1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TRONG THỜI GIAN THEO MẸ

57 519 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 773,44 KB

Nội dung

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TRONG THỜI GIAN THEO MẸ... XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên thực tập: Võ Thị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON

TRONG THỜI GIAN THEO MẸ

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ THU THỦY

Niên khóa : 2003 – 2008

Tháng 6/2009

Trang 2

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON

TRONG THỜI GIAN THEO MẸ

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Võ Thị Thu Thủy

Tên luận văn: “ KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON

TRONG THỜI GIAN THEO MẸ”

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày: ………

Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên)

ThS Nguyễn Văn Phát

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn:

Công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ và hai cô kính yêu đã tạo điều kiện cho tôi như ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Cao Đẵng Cộng Đồng Vĩnh Long

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:

Thạc Sĩ Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quí báo cho tôi trong suốt thời gian học tập và bảo vệ luận văn tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn

Ban giám đốc, phòng kỹ thuật và toàn thể cô chú, anh chị em công nhân công

ty Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Cảm ơn tất cả các bạn lớp Bác Sĩ Thú Y 03 Vĩnh Long đã động viên giúp đỡ

và chia sẽ những khó khăn trong suốt thời gian học tập chung

Xin chân thành cảm ơn

Võ Thị Thu Thủy

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài được tiến hành từ ngày 4/8/2008 đến 4/12/2008 tại trại heo Giống Cao Sản Kim Long với mục đích khảo sát tình trạng viêm tử cung, viêm vú của heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Qua khảo sát 183 heo nái chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

+ Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình 27,96 oC, ẩm độ chuồng nuôi trung bình 81,97 %

+ Tỉ lệ nái viêm tử cung là 27,32 % (viêm dạng nhờn là 12,02 %, viêm dạng mủ 15,38 %), không có trường hợp bị viêm vú

+ Tỉ lệ nái viêm tử cung dạng nhờn trung bình 12,02 %, nái viêm tử cung dạng

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii T DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1

1.2.1 Mục đích 1

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG 3

2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Lịch sử hình thành trại 3

2.1.3 Cơ cấu đàn 3

2.1.4 Bố trí chuồng trại 4

2.1.5 Thức ăn 4

2.1.6 Nước uống 5

2.1.7 Quy trình phòng bệnh 5

2.2 Cơ sở lý luận 8

2.2.1 Viêm tử cung heo nái sau khi sinh 8

2.2.1.1 Khái niệm viêm tử cung 8

2.2.1.2 Nguyên nhân viêm tử cung 9

2.2.1.3 Tác hại của viêm tử cung 12

2.2.1.4 Biện pháp phòng và điều trị 12

2.2.2 Viêm vú 13

2.2.2.1 Cơ chế gây viêm vú 14

Trang 7

2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng thành tích sinh sản của thú 14

2.2.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 15

2.2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con 15

2.2.3.2 Khái niệm bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 15

2.2.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy 15

2.2.3.4 Cơ chế tiêu chảy 16

2.2.3.5 Triệu chứng 16

2.2.3.6 Điều trị 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 18

3.1 Thời gian và địa điểm 18

3.2 Đối tựơng khảo sát 18

3.3 Nội dung khảo sát 18

3.4 Phương pháp khảo sát 18

3.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 18

3.4.2 Khảo sát các chỉ tiêu trên heo nái 18

3.4.3 Khảo sát các chỉ tiêu trên heo con theo mẹ 19

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 21

4.2 Trên heo nái 22

4.2.1 Tỉ lệ viêm tử cung, viêm vú trên heo nái 22

4.2.2 Tỉ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên heo nái khảo sát 23

4.2.3 Tỉ lệ các dạng viêm tử cung 25

4.2.4 Sự liên quan giữa tình trạng viêm tử cung với tỉ lệ khô thai và chết thai 26

4.2.5 Hiệu quả điều trị viêm tử cung 27

4.2.6 Số ngày điều trị trung bình 28

4.2.7 Tỉ lệ và thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa 29

4.3 Trên heo con theo mẹ 30

4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, số heo con sống trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân 30

4.3.2 Tỉ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa 32

Trang 8

4.3.3 Trọng lượng bình quân heo con đến cai sữa theo thể trạng nái, sản lượng sữa .34

4.3.4 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ 35

4.3.5 Kết quả điều trị tiêu chảy heo con 36

4.3.6: Tỉ lệ heo con chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38

5.1 Kết luận 38

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 41

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

E.coli : Escherichia coli

FMD : Foot and mouth disease (bệnh lở mồm long móng)

