Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội (“Pháp lệnh 28”) được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích
Các quy định chung về quản lý ngoại hối Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội (“Pháp lệnh 28”) được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu các quy định của Việt nam về quản lý ngoại hối tại Việt nam nói chung và quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam nói riêng. Phạm Vi Điều Chỉnh Pháp lệnh 28 điều chỉnh hoạt động ngoại hối giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt nam. Pháp lệnh 28 cũng phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch “vãng lai” và giao dịch “vốn”. Theo đó, giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú (ngoại trừ việc chuyển vốn) và giao dịch vốn là các giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong lĩnh vựa đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các Giao Dịch Theo Pháp lệnh 28, các giao dịch thanh toán và chuyển tiền được phép trong giao dịch quốc tế đã được mở rộng và bao gồm: a. Các khoản thanh toán liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch vãng lai khác; b. Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp; c. Các khoản chuyển tiền khi một công ty giảm vốn (một khi được thông qua); d. Các khoản thanh toán tiền lãi và trả nợ dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài (nếu khoản vay đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“SBV”); e. Các khoản thanh toán một chiều cho mục đích tiêu dùng (có nghĩa là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại thông qua ngân hàng hoặc qia bưu điện mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình hoặc sử dụng chi tiêu cá nhân không liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ); và f. Các giao dịch tương tự khác. Người cư trú hoặc không cư trú được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép giao dịch vãng lai. Người cư trú và người không cư trú được phép chuyển ngoại tệ khi có đủ chứng từ hợp lệ mà không cần phải xin giấy phép. Các thủ tục cho việc xin phê duyệt trong một số giao dịch cụ thể đã được đơn giản hóa rất nhiều. Giao dịch vốn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam Liên quan đến giao dịch vốn, Pháp lệnh 28 quy định đầu tư gián tiếp là việc mua bán chứng khoán và các giấy tờ có giá khác và góp vốn hoặc mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện bởi người không cư trú không tham gia vào quản lý công ty mà người này hoặc công ty đã đầu tư. Vốn ngoại tệ vãng lai cho đầu tư gián tiếp phải được quy đổi thành đồng Việt Nam và bất cứ lợi nhận bằng đồng Việt Nam phải được quy đổi thành ngoại tệ trước khi chuyển ra nước ngoài. Các giao dịch này phải được thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. Vay và Trả Nợ Vay Nước Ngoài Pháp lệnh 28 quy định nguyên tắc đối với các khoản vay từ Việt Nam ra nước ngoài mặc dù các giao dịch như vậy rất ít. Người vay được tự do cung cấp các khoản vay cho người vay ở nước ngoài là các tổ chức tín dụng. Các tổ chức kinh tế khác để thực hiện các khoản vay cho tổ chức, cá nhân vay nước ngoài không được phép thực hiện các khoản vay phải được sự chấp thuận của Chính phủ. Tuy nhiên, Pháp lệnh 28 đã cho phép cá nhân Việt Nam vay nước ngoài. Các khoản vay nước ngoài với thời hạn một năm trở lên phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay thường xuyên. Giao Dịch Ngoại Tệ Vãng Lai Pháp lệnh 28 không bỏ các hạn chế đối với giao dịch ngoại tệ vãng lai tại Việt Nam. Các giao dịch ngoại tệ vãng lai chỉ được thực hiện thông qua ngân hàng được phép thực hiện giao dịch ngoại hối vãng lai – giao dịch ngoại tệ vãng lai trực tiếp vẫn bị cấm (trừ khi được tiến hành giữa các nhân nước ngoài tại Việt Nam với mục đích hợp pháp). Tất cả các biển hiệu về giá cả (như menu và mẫu quảng cáo) phải dùng đồng Việt nam. Về quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại hối, Pháp lệnh 28 trao cho Chính phủ quyền áp dụng một số biện pháp như hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ; và c ác biện pháp khác khi Chính phủ xét thấy là cấn thiết để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Cá Nhân Mang Ngoại Tệ Khi Xuất Nhập Cảnh Theo quy định tại Quyết định 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh thì một cá nhân khi xuất nhập cảnh được phép mang lượng tiền mặt tối đa 7.000 USD (hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và 15.000.000 đồng Việt nam MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HÔI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (“FIEs”) Mặc dù đã