ĐỀ BÀI VIỆT BẮC* ĐỀ 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài thờ “Việt Bắc” của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không?. Mình về, rừ
Trang 1TÂY TIẾN
Đề 1: Em hãy phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để thấy rõ tinh thần buất khuất của
người lính, thà chết nhưng tinh thần yêu nước, hào khí dân tộc vẫn còn vang vọng?
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
Đề 3: Trân Lê Văn có nhận xét: “ Tây Tiến phảng phất những nét buồn nét đau, song buồn đau mà
không bi luỵ, trái lại rất bi tráng.”
Anh chị hãy chứng minh nhận định trên qua tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.
Đề 4: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” Là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? So
sánh với “Đồng chí” của Chính Hữu?
Đề 5: Có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến” là một “lệch chuẩn” tài hoa và độc đáo” Anh chị hãy làm sáng tỏ
nhận định trên qua “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.
Đề 6: Cảm hứng lãng mạn và bi tráng là nét nổi bật trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Ý kiến
của anh chị về nhận định trên?
Đề 7: Có người nói rằng: “Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ da diết của Quang
Dũng về Tây Tiến” Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
Đề 8:Nhà thơ Anh Ngọc có viết về bài thơ Tây Tiến như sau:
”Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt duyệt đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế! “
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 9: (Ngoại thương – 2002):
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đề 10: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đề 11: Nghệ thuật tổ chức chất liệu ngôn từ qua bài thơ “Tây Tiến”.
Đề 12: “Tây Tiến” - sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn.
Đề 13: Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng trong “Tây Tiến”.
Đề 14: Có ý kiến cho rằng đoạn thơ:
Trang 2thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo độc đáo và mới lạ trong thơ Quang Dũng Anh chị hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định ấy.
Đề 15: Có ý kiến cho rằng: Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng
khoáng, đậm chất lãng mạn.
Anh chị hay phân tích bài thơ “Tây Tiến” để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 16: Có ý kiến cho rằng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có tính chất bi lụy Anh/chị có đồng tình
với ý kiến đó không ?
Đề 17: "Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính
Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc." Hãy chứng minh
Đề 18: Trong sách ''Những bài văn hay'' của GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyên có
đoạn:
"Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)”.
Đề 19: GS Hà Minh Đức đánh giá:
“Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng…”
Trang 3ĐỀ BÀI VIỆT BẮC
* ĐỀ 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài thờ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi , nhìn song nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Aó chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
ĐỀ 3: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Việt Bắc ” của Tố Hữu:
“Nhớ gì nhơ nhớ người yêu Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Trang 4Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Đề 4 :
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu :
“ Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đước từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sang như ngày mai lên Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
ĐỀ 5: Phần tích ( hay cảm nhận) về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Đề 6: Tình cảm đất nước quê hương thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
ĐỀ 7: Yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng
ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
ĐỀ 8: Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta”
ĐỀ 10: “Thông qua Việt Bắc, Tố Hữu muốn nhắn nhủ: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu
anh hùng bất khuất, ân tình thủy chung của CM, của con người VN” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua
phân tích đoạn thơ sau:
ĐỀ 11: Nét nổi bật của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống
Hãy chứng minh qua đoạn thơ.
Trang 5ĐỀ BÀI ĐẤT NƯỚC
ĐÊ 1: Cảm nhận của anh / chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước”
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ………
Đất Nước có từ ngày đó”.
ĐÊ 2: Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước”
của Nguyễn Khoa Điềm:
“Đất là nơi anh đến trường ……….
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
ĐỀ 3: Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa
Điềm :
“Trong anh và em hôm nay, ………
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
ĐỀ 4: Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa
Điềm :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
ĐỀ 5: Cảm nhận của anh/ chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước”
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
“ Em ơi em Hãy nhìn rất xa ………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Đề 6: Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
Trang 6ĐỀ BÀI ĐÈN GHI-TA CỦA LOR-CA
Đề 1: Vẻ đẹp bi tráng của Lorca?
