1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dạy con biết chia sẻ docx

6 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 110,34 KB

Nội dung

Dạy con biết chia sẻ Lứa tuổi từ 2-4 tuổi là khoảng thời gian trẻ mở rộng các hoạt động mang tính xã hội của chúng. Tình bạn đóng một vai trò quan trọng đối với chúng và những hoạt động nhóm khiến trẻ cảm thấy thích thú. Điều này có nghĩa là con của bạn đang bước vào giai đoạn có những biểu hiện hào phóng – bé có thể cho mượn đồ chơi của mình hoặc chia sẻ phần bánh kẹo của mình với người khác – nhưng những hành động đó sẽ không nhất quán lâu dài đâu và cũng sẽ chẳng mấy khi diễn ra như bạn mong muốn. Tuy nhiên, có một thông tin tốt là những sự bất thường ấy ở trẻ là một hiện tượng tâm lý hoàn toàn bình thường thôi. Các bé ở độ tuổi này thường hay nghĩ về bản thân mình trước tiên. Trẻ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến những thứ thuộc về sỡ hữu cá nhân của mình, vì vậy chúng không dễ dàng gì mà chia sẻ những thứ mình có với người khác. “Chúng ta thấy một đồ chơi chỉ đơn giản là một chú lính làm bằng nhựa hay một con búp bê Barbie , nhưng đối với trẻ, chúng là những người bạn thân thiết”. Paul Coleman, một chuyên gia tâm lý người Mỹ phát biểu. Dù sao, đây cũng là giai đoạn bé bộc lộ những biểu hiện nhiều những cử chỉ hào phóng và bạn có thể “lợi dụng” cơ hội này để khuyến khích bé phát triển những phẩm chất tốt. Nhất là dạy cho bé về sự chia sẻ. Thể hiện cho bé hiểu như thế nào là rộng lượng: Dạy trẻ bằng những ví dụ minh hoạ là cách hiệu quả nhất để uốn nắn những hành vi cư xử của bé. Vì vậy, trong một bữa ăn, bạn có thể đề nghị: “Bánh của con trông ngon quá! Cho bố/mẹ cắn chung một cái nào!”. Hoặc dạy bé sự chia sẻ trong lúc thực hiện những hoạt động vui nhộn cũng để lại những ấn tượng nhất định trong thói quen của bé, chẳng hạn bạn đưa ra một yêu cầu: “Bố/mẹ đang tưới cây ngoài vườn này – Con đến giúp bố/mẹ một tay với nào”. Bạn càng dùng nhiều cách để khuyến khích sự hỗ trợ, chia sẻ từ bé thì bé càng sớm ý thức được những hành động ấy có ý nghĩa như thế nào. Trao đổi với trẻ về những nhu cầu và mong muốn của những người xung quanh: “Bạn đang cố gắng chỉ dạy cho bé hiểu thế giới này rộng lớn hơn bản thân bé nhiều”, Wayne Dosick, một giáo sĩ đồng thời là tác giả cuốn “Những nguyên tắc vàng: Mười giá trị vô thần bố mẹ cần dạy cho con cái” nói. Vì vậy, khi con bạn nói rằng: “Con muốn ăn sôcôla sữa” trong khi bạn dắt trẻ vào một cửa hàng tạp hoá, bạn có thể đáp lại: “Được rồi, đó là những gì con muốn bé ạ. Bây giờ, con nghĩ bố sẽ thích gì nào? Mình có thể mua món gì đó về chiêu đãi bố nhà mình nhỉ?”. “Với cách làm này, bạn sẽ tránh phải phải nói với bé một cách thẳng thừng: ‘Cưng ơi, con đừng ích kỷ như thế’”, Dosick tiếp lời. “Thay vào đó, bạn đang dùng một cách nhẹ nhàng nhất để hồi đáp bé ‘Phải biết quan tâm đến cả những nhu cầu của người khác’”. Dạy cho bé hiểu sự chia sẻ chỉ có tính tạm thời: Con bạn sẽ cảm thấy vui hơn khi bé biết rằng bé có thể cho bạn chơi đồ chơi cùng và sau đó vẫn có lấy lại đồ chơi của mình. Vì vậy bạn có thể giải thích với trẻ “Bạn Emma chỉ mượn búp bê cuả con một lát thôi. Bạn ấy sẽ không mang về nhà bạn ấy luôn đâu, nó vẫn là của con”. Thể hiện cho bé thấy bạn không đồng tình với thói ích kỷ: Đối với những trường hợp bé tỏ ra ích kỷ, bạn có thể đưa ra những lời khiển trách cứng rắn và kiên quyết, nhưng không gay gắt. Như vậy, bạn