Để con biếtchia sẻ!
Khái niệm luân phiên, đến lượt
Khi trẻ còn nhỏ, độ gần hai tuổi, cha mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ khái niệm
"luân phiên", "đến lượt". Thông qua các trò chơi như chồng các hình khối
lên nhau. Mẹ chồng một khối hình rồi đến lượt bé và cứ thế luân phiên
nhau. Buổi tối đọc sách cho bé trước khi đi ngủ, mẹ lật một trang sách rồi
đến lượt bé. Bày tỏ sự âu yếm, cha thơm bé vào má rồi yêu cầu bé thơm
lại Từ những trò chơi trên, cha mẹ hướng dẫn cho trẻ thấy chơi cùng
nhau, luân phiên, lần lượt sẽ rất thú vị để khi chơi cùng bạn bè trẻ cũng sẽ
thực hiện như vậy.
Đừng cáu giận phạt trẻ
Mỗi khi trẻ không sẵn sàng chia sẻ đồ vật cho người khác, cha mẹ đừng
vội mắng trẻ là ích kỷ, phạt trẻ hay buộc trẻ phải chia sẻ đồ vật. Làm như
vậy, cha mẹ vô tình khuyến khích sự cáu giận thay vì lòng hảo tâm. Để
dạy trẻ cách chia sẻ cha mẹ hãy khuyến khích trẻ mỗi khi chúng chia sẻ
đồ vật cho người khác thay vì trừng phạt chúng vì chúng giữ khăng khăng
đồ vật của mình.
Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác khi bị từ chối
Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu cảm giác của trẻ khi bị bạn từ chối
không chia sẻ đồ chơi, ví dụ như: "Bạn Minh có xe cẩu rất đẹp, con muốn
mượn bạn chơi một chút nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng
không?" "Dạ, đúng ạ". "Nếu bạn cho con mượn xe cẩu chơi một chút thì
con sẽ trả lại cho bạn sau khi chơi xong đúng không? "Dạ, có". "À, vậy nếu
con là bạn Minh, con không cho bạn mượn xe cẩu chơi bạn có buồn
không? " Dạ, có ạ". Giúp trẻ hiểu cảm giác bị từ chối sẽ khiến trẻ thông
cảm với bạn hơn, từ đó sẽ dễ dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân
ái, hoà đồng hơn.
Tôn trọng trẻ
Cha mẹ hãy cho phép trẻ được giữ một số đồ vật nào đó của riêng chúng
mà không phải chia sẻ với bất kỳ ai như quần áo, sách vở hay một số đồ
chơi chúng thích. Cha mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng trẻ bằng cách hỏi
mượn trẻ và yêu cầu người khác hỏi mượn trẻ. Khi trẻ không có mặt ở đó,
cha mẹ có thể nói: "Cái này của bạn An đấy, con hỏi bạn An xem bạn có
đồng ý cho con mượn không nhé?"
Cha mẹ cần làm gương cho trẻ
Không có bài học nào tốt hơn cho trẻ bằng bài học từ tấm gương của cha
mẹ và những người xung quanh trẻ. Cha mẹ hãy chia sẻ cùng trẻ, quan
tâm chăm sóc, chia sẻ giữa những người trong cùng gia đình, cùng trẻ
giúp đỡ người xung quanh, tham gia hoạt động từ thiện, ủng hộ cộng
đồng
Để giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ, cha mẹ cần duy trì giáo dục trẻ
mỗi ngày và dài lâu. Đặc biệt, đối với những trẻ ít bạn bè, ít tiếp xúc với
môi trường bên ngoài, ít hoà đồng thì cha mẹ càng cần nhiều thời gian và
lòng kiên nhẫn để xây dựng thành công tính cách sẻ chia nơi trẻ nhỏ.
Làm gương thay vì chỉ nói suông
Làm gương là cách dạy bé hiệu quả nhất. Cần nhắc bản thân luôn cố
gắng gương mẫu để bé học theo, cả trong lời nói và hành động.
Chia nhỏ vấn đề
Mặc dù có rất nhiều tật xấu ở bé bạn muốn thay đổi nhưng để thành công,
bạn cần đặt mục tiêu giúp bé sửa 1-2 hành vi trước. Sau đó sẽ là làn lượt
những hành vi chưa ngoan khác.
Nguyên tắc: 'Phải hoàn thành trước khi '
Có thể để bé phải hoàn thành một việc cụ thể trước khi tham gia hoạt
động yêu thích; chẳng hạn: "Phải nhặt đồ chơi mới được xem tivi", "Phải
giúp mẹ lau nhà mới được đi công viên" Nhưng không được đồng ý khi
bé thỏa thuận: "Con hứa sẽ nhặt đồ chơi khi đi siêu thị về".
Cùng trợ giúp bé
Những yêu cầu đơn giản bạn dành cho bé luôn hiệu quả nhanh khi bạn
giúp đỡ bé. Thử cùng bé dọn đồ chơi, mặc quần áo, đánh răng Nhưng
giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc cho bé.
. Để con biết chia sẻ!
Khái niệm luân phiên, đến lượt
Khi trẻ còn nhỏ, độ gần hai tuổi,. cho con mượn xe cẩu chơi một chút thì
con sẽ trả lại cho bạn sau khi chơi xong đúng không? "Dạ, có". "À, vậy nếu
con là bạn Minh, con