MMA : Metritis-mastitis-agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

PRRS : Porcine reproductive respiratory syndrome (Hội chứng rối loạn hô hấp

sinh sản)

LGLSCS : Lên giống lại sau cai sữa

SMEDI : Stillbirth mummification embryonic death infertility (Heo con chết

ngay lúc sinh ra, thai hóa gỗ, chết phôi, nân)

TLHCNS : Tỷ lệ heo con nuôi sống

TLCSTT : Trọng lượng cai sữa thực tế

TLN21 : Trọng lượng 21 ngày tuổi

IV : Intravascular (tiêm tĩnh mạch)

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thức ăn của heo do công ty chế biến 4

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 5

Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng vaccine 7

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 21

Bảng 4.2: Tỉ lệ viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi sinh 22

Bảng 4.3: Tỉ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát 23

Bảng 4.4: Tỉ lệ các dạng viêm tử cung 25

Bảng 4.5: Sự liên quan giữa tình trạng viêm tử cung với tỉ lệ heo con yếu, dị tật, khô thai và chết thai 26

Bảng 4.6: Tỉ lệ heo nái khỏi bệnh viêm tử cung 27

Bảng 4.7: Số ngày điều trị trung bình 28

Bảng 4.8.Tỉ lệ và thời gian lên giống lại sau cai sữa khảo sát 183 nái chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau 29

Bảng 4.9 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sống trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân 30

Bảng 4.10: Tỉ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo thể trạng của nái .32

Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con sau cai sữa theo thể trạng nái .34

Bảng 4.12: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ 35

Bảng 4.13: Kết quả điều trị tiêu chảy heo con 36

Bảng 4.14: Tỉ lệ heo con chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ viêm tử cung của nái sau khi sinh 22

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát 23

Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ các dạng viêm tử cung 25

Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ % heo con yếu, dị tật, khô thai và chết thai 26

Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ heo nái khỏi viêm tử cung 27

Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ khỏi bệnh, không khỏi bệnh của 2 dạng viêm 28

Biểu đồ 4.7 Thời gian trung bình điều trị 2 dạng viêm 28

Biểu đồ 4.8 Tỉ lệ lên giống lại sau cai sữa (%) 29

Biểu đồ 4.9 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa 29

Biểu đồ 4.10 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, số heo con sống trên ổ 31

Biểu đồ 4.11 Trọng lượng sơ sinh bình quân được chọn nuôi (kg) 31

Biểu đồ 4.12 Tỉ lệ nuôi sống heo con đến ngày cai sữa theo thể trạng của nái .33

Biểu đồ 4.13 Trọng lượng bình quân heo con sau cai sữa theo thể trạng nái 34

Biểu đồ 4.14 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở từng thể trạng nái .35

Biểu đồ 4.15 Kết quả điều trị tiêu chảy heo con 36

Biểu đồ 4.16 Tỉ lệ heo con chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

Sơ đồ 2.1 Cơ chế viêm vú 14

Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 17

Trang 12

Từ đó ngành chăn nuôi heo không ngừng phát triển từ hộ gia đình đến chăn nuôi hình thức công nghiệp với qui mô lớn Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển và lây lan mầm bệnh, đặc biệt là bệnh heo nái sau khi sanh, bệnh viêm

vú, viêm tử cung là điển hình đặc trưng nhất và kèm theo sự tiêu chảy của heo con trong suốt thời gian theo mẹ, làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản trên heo nái, và làm giảm khả năng sinh trưởng trên heo con…từ đó sẽ làm giảm chất lượng, số lượng tổng đàn, và thiệt hại đáng kể về chỉ tiêu kinh tế của nhà chăn nuôi

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, sự chấp thuận của bộ môn Nội Dược Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới

sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Văn Phát và sự chấp thuận, tạo điều kiện của ban lãnh đạo Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long tôi tiến hành đề tài:

“KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG CỦA HEO NÁI SAU KHI SANH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TRONG THỜI GIAN THEO MẸ”

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu bệnh viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sanh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất

Trang 13

1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi và ghi nhận đầy đủ nái viêm tử cung, viêm vú sau khi sanh và tiêu chảy trên heo con trong thời gian theo mẹ và thời gian điều trị bệnh

