Bài viết phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy và Đồng chí của Chính Hữu. Trăng vừa mang vẻ dịu dàng, trong sáng pha lẫn chút ma mị khi màng đêm buông xuống đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Trăng gắn bó với tuổi thơ, với chiến đấu,.. Đối với Nguyễn Duy trăng là biểu tượng cho sự thủy chung, đề cao giá trị uống nước nhớ nguồn, và cái nhìn về sự im lặng.... Bài thơ đồng chí khắc họa sự gian nan và khắc nghiệt của chiến tranh. Ca ngợi tinh thần đoàn kết, lạc quan của những người đồng chí,...
Trang 1PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” (NGUYỄN DUY)
VÀ “ĐỒNG CHÍ” (CHÍNH HỮU)
Phân tích bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa Ông
đã được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973 Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác Nguyễn Duy có những tác phẩm nổi tiếng như: cát trắng, mẹ và em, đãi cát tìm vàng, ánh trăng,…Trong đó bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” là bài thơ Ánh trăng Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984
Từ lâu, sự dịu hiền, trong sáng của ánh trăng khi màn đêm buông xuống pha lẫn với chút ma mị đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca
Trang 2Nếu như Nam Cao nhận xét ánh trăng là sự lừa dối thì theo Nguyễn Duy ánh trăng lại là người bạn thủy chung muôn đời
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có một đoạn như sau:
“ Thình lình đèn điện tắt
…
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Tại sao nhà thơ lại đặt ra hoàn cảnh với những từ mang sắc thái bất ngờ, không lường trước như vậy? Thế thì, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Ánh Trăng để hiểu về ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” mà tác giả mang đến và trả lời cho câu hỏi trên nhé!
Mở đầu bài thơ, tác giả hồi tưởng về một quá khứ giản đơn nơi làng quê của mình.Nơi có những kỉ niệm tuổi thơ – những lúc nô đùa trên cánh đồng hay lúc cùng bọn trẻ tắm mát dưới sông Nét giản dị mà đầy
kỉ niệm nơi đồng quê ấy gợi lên cho tác giả về một ánh trăng trong trẻo, nên thơ
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể”
Ánh trăng là một kí ức tuổi thơ đẹp không chỉ của tác giả mà còn là kỉ niệm của nhiều người khác Những lúc rước đèn trung thu hay tụm lại trò chuyện vào đêm đã tạo nên ánh trăng gần gũi , vẻ nên thơ của cuộc sống Ánh trăng không chỉ gắn liền với những buổi chơi vào đêm của tác giả mà còn theo chân ông khi chiến đấu
“ Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trang 3Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính Khi sống trong rừng không có đèn, không có điện chỉ có ánh trăng soi đường Ánh trăng chính nghĩa đã thắp sáng con đường bảo vệ tổ quốc của những người chiến sĩ Tuy con đường chiến đấu gian nan vất vả nhưng những người lính vẫn rất lạc quan, yêu đời Họ hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng – ánh trăng đã gửi một nguồn sáng tích cực đến những người lính Bài thơ “đồng chí” cũng cho thấy sự gắn bó của trăng với người lính qua hình ảnh “ đầu súng trăng treo” Và ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ luôn đồng hành cùng người lính trong đêm
“Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Từ “ngỡ” có nghĩa là: nghĩ là, cho là như thế nào đó nhưng sự thật không phải thế Điều đó cũng cho thấy việc mà tác giả nghĩ “ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” sẽ có thể không xảy ra ở tương lai
Và điều đó đã được chứng minh ở những câu tiếp theo của bài thơ:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Trang 4Tiền tài, vật chất đã lu mờ tất cả Mọi người đều nói là cái tình, cái