có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006, cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định riêng về việc quản lý ngoại hối của FIEs để thay thế Thông tư 04/2001/TT-NHNN ngày 18/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước (“Thông tư 04”). Nói cách khác, việc quản lý ngoại hối của FIEs hiện nay vẫn chịu sự điều chỉnh của Thông tư 04. Phạm Vi Điều Chỉnh Thông tư 04 điều chỉnh hoạt động ngoại hối của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hoạt động ngoại hối bao gồm mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước; chuyển đổi ngoại tệ; chuyển vốn vào và ra khỏi Việt nam; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; tỷ giá và thông tin báo cáo. Mở & Sử Dụng Tài Khoản Ngân hàng Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ Liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ, FIEs và bên hợp doanh nước ngoài phải mở tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ tại một Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối (sau đây gọi là Ngân hàng được phép) để thực hiện các giao dịch chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: a. Vốn pháp định hoặc vốn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào và ra khỏi Việt Nam; b. Tiền gốc của các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn chuyển vào và ra khỏi Việt Nam; c. Lãi và phí của khoản vay nước ngoài trung và dài hạn chuyển ra khỏi Việt Nam để trả nợ nước ngoài; d. Lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp của Nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam; e. Các khoản vốn rút ra để chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh; f. Các khoản vốn gửi vào từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh. Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ FIEs được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép để phục vụ cho hoạt động của mình. Mọi khoản thu, chi bằng ngoại tệ của FIEs đều phải thực hiện thông qua các tài khoản của mình mở ở Ngân hàng được phép. Mở và sử dụng tài khoản tiền đồng Việt Nam FIEs được mở tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt nam theo quy định của pháp luậ hiện hành. Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài FIEs được mở tài khoản tại các ngân hàng ở nước ngoài để thực hiện các khoản vay vốn trung và dài hạn nước ngoài với điều kiện là các khoản vay này phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Các dự án đầu tư thuộc đối tượng của Luật Dầu Khí được mở tài khoản ở nước ngoài theo quy định của Luật Dầu Khí và chậm nhất, sau 15 ngày kể từ ngày mở tài khoản ở nước ngoài phải thực hiện đăng ký tài khoản với Ngân hàng Nhà nước - Vụ Quản lý ngoại hối. Chuyển Vốn Vào, Ra Khỏi Việt nam Chuyển Vốn Vào Việt nam FIEs phải góp vốn đầu tư theo đúng tiến độ được ghi trong Hợp đồng liên doanh, Điều lệ của Doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. FIEs có nguồn thu ngoại tệ từ các giao dịch vãng lai ở nước ngoài phải chuyển về nước vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại các Ngân hàng được phép. Chuyển Vốn Ra Khỏi Việt nam Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam: a. lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, khoản thu được chia, thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ, các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình b. vốn pháp định, vốn tái đầu tư, vốn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh và tài sản thuộc sở hữu hợp pháp khi chấm dứt hoạt động hoặc giải thể công ty; c. ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, bao gồm gốc, lãi, phí. Nghĩa vụ Báo cáo Hàng năm, chậm nhất vào ngày 15/1 (đối với báo cáo năm) và 15/7 (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm), FIEs phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn về tình hình thực hiện vốn đầu tư. Đối với FIEs được phép mở tài khoản ở nước ngoài thì phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) tình hình sử dụng của các tài khoản được phép mở ở nước ngoài một năm hai lần vào thời hạn nêu trên. Chuyển Lợi Nhuận Ra Nước Ngoài Kể từ ngày 1/1/2004, ngày Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực, quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã bị bãi bỏ. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt nam, khi chuyển lợi nhuận về nước không phải nộp thuế. . bài viết này, tôi xin giới thiệu các quy định của Việt nam về quản lý ngoại hối tại Việt nam nói chung và quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu. Các quy định chung về quản lý ngoại hối Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11