Thị trường tiền tề quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra giữa các quốc gia. Đó là sự di chuyển của các dòng tiền giữa các quốc gia, gắn liền với các chủ thể đó khi thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế. Song song với việc trao đổi hàng hóa là sự khác biệt về giá trị của các đồng tiền giữa các quốc gia với nhau. Lý do mà có sự khác biệt này là mỗi quốc gia có một sự khác biệt về kinh tế. Có những quốc gia phát triển kinh tế mạnh hơn so với các quốc gia khác. Giá trị của tiền thường được tượng trưng qua sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi kinh tế phát triển thì đồng tiền sẽ tăng giá. Nó giống như là một điểm tín dụng của con người. Nếu anh đi làm có tiền nhiều, mức thu thập của anh cao thì điểm tín dụng của anh sẽ tăng. Mức thu thập của anh có thể ví như là kinh tế của một quốc gia. Kinh tế phát triển thì điểm tín dụng của quốc gia đó tăng. Tại vì tiền, tuy là một tờ giấy mà chúng ta thường bỏ trong túi, thật ra chỉ là một tờ giấy tượng trưng cho một lời hứa về giá trị của nó. Và lời hứa đó có giá trị hay không tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia phát hành ra nó. Sự chênh lệch về giá trị đồng tiền làm cho GIÁ CẢ của hàng hóa xuất nhập cảng giữa các quốc gia với nhau tăng hay giảm. Sự giao động của giá cả này nhiều khi làm cho giá thành của món đồ nhập cảng không còn rẻ nữa, hay là rẻ ít hơn lúc trước. Giá thành mà tăng thì lạm phát có cơ hội phát triển. Thành ra, currency market là nơi mà người ta dùng để cân bằng giá trị của các đồng tiền trên thế giới lại với nhau. Mỗi quốc gia đều có mục tiêu kinh tế của riêng mình khi họ vào thị trường này. Thí dụ như người Nhật, họ luôn muốn đồng tiền của họ yếu hơn so với các đồng tiền khác. Tại vì kinh tế họ là kinh tế sản xuất. Sự phát triển của kinh tế là hoàn toàn dựa vào khối lượng hàng xuất cảng. Họ sản xuất hàng hóa rồi bán đi. Kinh tế phát triển của họ là số lượng hàng xuất cảng tăng. Các quốc gia với nên kinh tế xuất cảng thường không muốn đồng tiền của mình quá mạnh. Vì đồng tiền mạnh quá dễ làm hàng hóa bán chậm. TQ là thí dụ thứ nhì của mô hình kinh tế này. Ngược lại, kinh tế Hoa Kỳ là một kinh tế dựa vào sự phát triển từ bên trong ra. Họ không nhờ vào hàng xuất cảng để phát triển kinh tế. Chính vì thế 70% của kinh tế Hoa Kỳ được liệt vào kỹ nghệ dịch vụ (service), và 30% được gọi là manfacturing (sản xuất). Họ chỉ nhờ vào chính họ. Nền kinh tế này được các kinh tế gia gọi là ORGANIC GROWTH ECONOMY. Và Organic Growth Economy thường muốn đồng tiền của mình mạnh. Đồng tiền mạnh thì mua hàng nhập cảng rẻ. Hàng rẻ thì lạm phát thấp. Bởi vậy người ta thường chế nhạo Hoa Kỳ là “xuất cảng” lạm phát của mình đi các quốc gia khác qua sức mạnh của đồng US dollar.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỪỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Cúc Hồng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Nhật Tuấn
Nguyễn Hữu Tình Nguyễn Thượng Quân Đặng Hoàng Phúc Trần Thị Thu Sương
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
(CURRENCY MARKET)
1.1 Khái niệm
Thị trường tiền tề quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra giữa các quốc gia Đó là sự di chuyển của các dòng tiền giữa các quốc gia, gắn liền với các chủ thể đó khi thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế
