Người ta hay nói: đứng sau một người đàn ông thành đạt thường là hình bóng một người phụ nữ lặng lẽ. Thế còn đứng sau một người phụ nữ thành đạt là ai ? Có người phụ nữ đã trả lời: đó là cả xã hội. Đúng như vậy. Kể từ năm 1909, khi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 được chính thức công nhận tại Mỹ, nhưng cũng phải chờ tới 66 năm sau, năm 1975, mới được Liên Hiệp Quốc chọn là "Năm Phụ nữ", và ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 mới thực sự trở thành ngày hội của phụ nữ trên toàn thế giới. Hành trình của một ngày tôn vinh phụ nữ quả thật đã không hề suôn sẻ hay đơn giản. Nói cách khác, để cho "cả xã hội đứng sau người phụ nữ" là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Cuộc đấu tranh ấy có thể bắt đầu từ chính người phụ nữ để lan tỏa tới toàn xã hội. Nhân cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam
Để cả xã hội đứng sau người phụ nữ Người ta hay nói: đứng sau một người đàn ông thành đạt thường là hình bóng một người phụ nữ lặng lẽ. Thế còn đứng sau một người phụ nữ thành đạt là ai ? Có người phụ nữ đã trả lời: đó là cả xã hội. Đúng như vậy. Kể từ năm 1909, khi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 được chính thức công nhận tại Mỹ, nhưng cũng phải chờ tới 66 năm sau, năm 1975, mới được Liên Hiệp Quốc chọn là "Năm Phụ nữ", và ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 mới thực sự trở thành ngày hội của phụ nữ trên toàn thế giới. Hành trình của một ngày tôn vinh phụ nữ quả thật đã không hề suôn sẻ hay đơn giản. Nói cách khác, để cho "cả xã hội đứng sau người phụ nữ" là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Cuộc đấu tranh ấy có thể bắt đầu từ chính người phụ nữ để lan tỏa tới toàn xã hội. Nhân cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam sắp tới, một nhà xã hội học đã hỏi: sẽ có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam tự đứng ra ứng cử Quốc hội ? Câu trả lời chưa thể có vào lúc này vì còn phải chờ tới sau ngày 16.3 – ngày hết hạn nộp hồ sơ ứng cử. Nhưng có lẽ sẽ không có nhiều ứng cử viên nữ tự ứng cử Quốc hội. Vì vậy, thông tin về một nữ đảng viên 24 tuổi ở Hà Nội xin làm hồ sơ tự ứng cử đã nổi lên như một thông tin đặc biệt trong ngày hôm qua. Mùng một Tết năm nay, tôi tới thắp hương cho ông Trần Kiên – một người cách mạng mà tôi kính trọng. Ngôi nhà cấp 4 vốn đơn sơ ngày ông Kiên còn sống càng trở nên heo hút hơn sau khi ông qua đời. Ngồi nói chuyện với bà Trần Kiên, tôi mới chợt nhớ ra: từ bao lâu nay khi quen biết nhà ông Kiên, tôi chưa một lần hỏi thăm tên thật của bà Kiên. Và tôi chắc có rất nhiều người khác từng quen biết gia đình ông Trần Kiên cũng giống như tôi. Bà Võ Thị Nhược – vợ ông Trần Kiên – mãi tới mùng một Tết này tôi mới biết tên thật của bà. Bà đã 82 tuổi, đi lại khó khăn, còn mang trong mình nhiều bệnh tật. Và sống thui thủi trong căn nhà tuềnh toàng. Có rất nhiều người biết tiếng ông Trần Kiên, nhiều người ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông, nhưng có mấy người biết và nhớ đến bà Võ Thị Nhược – vợ ông Kiên ? Một người phụ nữ khuất lấp phía sau hào quang của chồng mình. Một người vợ thủy chung, can đảm, hy sinh, nhưng vô cùng lặng lẽ. Liệu đó có phải là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta muốn có cho những người phụ nữ ? Tôi không nghĩ như vậy. Một xã hội phát triển phải là một xã hội biết tạo cơ hội đồng đều cho mọi người, không phân biệt giới tính. Không phải cứ "cơ cấu" đưa bao nhiêu phần trăm phụ nữ vào các cấp lãnh đạo, cả vào Quốc hội, là chúng ta đã thực thi bình đẳng giới một cách thực sự. Nếu một khi người phụ nữ chưa thể chủ động, tự ý thức và đủ bản lĩnh cùng kiến thức để đứng ra tranh cử một cách sòng phẳng và tự do vào những vị trí lãnh đạo trong xã hội, thì nhiều khi sự "cơ cấu" hay "chiếu cố phụ nữ" một cách hình thức lại mang một tác dụng ngược. Nó không khuyến khích sự phấn đấu, ý thức bình đẳng giới và những nỗ lực tự thân của người phụ nữ, mà vẫn như ngày xưa, khi "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" trong hôn nhân mang màu sắc phong kiến. Chúng ta không phải không có những người phụ nữ tài ba có thể sánh với các nữ chính khách nổi tiếng nước ngoài, nhưng chúng ta chưa tạo được những "bệ phóng" thật sự cho họ. Khi sự bình đẳng giới trở thành một nhu cầu tự thân, thành một điều bình thường trong xã hội, thì mới có thể thấy được "cả xã hội đứng phía sau người phụ nữ" là như thế nào. . Để cả xã hội đứng sau người phụ nữ Người ta hay nói: đứng sau một người đàn ông thành đạt thường là hình bóng một người phụ nữ lặng lẽ. Thế còn đứng sau. chính người phụ nữ để lan tỏa tới toàn xã hội. Nhân cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam sắp tới, một nhà xã hội học đã hỏi: sẽ có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam tự đứng