MỤC ĐÍCH Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái và sinh học của Spirometra mansoni nhằm làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, nâng cao công tác phòng trị bệnh do Spirometra manso
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÁN
DÂY SPIROMETRA MANSONI (COBBOLD, 1882)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN DŨNG Ngành: DƯỢC THÚ Y
Niên khoá: 2004 – 2009
Tháng 09/2009
Trang 2
Tác giả NGUYỄN VĂN DŨNG
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y chuyên ngành Dược thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS LÊ HỮU KHƯƠNG
Tháng 09/2009
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Dũng
Tên luận văn: “ Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của
Spirometra mansoni”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn
TS Lê Hữu Khương
Trang 4Tất cả những người thân và bạn bè đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Văn Dũng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU ……… ……… 1
1.1 Đặt vấn đề ……… ….……… 1
1.2 Mục đích ……… …… ……… 2
1.3 Yêu cầu ……….…… ……… 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ……… ……… 3
2.1 Tóm lược một số công trình nghiên cứu về Spirometra mansoni ……… 3
2.1.1 Ở Việt Nam ……… 3
2.1.2 Trên thế giới ……… ……… 4
2.2 Sơ lược một số đặc điểm của Spirometra mansoni ……… ……… 6
2.2.1 Lịch sử ……… 6
2.2.2 Phân loại ……….6
2.2.3 Đặc điểm hình thái ……… ………7
2.2.4 Dịch tễ học ……….………10
2.2.5 Vòng đời ……… 11
2.2.6 Bệnh tích và chẩn đoán ……… 12
2.2.7 Phòng bệnh và điều trị ………… ……… 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … ……… 16
Trang 63.1 Thời gian và địa điểm ……… 16
3.2 Đối tượng nghiên cứu ……… 16
3.3 Nội dung …… ………17
3.4 Phương pháp tiến hành ……… 18
3.4.1 Phương pháp thu thập mẫu ………18
3.4.2 Phương pháp định danh và kiểm tra đặc điểm hình thái ……….18
3.4.3 Phương pháp nuôi trứng ….……… … 19
3.4.4 Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm ……… 19
3.4.5 Phương pháp lắng gạn ……….……… 20
3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu ……… 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ……… 22
4.1 Tổng kết tình hình nhiễm Spirometra mansoni ……… 22
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Spirometra mansoni theo địa điểm khảo sát ……….………….……… 23
4.1.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Spirometra mansoni trên chó theo nhóm tuổi ……… ……… 23
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm Spirometra mansoni trên chó theo giới tính ….……… 26
4.2 Một số đặc điểm hình thái của Spirometra mansoni ……… 26
4.2.1 Hình thái sán trưởng thành ……… 26
4.2.2 Hình thái đốt sán trưởng thành ……… 28
4.3 Một số đặc điểm sinh học của Spirometra mansoni ……… 33
Trang 74.3.2 Thời gian plerocercoid phát triển thành sán trưởng thành … ………… 33
4.3.3 Hình thái và sự phát triển trứng của Spirometra mansoni ……… 34
4.4 Tác hại của Spirometra mansoni…… ……… 37
4.4.1 Triệu chứng ……….………… 37
4.4.2 Bệnh tích ……….………… 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……… 41
5.1 Kết luận …….……… 41
5.2 Đề nghị ……… 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 43
PHỤ LỤC ……… 46
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Spirometra mansoni
theo địa điểm khảo sát ……… ……… 22
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Spirometra mansoni trên chó theo nhóm tuổi ……… ……….……… 25
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Spirometra mansoni trên chó theo giới tính ….……… 26
Bảng 4.4 Kích thước sán trưởng thành và đốt đầu ……… 27
Bảng 4.5 Đặc điểm của đốt sán trưởng thành ……… 32
Bảng 4.6 Thời gian ấu trùng plerocercoid phát triển thành sán trưởng thành …… 34
Bảng 4.7 Kích thước trứng của Spirometra mansoni ……… ……… 35
Bảng 4.8 Trọng lượng 4 mèo đầu và cuối thí nghiệm ……… 38
Bảng 4.9 Kết quả mổ khám 4 mèo thí nghiệm ……… 39
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sự xắp xếp của lỗ sinh dục, túi sinh dục
trên Diphyllobothrium latum và Spirometra mansoni ……….………… 8 Hình 2.2 Hình dạng chung của Spirometra mansoni ………8 Hình 2.3 Đốt đầu và đốt trưởng thành của Spirometra mansoni ………… ……… 9 Hình 2.4 Hình dạng trứng của Spirometra mansoni và ấu trùng plerocercoid ….….10
Hình 2.5 Hình dạng procercoid trong giáp xác ……… ……… 11
Sơ đồ 2.1 Vòng đời của Spirometra mansoni ……… 12
Hình 2.6 Sparganum mansoni ký sinh ở các vị trí khác nhau trên người:
mô dưới da, trong não, trong mắt và trong tuỷ sống …… ….……… 14 Hình 3.1 Mèo nuôi thí nghiệm tại bệnh xá thú y ……… ……… 16 Hình 3.2 Trứng sán được nuôi tại phòng thực tập ký sinh trùng … ……… 19 Hình 3.3 Plerocercoid tìm được trên ếch (A) và gây nhiễm cho mèo (B) … ……… 20
Hình 4.1 Hình thái Spirometra mansoni ……… 28 Hình 4.2 Đốt đầu Spirometra mansoni nhìn ngang (A)
và nhìn theo hướng lưng bụng (B) ……… …… 28 Hình 4.3 Phần sau trên cơ thể sán chưa rụng đốt ……… …… 29
Hình 4.4 Hình dạng đốt sán trưởng thành của Spirometra mansoni ở 2 dạng …… 30
Hình 4.5 Hình dạng tử cung và lỗ sinh dục trên đốt sán dạng hình chữ nhật …… 31 Hình 4.6 Hình dạng tử cung và lỗ sinh dục trên đốt sán dạng hình vuông …… 31
Trang 10Sơ đồ 4.1 Hình thái và sự phát triển trứng của Spirometra mansoni ……… 36
Hình 4.7 Các mẫu sán thu được trên 3 mèo (B)
trong đó có 2 sán thu được trên mèo A (A) ……… 39 Hình 4.8 Các đoạn ruột non thu được sau khi mổ khám 4 mèo 1, 2, 3, 4
thứ tự từ trái sang phải ……… 40
Trang 11chó (P > 0,05)
Về hình dạng, sán trưởng thành có chiều dài trung bình 933,3 mm Đốt sán trưởng thành có chiều dài ngắn hơn so với chiều rộng Tử cung có dạng hình xoắn từ 2 – 5 vòng Tinh hoàn phân bố đều 2 bên đốt trừ phần trung tâm Lỗ sinh dục đực và cái tách biệt, phía trên lỗ sinh dục đực có sự phân bố của tinh hoàn và tuyến noãn hoàn
Lỗ tử cung, lỗ sinh dục đực và cái nằm thẳng hàng Lỗ tử cung nằm ở mặt bụng
3 mèo thí nghiệm được gây nhiễm bằng cách cho ăn ấu trùng plerocercoid tìm được trên cơ ếch Thời gian ấu trùng plerocercoid phát triển thành sán trưởng thành trong ruột mèo từ 13 – 20 ngày Không thấy có triệu chứng đặc trưng trên 3 mèo
nhiễm Spirometra mansoni so với 1 mèo đối chứng (không nhiễm Spirometra mansoni) Tuy nhiên bước đầu ghi nhận 3 mèo nhiễm Spirometra mansoni giảm tính
thèm ăn và giảm tăng trọng so với 1 mèo đối chứng
Trứng của Spirometra mansoni tìm được trong phân của 3 mèo nhiễm đem nuôi
ở nhiệt độ 31,5oC, trong môi trường nước cất Trứng có kích thước trung bình là 58,04
× 34,06 µm Coracidium hình thành trong trứng sau 6 – 13 ngày , chui ra khỏi trứng vào ngày thứ 14 – 17
Trang 12Vào cuối thí nghiệm, mổ khám 4 mèo thí nghiệm thu được 4 sán Spirometra mansoni trưởng thành trong ruột non của 3 mèo nhiễm Sán sống khoảng 13 phút sau
khi được lấy ra khỏi ruột mèo
Trang 13và vòng đời phát triển tương đối giống nhau Ở Việt Nam theo quan điểm của nhiều
tác giả dường như chỉ có một loài Spirometra mansoni, chưa phát hiện loài Diphyllobothrium latum
Trần Xuân Mai (1992) ghi nhận 3 trường hợp trên người nhiễm ấu trùng
plerocercoid của Spirometra mansoni do đắp thịt nhái vào mắt để chữa đau mắt, trong
đó có 1 bệnh nhân đã nhiễm đến 7 ấu trùng trong mắt Lê Hữu Khương (2005) điều tra thành phần giun sán ký sinh trên chó bằng phương pháp mổ khám 1.598 chó ở 13 tỉnh
thành phía Nam cho biết Spirometra mansoni có tỉ lệ nhiễm chung là 6,57%, cường độ nhiễm chung là 3,3 ± 0,5 Không tìm thấy loài Diphyllobothrium latum
Ở nước ta, các nghiên cứu về Spirometra mansoni chỉ dừng lại ở mức độ điều
tra tỉ lệ nhiễm, chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của chúng Để có hướng phòng ngừa loài sán này một cách hiệu quả ở điều kiện Việt
Nam, việc tìm hiểu các đặc điểm hình thái và sinh học của Spirometra mansoni là điều
cần thiết
Xuất phát từ các vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Hữu Khương, được
sự đồng ý của bộ môn Bệnh Lý - Ký Sinh Trùng thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số
đặc điểm hình thái và sinh học của sán dây Spirometra mansoni” trên cơ sở các
Trang 14mẫu vật đã được bộ môn bệnh lý – ký sinh trùng thu thập và bảo quản tại phòng thí nghiệm ký sinh trùng trong những năm gần đây Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành một
số thí nghiệm khác trên mèo để kiểm tra đặc điểm sinh học của loài sán này
1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái và sinh học của Spirometra mansoni nhằm làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, nâng cao công tác phòng trị bệnh do Spirometra mansoni gây ra trên mèo
1.3 YÊU CẦU
* Tổng kết tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Spirometra mansoni trên chó mèo từ năm
2005 đến 2009 dựa trên số liệu của các tác giả trước đã báo cáo tại bộ môn Bệnh lý –
Ký sinh trùng
* Khảo sát một số đặc điểm hình thái của Spirometra mansoni trên cơ sở kiểm tra các
mẫu vật của loài sán này được thu thập và bảo quản tại phòng thưc tập ký sinh trùng
* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Spirometra mansoni bằng một số thí