Thị trường tiền tệ được biết là một trong những thị trường hấp dẫn nhất, thu hút được đông đảo Trader tham gia nhất và cũng là thị trường có tính thanh khoản cao nhất Với những đặc tính, ưu điểm như thanh khoản rất nhanh, vốn bỏ ra không cần nhiều, tỉ lệ đòn bẩy cao và đa dạng các cặp tiền giao dịch… cho nên lượng Trader tham gia vào thị trường tài chính đều rất thích giao dịch với currency market
Và trò chơi trong market này của retail trader chúng ta luôn là một trò chơi zero sum Zero sum game có nghĩa là một trò chơi có tổng số tiền bằng không Vì đặc điểm này cho nên tiền mà người trader thắng sẽ đến từ túi của trader thua Cũng không thể phủ nhận rằng có một số đại bộ phận những người mới tham gia vào thị trường này đều nghĩ rằng
nó là một dạng cơ bạc trá hình Bất kể là kinh doanh cái gì đều có rủi ro trong đó, và công việc kinh doanh nào lợi nhuận càng cao thì đồng nghĩa với việc rủi ro đi kèm với đó là cao hơn Do vậy như có nói đến khá nhiều lần mục đích chúng ta tham gia thị trường này
là hạn chế cái LOSS bé nhất và mang lại cái PROFIT lớn nhất
Theo Investopedia định nghĩa: “Thị trường Tiền tệ quốc tế” ”Thị trường ngoại hối”
Là thị trường trong đó người tham gia từ khắp nơi trên thế giới đều có thể mua bán, trao đổi và suy đoán về tương lai của các đồng tiền tệ khác nhau Thị trường tiền tệ quốc
tế được tạo thành từ các ngân hàng, các công ty thương mại, các ngân hàng trung ương, các công ty quản lý đầu tư, các quỹ đầu tư, các nhà môi giới ngoại hối nhỏ lẻ và các nhà đầu tư cá nhân Thị trường tiền tệ (ngoại hối) được coi là thị trường lớn nhất trên thế giới
Trang 3Trên đây là những khái niệm cơ bản về thị trường tiền tệ mà chúng ta đang giao dịch hàng ngày Nhưng để có thể giao dịch được và mang lại nguồn lợi nhuận ổn định thì chắc chắn chúng ta sẽ phải hiểu được bản chất, tình hình kinh tế và đặc điểm của đồng tiền mà chúng ta giao dịch Để làm được điều này thì trước tiên chúng ta sẽ phải tìm hiểu cơ cấu, vai trò của tiền tệ và thị trường tiền tệ trong nền kinh tế toàn cầu Ở trong chương I khi giới thiệu về thị trường tài chính chúng ta đã được biết về thị trường là như thế nào, vậy thì việc trao đổi tiền tệ diễn ra trên thế giới có tác động thế nào đến đời sống, phát triển kinh tế, thương mại của quốc gia/vùng lãnh thổ đó
1.2 Đặc tính
Sự hiện diện của thị trường này xuất phát từ việc trao đổi hàng hóa của các quốc gia với nhau (xuất nhập cảng) Lý do mà người ta cần trao đổi hàng hóa với nhau là để giảm chi phí sản xuất Một quốc gia với nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu kỹ thuật sản xuất cao thì thay vì bỏ tiền ra nghiên cứu và sản xuất một chiếc xe hơi chẳng hạn, quốc gia đó có thể bán những khoán sản để mua xe, thay vì đi sản xuất Như thế giá thành (cost) của vật đó sẽ thấp đi Giá thành của một vật trong cuộc sống hàng ngày mà thấp thì lạm phát không có tăng Lạm phát không tăng thì nó sẽ nâng cao lối sống của con người trong xã hội Đó là lý do chính trong việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau trên thế giới, và cũng là căn bản của thị trường hối đoái tiền tệ
