1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Độ co giãn và ứng dụng

24 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 562,4 KB

Nội dung

co giãn là gì? Độ co giãn giúp chúng ta hiểu được những vấn đề gì liên quan đến kinh tế?  Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Mối liên hệ với đường cầu, doanh thu và chi tiêu ra sao?  Độ co giãn của cung theo giá là gì? Mối liên hệ với đường cung ra sao?  Độ co giãn của cầu theo thu

Trang 1

Độ co giãn và ứng dụng

Elasticity and its applications

Nội dung tìm hiểu

 Độ co giãn là gì? Độ co giãn giúp chúng ta hiểu được những vấn đề gì liên quan đến kinh tế?

 Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Mối liên hệ với đường cầu, doanh thu và chi tiêu ra sao?

 Độ co giãn của cung theo giá là gì? Mối liên hệ với đường cung ra sao?

 Độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá chéo là gì?

Trang 2

Hãy xem xét một kịch bản kinh tế sau đây

 Giả sử có một cuộc chiến tranh ở Trung Đông làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu thế giới, do đó, làm tăng giá xăng

 Người tiêu dùng sẽ phản ứng thế nào với mức giá cao hơn?

 Câu trả lời: Người tiêu dùng sẽ mua ít hơn

Nhưng cụ thể, mức tiêu thụ xăng giảm bao nhiêu?

 Khái niệm độ co giãn

Nguyên lý kinh tế học vi mô 3

cầu hoặc lượng cung đối với các yếu tố tác động đến nó

Trang 3

Độ co giãn của cầu theo giá

cầu của một hàng hóa thay đổi như thế nào ứng với

sự thay đổi về giá của hàng hóa đó, được tính bằng phần trăm thay đổi trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi về giá

 độ co giãn của cầu

theo giá = phần trăm thay đổi của lượng cầuphần trăm thay đổi của giá

 Nói một cách đơn giản, nó đo lường độ nhạy của người mua đối với giá

Nguyên lý kinh tế học vi mô 5

Độ co giãn của cầu theo giá

 độ co giãn của cầu

theo giá = phần trăm thay đổi của lượng cầuphần trăm thay đổi của giá

Q giảm 15%

• Dọc theo đường cầu, P và Q di

chuyển ngược chiều nhau, độ co giãn

của cầu theo giá thường có dấu âm

• Đôi khi, người ta bỏ đi dấu âm khi nói

về độ co giãn của cầu theo giá

Trang 4

Cách tính phần trăm thay đổi

 Phương pháp tính phần trăm thay đổi theo cách thông thường: giá trị cuối − giá trị đầu

 Ví dụ:

 Khi giá tăng từ $200 lên $250

 Lượng cầu giảm từ 12 xuống 8

 Phần trăm thay đổi về giá

Nguyên lý kinh tế học vi mô 7

Cách tính phần trăm thay đổi

 Vấn đề gặp phải đối với phương pháp tính phần trăm thay đổi theo cách thông thường: các kết quả khác nhau tùy thuộc vào điểm xuất phát

Trang 5

Cách tính phần trăm thay đổi

 Cách giải quyết: sử dụng phương pháp trung điểm:

giá trị cuối − giá trị đầugiá trị trung bình ×100%

 Với phương pháp này, bất kể giá trị nào được sử dụng làm giá trị đầu hay giá trị cuối, kết quả đạt được sẽ là như nhau

 Phần trăm thay đổi về giá: $250−$200

Trang 6

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

 Để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn theo giá, hãy xem xét các ví dụ sau đây

 Trong mỗi ví dụ, hãy so sánh các cặp hàng hóa:

 Giả sử giá mỗi loại hàng hóa cùng tăng 10%

 Hàng hóa nào có lượng cầu giảm nhiều hơn (tính theo phần trăm) thì sẽ có độ co giãn của cầu theo giá cao hơn

Đó là hàng hóa nào? Tại sao?

 Các ví dụ này cho chúng ta bài học về những nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá như thế nào?

Nguyên lý kinh tế học vi mô 11

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

 Ví dụ 1: phở và trứng gà

 Khi giá của 1 tô phở và 1 chục quả trứng gà cùng tăng 10%, lượng cầu của hàng hóa nào sẽ giảm nhiều hơn? Tại sao?