Trang 14

2.1.2 Lịch sử hình thành trại

Trại thuộc công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kim Long, được thành lập vào ngày 21-10-2001, năm 2004 trại còn mở rộng thêm cơ sở ở xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương với hướng chuyên sản xuất thịt Tương lai trại còn tiếp tục xây dựng thêm khu chăn nuôi mới

2.1.3 Cơ cấu đàn

Tính từ ngày 04 tháng 08 đến ngày 04 tháng 12 năm 2008

Tổng đàn heo: 10629 con Heo con theo mẹ: 1719 con Heo con cai sữa: 2317 con Heo thịt: 3486 con

Heo hậu bị: 2030 con Nái khô: 70 con Nái chửa: 797 con Nái nuôi con: 171 con Nọc làm việc: 39 con

( Nguồn từ phòng kỹ thuật heo giống cao sản Kim Long)

Trang 15

Nguồn gốc con giống

Sự lựa chọn con giống là công việc trại đặt trên hàng đầu, trại đã nhập heo giống từ nhiều nước: Canada, Pháp, Đan Mạch, Bỉ và gần đây trại còn nhập heo giống

từ các nước: Thái Lan và Đài Loan Từ đó trại đã tạo ra thêm nhiều giống mới có sức sinh sản và phát triển ngày càng cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao phẩm chất con giống

2.1.4 Bố trí chuồng trại

Trại được xây dựng khép kín với các trang thiết bị hiện đại, gồm hệ thống phun sương ở đầu và quạt hút gió ở cuối dãy chuồng

Chuồng được xây dựng vững chắc kiên cố, lợp bằng tole lạnh dạng mái đôi cao,

la phông bằng nhựa, hai bên có bạt che phủ có thể kéo lên hay hạ xuống tùy theo điều kiện khí hậu Trại được xây dựng chủ yếu là dạng chuồng sàn cách mặt đất 1m có hệ thống thoát nước ở giữa rãnh thoát nước có độ dốc 45o, sàn chuồng heo con là những

vĩ nhựa ghép lại với nhau rất thuận lợi cho việc thoát nước ra để vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Chuồng được chia thành hai dãy, có lối đi ở giữa, số thứ tự ở giữa mỗi ô chuồng rất thuận tiện cho việc quản lý

2.1.5 Thức ăn

Bảng 2.1 Thức ăn của heo do công ty chế biến

Nái chờ phối + nái chửa 10B

10B 10B 10A 351A

A 6A

Nái nuôi con

Heo đực làm việc

Heo thịt

Heo cai sữa

Heo con tập ăn

Heo nái hậu bị

Trang 16

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn

Thành phần

cám

Năng lượng (Kcal)

Protein (%)

Xơ (%) Canxi

(%)

Phospho (%)

Nacl (%)

Công tác vệ sinh và chăm sóc

Hằng ngày các công nhân quét dọn sạch sẽ khu chuồng trại và khu vực xung quanh Các xe cơ giới trước khi vào trại phải phun thuốc sát trùng và chạy qua hố sát trùng trước khi xuống trại để bảo đảm vệ sinh phòng bệnh và hạn chế tối đa bệnh từ nơi khác lây lan

Mỗi công nhân trước khi xuống trại thay đồng phục, mang ủng, đi qua hố sát trùng, đi qua đèn chiếu tia cực tím, bước qua hố sát trùng lần 2, tiếp tục bước qua hố sát trùng lần 3 và rửa tay trước khi đi vào trại Công nhân được bố trí cố định ở từng trại không được phép qua trại khác và tổ khác nếu chưa có sự chấp thuận của ban quản

và nền chuồng Mỗi tuần hai lần (vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5) tưới NAOH (10 %) pha loãng ở dãy đường phân cách

Trang 17

Tắm, dọn phân, rửa chuồng, cho ăn mỗi ngày hai lần

Hằng ngày kiểm tra lên giống bằng cách quan sát âm hộ có đỏ hay không, cho heo nọc đi vòng quanh ở các dãy hoặc dùng tay ấn lên lưng nhằm xác định thời điểm phối giống thích hợp

+ Đối với nái đẻ

- Kiểm tra tổng đàn heo con

- Dọn vệ sinh và cho heo ăn

- Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho heo đẻ: tấm lót, bao bố, đèn úm, bột nhúng heo con (Mitral), thuốc tiêm cho nái, cân