Song song với việc trao đổi hàng hóa là sự khác biệt về giá trị của các đồng tiền giữa các quốc gia với nhau Lý do mà có sự khác biệt này là mỗi quốc gia có một sự khác biệt
về kinh tế Có những quốc gia phát triển kinh tế mạnh hơn so với các quốc gia khác Giá trị của tiền thường được tượng trưng qua sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia Khi kinh tế phát triển thì đồng tiền sẽ tăng giá Nó giống như là một điểm tín dụng của con người Nếu anh đi làm có tiền nhiều, mức thu thập của anh cao thì điểm tín dụng của anh sẽ tăng Mức thu thập của anh có thể ví như là kinh tế của một quốc gia Kinh tế phát triển thì điểm tín dụng của quốc gia đó tăng Tại vì tiền, tuy là một tờ giấy mà chúng ta thường bỏ trong túi, thật ra chỉ là một tờ giấy tượng trưng cho một lời hứa về giá trị của
nó Và lời hứa đó có giá trị hay không tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia phát hành ra nó
Trang 4Sự chênh lệch về giá trị đồng tiền làm cho GIÁ CẢ của hàng hóa xuất nhập cảng giữa các quốc gia với nhau tăng hay giảm Sự giao động của giá cả này nhiều khi làm cho giá thành của món đồ nhập cảng không còn rẻ nữa, hay là rẻ ít hơn lúc trước Giá thành mà tăng thì lạm phát có cơ hội phát triển Thành ra, currency market là nơi mà người ta dùng
để cân bằng giá trị của các đồng tiền trên thế giới lại với nhau Mỗi quốc gia đều có mục tiêu kinh tế của riêng mình khi họ vào thị trường này
Thí dụ như người Nhật, họ luôn muốn đồng tiền của họ yếu hơn so với các đồng tiền khác Tại vì kinh tế họ là kinh tế sản xuất Sự phát triển của kinh tế là hoàn toàn dựa vào khối lượng hàng xuất cảng Họ sản xuất hàng hóa rồi bán đi Kinh tế phát triển của họ là
số lượng hàng xuất cảng tăng Các quốc gia với nên kinh tế xuất cảng thường không muốn đồng tiền của mình quá mạnh Vì đồng tiền mạnh quá dễ làm hàng hóa bán chậm
TQ là thí dụ thứ nhì của mô hình kinh tế này Ngược lại, kinh tế Hoa Kỳ là một kinh tế dựa vào sự phát triển từ bên trong ra Họ không nhờ vào hàng xuất cảng để phát triển kinh tế Chính vì thế 70% của kinh tế Hoa Kỳ được liệt vào kỹ nghệ dịch vụ (service), và 30% được gọi là manfacturing (sản xuất) Họ chỉ nhờ vào chính họ Nền kinh tế này được các kinh tế gia gọi là ORGANIC GROWTH ECONOMY Và Organic Growth Economy thường muốn đồng tiền của mình mạnh
Đồng tiền mạnh thì mua hàng nhập cảng rẻ Hàng rẻ thì lạm phát thấp Bởi vậy người
ta thường chế nhạo Hoa Kỳ là “xuất cảng” lạm phát của mình đi các quốc gia khác qua sức mạnh của đồng US dollar
Ảnh hưởng của currency market rất rộng Nó là mặt trái của kinh tế Sợi dây chuyền liên kết các thị trường lại với nhau là phân lời Phân lời làm cho currency giao động, vì traders chơi trò carry trade Currency mà giao động mạnh thì giá hàng sẽ tự động tăng vì
lý do tâm lý, và cũng vì các công ty cần phải hedge (bảo vệ giá) Hedging thì phải tốn tiền Tiền hedge sẽ được tính vào giá thành của món hàng xuất cảng Thành ra, giá sẽ tăng Đó là tại sao mỗi khi đồng tiền trở nên giao động mạnh thì các Ngân Hàng Liên Bang (Central Banks) thường nhảy vào phá giá, hay giữ giá Cốt ý của họ làm sao cho ảnh hưởng này không lan truyền qua đến kinh tế Thế giới đã thấy bài học của currency
Trang 5ảnh hưởng vào kinh tế như thế nào cách đây 10 năm khi vụ Asian Crisis bắt đầu từ cái rớt của đồng Baht Thai.”