nghiệm trên mèo
Trang 15mèo) và xác định chính là Spirometra mansoni
Lê Hữu Khương (2005) điều tra thành phần giun sán ký sinh trên chó bằng phương pháp mổ khám 1.598 chó ở 13 tỉnh thành phía Nam cho biết có 4 loài thuộc
lớp sán dây trong đó Spirometra mansoni có tỉ lệ nhiễm chung 6,57%, cường độ nhiễm
chung 3,3 ± 0,5
Nguyễn Thị Bảo Trâm (2005) khảo sát 100 chó tại huyện An Nhơn tỉnh Bình
Định bằng phương pháp mổ khám toàn diện cho biết tỉ lệ nhiễm Spirometra mansoni
là 10%, cường độ nhiễm là 1,5 ± 0,31 Chó ở nhóm tuổi 4 – 6 tháng tuổi không nhiễm
Spirometra mansoni, nhiễm cao ở nhóm tuổi từ 12 – 24 tháng Không có sự khác biệt giữa chó đực và chó cái về tỉ lệ nhiễm Spirometra mansoni
Nguyễn Đình Thạnh (2006) khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên chó tại
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ nhiễm Spirometra mansoni trên 100 chó là 22%, cường độ nhiễm là 2,67 ± 0,35 và tỉ lệ nhiễm có khuynh
hướng tăng dần theo tuổi chó từ 4 - 24 tháng tuổi nhưng giảm dần ở nhóm chó lớn hơn
24 tháng tuổi (nhiễm cao nhất ở chó từ 12 - 24 tháng tuổi, không nhiễm trên chó lớn hơn 24 tháng tuổi)
Trang 16Phạm Hồng Hải (2006) khảo sát 100 chó tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng
cho biết tỉ lệ nhiễm Spirometra mansoni là 4%, cường độ nhiễm là 1,25 ± 0,25 Tuy
nhiên tỉ lệ nhiễm lại không phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính của chó được khảo sát Chó ở nhóm tuổi 13 -24 tháng không thấy nhiễm loài sán này
Năm 2007, Vũ Thị Liên khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt tại thảo cầm viên Sài Gòn, qua xét nghiệm 350 mẫu phân trên 69 thú ăn thịt đã phát hiện
2 loài sán dây là Spirometra mansoni (tỉ lệ nhiễm 11,59%) và Taenia spp (tỉ lệ nhiễm
7,25%) ký sinh ở 4 loài thú họ mèo: báo hoa mai, báo lửa, báo gấm và mèo rừng
Ngoài ra, còn một số báo cáo về tình hình nhiễm giun sán trên chó được thực hiện từ năm 2005 đến 2008 của các tác giả khác như Hồ Văn Nhanh (2005) tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre; Trần Ngọc Loan (2005) tại chi cục thú y Bến Tre; Lâm Liền (2005) tại thành phố Cần Thơ; Trần Mỹ Phương (2006) tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang; Võ Thị Ngọc Hân (2007) tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng; Nguyễn Hồng Sang (2008) tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang đều cho kết quả chó không nhiễm
Spirometra mansoni qua khảo sát
Tất cả các báo cáo ở trên đều cho biết không tìm thấy loài Diphyllobothrium latum tại địa điểm các tác giả tiến hành khảo sát
2.1.2 Trên Thế Giới
Tại Hàn Quốc, Seo và ctv (1964) báo cáo về trường hợp một bệnh nhân nam 43 tuổi ở đảo Keoje bị nhiễm sparganosis Bệnh nhân này trước đó đã ăn thịt ếch và rắn sống trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1952 với mục đích chữa trị viêm khớp theo kinh nghiệm của người phương Đông Mùa hè năm 1959, người này có chút cảm giác bị ngứa vùng bên trái khu vực bìu dái, vài tháng sau ở khu vực đó nổi lên một loạt các khối u nhỏ có kích thước bằng hạt đậu Trong thời gian 2 năm, các khối nhỏ đó đã
từ từ lan rộng bằng một quả trứng gà Vào thời điểm phẫu thuật, khối u đó đã trở thành một bao mô liên kết sợi (có đường kính từ 3 - 4 cm) Có 3 ấu trùng (kích thước 19 - 28
cm × 2 - 6 mm) được mổ lấy ra từ bao mô đó Các trường hợp nhiễm sparganosis chính ở Hàn Quốc là do ăn thịt ếch nhái chưa được nấu chín theo tập quán của người dân nước này
Trang 17Cho và ctv (1973) qua khảo sát tình hình nhiễm Sparganum mansoni trên 75 rắn thí nghiệm trong 2 họ: Colubridae (67 con gồm 6 loài) và Viperidae (8 con gồm 1
loài) ở thành phố Wonju - Hàn Quốc Kết quả cho biết tất cả các loài rắn khảo sát đều
nhiễm sparganum trừ loài Elaphe schrenkii Tuy nhiên trước đó đã có các ghi nhận về Elaphe schrenkii cũng là một ký chủ trung gian quan trọng Các rắn thuộc loài Zamenis spinalis là ký chủ trung gian được ghi nhận sớm nhất tại Hàn Quốc Các tác
giả cũng cho biết thêm, ấu trùng có thể khu trú tại các vị trí: dưới da (54,4%), trong cơ
(19,1%) hay trong các khoang cơ thể (26,4%) Trạng thái gây bệnh của sparganum
được chia thành 3 dạng: tự do (81,8%), kết nang (13,4%) và giai đoạn thoái hóa (4,7%)
Huh và ctv (1988) qua xét nghiệm 41 mẫu phân mèo ở Seoul cho biết trứng của
Spirometra erinacei được tìm thấy nhiều nhất chiếm tỉ lệ 41,5%