- Sau khi nái đẻ xong: kiểm tra lá nhau, đo thân nhiệt, đặt thuốc đến khi nào thấy thú hết sốt và không còn ra sản dịch nữa thì ngưng

+ Heo con theo mẹ

Đỡ đẻ, nhúng heo con trong bột Mitral, cân trọng lượng sơ sinh, cho heo bú, úm heo (32oC), bấm răng

- Ngày hôm sau cắt đuôi, bấm lỗ tai, tập cho heo uống sữa và nước

- Ngày thứ 3 tập cho heo ăn (với một lượng thức ăn rất ít)

- Thiến heo đực tiến hành từ ngày thứ 10 trở lên ( thiến trong trường hợp heo khỏe không nhiễm bệnh)

- Máng ăn và máng uống của heo con được rữa sạch và nhúng vào dung dịch CID 20 pha loãng rồi để khô mới cho heo con sử dụng

Mỗi ngày 2 lần kỹ thuật viên phải đi quan sát để phát hiện những con heo bị tiêu chảy và hô hấp để điều trị kịp thời, đặc biệt là những con bị tiêu chảy cấp tính ( truyền dịch qua xoang bụng)

+ Heo cai sữa

Cho ăn mỗi ngày 2 lần, ủ ấm từ 7 đến 10 ngày sau khi tách mẹ, 15 đến 20 ngày sau mới tắm heo mỗi ngày một lần

Trang 18

Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng vaccine

Heo cai sữa

Dịch tả PRRS Dịch tả FMD

Swinvac Amervac (PRRS) Swinvac

Hậu bị

PRRS Parvovirus Aujezky FMD Dịch tả Ecoli

Amervac (PRRS) Parvo

Aujeskypar Aftopor Swinvac Ecoli

Nọc làm việc

Dịch tả FMD Parvovirus Aujeszky PRRS

Swinvac Aftopor Parvo Aujeszky par Amerviac (PRRS)

PRRS Aujeszky Ecoli

Amervac (PRRS) Aujeszky par

E coli

4 tuần sau phối

4 tuần sau phối

2 tuần sau phối

2ml 2ml 2ml Nái nuôi con

Parvovirus Dịch tả FMD

Parvo Swinvac * Aftopor

10 ngày sau đẻ

15 ngày sau đẻ

15 ngày sau đẻ

2ml 2ml 2ml

(Nguồn từ phòng kỹ thuật)

Trang 19

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.1 Viêm tử cung heo nái sau khi sinh

2.2.1.1 Khái niệm viêm tử cung

Viêm là phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương, viêm có nhiều biểu hiện khác nhau Triệu chứng của viêm: sưng, nóng, đỏ, đau làm rối loạn chức năng bị viêm Viêm tử cung có dịch tiết ra nhiều, tùy theo mức độ viêm nhiễm mà ta có thể chia ra các dạng viêm: viêm nhờn, viêm mủ, viêm mủ có lẫn máu

(1) Ảnh hưởng của viêm tử cung

Viêm tử cung thường xuất hiện trên heo nái sau khi sinh Khi viêm tử cung sẽ tổn thương lớp niêm mạc từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết PGF2α làm xáo trộn chu

kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của heo con và sức khỏe của heo mẹ Chậm động dục xảy ra làm giảm khả năng sinh sản, giảm số chu kỳ đẻ trong năm

Khi nái mang thai nếu tử cung bị viêm do nhiễm trùng từ vi khuẩn E.coli độc

tố của vi khuẩn này ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên làm nái ít sữa (Trần Thị Dân, 2003)

Nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giãm lượng sữa, ít cho con bú, đè con.Tổ chức

tế bào thay đổi ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và khả năng nuôi thai trong bào thai cũng không bình thường từ đó sẽ làm giảm khả năng sinh sản ở các lứa sau Heo con đói do lượng sữa của nái giãm, heo con liếm sản dịch của nái dẫn đến tiêu chảy, còi cọc tăng trọng chậm, có thể chết (Nguyễn Văn Thành, 2001)

(2) Các dạng viêm tử cung:

Theo Nguyễn Văn Thành (2002) viêm tử cung có đặc điểm tiết dịch rất nhiều tùy theo mức độ mà thành phần dịch viêm dịch viêm tử cung được chia ra các dạng viêm:

∗ Dạng viêm nhờn: là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh từ 01-03 ngày, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, tiết nhiều dịch nhờn vài ngày sau dịch tiết giảm dần, đặc lại và giảm hẳn Đôi khi không điều trị mà có thể tự khỏi do tình trạng sức khỏe của nái tốt Theo Nguyễn Văn Thành (2002), ở dạng viêm này thân nhiệt tăng nhẹ (39,5 - 40 oC) Thể này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn heo nái cũng như sức khỏe của đàn heo con nên chúng phát triển bình thường

Trang 20

∗ Dạng viêm mủ: thể này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn thương do

có sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ, thường là vi trùng cơ hội Biểu hiện đầu tiên của heo là sốt, thân nhiệt từ 40-41oC, phản ứng viêm lan vào lớp cơ tử cung, lúc đầu dịch viêm trắng đục, sau chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn có màu vàng về sau mủ chảy ra nhiều có màu vàng, xanh đậm có thể có lẫn máu, mùi rất tanh và hôi thường kéo dài từ 3-4 ngày hay có thể lâu hơn, làm cho thú chán ăn, mệt, không cho con bú và có mủ đặc dính vào âm hộ Thể viêm mủ nếu không chửa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nái, và tình trạng sức khỏe heo con

∗ Dạng viêm mủ lẫn máu: Phản ứng viêm gây tổn thương mạch máu, hậu quả gây chảy máu, heo sốt ở nhiệt độ cao (40-42 oC), bỏ ăn, làm giảm sản lượng sữa hoặc mất hẳn Tần số hô hấp tăng, mệt mỏi, hay nằm, không cho con bú, đôi khi đè lên con, dịch viêm sền sệt, có mủ lẫn máu, có lúc sản dịch màu xanh đen có mùi rất tanh và hôi Thú có thể chết do nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời hoặc không có khả năng nuôi con (Nguyễn Văn Thành, 2004)

2.2.1.2 Nguyên nhân viêm tử cung

Thường là do heo nái đẻ khó, sót nhau, xây sát đường sinh dục do can thiệp lúc

đẻ

Do kỹ thuật gieo tinh nhân tạo (không đúng kỹ thuật, ống dẫn tinh cứng hay bị nhiễm khuẩn) làm trầy xướt tử cung

Do heo nọc truyền bệnh sang lúc phối

Do chế độ dinh dưỡng, chuồng nuôi dơ bẩn dễ bị xâm nhiễm bởi các loại vi khuẩn

(1) Dinh dưỡng

Khẩu phần thừa hay thiếu protein trước và trong thời gian mang thai đều liên quan đến viêm tử cung trên heo nái Trong thời gian mang thai tránh cho thú ăn quá mập, dư thừa dưỡng chất, nái mập thường lười rặn, đẻ chậm, dễ gây tình trạng ngộp chết thai, sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia), (Võ Văn Ninh, 1999)

Theo Nguyễn Như Pho (2003) nguyên nhân gây hội chứng M.M.A là do thiếu dinh dưỡng, thiếu 1 hay nhiều sinh tố trong khẩu phần thức ăn, việc bổ sung 2500 UI

Trang 21

vitA/Kg thức ăn và 80 UI vitamin E/Kg thức ăn sẽ ngăn chặn hiệu quả hội chứng M.M.A

- Vitamin

+ Thiếu sinh tố A trên heo nái sẽ có ít trứng rụng, sinh tố A rất cần thiết cho sự hình thành hoàng thể, cơ quan nội tiết sản suất hormon progesterone giúp định vị phôi bào trong sừng tử cung, vì thế khi nái thiếu sinh tố A thì số thai đẻ ra rất ít, nếu thiếu sinh tố A trầm trọng có thể cả đàn con của heo nái sinh ra không có tròng mắt (Võ Văn Ninh, 1985)

+ Vitamin E: Như là một chất chống oxy hóa sinh học, vai trò chống vô sinh, khi thiếu vitamin E thú có khả năng giảm sinh sản

- Khoáng đa lượng

+ Calcium, phospho (Ca, P)

Thiếu Ca, P thú trưởng thành dễ bị xốp xương, rỗng xương hoặc hoại xương,

bị liệt, bại hai chân sau, nhất là giống có khả năng sinh sản cao Ca, P chiếm tới 84% trong xương Trên thú sinh sản phospho có vai trò tăng sự hấp thu khuyết tán các chất dinh dưỡng vào noãn nang, tế bào trứng