Trang 6CHƯƠNG II:
MỤC ĐÍCH VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
2.1 Mục đích
Mục đích của thị trường tiền tệ là tạo điều kiện cho việc chuyển giao các nguồn vốn ngắn hạn từ các đại lý với nguồn vốn dư thừa (tổng công ty, các tổ chức tài chính, cá nhân, chính phủ) tới với những người tham gia trên thị trường mà thiếu vốn có thể nhận được với nhu cầu trong ngắn hạn
Thị trường tiền tệ đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính của đất nước, ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ thông qua các cơ quan tiền tệ của đất nước Đối với các tổ chức tài chính và phạm vi một số công ty phi tài chính khác thì thị trường tiền tệ cho phép thực hiện các chức năng như sau:
+ Nâng nguồn quỹ
+ Quản lý tiền mặt
+ Quản lý rủi ro
+ Đầu cơ hoặc định vị tài chính
+ Tín hiệu hóa
+ Cung cấp quyền truy cập vào thông tin về giá
Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch với số lượng rất lớn các giao dịch, ví dụ: với các giao dịch từ 500 triệu đến 1 tỉ EUR hoặc thậm chí còn lớn hơn, đây là thị trường giao dịch tài chính nhiều nhất về khối lượng
Từ khi bắt đầu xuất hiện các thị trường tiền tệ truyền thống thực hiện vai trò của chính sách tiền tệ Để tác động đến phía cung, các chính phủ đã sử dụng phương pháp quy định
và kiểm soát trực tiếp các khoản tiết kiệm và đầu tư hành vi của các cá nhân và các công
ty Tuy nhiên quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ, quốc tế và tự do hóa thị trường tài chính, khả năng để thực hiện mục tiêu chính sách thông qua các biện pháp như vậy đã giảm bớt phần nào Chính sách hiện nay thông qua các biện pháp theo định hướng thị trường chủ yếu dựa vào phía cầu Như vậy thị trường tiền tệ phục vụ các giao dịch giữa chính sách tiền tệ và các nền kinh tế quốc gia
Trang 7Một vai trò của thị trường tiền tệ trong nước là phục vụ mục tiêu chính sách công, tức
là tài trợ thâm hụt của khu vực công và quản lý thâm hụt ngân sách lũy kế Chính sách nợ của chính phủ là một yếu tố quyết định quan trọng hoạt động của thị trường tiền tệ, nợ chính phủ là một phần quan trọng của thị trường tiền tệ quốc gia (cũng tương tự như thị trường trái phiếu) Phạm vi và các biện pháp của chính sách tiền tệ cũng liên quan đến ngân sách của chính phủ và các chính sách tài khóa Như vậy sự thay đổi thị trường tiền
tệ của đất nước phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách cộng đồng và các công cụ được sử dụng để đạt được các mục tiêu quốc gia
Những thay đổi về vai trò và cơ cấu của thị trường tiền tệ cũng đã phải chịu những tác động trong quy định về tài chính, trong đó phát triển như là kết quả của sự công nhận rằng việc kiểm soát quá mức là không tương thích với phân bổ hiệu quả nguồn lực, với sự tăng trưởng vững chắc và cân đối của nền kinh tế Thị trường tiền tệ đã trải qua giai đoạn thích ứng thụ động cũng như thông qua ảnh hưởng tích cực từ phía các chính phủ và các
cơ quan tiền tệ
Cuối cùng, thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài như tăng tính thanh khoản dòng vốn, thay đổi cơ chế tỉ giá hối đoái, làm giảm bớt quyền tự chủ chính sách tiền tệ Những thay đổi trong thị trường tiền tệ trong các nước châu Âu chính
là quá trình hình thành liên minh EU, sự xuất hiện của liên minh EU và đồng tiền chung châu Âu EUR
2.2 Cơ cấu phân khúc thị trường
Trong một định nghĩa rộng hơn: thị trường tiền tệ bao gồm các thị trường vốn ngắn hạn, thường có kỳ hạn đến 1 năm Có thể được chia thành nhiều phân đoạn chính:
Thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng và các tổ chức phi tài chính thanh
toán hợp đồng tiền gửi với nhau và với các ngân hàng trung ương, liên quan đến dư thừa
và thâm hụt thanh khoản tạm thời
Thị trường sơ cấp, được xử lý các vấn đề và tạo điều kiện cho khách hàng vay để
huy động nguồn vốn mới
Trang 8Thị trường thứ cấp, thị trường cho các chứng khoán ngắn hạn khác nhau, trong đó
phân phối lại quyền sở hữu, đảm bảo thanh khoản và kết quả là tăng cung cho vay và giảm giá trị của nó
Thị trường phái sinh – thị trường cho các hợp đồng tài chính có giá trị được bắt
nguồn từ các công cụ thị trường tiền tệ cơ bản
Thị trường liên ngân hàng được xác định chủ yếu về những người tham gia, trong khi các thị trường khác được quy định trong các điều khoản của các công cụ phát hành và giao dịch Do đó có một sự chồng chéo giữa các phân đoạn Thị trường liên ngân hàng chủ yếu đề cập đến tiền gửi ngắn hạn và cho vay, ví dụ: qua đêm hoặc lên đến 2 tuần Gần như tất cả các loại công cụ thị trường tiền tệ có thể được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
Các công cụ thị trường thường được nhóm lại theo cách sau:
Các công cụ thị trường tiền tệ thường được nhóm lại theo cách sau:
+ Tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ ngắn hạn (lên đến 1 năm)
+ Khoản vay liên ngân hàng, tiền gửi ngân hàng và công nợ khác
+ Thỏa thuận mua lại và các khoản vay thế chấp ngắn hạn tương tự
+ Giấy tờ thương mại, do các tổ chức phi tiền gửi (các công ty phi tài chính, tài chính công ty, chính quyền địa phương…)
+ Chứng chỉ tiền gửi
+ Công cụ tiền tệ châu Âu
+ Lãi suất và công cụ tiền tệ phái sinh
Tất cả công cụ này có đặc điểm hơi khác nhau, hoàn thành các yêu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng vay đa dạng hóa về rủi ro, tỉ lệ lợi tức, ngày đáo hạn và thanh khoản, và cũng đa dạng về nguồn tài chính và phương tiện thanh toán Nhiều nhà đầu tư coi công cụ thị trường tiền tệ cá nhân để thay thế, do đó thay đổi chặt chẽ trong tất cả các lãi suất thị trường tiền tệ liên quan
Đặc điểm chính của cách công cụ thị trường tiền tệ:
+ Ngắn hạn
Trang 9+ Rủi ro thấp
+ Thanh khoản cao (nói chung)
Thị trường tiền tệ bao gồm các công cụ có thể giao dịch cũng như các công cụ không thể giao dịch Các công cụ tiền truyền thống, trong đó bao gồm chủ yếu là đối phó của những người tham gia thị trường với ngân hàng trung ương, đã giảm tầm quan trọng của các công cụ truyền thống trong thời gian gần đây theo sau là một xu hướng ngày càng tăng để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán mới như hợp đồng mua lại, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Sự khác biệt về mức độ rủi ro là đặc trưng của bảo đảm và không bảo đảm của các phân đoạn thị trường tiền tệ Khi cung cấp các khoản tiền gửi liên ngân hàng không có bảo đảm, một ngân hàng chuyển tiền vào một ngân hàng khác vào một thời gian nhất định trong thời gian đó giả định gồm toàn bộ rủi ro tín dụng đối tác Trong các thị trường REPO đảm bảo, rủi ro tín dụng đối tác này được giảm nhẹ bằng cách các ngân hàng cung cấp thanh khoản nhận tài sản thế chấp (ví dụ như trái phiếu) được gửi trả
2.3 Quy mô thị trường và tính thanh khoản