Min (1990) tổng kết từ năm 1924 – 1989 có 119 trường hợp trên người bị bệnh sparganosis tại Hàn Quốc và có 29 trường hợp trên người đã được báo cáo bị bệnh diphyllobothriasis từ năm 1971 – 1989 Bệnh sparganosis trên nam giới có tỉ lệ nhiễm cao gấp 4 – 5 lần so với nữ, bất kỳ nhóm tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh nhưng tập trung vào nhóm tuổi từ 20 – 50 tuổi
Tại Thái Lan, Wichit và ctv (2000) xét nghiệm 1.193 mẫu phân chó thu tại 21 địa điểm thuộc 4 huyện: Muang, Ongkharak, Ban Na và Pak Phli thuộc tỉnh Nakhon
Nayok Trứng của 6 loài sán khác nhau đã được tìm thấy, trong đó Spirometra mansoni chiếm tỉ lệ 11,1%
Tại Brazin, Santos và ctv (2004) qua mổ khám 1 con chồn (Cerdocyon thous)
tìm thấy đoạn sán trong ruột dài 19 cm Không tìm thấy đốt đầu, đốt chửa đo được dài 1,5 mm rộng 3,1 mm Đốt sán có lỗ sinh dục đực, lỗ sinh dục cái nằm phía mặt bụng,
tử cung xoắn dọc vài vòng theo đường giữa của đốt sán và có dạng hình chữ “S”, lỗ tử cung là 1 lỗ nhỏ nằm tách biệt và phía dưới lỗ sinh dục cái Dựa vào đặc điểm hình thái của đốt sán và trứng, các tác giả đã đưa ra kết luận loài ký sinh phát hiện trên loài
C thous là Diphyllobothrium mansoni
Tại Trung Quốc, Li và ctv (2009) cho biết có khoảng 1000 người bị sparganosis được báo cáo ở 27 tỉnh thành trong khoảng thời gian từ 1927 – 1997, nhiều nhất là ở tỉnh Guangdong Qua mổ khám 544 ếch (455 ếch hoang dã, 89 ếch nuôi) gồm 2 loài
Trang 18Rana nigromaculata (446 con) và R tigrina (98 con) trong khoảng thời gian từ tháng
10/2007 đến 10/2008 Kết quả cho thấy ếch hoang dã có tỉ lệ nhiễm sparganum chung
là 27,3% (124/445), trong đó R nigromaculata có tỉ lệ nhiễm 30% (107/357) còn R tigrina có tỉ lệ nhiễm 17,3% (17/98) Không tìm thấy sparganum trên 89 ếch nuôi R nigromaculata Tổng số 719 ấu trùng được tìm thấy trên 124 ếch hoang dã, có từ 1 –
41 ấu trùng tìm thấy trên ếch bị nhiễm, trung bình mỗi ếch nhiễm có 5,8 ấu trùng
2.2 SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SPIROMETRA MANSONI
2.2.1 Lịch sử
Bowman và ctv (2002) tổng kết các công trình nghiên cứu về Spirometra mansoni và tóm lược lịch sử của loài này như sau:
Spirometra mansoni có tên gọi đầu tiên là Diphyllobothrium erinaceieuropaei
(Rudolphi ,1819), ấu trùng của loài sán dây này được tìm thấy ký sinh trên loài nhím
Châu Âu (giống erinaceieuropaei) Tại Trung Quốc, Manson (1882) lần đầu phát hiện
ấu trùng plerocercoid nhiễm trên người vì vậy dạng ấu trùng gây nhiễm này tới nay
còn được biết đến với tên gọi Sparganum mansoni Tên gọi Spirometra mansoni (hay Diphyllobothrium mansoni) được Joyeux và Houdemer (1928) sử dụng khi thu được
các mẫu ấu trùng trên một số loài động vật khác ở Đông Nam Á Vào thời điểm này
Spirometra được xem là một giống phụ của Diphyllobothrium Sau đó Mueller (1937)
đã tách riêng Spirometra ra thành một giống mới khi nghiên cứu kỹ hơn và thấy các điểm khác biệt về tử cung và hình dạng trứng Từ đó tên gọi cũ Diphyllobothrium mansoni được chuyển thành Spirometra mansoni Cách đặt tên giống Spirometra
dựa theo đặc điểm hình thái của tử cung (spiro = spiral: hình xoắn, metra = uterus: tử cung) Bằng các xét nghiệm sinh học, Odening (1982), Fukumoto và ctv (1992) cho
biết Spirometra mansoni cũng chính là Spirometra erinaceieuropaei (hay Spirometra erinace)
2.2.2 Phân loại
Sự phân loại trong giống Spirometra còn nhiều điểm phức tạp, từ các mô tả
không thống nhất về đặc điểm hình thái cho tới các nghiên cứu được tiến hành ở các thời điểm khác nhau trên thế giới Điều này đã gây khó khăn cho việc định danh các mẫu vật thu thập được ở Châu Âu cũng như các mẫu vật thu được trên cùng loài ký chủ ở Châu Á Thêm vào đó nhiều tác giả đã lấy tên của chính các ký chủ cuối cùng
Trang 19Giống Spirometra Mueller, 1937
Loài Spirometra mansoni (Cobbold, 1882)
Có ít nhất 3 loài trong giống Spirometra được chú ý do khả năng gây nhiễm trên người là Spirometra mansoni, S mansonoides, S proliferum Tuy nhiên S proliferum rất hiếm gặp Có 4 loài khác đã được phát hiện trên mèo (trích dẫn từ
- Spirometra gracile ký sinh trên loài mèo Felis macrura tại Brazin
- Spirometra urichi (Cameron, 1936) được tìm thấy tại Trinidad
Ngoài ra trong giống Spirometra còn có S ranarum, S theileri (S pretoriensis)
và một số loài khác Ký chủ trung gian của một vài loài trong giống này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ
Trang 20Hình 2.1 Sự xắp xếp của lỗ sinh dục, túi sinh dục trên Diphyllobothrium latum (1) và
Spirometra mansoni (2), (Mueller, 1937)