+ Mangan (Mn): Nếu thiếu Mn trên nái sinh sản bộ xương nái yếu, heo thường

có biểu hiện đi túm chân, lưng cong vòng tròn, heo rất ngại vận động, hay nằm, ít ăn (Bùi Huy Như Phúc, 2003)

- Chất xơ

Chất xơ vai trò như là chất độn làm cho con vật có cảm giác no, đồng thời làm tăng nhu động ruột giảm táo bón là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A Theo Nguyễn Như Pho và ctv (1991) khuyến cáo nên sử dụng 9% chất xơ trong khẩu phần heo nái trong giai đoạn hai của thai kỳ và sắp sinh sẽ giảm hội chứng M.M.A

Trang 22

Theo Trần Thị Dân, độc tố nấm mốc và giảm calci huyết khi không cân bằng calci trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến hội chứng này

(2) Quản lý và chăm sóc

Trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất làm cho thú quá mập, thường lười rặn, đẻ chậm dễ gây tình trạng ngộp thai, chết sau khi sinh và hội chứng M.M.A nái mập dễ bị stress, nái vụng về dễ đè chết con

Nái mang thai quá gầy, lại sinh nhiều con thì thai sẽ nhỏ khả năng sống kém, khi đẻ ra nái kém sũa, thiếu sữa cho con bú, nái gầy dễ bị nhiễm bệnh: bại liệt, yếu chân, chậm lên giống lại sau khi cai sữa (Võ Văn Ninh, 1985)

(3) Kích thích tố

Sự rối loạn kích thích tố được xem như là một nguyên nhân gây hội chứng M.M.A làm rối loạn kích thích tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm lên giống lại sau cai sữa

Kích thích tố oxytocin cũng góp phần giảm hội chứng M.M.A Oxytocin có tác dụng gây co thắt cơ trơn làm cho tử cung co bóp giúp thoát dịch ra hết vì sản dịch này chủ yếu là chất nhầy và máu là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển

(4) Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Trong quá trình sinh sản môi trường thay đổi đột ngột: thời tiết quá lạnh hay quá nóng, ẩm độ không khí cao, đều ảnh hưởng đến sức khỏe của nái dễ dẫn đến chứng viêm tử cung

Nhiệt độ quá nóng gây stress cho heo dẫn đến xáo trộn sinh lý làm giảm protein, creatinin và ure trong huyết tương Nếu nhiệt độ chuồng nái tăng cao trên 30

oC có nguy cơ đẫn đến chết thai trong bụng nái

(5) Sinh đẻ không bình thường

- Lứa đẻ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe Nái già hoặc gầy có sức rặn yếu gây khó đẻ dễ mắc viêm tử cung, những nái có thể trạng béo tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung càng cao Riêng nái kiểm định cơ bản qua 1-2 lứa đẻ tỉ lệ mắc bệnh giảm, bệnh

dễ điều trị và mau phục hồi

Trang 23

- Đẻ khó

Có thể do các nguyên nhân: Khung xương chậu hẹp, thai quá lớn, vị trí thai nằm không bình thường, nái mập, già… Làm cho nái rặn nhiều, gây tổn thương trên đường sinh dục

Do nái tơ được phối giống quá sớm hoặc nái già đẻ nhiều lứa, mang thai nhiều con, thai quá lớn, thai chết, khô thai Do nái biếng rặn, đẻ yếu, thời gian sinh đẻ kéo dài trương lực tử cung giảm, sự co thắt cổ tử cung yếu làm ứ đọng nhiều dịch trong tử cung Thường là nái bị tổn thương bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của người

đở đẻ, kỹ thuật đỡ đẻ không đúng tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển

- Sót nhau, sót thai

Heo là động vật đa thai vì vậy thai và kích thước thai nhỏ Trong một số trường

hợp nái bị bệnh sẫy thai truyền nhiễm (Brucellosis), bệnh do Leptospira

(Leptospirosis) làm nhau dính vào niêm mạc tử cung gây hiện tượng sót nhau hoặc sót thai Thai và nhau bị sót thường bị sình thối sau 12h-48h gây viêm nhiễm trùng nặng làm cho nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa…trường hợp nặng heo nái có thể chết (Võ Văn Ninh, 1985)

2.2.1.3 Tác hại của viêm tử cung

Heo nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho con bú, đè con

Tổ chức tế bào tử cung thay đổi làm giảm khả năng sinh sản ở các lứa sau, khả năng thụ thai giảm, khả năng nuôi thai cũng không bình thường (Nguyễn Như Pho, 1995)