Đề 2: “Văn chương không cần những người thợ… (Nam Cao) Phân tích bài thơ "Cây
đàn ghi-ta của Lorca" để làm sáng tỏ nhận định trên?
Đề 3: Phân tích hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
Đề 4: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
Đề 5: Phân tích hình tượng Lorca trong Đàn ghita của Lorca
Đề 6: Phân tích những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh của Thanh Thảo
trong Đàn ghi ta của Lor-ca”
ĐỀ BÀI AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Đề 1 Cảm nhận của em về cảnh sắc của sông Hương ở thượng lưu qua bài bút kí "Ai đã
đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đề 2 Hãy phân tích sự nhận diện và khám phá vẻ đẹp sông Hương trên hành trình về
đồng bằng và ngoại vi thành phố của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Đề 3 Phân tích những hình ảnh so sánh, những liên tưởng độc đáo, tài hoa của tác giả
miêu tả và cảm nhận vẻ đẹp của dòng Hương Giang đoạn chảy và và ôm ấp thành phố Huế qua trang tuỳ bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Đề 4 Phân tích dụng ý nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn văn: "Dòng
sông và những đầm phá của nó, từ nguồn đến biển"
Đề 5 Cảm nhận của em về những suy tưởng của tác giả ở phần kết bài bút kí "Ai đã đặt
tên cho dòng sông?"
Đề 6 Phân tích bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 7 Phân tích chất thơ và tầm tri thức văn hoá của tác giả được thể hiện qua bài tuỳ bút
"Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Đề 8: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung
thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” (Ngữ văn 12 – Tập I)
Anh (chị) hãy phân tích bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của H.P.N.T để làm rõ
Trang 7nhận định trên.
ĐỀ BÀI VỢ CHỒNG A PHỦ
ĐỀ 1: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn
đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm
Đề 2: Phân tích Mị (trọng tâm đoạn trích SGK V.12) để thấy được “Tô hoài đã
xây dựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng”
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) qua cuộc đời của
Mị và A Phủ
ĐỀ 4: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện trong cảnh
ngộ khi bị bắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí PáTra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.
ĐỀ 5: Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm,
tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội,
1990 tr.71)
Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học)
của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên
ĐỀ BÀI VỢ NHẶT
ĐỀ 1: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật:
Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)
ĐỀ 2: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
ĐỀ 3” Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện Vợ Nhặt trong tác phẩm cùng tên
của nhà văn Kim Lân
Trang 8ĐỀ 5: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận
xét về thái độ của nhà văn với con người và thực tại xã hội đương thời
ĐỀ BÀI NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
ĐỀ 1: Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) có người cho rằng tính cách ở hai nhân vật này vừa có những nét giống nhau lại vừa có những nét khác nhau Suy nghĩ của em về ý kiến trên?
ĐỀ 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu"của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi.
ĐỀ 3: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu
lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt
ĐỀ 4: Chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
ĐỀ 5: Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
ĐỀ 6: Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có ý kiến cho rằng:
“nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của thiên truyện là tác giả đã xây dựng điểm nhìn trần thuật giàu giá trị”.
Ý kiến khác lại khẳng định “Dù là nhân vật sử thi nhưng con người trong sáng tác của Nguyễn Thi lại không phải là mẫu số chung mờ nhạt Đó mới là thành công của tác giả ở phương diện nghệ thuật”.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên
ĐỀ 7: Màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi
Trang 9ĐỀ 8: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ” trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ Qua truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 9: Phân tích tâm lí và tính cách nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
ĐỀ 10: Phân tích tâm lí và tính cách nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
ĐỀ 11: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ phân tích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm này
ĐỀ 12: Phân tích nét đặc sắc về tầm khái quát nghệ thuật đồng hiện trong tác
phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
ĐỀ 13: Đoạn kể lại hai chị em Việt, Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi gây cho người đọc nhiều xúc động Hãy chứng minh
ĐỀ 14: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào ? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
ĐỀ 15: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết:
“Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”
Hãy phân tích và chứng minh rằng, trong truyện ngắn nói trên đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến Việt