nghĩa mới quý chứ tiền, vật chất mất đi thì vẫn kiếm lại được Nhưng mấy ai có thể thoát khỏi được sự cám dỗ của vật chất Bạn có món đồ chơi mới, hiện đại; cái áo mới rất xinh thì bạn có cần món đồ chơi cũ, cái áo cũ nữa không hay thậm chí là bạn vứt chúng đi Bạn giàu có thì nhiều người nịnh nọt bạn và bạn giúp đỡ nhiều người nhưng đến khi sa
cơ thất thế thì mấy ai giúp đỡ bạn.Đúng, cuộc đời vẫn còn nhiều người sống có tình có nghĩa nhưng cũng không thiếu những người vong ân bội nghĩa “ qua cầu rút ván” Khi hòa bình lập lại, nhà thơ về thành phố quen với ánh đèn điện lung linh nơi ấy mà quên mất người bạn tri kỉ hằng đêm vẫn đi qua ngõ Thành ngữ có câu: “có trăng quên đèn”
nhưng trong trường hợp này dường như là “ có đèn quên trăng”
“Người dưng” có nghĩa là: người không có quan hệ họ hàng , không thân thiết, quen biết gì với người được nói đến Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa : vầng trăng “đi” qua ngõ, làm cho vầng trăng có linh hồn Đồng thời tác giả so sánh “ vầng trăng” với “ người dưng” tạo sự
xa cách Dường như lời hứa “ không bao giờ quên cái vầng trăng ngày ấy” nay đã không còn nữa Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “ người dưng” – người khách qua đường xa lạ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống – không gian khác biệt , thời gian cách biệt, điều kiện cách biệt đã làm Nguyễn Duy trở thành người bội bạc Như bài hát “ thói đời” của
Trang 5tác giả trúc phương đã phần nào nói lên sưc mạnh vật chất che lấp tình nghĩa:
“Đường thương đau đày ải nhân gian
ai chưa qua chưa phải là người
Trông thói đời cười ra nước mắt
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao
còn gian dối cho nhau.”
Và một tình huống bất ngờ đã xảy ra:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn- đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
“ buyn- đinh” có nghĩa là: tòa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại Một tình huống bất ngờ đã xảy ra đó là mất điện, điều bất ngờ đó đã được thể
Trang 6hiện qua từ “ thình lình” – bất ngờ, không biết trước Mất điện khiến cho căn phòng trở nên tối om, dường như cũng từ lúc này nhà thơ mới nhớ đến ánh sáng trăng và “vội bật tung cửa sổ” như thể mời một vị khách tới nhà sợ mình chậm trễ vị khách sẽ bỏ đi Một hành động
tưởng chừng rất là bình thường là mở cửa sổ để ánh sáng trăng soi sáng căn phòng nhưng từ hành động đó khi “đột ngột”- sự ngạc nhiên, không đoán trước, thấy vầng trăng tròn thì những kí ức quá khứ ùa về Vầng trăng vẫn tròn thể hiện sự chung thủy, vẹn nguyên theo năm tháng
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Tác giả ngước mặt lên nhìn về phía vầng trăng, mặt đối mặt, những kí
ức cứ thế ùa về Kỉ niệm về sự gắn bó trong thời gian chiến đấu gian khổ; kỉ niệm hồn nhiên, giản đơn của tuổi thơ nơi làng quê; tất cả, tất
cả như một cuốn phim được mở với tốc độ nhanh Tác giả cảm thấy thân thuộc, gần gũi khi nhìn trăng Trăng vẫn cứ tỏa sáng vào đêm, vẫn
cứ dõi theo Nguyễn Duy, trăng vẫn chung thủy như ngày nào chỉ có nhà thơ là thay đổi Nhà thơ không còn nhớ gì về khoảng thời gian kề vai sát cánh bên trăng trong những đêm lạnh giá trong rừng khi về thành phố, nhà thơ đã quên đi người bạn tri kỉ của mình.Nên đến lúc gặp lại, nhớ lại Nguyễn Duy bỗng thấy rưng rưng (nước mắt ứa ra đọng đầy tròng
Trang 7nhưng chưa chảy xuống thành giọt) thể hiện sự sửng sờ, nghẹn ngào Tác giả sử dụng phép so sánh “ như là đồng là bể”, “như là sông là
rừng” – cảm giác quen thuộc trào dâng, đồng, bể, sông, rừng cũng là mối liên hệ với những câu trước, liên tưởng đến lúc nhỏ và lúc chiến đấu Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh thể hiện sự thủy chung sau trước một lòng dù con người vô tình với nó , thể hiện sự bao dung, dịu hiền và khiến chúng ta – những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật, phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình
“Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Im lặng là điều khiến người ta thức tỉnh và sợ nhất Thay vì những lời trách móc về sự bội bạc của con người thì trăng lại cứ nghiêm nghị, tròn đầy và im phăng phắc Sự trách móc, chửi bới đôi khi lại khiến ta cảm thấy nhẹ lòng hơn là sự im lặng Nhà văn William nói “im lặng là sự hùng biện cuối cùng của nổi buồn”, hay như Thomas Carlyle nói “ sự im lặng hùng biện hơn lời nói” Có lẽ chính sự im lặng ấy đã khiến con người càng thêm hối hận, và khiến người ta giật mình Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến người đọc nghẹn ngào trong từng câu chữ Thực tế thì “trăng” đâu thể nói nhưng đối với nhà thơ thì trăng
là người bạn tri kỉ và có linh hồn Khi họ còn trách móc bạn nghĩa là họ còn quan tâm bạn và có thể chịu đựng nhưng khi họ im lặng nghĩa là bạn đã làm họ tổn thương rất nhiều vì sự bội bạc của bạn
Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu; sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa; có những từ ngữ, tình huống thể hiện sự bất ngờ; nhịp điệu hối hả ở cuối bài thơ; giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm
Bài thơ là lời thức tỉnh cho nhiều người Với nhịp sống hiện đại, hối hả như ngày nay nhiều người bị vòng xoáy công việc cuốn đi mà quên đi
Trang 8những điều tốt đẹp quanh mình Ánh trăng tỏa sáng lên tâm hồn mỗi người – đừng vì lợi ích trước mắt (tiền, vật chất, danh vọng) mà đánh mất bản thân mình, hãy sống có tình, có nghĩa, thủy chung Đúng là
“không tiền cạp đất mà ăn” nhưng việc đánh đổi nghĩa tình chạy theo danh vọng tiền bạc sẽ đi đôi với hậu quả khôn lường quả thật sức hút của danh vọng, vật chất rất lớn khiến con người thờ ơ với nhau và ngày càng lạnh lùng Nhiều người còn không biết người cạnh nhà mình là ai thậm chí bất chấp tính người vì lợi ích mà giết hại bạn bè, người thân Phải sống thủy chung sau trước một lòng và không chối bỏ đi quá khứ của mình Phải biết ơn những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và giúp
đỡ mình Biết ơn cha mẹ đã sinh thanh và nuôi dưỡng minh; biết ơn ông bà, người thân đã quan tâm, chăm sóc minh; quý trọng những người bạn giúp đỡ và chia sẻ cùng mình; kính trọng thầy cô giáo; và để được sống trong xã hội hòa bình, hiện đại như ngày nay thì chúng ta cần phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã có công dựng nước và giữ nước Là học sinh, chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi, uống nước nhớ nguồn (biết ơn, ghi nhớ ngày 27/7; 20/11; …),…
Ánh trăng là một bài thơ hay của Nguyễn Duy mang tính triết lí sâu sắc
Nó nhắc nhở chúng ta cần sống thủy chung sau trước, tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ ĐỒNG CHÍ” ( CHÍNH HỮU )
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở tỉnh Hà Tĩnh Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình
Trang 9ảnh chọn lọc, hàm xúc Năm 2000, Chính Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Tập thơ Đầu súng trăng treo là tác phẩm chinh của ông trong đó có bài thơ để lại ấn tượng về tình đồng đội trong kháng chiến chống pháp là bài thơ “đồng chí” (sáng tác năm 1948)
Nhan đề bài thơ là “ đồng chí”, “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị,
cơ quan; mà hơn thế, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đoàn kết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, họ sẵn sàng hi sinh vì đồng đội, vì tổ quốc
Nhà thơ mở đầu bằng các câu:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Một nơi thì “nước mặn đồng chua” (là vùng đất nhiễm mặn ở ven biển
và vùng đất phèn có độ chua cao, là vùng đất xấu), còn một nơi thì “đất cày lên sỏi đá” Đó đều là những vùng đất nghèo khó trồng trọt, chăn
Trang 10nuôi Dù không hề quen biết nhau, khác quê hương, khác tính tình
nhưng họ có điểm chung như: xuất phát từ làng quê nghèo; phải rời bỏ gia đình, quê hương, không quản khó khăn để thực hiện lí tưởng bảo vệ