Trên heo con do sản lượng sữa của nái giảm nên đói khát, heo con bị tiêu chảy, còi cọc, tăng trọng chậm, tỷ lệ chết cao do liếm sản dịch của heo mẹ

Trang 24

Có nhiều tác giả cho rằng việc sử dụng oxytocin có tác dụng kích thích thải sữa,

co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc nhau, có tác dụng phòng ngừa kém sữa và viêm

tử cung

(3) Dùng vitamin

Phòng ngừa viêm tử cung có thể bổ sung thêm khoáng vi lượng và vitamin: vitamin A, C, E trong thức ăn mang lại kết quả tốt trong phòng ngừa viêm tử cung (giai đọan cuối của thời kỳ mang thai) Ngoài ra người ta còn khuyến cáo dùng vitamin K trong trường hợp nái bị xuất huyết Bổ sung thêm calci cho nái trước và sau khi sinh, hạn chế tối đa tình trạng thiếu calci trước và sau khi sanh

Điều trị

Sự chậm trễ trong điều trị sẽ kéo dài thời gian điều trị, tử cung có thể bị tổn thương nặng gây nhiễm trùng máu Nếu bệnh được điều trị kịp thời sẽ mau khỏi và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của thú

Viêm vú thường ít gặp hơn viêm tử cung.Viêm vú có thể xảy ra ở mức độ nặng

do kế phát của nhiễm trùng toàn thân Viêm vú có thể xảy ra ở một vài vú hay cả bầu

vú, vú bị viêm sưng cứng, màu đỏ bầm, vú không tiết sữa, sữa lợn cợn đôi khi có máu Viêm vú kèm theo là sự sốt cao, vú viêm bị đau không cho con bú, nái hay nằm sấp

Trang 25

2.2.2.1 Cơ chế gây viêm vú

Sơ đồ 2.1 Cơ chế viêm vú (Nguyễn Văn Thành, 2002) 2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng thành tích sinh sản của thú

Thành tích sinh sản của thú được tính trên khả năng sinh đẻ, nuôi con, chỉ số tiêu tốn thức ăn, số con đẻ ra mỗi lứa, trọng lượng heo sơ sinh, trọng lượng heo cai sữa, số lứa đẻ trong năm

(1) Yếu tố di truyền

Giữa các giống khác nhau thì có sự sinh trưởng và phát dục khác nhau Thông qua di truyền các cá thể đời sau được hưởng khả năng sinh sản và sinh trưởng của bố mẹ.Vì vậy qua các thế hệ các giống khác nhau vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình

(2) Chăm sóc, quản lý và dinh dưỡng

Chăm sóc, quản lý đàn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Nếu chăm sóc và quản lý tốt sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai, giảm số con chết

Dinh dưỡng: Các khẩu phần ăn thích hợp trong từng giai đoạn sẽ làm tăng khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, tăng hiệu quả kinh tế trong sản suất

(3) Bệnh tật

Bệnh xảy ra toàn thân hay cục bộ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thú nhất là bệnh xảy ra trên đường sinh dục, làm chậm động dục, hay phối giống không đậu thai từ đó làm giảm số lứa đẻ trong năm, giảm số heo con, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế cho nhà chăn nuôi

Trang 26

2.2.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

2.2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con

Heo con trong bụng mẹ nhận trực tiếp chất dinh dưỡng thông qua động mạch rốn, lúc này bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động Khi sinh ra heo con bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp trực tiếp nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt động để cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn tại của chúng Tuy nhiên sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nên bệnh đường tiêu hóa dễ xảy ra

2.2.3.2 Khái niệm bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Bệnh tiêu chảy trên heo con là bệnh rất thường gặp, đặc thù là viêm dạ dày ruột, thú đi phân lỏng, đôi khi có máu, bọt khí, chất nhầy… làm mất nước, mất chất điện giải Bệnh làm cho con vật ốm nhanh, còi cọc, chậm lớn, trường hợp nặng dẫn đến tử vong Đây là một bệnh gây nguy hiểm cho heo con theo mẹ và làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi

2.2.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy

Trong chăn nuôi heo phần lớn hao hụt xảy ra vào giai đoạn theo mẹ Tỷ lệ chết trong thời kỳ 1-21 ngày tuổi thường là rất cao, và một nữa số chết thường xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh (Trần Thị Dân, sinh sản heo nái và sinh lý heo con) Bệnh xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, và do nhiều nguyên nhân kết hợp