 Phở có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi (bún, bánh mì, cháo, miến…) nên người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng các loại khác khi giá tăng

 Trứng gà có rất ít sản phẩm thay thế gần gũi nên thường khi giá trứng tăng, người ta có thể sẽ không mua ít trứng hơn

 Bài học: Các loại hàng hoá có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi sẽ có cầu co giãn hơn

Trang 7

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

 Ví dụ 2: đi khám bệnh và đi du lịch bằng du thuyền

 Khi giá của 1 lần đi khám bệnh và giá vé đi du lịch bằng du thuyền cùng tăng 10%, lượng cầu của dịch

vụ nào sẽ giảm nhiều hơn? Tại sao?

 Số lần đi khám bệnh sẽ không giảm đi đáng kể, có thể là

ít thường xuyên hơn một chút, bởi vì hầu hết mọi người xem việc đi khám bệnh là một điều cần thiết

 Lượng khách đi du lịch bằng thuyền buồm sẽ giảm đi đáng kể vì họ xem đây là một loại dịch vụ xa xỉ

 Bài học: Cầu của hàng thiết yếu có xu hướng không

co giãn, trong khi đó hàng xa xỉ có cầu co giãn

Nguyên lý kinh tế học vi mô 13

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

 Ví dụ 3: thực phẩm và bánh tiramisu

 Khi giá của thực phẩm và giá của bánh tiramisu cùng tăng 10%, lượng cầu của hàng hóa nào sẽ giảm nhiều hơn? Tại sao?

 Thực phẩm, một định nghĩa rất rộng, có cầu không co giãn bởi vì không có sản phẩm thay thế tương tự cho thực phẩm Lượng cầu hầu như không giảm

 Bánh tiramisu, một định nghĩa rất hẹp, có cầu co giãn rất lớn vì có các loại bánh khác là sản phẩm thay thế gần như hoàn hảo cho bánh tiramisu Lượng cầu giảm xuống

 Bài học: Thị trường theo nghĩa hẹp có cầu co giãn hơn cầu trên thị trường theo định nghĩa rộng

Trang 8

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

 Ví dụ 4: xăng dầu trong ngắn hạn và trong dài hạn

 Khi giá xăng tăng 10%, lượng cầu của xăng sẽ giảm nhiều hơn trong ngắn hạn hay dài hạn? Vì sao?

 Lượng cầu xăng giảm xuống rất ít trong vài tháng đầu tiên (một số ít chuyển sang đi xe bus hoặc đi chung xe)

 Theo thời gian, người tiêu dùng sẽ mua nhiều xe hơi tiết kiệm nhiên liệu, chuyển sang sử dụng giao thông công cộng, hoặc chuyển tới nơi gần với chỗ làm hơn Trong vòng vài năm, lượng cầu xăng giảm đáng kể hơn

 Bài học: Cầu hàng hóa có xu hướng co giãn hơn trong dài hạn

Nguyên lý kinh tế học vi mô 15

Tóm tắt

 Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào:

 Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi: càng có nhiều sản phẩm thay thế thì độ co giãn càng cao

 Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ: hàng hóa càng thiết yếu thì độ co giãn càng thấp

 Định nghĩa thị trường: độ co giãn theo định nghĩa rộng thấp hơn so với định nghĩa hẹp

 Thời gian: độ co giãn trong dài hạn cao hơn so với trong ngắn hạn

Trang 9

Sự đa dạng của đường cầu

 Độ co giãn của cầu theo giá có mối quan hệ mật thiết với độ dốc của đường cầu

 Quy tắc: Đường cầu càng ít dốc, độ co giãn của cầu theo giá càng lớn Đường cầu càng dốc, thì độ co giãn của cầu theo giá càng nhỏ

 Có 5 trường hợp phân loại khác nhau về độ co giãn của đường cầu…

Nguyên lý kinh tế học vi mô 17

Cầu hoàn toàn không co giãn

 Đường cầu thẳng đứng

 Bất kể giá cả thay đổi thế

nào, lượng cầu vẫn không

đổi Độ nhạy đối với giá

của người tiêu dùng là

Trang 10

Nguyên lý kinh tế học vi mô 19

Cầu co giãn đơn vị

 Độ co giãn bằng 1

 Khi giá tăng bao nhiêu

phần trăm thì lượng cầu

giảm bấy nhiêu phần trăm

Trang 11

Cầu co giãn

 Đường cầu tương đối phẳng

 Độ nhạy đối với giá

của người tiêu dùng

tương đối cao

Nguyên lý kinh tế học vi mô 21

Cầu hoàn toàn co giãn

 Đường cầu nằm ngang

 Độ nhạy đối với giá của

người tiêu dùng là vô

Trang 12

Một vài ví dụ số liệu thực tế về độ co giãn

Nước giải khát Mountain Dew 4.4

Nguyên lý kinh tế học vi mô 23

Độ co giãn của đường cầu tuyến tính

co giãn của cầu theo giá thì có thay đổi

Trang 13

Độ co giãn của cầu theo giá & Tổng doanh thu

 Tổng doanh thu: số tiền mà người mua chi trả và người bán nhận được 𝑇𝑅 = 𝑃 × 𝑄

 Khi giá hàng hóa tăng sẽ có 2 tác động lên tổng doanh thu:

 Giá (P) cao hơn, nghĩa là doanh thu trên mỗi đơn vị bán

ra cao hơn

 Nhưng đồng thời, theo quy luật cầu, giá cao hơn làm lượng cầu giảm đi, số lượng bán ra ít hơn

 Trong 2 tác động trên, tác động nào lớn hơn? Câu

trả lời phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá

Nguyên lý kinh tế học vi mô 25

Độ co giãn của cầu theo giá & Tổng doanh thu

 độ co giãn của cầu

theo giá = phần trăm thay đổi của lượng cầuphần trăm thay đổi của giá

 Tổng doanh thu = giá bán × số lượng

 Nếu cầu co giãn (độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1), phần trăm thay đổi của lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của giá Khi giá tăng, phần doanh thu giảm đi do giảm số lượng hàng hóa bán được lớn hơn phần doanh thu tăng lên do giá bán cao hơn, do đó, tổng doanh thu giảm đi

 Ngược lại, nếu cầu ít co giãn (độ co giãn nhỏ hơn 1), khi giá tăng, tổng doanh thu sẽ tăng lên

Trang 14

Độ co giãn của cầu theo giá & Tổng doanh thu

Khi cầu co giãn

 Sau một cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, giá

vé đi du lịch bằng du thuyền giảm 20% Doanh thu của những công ty tổ chức du lịch theo hình thức này sẽ tăng hay giảm?

Trang 15

Các độ co giãn khác của cầu

lượng cầu của một hàng hóa thay đổi như thế nào ứng với sự thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng

 độ co giãn của cầu

theo thu nhập =

% thay đổi của lượng cầu

% thay đổi của thu nhập

 Nhớ lại: đối với hàng hóa thông thường, khi thu

nhập tăng thì lượng cầu tăng Do đó, đối với hàng

hóa thông thường, độ co giãn của cầu theo thu nhập

dương Với hàng hóa thứ cấp, độ co giãn của cầu

theo thu nhập âm

Nguyên lý kinh tế học vi mô 29

Các độ co giãn khác của cầu

lượng cầu của một hàng hóa thay đổi như thế nào ứng với sự thay đổi về giá của một hàng hóa khác

 độ co giãn của cầu

theo giá chéo = % thay đổi lượng cầu hàng hóa 1 % thay đổi giá hàng hóa 2

 Đối với hàng hóa thay thế: Độ co giãn của cầu theo giá chéo là số dương

 Ví dụ: giá thịt bò tăng sẽ làm tăng cầu thịt gà

 Đối với hàng hóa bổ sung: Độ co giãn của cầu theo giá chéo là số âm

 Ví dụ: giá PC tăng sẽ làm giảm nhu cầu mua phần mềm

Trang 16

Độ co giãn của cung theo giá

cung của một hàng hóa thay đổi như thế nào ứng với sự thay đổi về giá của hàng hóa đó, được tính bằng phần trăm thay đổi trong lượng cung chia cho phần trăm thay đổi về giá

 độ co giãn của

cung theo giá = phần trăm thay đổi của lượng cungphần trăm thay đổi của giá

 Nói một cách đơn giản, nó đo lường độ nhạy của người bán đối với giá

 Tương tự, phương pháp trung điểm được sử dụng

để tính phần trăm thay đổi

Nguyên lý kinh tế học vi mô 31

Độ co giãn của cung theo giá

Q tăng 16%

Trang 17

Sự đa dạng của đường cung

 Độ co giãn của cung theo giá có mối quan hệ mật thiết với độ dốc của đường cung

 Quy tắc: Đường cung càng ít dốc, độ co giãn của cung theo giá càng lớn Đường cung càng dốc, thì