Theo các tác giả Lê Hữu Khương (2005); Bowman và ctv (2002); Kassai
(1999); Cho và ctv (1974) hình thái của Spirometra mansoni được mô tả như sau:
• Hình dạng sán trưởng thành: sán dài khoảng 1000 mm; rộng chưa tới 10 mm;
dày khoảng 0,48 mm Sán trưởng thành có hình dài, dẹp giống dải ribbon, màu trắng
Hình 2.2 Hình dạng chung của Spirometra mansoni
(Nguồn: http://www.bioon.com/Article/Class741/38948.shtml)
Trang 21• Đốt đầu: đầu sán có hình ngón tay, không rộng hơn phần cổ Lát cắt ngang có
hình tứ giác, rãnh bám rộng, nông và mờ dần về phía cổ Đốt đầu có kích thước
1,88 × 0,46 mm
• Đốt trưởng thành: đốt sán có chiều rộng lớn hơn chiều dài, đốt chửa rộng 6,63 –
7,08 mm, dài 1,52 – 2,23 mm, dày 0,43 – 0,52 mm Lỗ sinh dục đực và cái nằm
3/8 về phía trước của đốt, 2 lỗ sinh dục tách biệt và nằm gần nhau Lỗ sinh dục
đực nhỏ và tròn, lỗ sinh dục cái là một khe nằm ngang, lỗ tử cung cũng là khe nằm
ngang phía dưới lỗ sinh dục Tinh hoàn phân bố đều trong đốt, chỉ ở vùng trung
tâm không có tinh hoàn Vùng trên lỗ sinh dục có tinh hoàn và tuyến noãn hoàn có
đường kính lần lượt là 0,071 - 0,095 × 0,119 - 0,126 mm và 0,044 × 0,055 mm Tử
cung xoắn lại 2 - 7 vòng, biên độ tử cung giảm dần về hướng lỗ tử Buồng trứng
có hình cái tạ nằm ngang cuối đốt sán
A B
Hình 2.3 Đốt đầu (A) và đốt trưởng thành (B) của Spirometra mansoni
(Nguồn http://medstudy.webmd.idv.tw/paras/display.php?ID=MjA2)
• Hình dạng trứng: trứng mới theo phân ra ngoài ở dạng chưa hình thành tế bào
phôi, kích thước trung bình 0,056 × 0,039 mm Trứng nhỏ, hình oval, có màu vàng
nâu, không đối xứng, có mấu gai Phần đầu trứng có nắp, nhưng khi ấu trùng
coracidium chui ra khỏi trứng thì nắp này nhìn sẽ rõ ràng hơn Trứng của
Spirometra mansoni có 2 đầu nhỏ hơn so với trứng của Diphyllobothrium latum
• Hình dạng coracidium: coracidium khi chui ra khỏi trứng sẽ di động rất mạnh, có
thể cố định bằng cách cho vào môi trường nuôi cấy formole 10%, lúc này quan sát
Trang 22coracidium có hình oval Coracidium có chiều dài trung bình 42,8 µm, chiều rộng
là 36,9 µm Lông tơ bao phủ chung quanh ấu trùng có chiều dài trung bình 12,8
µm, kích thước móc trung bình đo được là 8,6 µm (Lee và ctv, 1990)
• Hình dạng plerocercoid: Plerocercoid có chiều dài khoảng 35 mm, màu trắng,
phần đầu có rãnh bám, cơ thể không phân đốt, xem hình 2.4 B
Spirometra mansoni được báo cáo ở nhiều quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu,
Châu Mỹ như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippine, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Australia, Brazin, Puerto Rico, Hawaii
Mặc dù có vài nhận định khác nhau nhưng đa số các tác giả cho rằng ở Việt
Nam chỉ có 1 loài Spirometra mansoni phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Ấu
trùng plerocercoid có thể ký sinh ở nhiều loài động vật ở lớp thưỡng thê, bò sát, chim
Đã tìm thấy ấu trùng plerocercoid ở 11 loài chim trời (diều hâu, chim trĩ, cú mèo, chim
gõ kiến, sáo, quạ…), 7 loài thuộc lớp bò sát, 2 loài thuộc lớp lưỡng thê Ít khi gặp ấu
trùng này ở chim bơi Vị trí ký sinh của sán dây trưởng thành ở ruột non của ký chủ
cuối cùng Chó và mèo được xem là ký chủ cuối cùng thường gặp nhất của Spirometra
mansoni Trên người chỉ bị nhiễm ấu trùng plerocercoid, gây ra chứng bệnh gọi là
sparganosis (Lê Hữu Khương, 2007)
Trang 23Trường hợp người bị sparganosis được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới nhưng xảy ra nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á do tập quán dùng thịt ếch đắp vào mắt trị bệnh đau mắt (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997) Ở Hàn Quốc, nguyên nhân mắc bệnh chính là do người Hàn ăn thịt ếch rắn chưa được nấu chín (Seo
và ctv, 1964) Bệnh cũng được phát hiện ở phía Đông Nam nước Mỹ, một số vùng thuộc Châu Mỹ và Đông Phi (Bowman và ctv, 2002)
2.2.5 Vòng đời
Theo Lê Hữu Khương (2007) trứng sán khi mới được thải ra ngoài theo phân ở dạng chưa hình thành phôi, ở điều kiện nhiệt độ 15 – 25oC sau 15 ngày dưới nước hình thành coracidium hình tròn, bên trong có 6 móc và nhiều lông tơ chung quanh, ấu trùng này chui ra khỏi trứng và bơi tự do trong nước, sống được trong nước khoảng 12
giờ Coracidium bị ăn bởi các loài giáp xác thuộc giống Mesocyclops và Eucyclops,
sau đó coracidium chui vào các khoang trong cơ thể giáp xác và phát triển thành
procercoid dài khoảng 0,5 – 0,6 mm Sau 15 ngày, giáp xác bị ăn bởi ếch nhái và bị
