơ sở kinh doanhđồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ,ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đigóp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ trong kỳ )

Câu 45: Trình bày trình tự kế toán thanh lý TSCĐ HH?

2 Trường hợp thanh lý TSCĐ:

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạchậu về kỹ thuật hoặc không phù với yêu cầu sản xuất, kinh doanh Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vịphải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm

vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lýtài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định Biên bản được lập thành 2 bản, 1bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lýTSCĐ, kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ

1.1 Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:

- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, số thu về nhượngbán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT)

- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thu về nhượngbán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán)

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK

28

Trang 29

13 Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản

để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

14 Khi trình bày các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

15 Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê

Câu 47: Quy định về kế toán bán gia dịch bán và tái thuê TSCĐ theo VAS 06? PP kế toán bán

và thuê lại TS theo HĐ thuê TC.

32 Nếu bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập bán với giá trị cònlại của tài sản phải phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản

34 Giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động được ghi nhận khi:

- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh;

- Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong

kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản thuê trong tương lai ở một mức giáthuê thấp hơn giá thuê thị trường Trường hợp này khoản lỗ không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;

- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được

dự kiến sử dụng

8 Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính:

8.1 Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại củaTSCĐ:

- Kế toán giao dịch bán (Xem nghiệp vụ 7.3 - Tài khoản 711)

- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳthực hiện theo nghiệp vụ 3 và nghiệp vụ 4 của TK 212)

- Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh,ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,

Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

- Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuêlại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiên

Có các TK 623, 627, 641, 642,

8.2 Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

- Kế toán giao dịch bán (Xem nghiệp vụ 7.2 - Tài khoản 711)

- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳthực hiện theo nghiệp vụ 3 và nghiệp vụ 4 của TK 212)

- Định kỳ kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐbán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Câu 48: Phân biệt BĐS đtư với BĐS chủ sở hữu sử dụng Cách xác định NG BĐS đtư.

Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc

cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:

29

Trang 30

a Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc

b Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường

Bất động sản chủ sở hữu sử dụng: Là bất động sản do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đưa ra để trao đổi nhằm có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sản đầu tư đó

15 Một bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm cả các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp ban đầu

16 Nguyên giá của bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp, như: Phí dịch vụ tư vấn về luật pháp liên quan, thuế trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác

17 Nguyên giá của bất động sản đầu tư tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành công việc xây dựng Từ khi bắt đầu xây dựng cho đến ngày hoàn thành công việc xây dựng doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán

số 03 “Tài sản cố định hữu hình” và Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình” Tại ngày tài sản trở thành bất động sản đầu tư thì áp dụng chuẩn mực này (xem đoạn 23 (e))

18 Nguyên giá của một bất động sản đầu tư không bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí phát sinh ban đầu (trừ trường hợp các chi phí này là cần thiết để đưa bất động sản đầu tưtới trạng thái sẵn sàng hoạt động);

- Các chi phí khi mới đưa bất động sản đầu tư vào hoạt động lần đầu trước khi bất động sản đầu tưđạt tới trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;

- Các chi phí không bình thường về nguyên vật liệu, lao động hoặc các nguồn lực khác trong quá trình xây dựng bất động sản đầu tư

19 Trường hợp mua bất động sản đầu tư thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá củabất động sản đầu tư được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệchgiữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳhạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư theo quyđịnh của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”

Câu 49: Nêu các TH chuyển đổi mục đích sử dụng liên quan đến BĐS đtư Trình tự kế toán 1 TH.

23 Việc chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư hoặc từ bất động sản đầu tư sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn kho chỉ khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng như các trường hợp sau:

a Bất động sản đầu tư chuyển thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng khi chủ sở hữu bắt đầu sử dụng tài sản này;

b Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán;

c Bất động sản chủ sở hữu sử dụng chuyển thành bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu kết thúc sửdụng tài sản đó;

d Hàng tồn kho chuyển thành bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác thuê hoạt động;

e Bất động sản xây dựng chuyển thành bất động sản đầu tư khi kết thúc giai đoạn xây dựng, bàngiao đưa vào đầu tư (Trong giai đoạn xây dựng phải kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 03 “ Tàisản cố định hữu hình”)

4 Khi chuyển từ BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐS đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mụcđích sử dụng, ghi:

Ngày đăng: 31/08/2018, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w