1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Để con biết chia sẻ

6 328 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 148,36 KB

Nội dung

Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi trẻ lớn lên biết sống hoà đồng, nhân ái, chan hoà với bạn bè và cộng đồng xã hội. Bé Na gần 3 tuổi vừa được mẹ dẫn sang nhà hàng xóm chơi với anh Huy 4 tuổi, Na vừa cầm chiếc ô tô lên chơi thì anh Huy nhào từ trong nhà ra giựt ngay lại và xô em ngã nhào. Bé Na cũng không vừa, cào lại anh xước một đường dài trên má. Hai đứa thi nhau khóc ầm ĩ, các bà mẹ thì nhìn nhau ngán ngẩm, chẳng biết phân xử thế nào đành xua đứa nào về nhà đứa nấy. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi trẻ lớn lên biết sống hoà đồng, nhân ái, chan hoà với bạn bè

Để con biết chia sẻ Cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ. Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi trẻ lớn lên biết sống hoà đồng, nhân ái, chan hoà với bạn bè và cộng đồng xã hội. Bé Na gần 3 tuổi vừa được mẹ dẫn sang nhà hàng xóm chơi với anh Huy 4 tuổi, Na vừa cầm chiếc ô tô lên chơi thì anh Huy nhào từ trong nhà ra giựt ngay lại và xô em ngã nhào. Bé Na cũng không vừa, cào lại anh xước một đường dài trên má. Hai đứa thi nhau khóc ầm ĩ, các bà mẹ thì nhìn nhau ngán ngẩm, chẳng biết phân xử thế nào đành xua đứa nào về nhà đứa nấy. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi trẻ lớn lên biết sống hoà đồng, nhân ái, chan hoà với bạn bè Để tránh những tình huống thông thường như trên có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu tâm dạy trẻ biết cách chia sẻ đồ vật với người khác càng sớm càng tốt, từ khi trẻ biết nhận thức về sở hữu đồ vật hay chiếm hữu sự quan tâm của cha mẹ, ông bà và người thân. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây: Trấn an trẻ Thông thường trẻ không chia sẻ món đồ chơi hay đồ vật với người khác là do trẻ sợ bạn lấy mất, không trả lại đồ chơi cho mình, do vậy, cha mẹ hãy trấn an và giải thích cho trẻ hiểu. Khái niệm luân phiên, đến lượt Khi trẻ còn nhỏ, độ gần hai tuổi, cha mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ khái niệm “luân phiên”, “đến lượt”. Thông qua các trò chơi như chồng các hình khối lên nhau. Mẹ chồng một khối hình rồi đến lượt bé và cứ thế luân phiên nhau. Buổi tối đọc sách cho bé trước khi đi ngủ, mẹ lật một trang sách rồi đến lượt bé. Bày tỏ sự âu yếm, cha thơm bé vào má rồi yêu cầu bé thơm lại… Từ những trò chơi trên, cha mẹ hướng dẫn cho trẻ thấy chơi cùng nhau, luân phiên, lần lượt sẽ rất thú vị để khi chơi cùng bạn bè trẻ cũng sẽ thực hiện như vậy. Đừng cáu giận phạt trẻ Mỗi khi trẻ không sẵn sàng chia sẻ đồ vật cho người khác, cha mẹ đừng vội mắng trẻ là ích kỷ, phạt trẻ hay buộc trẻ phải chia sẻ đồ vật. Làm như vậy, cha mẹ vô tình khuyến khích sự cáu giận thay vì lòng hảo tâm. Để dạy trẻ cách chia sẻ cha mẹ hãy khuyến khích trẻ mỗi khi chúng chia sẻ đồ vật cho người khác thay vì trừng phạt chúng vì chúng giữ khăng khăng đồ vật của mình. Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác khi bị từ chối Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu cảm giác của trẻ khi bị bạn từ chối không chia sẻ đồ chơi, ví dụ như: “Bạn Minh có xe cẩu rất đẹp, con muốn mượn bạn chơi một chút nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng không?" “Dạ, đúng ạ”. “Nếu bạn cho con mượn xe cẩu chơi một chút thì con sẽ trả lại cho bạn sau khi chơi xong đúng không? “Dạ, có”. “À, vậy nếu con là bạn Minh, con không cho bạn mượn xe cẩu chơi bạn có buồn không? “ Dạ, có ạ”. Giúp trẻ hiểu cảm giác bị từ chối sẽ khiến trẻ thông cảm với bạn hơn, từ đó sẽ dễ dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân ái, hoà đồng hơn. Tôn trọng trẻ Cha mẹ hãy cho phép trẻ được giữ một số đồ vật nào đó của riêng chúng mà không phải chia sẻ với bất kỳ ai như quần áo, sách vở hay một số đồ chơi chúng thích. Cha mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng trẻ bằng cách hỏi mượn trẻ và yêu cầu người khác hỏi mượn trẻ. Khi trẻ không có mặt ở đó, cha mẹ có thể nói: “Cái này của bạn An đấy, con hỏi bạn An xem bạn có đồng ý cho con mượn không nhé?” Cha mẹ cần làm gương cho trẻ Không có bài học nào tốt hơn cho trẻ bằng bài học từ tấm gương của cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Cha mẹ hãy chia sẻ cùng trẻ, quan tâm chăm sóc, chia sẻ giữa những người trong cùng gia đình, cùng trẻ giúp đỡ người xung quanh, tham gia hoạt động từ thiện, ủng hộ cộng đồng… Để giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ, cha mẹ cần duy trì giáo dục trẻ mỗi ngày và dài lâu. Đặc biệt, đối với những trẻ ít bạn bè, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít hoà đồng thì cha mẹ càng cần nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn để xây dựng thành công tính cách sẻ chia nơi trẻ nhỏ. . Để con biết chia sẻ Cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ. Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh. chẳng biết phân xử thế nào đành xua đứa nào về nhà đứa nấy. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi trẻ lớn lên biết

Ngày đăng: 09/08/2013, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w