nhiễm plerocercoid (là giai đoạn trưởng thành của ấu trùng procercoid) 15 ngày sau
đó, các plerocercoid có khả năng gây nhiễm trên các ký chủ cuối cùng Nếu mèo ăn phải plerocercoid thì sau 15 - 18 ngày trong phân sẽ xuất hiện trứng sán
Hình 2.5 Hình dạng procercoid trong giáp xác (vị trí mũi tên)
(Nguồn:http://www.atlas.or.kr/atlas/alphabet_view.php?my_codeName=Spirometra%
20erinacei)
Các loài thuộc giống Diphyllobothrium và Spirometra có vòng đời tương đối
giống nhau nhưng khác ký chủ trung gian 1 và 2 Người không phải là ký chủ cuối
cùng của Spirometra mansoni Theo Yezid Gutiérrez (2000) nhìn chung các
Trang 24sparganum của Diphyllobothrium latum thích hợp với ký chủ trung gian thứ 2 là các loài động vật máu lạnh (cá) trong khi các sparganum của Spirometra mansoni lại ký
sinh trên động vật máu nóng (chuột, nhím, chim, gấu, heo) và cả động vật máu lạnh (ếch, rắn) Một số nghiên cứu khác lại cho rằng người, chim, chuột, heo… chỉ là ký
chủ tích trữ sparganum của Spirometra mansoni (Li và ctv, 2009; Lê Hữu Khương, 2007; Kassai, 1999) Điều cần lưu ý là sparganum của Spirometra mansoni có khả năng gây bệnh sparganosis trên người còn sparganum của Diphyllobothrium latum thì
không
Sơ đồ 2.1 Vòng đời của Spirometra mansoni (Gutiérrez, 2000)
Vòng đời trong tự nhiên (A) và nguyên nhân gây bệnh sparganosis trên người (B)
Odening (1982) đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó đồng thời tiến hành thí
nghiệm quan sát giai đoạn tiền nhiễm và thời gian sống của Spirometra mansoni ký
sinh trên mèo Thời gian tiền nhiễm của mèo nằm trong khoảng 10 – 25 ngày (kể từ lúc bắt nhiễm plerocercoid đến khi xét nghiệm phân có trứng sán) Sán trưởng thành
có thể ký sinh trong ruột mèo với thời gian từ 6 tháng đến 2,5 năm Ông cũng cho biết
về hiện tượng trứng sán và đốt sán theo phân mèo ra ngoài trong khoảng thời gian 1 tháng theo như vòng đời thì một tháng sau đó xét nghiệm phân không thấy trứng sán Thực hiện mổ khám các mèo cho kết quả âm tính khi xét nghiệm phân, chỉ tìm thấy đốt đầu và các đốt sán thuộc phần trước của cơ thể sán dây (trích dẫn từ Bowman và
ctv, 2002)
Sán trưởng thành trong ruột non chó
mèo
Trứng trong phân
Giáp xác, ấu trùng procercoid
Rắn, ếch, một số
động vật khác Đường tiêu hoá Sparganum
Người
Trang 252.2.6 Bệnh tích và chẩn đoán
Theo Lê Hữu Khương (2007) đốt sán ít khi được thải theo phân vì hằng ngày trứng được bài thải qua lỗ tử cung với số lượng lớn Thỉnh thoảng có thể thấy một đoạn sán dài trong phân chó Đoạn sán thường dính theo sau hậu môn làm chó khó chịu Bình thường nên xét nghiệm phân tìm trứng sán theo phương pháp lắng gạn sẽ dễ phát hiện
Hầu hết các trường hợp báo cáo về chó mèo nhiễm Spirometra mansoni là do
tiến hành khảo sát ký sinh trùng hay từ các mẫu xét nghiệm phân Có rất ít các báo cáo
cho biết dấu hiệu của bệnh nên có thể nói rằng chó mèo nhiễm Spirometra mansoni
thường không có biểu hiện lâm sàng nào để chẩn đoán bệnh (Bowman và ctv, 2002) Tuy nhiên khi chó mèo bị nhiễm nặng sẽ chậm lớn, giảm tính thèm ăn, ói mửa, có khi
có triệu chứng thần kinh, bốn chân bị liệt Chó mèo đau bụng từng đợt, đi lại khó khăn, hay nằm, phân loãng có khi có máu (Lê Hữu Khương, 2007)
Theo Gutiérrez (2000) triệu chứng trên người khi bị bệnh sparganosis có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí ký sinh của sparganum:
* Mô dưới da thường bị nhiều nhất, thương tổn thường là các khối u nhỏ có đường kính 1 – 2 cm có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm mà không gây đau đớn, mặt khác lại có thể gây đau nhức bất cứ lúc nào Đôi khi các khối u dưới da có thể di động qua lại trong khoảng thời gian vài năm Khối u cũng có thể mất đi nhưng sau đó
có thể xuất hiện lại ở một vị trí khác (xem hình 2.6 A)
* Tại hệ thần kinh trung ương, mặc dù rất ít gặp nhưng sự hiện diện của sparganum trong não lại gây ra sự đau đớn khủng khiếp do sparganum có kích thước lớn và xu hướng hay di động, một số trường hợp gây xuất huyết não ồ ạt Chẩn đoán chính thường dựa vào kết quả chụp CT (xem hình 2.6 B)
* Sparganosis ở thể mắt thường thấy ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Trung Quốc Khi vào trong cơ thể, sparganum sẽ đến cơ và mô liên kết dưới
da nhất là vùng quanh mắt gây sưng phù và viêm, hậu quả có thể dẫn tới mù mắt (xem hình 2.6 C)
Trong những năm gần đây, đã có các báo cáo mới về sự hiện diện của sparganum ở các vị trí khác nhau trên người như trong trong tuỷ sống, xem hình 2.6 D