có thể dạy cho con bạn hiểu về sự quan tâm chia sẻ trong gia đình. “Bố/mẹ không thích cái cách con cứ khư khư giữ lấy tất cả đồ chơi của mình như thế”, bạn có thể nói với bé như vậy. “Sống cùng một nhà, chúng ta nên chia sẻ cùng nhau con ạ. Hãy để em trai con cùng chơi đồ chơi với con nào”. Mặc dù vậy, bạn nên tránh trừng phạt bé. Điều đó chỉ có thể khiến bé thêm ương ngạnh, chứ không phải rộng lượng hơn. Dành cho con nhiều lời tán dương: Bất cứ khi nào bạn thấy con mình thực hiện được một cử chỉ chia sẻ, hãy nói với bé rằng bạn hạnh phúc và tự hào về điều đó như thế nào. “Con thật là dễ thương vì đã chia cho bố/mẹ phần kẹo ngon lành này”, bạn có thể nói với bé như vậy. Hoặc “Bố/mẹ cảm thấy tự hào về con khi con cho em cùng chơi búp bê với con”. Bé sẽ rất vui mừng vì thấy rằng mình đã làm cho bố/mẹ mình hài lòng, và rốt cuộc những hành động hào phóng như vậy sẽ đến với trẻ một cách tự giác hơn. Giúp bé giữ lấy một số thứ của riêng mình: Không nhất thiết phải chia sẻ tất cả mọi thứ với người khác. Dù sao thì, “Bạn cũng không cần thiết phải nhường người hàng xóm chạy chiếc xe mới tậu của mình”, chuyên gia Coleman ví dụ. Con bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những thứ mình có với người khác nếu bé biết rằng có những thứ yêu thích là chỉ của riêng bé. Nếu một người bạn của con tới chơi và tỏ ra muốn được thử đôi giày mới mua của con bạn, bạn hãy nói với với bé cất đôi giày ấy đi trước. Bạn nên nói với con rằng bé không cần chia sẻ với người khác tất cả những gì bé yêu thích bởi vì chúng là những thứ đặc biệt, nhưng vẫn có thể chia sẻ những món đồ khác của mình với các bạn. Để trẻ học hỏi từ bạn bè xung quanh: Cách tốt nhất để dạy bé sự chia sẻ là để chính những người bạn quanh bé dạy bé ý nghĩa của hành động ấy – và trẻ sẽ làm được điều đó! Hãy cố gắng đừng can thiệp vào những hoạt động vui chơi, giao tiếp của bé với bạn bè xung quanh; những đưá trẻ rồi cũng sẽ học được cách thoả hiệp với người khác khi chúng nhận ra những hành bđộng ích kỷ cuả mình đã khiến bạn bè rời xa chúng. Tìm hiểu những lý do ẩn sau những hành động ích kỷ của bé: Nếu như sự chia sẻ khiến bé không thoải mái, bạn nên tìm hiểu những vần đề đang xảy ra với cuộc sống của bé. Gia đình bạn vừa chuyển chỗ ở? Bé vừa đi mẫu giáo, hoặc một con vật cưng của bé vừa chết? Thỉnh thoảng những đứa trẻ ở lứa tuồi này sẽ phản ứng lại những thay đổi đó bằng cách giữ chặt lấy những vật sở hữu yêu quý của mình. Trong trường hợp này, “Bé chỉ khư khư giữ lấy một số thứ bởi bé cảm thấy cần phải bảo vệ kỹ hơn những thứ quý giá đối với bản thân”, chuyên gia Coleman tiếp tục nhận xét. Bạn đừng nên tỏ ra khó chịu với những biểu hiện đó. Hãy cho bé thời gian và ủng hộ những gì bé cho là cần thiết với bản thân để có điều kiện tìm hiểu những gì đang làm bé chán nản, sợ hãi và để dành những bài học về sự sẻ chia vào một lúc thích hợp hơn. . Dạy con biết chia sẻ Lứa tuổi từ 2-4 tuổi là khoảng thời gian trẻ mở rộng các hoạt động mang tính xã. kiên quyết, nhưng không gay gắt. Như vậy, bạn có thể dạy cho con bạn hiểu về sự quan tâm chia sẻ trong gia đình. “Bố/mẹ không thích cái cách con cứ khư khư giữ lấy tất cả đồ chơi của mình như. bạn có thể nói với bé như vậy. “Sống cùng một nhà, chúng ta nên chia sẻ cùng nhau con ạ. Hãy để em trai con cùng chơi đồ chơi với con nào”. Mặc dù vậy, bạn nên tránh trừng phạt bé. Điều đó chỉ

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:20

w