tổ quốc Những điểm chung ấy dường như đã lấn ác những điểm riêng
để rồi cuối cùng họ gặp nhau nơi chiến trường
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ giống như 2 chùm sáng hội tụ, hội tụ nơi lí tưởng cao đẹp “Anh với tôi đôi người xa lạ” tại sao nhà thơ không sử dụng từ “hai” mà là từ
“đôi” Điều đó thể hiện sự gắn bó mật thiết của hai người, đôi khi anh
và tôi là hai cá thể khác nhau nhưng đôi khi anh chinh là tôi và ngược lại
Đã là những người lính, đã mang trên vai trách nhiệm đem lại hòa bình cho dân tộc thì các anh đã phải cùng trãi qua những năm tháng khó khăn cùng nỗi nhớ gia đinh, quê hương da diết
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thanh đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Súng là hình ảnh quen thuộc trong chiến tranh Súng là hình ảnh mạnh
mẽ và có sức ảnh hưởng ghê gớm Không ai ngoài các anh chiến sĩ có thể biết được sự nguy hiểm của nó – mùi cay nồng của thuốc súng, tính sát thương cao Hình ảnh “ súng” của nhà thơ không chỉ là sự khắc nghiệt của chiến tranh mà còn là sự mạnh mẽ và đoàn kết của những
Trang 11người đồng chí “ Súng bên súng”, “ đầu sát bên đầu” đã thể hiện tình đòan kết của các anh, dù nguy hiểm nhưng các anh vẫn vác súng lên vai
và luôn kề vai sát cánh cùng đồng đội
“ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Chính nhờ những đêm ngủ trong rừng lạnh giá mà tình đồng đội lại càng được thắt chặt Họ chia sẻ với nhau một cái chăn và rồi trở thanh tri kỉ của nhau Bài thơ như một lời thủ thỉ về cuộc sống của những người lính mộc mạc, đòan kết, quyết tâm chiến thắng, để rồi thốt lên hai từ thân thương:
“ Đồng chí !”
Câu thơ “đồng chí” ấy thật đặc biệt Nó chỉ có hai từ và sau nó là một dấu chấm than, dường như câu thơ là tiếng gọi thân thương của tác giả
Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà những người lính đã rời bỏ gia đình của họ:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Dù ở nơi chiến trường nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ cha mẹ già, nhớ vợ và con thơ,…Nỗi lo vì gian nhà trống không người sửa sang mỗi khi gió lùa, lo về ruộng nương, xóm làng Hình ảnh giếng nước gốc đa là hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê
nhưng dường như nó còn là hình ảnh mẹ đợi con, vợ đợi chồng,…
Trong hoan cảnh khốc liệt, khó khăn của chiến tranh những người đồng chí vẫn lạc quan và cùng chia sẻ, vượt qua khó khăn :
“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Trang 12Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buôt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Tuy chiến tranh là một tội ác Nó đã cướp đi sinh mạng nhiều người làm
mẹ mất con, vợ mất chồng, con xa cha, nó tàn phá đất đai, nhà
cửa, Nhưng chính trong sự khắc nghiệt ấy lại làm nổi bật tinh đồng chí cao đẹp Họ cùng trãi qua những cơn cảm sốt :
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
Họ phải sống trong điều kiện thiếu thốn: Thiếu thốn tinh cảm gia đinh, thiếu thốn vật chất (áo, quần, ) nhưng họ lại chan chứa tinh đồng đội Những người lính ra trận với bộ quần áo đơn sơ, đôi dép lốp cùng ý chí chiến đấu mạnh mẽ ngòai ra chẳng có gì Chiến đấu không phải chuyện ngày một ngày hai mà là nhiều năm trời, vậy thì vài bộ quần áo đơn sơ
ấy làm sao có thể chịu nổi thời tiết khắc nghiệt cùng cơn mưa đạn Trong rừng thật sự rất lạnh khi đêm xuống vậy mà các anh chỉ mang chiếc dép lốp mòn hay thậm chí là đi chân đất:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày”
Các anh phải có ý chí mạnh mẽ lắm mới có thể chống nổi điều kiện sống như thế Các anh sống chân thanh, giản dị , áo quần rách thì họ kiếm miếng vải nào đó vá lại hoặc chịu đựng cái nắng nóng, lạnh giá; Chân của những người lính đã chai sần vì không giày dù thời tiết có lạnh thì