Trang 26(Kwon và ctv, 2004); trong bìu dái (Kim và ctv, 2007); có trường hợp tìm được 5 ấu
trùng sparganum trong ngực trái của một bệnh nhân nữ ở Hàn Quốc, xem hình 2.4 B
(Park và ctv, 2006)
C D
Hình 2.6 Sparganum mansoni ký sinh ở các vị trí khác nhau trên người:
mô dưới da (A), trong não (B), trong mắt (C) và trong tuỷ sống (D)
(Nguồn: http://www.fujita-hu.ac.jp/~tsutsumi/photo/photo192-1.htm)
2.2.7 Phòng bệnh và điều trị
Nguy cơ chó mèo tiếp xúc với phân có chứa trứng của Spirometra mansoni
không đáng lo ngại vì trứng muốn phát triển thành ấu trùng gây nhiễm được trên chó
mèo cần phải trải qua một thời gian khá dài trong môi trường thích hợp Tuy nhiên ở
những vùng nhiễm nhiều cần chú ý tẩy giun sán cho chó mèo định kỳ 1 – 2 tháng xổ
một lần cho dù không thấy dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán Khi trứng được bài thải
Trang 27ra ngoài môi trường theo phân sẽ làm gia tăng khả năng bị nhiễm loài sán này trên các động vật khác khi uống nước có chứa các giáp xác bị nhiễm Phòng bệnh cho chó mèo bằng cách không cho chó mèo ăn cá sống, nên nướng hoặc nấu chín rồi mới cho ăn (Lê Hữu Khương, 2007; Bowman và ctv, 2000)
Theo Yezid Gutiérrez (1999) trên người nếu nhiễm phải ấu trùng các loài thuộc
giống Spirometra được gọi với thuật ngữ “sparganosis” như là tên bệnh Khi bị
sparganosis phải tiến hành phẫu thuật để gắp bỏ các sparganum Người có thể bị nhiễm sparganosis theo 3 cách:
- Do uống nước có chứa các giáp xác nhiễm ấu trùng procercoid, đây là nguyên nhân thường thấy nhất ở Mỹ Các procercoid này sẽ di cư đến mô dưới da và
phát triển thành plerocercoid
- Ăn thịt động vật (là ký chủ trung gian thứ 2) bị nhiễm plerocercoid chưa được nấu chín Trên cơ thể của ký chủ trung gian thứ 2 có thể tìm thấy ấu trùng plerocercoid trong các mô liên kết của cơ, đặc biệt là ở 2 chi sau, bụng, phúc mạc, màng bao tim và màng phổi
- Dùng thịt ếch nhái đắp lên mắt, da, cơ để chữa một số bệnh theo kinh nghiệm dân gian, đây là nguyên nhân thường gặp ở các nước thuộc khu vực Châu Á Trên người phòng bệnh bằng cách ăn chín, uống sôi Không đắp thịt ếch nhái lên mắt
để chữa bệnh
Theo Fukase và ctv (1992) dùng praziquantel với liều 30 mg/kg thể trọng, có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da mang lại kết quả điều trị tốt trên mèo (trích dẫn từ Bowman và ctv, 2000)
Theo Bowman và ctv (2000) dùng praziquantel tiêm bắp hoặc tiêm dưới da khi điều trị cho 22 mèo bị nhiễm với liều 34 mg/kg thể trọng cho kết quả điều trị tốt với
các loài sán dây thuộc lớp Cestoda
Theo Lê Hữu Khương (2007), praziquantel cho uống với liều 2,5-5 mg/kg thể trọng trị được nhiều loài sán dây dạng trưởng thành và chưa trưởng thành Ngoài ra có thể dùng Niclosamide cho uống hoặc cho ăn, liều 50 mg/kg thể trọng Nitroscanate trị được cả sán dây, giun móc và một số giun tròn, liều 50 mg/kg thể trọng
Trang 28Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• 51 mẫu sán dây nghi ngờ là Spirometra mansoni: khảo sát đặc điểm hình dạng
• 4 mèo thí nghiệm (mèo 1, 2, 3, 4): gây nhiễm ấu trùng plerocercoid cho 3 mèo
(mèo 1, 2, 3), quan sát các triệu chứng bệnh tích của 3 mèo nhiễm Spirometra mansoni so với 1 mèo đối chứng (mèo 4 không bị nhiễm Spirometra mansoni)
Trang 29Hình 3.1 Mèo nuôi thí nghiệm tại bệnh xá thú y
3.3 NỘI DUNG
• Nội dung 1: tổng kết tình hình nhiễm Spirometra mansoni ở chó mèo ở các tỉnh
phía Nam đã được bộ môn bệnh lý - ký sinh trùng điều tra trong khoảng thời gian
từ năm 2005 – 2009 trên cơ sở các số liệu đã có
Chỉ tiêu khảo sát
- Tỷ lệ nhiễm Spirometra mansoni theo tuổi, giới tính của chó và địa điểm
- Cường độ nhiễm Spirometra mansoni theo tuổi của chó và địa điểm
• Nội dung 2: khảo sát một số đặc điểm hình thái của 51 mẫu sán dây nghi ngờ là
Spirometra mansoni đã được thu thập và bảo quản ở bộ môn bệnh lý - ký sinh trùng, từ đó đưa ra kết luận các mẫu khảo sát đều là Spirometra mansoni hay có
loài nào khác
Chỉ tiêu khảo sát
- Kích thước dài, rộng của đốt đầu và đốt trưởng thành
- Vị trí, hình dạng của lỗ sinh dục đực, lỗ sinh dục cái
- Sự phân bố tinh hoàn và tuyến noãn hoàn trong đốt trưởng thành
- Chiều dài và số vòng xoắn của tử cung Vị trí lỗ tử cung
• Nội dung 3: khảo sát một số đặc điểm sinh học của Spirometra mansoni bằng
phương pháp nuôi trứng và gây nhiễm thực nghiệm trên mèo Trước khi tiến hành gây nhiễm plerocercoid cho 3 mèo thí nghiệm đã phát hiện trứng của 1 loại sán