độ co giãn của cung theo giá càng nhỏ

 Có 5 trường hợp phân loại khác nhau về độ co giãn của đường cung…

Nguyên lý kinh tế học vi mô 33

Cung hoàn toàn không co giãn

Trang 18

Nguyên lý kinh tế học vi mô 35

Cung co giãn đơn vị

 Độ co giãn bằng 1

 Giá tăng bao nhiêu phần

trăm thì cung tăng bấy

Trang 19

Nguyên lý kinh tế học vi mô 37

Cung hoàn toàn co giãn

 Đường cung nằm ngang

 Độ nhạy đối với giá của

Trang 20

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung

 Người bán càng dễ dàng thay đổi mức sản lượng,

độ co giãn của cung theo giá càng lớn

 Ví dụ: Cung của bất động sản thì khó thay đổi và do đó ít

co giãn hơn so với cung của xe hơi

 Đối với nhiều hàng hóa, độ co giãn của cung theo giá trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn, bởi vì trong dài hạn, doanh nghiệp có thể xây dựng nhà máy mới hoặc có thêm doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường

Nguyên lý kinh tế học vi mô 39

 Câu hỏi: hàng hóa nào sẽ có giá thay đổi nhiều nhất,

và hàng hóa nào có sản lượng thay đổi nhiều nhất?

Trang 21

Độ co giãn của cung theo giá thay đổi như thế nào?

Cung thường trở nên ít co giãn khi sản lượng tăng lên

do bị giới hạn về khả năng sản xuất

Nguyên lý kinh tế học vi mô 41

Ngăn chặn ma túy làm tăng hay giảm tội phạm liên quan đến ma túy?

 Sử dụng may túy có rất nhiều tác hại:

 Hủy hoại cuộc sống của người sử dụng nó và gia đình họ

 Cướp giật, bạo lực để có tiền thỏa mãn thói quen của họ

 Xem xét 2 chính sách được thiết kế nhằm giảm việc

sử dụng ma túy và xem tác động của các chính sách này lên tội phạm liên quan đến ma túy

 Để đơn giản, giả định tổng thiệt hại do tội phạm liên quan đến ma túy gây ra bằng với tổng số tiền chi tiêu cho ma túy

 Do có đặc tính gây nghiện, cầu về ma túy ít co giãn

Trang 22

Hệ quả: tăng chi tiêu

cho ma túy và tội

Nguyên lý kinh tế học vi mô 43

Giá trị mới của tội phạm liên quan đến

ma túy

Trang 23

Tóm tắt

 Độ co giãn đo lường sự phản ứng của lượng cung

và lượng cầu đối với một trong các nhân tố ảnh hưởng

 Độ co giãn của cầu theo giá bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá Khi độ co giãn nhỏ hơn 1, cầu là “ít co giãn” Khi độ

co giãn lớn hơn 1, cầu là “co giãn”

 Khi cầu ít co giãn, tổng doanh thu tăng lên khi tăng giá Khi cầu co giãn, tổng doanh thu giảm khi giá tăng

Nguyên lý kinh tế học vi mô 45

Tóm tắt

 Cầu có xu hướng co giãn hơn nếu nó có những hàng hóa thay thế gần gũi, nếu nó là mặt hàng xa xỉ thay vì mặt hàng thiết yếu, nếu thị trường được định nghĩa hẹp, hoặc nếu người mua có thời gian đáng

kể để phản ứng với sự thay đổi giá

 Độ co giãn của cung theo giá bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá Khi độ co giãn nhỏ hơn 1, cung là “ít co giãn” Khi độ co giãn lớn hơn 1, cung là “co giãn”

 Trong hầu hết các thị trường, cung co giãn hơn trong dài hạn so với trong ngắn hạn

Trang 24

Tóm tắt

 Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập của người tiêu dùng

 Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường lượng cầu của một loại hàng hóa thay đổi bao nhiêu trước những thay đổi trong giá của một loại hàng hóa khác

Nguyên lý kinh tế học vi mô 47

Bài tập thực hành

 Giả sử giá café tăng lên 10% làm cho lượng cầu café giảm 5%, lượng cung café tăng 15% Tính độ

co giãn của cầu và của cung theo giá

 Cung và cầu 1 loại hàng hóa được xác định như sau: 𝑄𝐷 = −5𝑃 + 70, 𝑄𝑆 = 10𝑃 + 10

 Xác định mức giá và sản lượng cân bằng

 Tính độ co giãn của cung và cầu khi giá tăng từ 3 lên 5

 Xét tại các mức giá đó, đây là hàng hóa có cầu co giãn hay ít co giãn? Cung co giãn hay ít co giãn?

 Nếu giá bán hàng hóa này tăng lên, doanh thu sẽ thay đổi như thế nào?

Ngày đăng: 03/08/2018, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w