Trang 27

Thời gian đầu heo con tập ăn là lúc thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn khác nhiều so với sữa mẹ, bộ máy tiêu hoá heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu hoá chưa đầy đủ, các men tiêu hoá còn quá ít không thể tiêu hoá hết chất đạm khó tiêu từ cám, gạo, bánh dầu, bột cá…acid chlohyđric (HCL) tiết quá ít, không đủ làm giảm độ pH trong ruột non làm ức chế quá trình xâm nhập và phát triển

vi khuẩn gây tiêu chảy heo con

Do đặc tính heo con hay liếm nước đọng trên nền chuồng, dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột hoặc do heo con ăn thức ăn của heo mẹ, bộ máy tiêu hoá không tiêu hoá được hết thức ăn dẫn đến rối loạn gây tiêu chảy

(3) Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Do nhiệt độ úm heo con trong tuần lễ đầu không đủ, do heo con không bú sữa đầu đủ hoặc bú sữa mẹ bị viêm, do thức ăn của heo mẹ kém chất lượng làm ảnh huởng đến phẩm chất sữa, heo con bú vào bị tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995)

Thiết kế chuồng trại không đúng kỹ thuật, mưa tạt, gió lùa, trời nóng, lạnh thay đổi đột ngột gây tiêu chảy heo con

Do khâu vệ sinh chuồng trại kém, heo con uống nước đọng gây tiêu chảy

Do việc cai sữa heo con sẽ gây stress lớn, đồng thời cùng lúc chuyển chuồng, nhập đàn… tác động lớn quá trình tiêu hoá của heo con gây tiêu chảy

Heo con sinh ra không cung cấp sắt đầy đủ, nhiễm trùng cuống rốn (đặc biệt là những đàn heo chăn nuôi thả rong)

(4) Do vi sinh vật

Gồm hai nhóm chính: vi khuẩn thường khu trú thường xuyên trong ống tiêu

hoá: E.coli, Salmonella, Klebsiella, Proteus…Nhóm vi khuẩn có mặt trong thức ăn, nước uống, và đường tiêu hoá: Staphylococcus, Streptococcus…

2.2.3.4 Cơ chế tiêu chảy

Trang 28

máu, thường nằm một chỗ, xù lông, run cơ, co giật, thân nhiệt tăng trường hợp nặng đẫn đến tử vong

2.2.3.6 Điều trị

Tìm hiểu rõ bệnh sử, nguyên nhân, triệu chứng bệnh, phân tích nguyên nhân, loại bỏ những tác nhân không gây bệnh, tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh, như nếu do thức ăn phải dừng ngay không cho ăn loại thức ăn đó

Cung cấp năng lượng, nước và chất điện giải cho heo con.Thường dùng sinh lý mặn, ngọt cung cấp qua xoang bụng với liều 40ml/1lần, ngày 2 lần

Cung cấp kháng sinh ngăn chặn vi sinh vật phát triển

Cung cấp chất bảo vệ niêm mạc ruột

Cung cấp các Vitamin: C, A…

Khi bệnh thuyên giảm, dùng chế phẩm sinh học cho heo uống để phục hồi vi sinh vật có lợi cho đường ruột Trong quá trình điều trị cần giữ ấm cho heo con, cần vệ sinh chỗ úm và vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ

Cơ chế gây bệnh tiêu chảy trên heo con

Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ (Phùng Ứng Lân, 1995)

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thúy Âu, 2008. Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo cao sản Kim Long. Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo cao sản Kim Long
2. Lê Kuy Ba, 2006. Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau. Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau
3. Trần Văn Chính,1998. Giáo trình hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê minitab 12.21 for Windows. Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê minitab 12.21 for Windows
4. Bùi Văn Cường, 2007. Khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Phước Hiệp. Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Phước Hiệp
5. Trần Thị Dân, 2003. Giáo trình sinh lý gia súc (phần 2). Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý gia súc (phần 2)
6. Trần Thị Dân,2004. Sinh sản trên heo nái và sinh lý trên heo con. Nhà suất bản nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản trên heo nái và sinh lý trên heo con
7. Huỳnh Trần Đạt, 2007. Khảo sát chứng viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Việt Hưng. Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: chứng viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Việt Hưng
8. Lê Thị Hương, 2007. Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Hiền Thoa. Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Hiền Thoa
9. Nguyễn Thị Kim Loan, 2003. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w