Thị trường ngoại hối là thị trường có quy mô lớn hàng đầu trên thế giới Những người tham gia vào thị trường bao gồm các ngân hàng lớn, các ngân hàng trung ương, tổ chức đầu tư, nhà đầu cơ tiền tệ, các tập đoàn, các chính phủ, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nhỏ lẻ Tổng lượng tiền giao dịch trung bình hàng ngày trên thị trường ngoại hối đang tăng lên hàng ngày theo đà phát triển của kinh tế toàn cầu Theo điều tra năm 2010 ngân hàng trung ương định kỳ 3 năm, đã phối hợp của ngân hàng thanh toán quốc tế, tổng lượng giao dịch hàng ngày trung bình khoảng 3.98 nghìn tỉ USD vào tháng 4/2010 (khoảng 1.7 nghìn tỉ USD vào năm 1998) Trong đó 3,98 nghìn tỉ $ đó, 1,5 nghìn tỉ $ là giao dịch giao ngay và 2.5 nghìn tỉ $ được giao dịch chuyển tiếp, giao dịch hoán đổi và phái sinh khác
Hầu hết các nước phát triển cho phép kinh doanh sản phẩm phái sinh (như tương lai
và các quyền chọn tương lai) trên sàn giao dịch của họ Tất cả các nước phát triển đã có tài khoản vốn chuyển đổi hoàn toàn Một số chính phủ của các thị trường mới nổi không
Trang 10cho phép các sản phẩm ngoại hối phái sinh trên sàn giao dịch của họ, vì họ có thắt chặt việc kiểm soát vốn nên chưa thực hiện tự do giao dịch ngoại hối Giao dịch ngoại hối tháng 4/2007 đã tăng 20% so với năm 2004 và tháng 4/2010 đã tăng gấp đôi kể từ 2004
Sự gia tăng trong doanh thu là do một số yếu tố: Tầm quan trọng ngày càng tăng cảu ngoại hối như một loại tài sản, các hoạt động giao dịch tăng cao và sự xuất hiện của các nhà đầu tư nhỏ lẻ như là một phân khúc quan trọng của thị trường Sự phát triển của internet và các hệ thống điện tử cùng với sự đa dạng trong các lựa chọn trong giao dịch, chi phí giao dịch thấp hơn, thanh khoản thị trường tăng lên và thu hút được sự tham gia lớn hơn từ nhiều tầng lớp khách hàng như Nguyễn Hoàng Nhật Tuấn Trong đó giao dịch điện tử thông qua cổng thông tin trực tuyến đã làm cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn, các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ dàng giao dịch với thị trường ngoại hối hơn Đến năm
2010, các Trader nhỏ lẻ ước tính chiếm khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch, tương đương khoảng 150 tỉ $ mỗi ngày
Thị trường ngoại hối là một thị trường OTC (Over-the-counter market), là nơi giao dịch mà nhà môi giới/đại lý thương lượng trực tiếp với nhau, vì vậy không có trao đổi trung gian hoặc thanh toán bù trừ Các trung tâm thương mại lớn nhất thế giới là London, Vương quốc Anh, mà theo The City UK ước tính đã tăng thị phần doanh thu/tổng khối lượng giao dịch toàn cầu trong các giao dịch truyền thống từ 34,6% vào tháng 4/2007 lên 36,7% tháng 4/2010 Do sự thống trị của thị trường London, giá niêm yết của một loại tiền tệ đặc biệt thường là giá thị trường London
2.4 Thành phần tham gia thị trường
Không giống như một thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối được chia thành các cấp độ khác nhau Trên cùng là thị trường liên ngân hàng, được tạo thành từ các ngân hàng thương mại lớn nhất và các securities dealers Trong thị trường liên ngân hàng sự khác biệt giữa chênh lệch giá mua và giá bán không chịu tác động từ những người giao dịch bên ngoài, có nghĩa là mức chênh lệch được định sẵn bởi các liên ngân hàng Sự khác biệt giữa giá mua và giá bán tùy thuộc vào khối lượng Nếu một ngân hàng lớn đảm bảo một khối lượng lớn các giao dịch với số tiền lớn, họ có thể yêu cầu một sự khác biệt nhỏ trong chênh lệch giữa giá mua và bán Những ngân hàng lớn đó chiếm 39% tổng tất