dây thuộc bộ giả diệp (nghi ngờ là Spirometra mansoni) trên mèo 1 khi xét nghiệm
Trang 30- Quan sát và ghi nhận sự phát triển về trọng lượng, các triệu chứng về bệnh lý của 3 mèo nhiễm so với 1 mèo đối chứng kể từ khi gây nhiễm
- Mổ khám 4 mèo thí nghiệm Thu thập mẫu sán trưởng thành từ 3 mèo được gây nhiễm, kiểm tra đặc điểm hình thái các mẫu sán thu được và đối chứng với các mẫu sán đã khảo sát tại phòng thí nghiệm trước đó Ghi nhận các dấu hiệu bệnh tích trên ruột non 3 mèo nhiễm so với 1 mèo đối chứng
Các bước tiến hành
- Bước 1: mổ ếch thu thập ấu trùng plerocercoid
- Bước 2: gây nhiễm plerocercoid cho 3 mèo, quan sát triệu chứng
- Bước 3: xét nghiệm phân mèo, theo dõi thời gian xuất hiện trứng
- Bước 4: nuôi trứng trong phòng thí nghiệm và quan sát các giai đoạn phát triển của ấu trùng trong trứng
- Bước 5: mổ khám mèo và thu thập sán trưởng thành
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.4.1 Phương pháp thu thập mẫu
Các mẫu sán trưởng thành đã được thu thập và bảo quản ở phòng thực tập ký sinh trùng trong những năm gần đây (2005 – 2009) Các mẫu sán đã được rửa sạch và cho vào lọ chứa formole 10% để bảo quản ở nhiệt độ phòng Ngoài ra, 4 mèo thí nghiệm đã được mổ khám tại bệnh xá thú y, các mẫu sán dây thu được khi mổ khám 3 mèo nhiễm được bảo quản trong dung dịch formole 10% và mang về phòng thí nghiệm
ký sinh trùng để định danh và đối chứng với các mẫu sán đã khảo sát trước đó trong phòng thí nghiệm
3.4.2 Phương pháp định danh và kiểm tra đặc điểm hình thái
Các mẫu sán được lấy ra trong các lọ bảo quản trước đó tại phòng thực tập ký sinh trùng Cắt một đoạn sán (dài khoảng 5 cm) có các đốt trưởng thành, dùng 2 lame
ép lại rồi ngâm trong dung dịch cồn 70o để rút nước Sau 2 – 3 ngày có thể lấy ra và tiến hành nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm carmine
Thời gian nhuộm và cố định trên phiến kính có thể mất từ 7 – 10 ngày Để rút ngắn thời gian và tiện lợi nên trong quá trình làm, chúng tôi chỉ tiến hành ép mẫu sán rồi ngâm trong dung dịch cồn 70o trong 3 ngày để rút nước Sau đó lấy mẫu ra quan sát
Trang 31dưới kính hiển vi và vẫn thấy rõ được các cơ quan trong đốt sán cần khảo sát Cách làm này giúp rút ngắn được thời gian khảo sát, tiết kiệm được hoá chất nhưng không làm sai lệch đi kết quả khảo sát
3.4.3 Phương pháp nuôi trứng
Hình 3.2 Trứng sán được nuôi tại phòng thực tập ký sinh trùng
Trứng sán Spirometra mansoni tìm thấy khi xét nghiệm phân 3 mèo nhiễm
được nuôi trong đĩa petri có chứa nước cất, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm trung bình
là 31,5oC (xem hình 3.1) Mỗi ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 2/3 nước, thường xuyên bơm khí bằng ống hút để cung cấp oxy cho trứng phát triển (ngày 2 lần) Mỗi ngày quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10x10, 45x10 Quan sát hình dạng, ghi nhận thời gian xuất hiện ấu trùng coracidium, chụp hình trứng từng ngày để theo dõi
sự phát triển của trứng trong môi trường nuôi cấy
3.4.4 Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm
Ếch được mua ngoài chợ với số lượng 20 con, trọng lượng mỗi ếch khoảng 80 –
100 gram Tiến hành mổ khám ếch để thu thập ấu trùng plerocercoid, tổng cộng có 6
ấu trùng đã được tìm thấy trên cơ đùi của 3 ếch Dùng dao mổ cắt xung quanh phần cơ ếch nơi ấu trùng ký sinh Các ấu trùng plerocercoid mới được lấy ra này được chia đều cho 3 mèo thí nghiệm, mỗi mèo được cho ăn 2 ấu trùng Gây nhiễm cho mèo bằng cách dùng tay bóp 2 bên miệng của mèo (mục đích để không cho mèo nhai khi cho ăn), nhét ấu trùng plerocercoid từ bên mép, lúc này mèo sẽ có phản xạ nuốt ấu trùng vào Ngay sau khi gây nhiễm, 3 mèo đã được cho ăn nhẹ bằng cơm
Trang 32A B Hình 3.3 Plerocercoid tìm được trên ếch (A) và gây nhiễm cho mèo (B)
3.4.5 Phương pháp lắng gạn (xét nghiệm phân tìm trứng sán)
Phân mèo cịn tươi được lấy vào buổi sáng (thường vào lúc 9 – 10 giờ sáng) tại chuồng nuơi ở bệnh xá thú y Phân mèo được đem xét nghiệm tại phịng thí nghiệm ký sinh trùng theo các bước:
- Cho 5 - 10 g phân vào cốc thủy tinh rồi thêm nước sạch vào 2/3 cốc
- Khuấy đều và lọc qua rây (81 lỗ/cm2)
- Cho phần nước lọc vào bình cĩ đáy hẹp và để yên trong 3 - 5 phút
- Nhẹ nhàng đổ bỏ phần nước trong 2/3 bình rồi châm nước mới vào
- Để yên 3 - 5 phút rồi lại thay nước (lập lại 3 - 5 lần đến khi nước trở nên trong)
- Đổ bỏ phần nước trên, lấy cặn cho lên lame hoặc đĩa petri để xem kính
nhiễmchó
Số
- Cườngđộnhiễm= X±SE
Trang 33Với
n
Xi X
n i