Là đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Trường đại học Luật Huế trình bày dưới dự hướng dẫn của giảng viên có thâm niên về nghiên cứu Công ước Viên 1980. Bài nghiên cứu được đánh giá cao về nội dung là trình bày, được xếp loại tốt trong nhóm các bài nghiên cứu khoa học cùng thời điểm.
Trang 1THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Ngân
- Lớp: Luật Kinh tế - K38A Khoa: Luật Quốc tế Năm thứ: 4
Số năm đào tạo: 4 năm
- Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hồng Trinh
Sinh viên phối hợp nghiên cứu
- Lại Nguyên Phương
Luật Kinh tế - K38A Khoa: Luật Quốc tế
- Hoàng Thị Ngọc Hà
Luật Kinh tế - K38A Khoa: Luật Quốc tế
- Trần Hữu Cao Nam
Luật Kinh tế - K38A Khoa: Luật Quốc tế
2 Mục tiêu đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế trong và ngoài
nước
- Đánh giá vê sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và Công ước viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Nghiên cứu tiến trình thích ứng và áp dụng hiệu quả Công ước viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất:
- Hoàn thiện các quy định về pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế từ đó giảm bớt
xung đột pháp luật giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước viên 1980 Đồngthời đưa ra các khuyến nghị trong quá trình áp dụng Công ước viên 1980 về Hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế cho Việt Nam
Trang 23 Tính mới và sáng tạo:
Tính mới của đề tài Đề tài nghiên cứu “ Đánh giá sự tương thích giữa pháp luậtViệt Nam và Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa” là sự nghiên cứu,đánh giá, phân tích tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam và CISG Hiện nay
có rất nhiều đề tài và sản phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề liên quan, tuy nhiêntrong phạm vi đề tài này, ngoài việc so sánh quy phạm, làm rõ điểm tương đồng vàkhác biệt, nhóm tác giả còn tổng hợp các án lệ liên quan để chỉ ra sự tương thích hoặckhông tương thích giữa pháp luật Việt Nam và CISG Đề cập đến các giải pháp nhằmhướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để tương thích với CISG vềvấn đề mua bán hàng hóa quốc tế trong bối cảnh Việt Nam chính thức trở thành thànhviên thứ 84 của Công ước, ngoài ra bài nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện trong quá trình áp dụng các quy định của CISG cho các doanh nghiệp ViệtNam khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, giải pháp áp dụng các quyđịnh của CISG cho các cơ quan giải quyết tranh chấp tại Việt Nam
4 Kết quả nghiên cứu:
Việc thực hiện đề tài giúp đanh giá sự tương thích giữa các quy định của pháp lu
ật Việt Nam và CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ đó đưa ra các khuyếnnghị trong quá trình áp dụng Công ước viên cho Việt Nam đồng thời đưa ra một sốkiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quan hệ mua bán hànghóa quốc tế
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Về giáo dục – đào tạo, việc nghiên cứu là nguồn tham khảo nhằm tuyên truyền,nâng cao hiểu biết của cộng đồng kinh tế Việt Nam nói riêng và người dân Việt Namnói chung trong việc mua bán hàng hóa quốc tế
Về kinh tế - xã hội, các giải pháp từ nghiên cứu góp phần giúp các doanhnghiệp hạn chế được rủi ro và tranh chấp trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tếđồng thời khuyến nghị một số điểm đáng lưu ý dành cho cơ quan giải quyết tranh chấpkhi áp dụng CISG để giải quyết, bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 36 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của
cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày tháng năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 4
6 Bố cục đề tài 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 6
1.1 Giới thiệu chung về Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.6 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6
1.1.2 Tình hình thực thi Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7
1.1.3 Nội dung cơ bản của Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 8
1.2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế 11
Chương 2 ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 12
2.1 Phạm vi điều chỉnh về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ước viên và pháp luật Việt Nam 12
2.1.1 Phạm vi điều chỉnh 12
2.1.1.1 Phạm vi điều chỉnh của CISG ( Điều 1 – Điều 6 CISG) 12
2.1.1.2 Phạm vi điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam 15
2.1.2 Đối tượng của hợp đồng 19
2.1.2.1 Đối tượng của hợp đồng theo quy định của CISG 19
2.1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 20
2.1.3 Hiệu lực của Hợp đồng 20
Trang 52.1.3.1 Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của CISG 20
2.1.3.2 Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 22
2.2.Những quy định chung 25
2.2.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp 25
2.2.1.1 Nguyên tắc thiện chí trong CISG 25
2.2.1.2 Nguyên tắc thiện chí trong pháp luật Việt Nam 26
2.2.1.3 Đánh giá sự tương thích về nguyên tắc thiện chí trong hợp đồng 26
2.2.2 Bằng chứng bảo đảm áp dụng chế định theo CISG và đánh giá tính tương thích 27
2.2.3 Địa điểm kinh doanh 27
2.2.3.1 Địa điểm kinh doanh theo CISG 27
2.2.3.2 Địa điểm kinh doanh theo luật Việt Nam 27
2.2.3.3 Đánh giá tính tương thích 28
2.2.4 Hình thức hợp đồng 28
2.2.4.1 Hình thức hợp đồng theo CISG 28
2.2.4.2 Hình thức hợp đồng theo luật Việt Nam 29
2.2.4.3 Đánh giá tính tương thích về chế định hình thức hợp đồng 29
2.2.4.4 Một số án lệ áp dụng quy định của CISG về hình thức hợp đồng 30
2.2.5 Đánh giá sự lựa chọn bảo lưu của Việt Nam khi tham gia CISG 31
2.3 Giao kết hợp đồng 31
2.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 31
2.3.1.1 Đề nghị giao kết hợp đồng theo CISG 31
2.3.1.2 Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 32
2.3.1.3 Đánh giá tính tương thích 32
2.3.2 Hiệu lực đề nghị giao kết hợp đồng 34
2.3.2.1 Hiệu lực đề nghị giao kết trong CISG 34
2.3.2.2 Hiệu lực đề nghị giao kết trong luật Việt Nam; 34
2.3.2.3 Đánh giá tính tương thích 35
2.3.3 Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng 36
2.3.3.1 Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng trong CISG; 36
2.3.3.2 Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng trong luật Việt Nam 36
Trang 62.3.3.3 Đánh giá tính tương thích 37
2.3.4 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng 38
2.3.4.1 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng theo CISG 38
2.3.4.2 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng theo luật Việt Nam 38
2.3.4.3 Đánh giá tính tương thích 39
2.3.5 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 39
2.3.5.1 Quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 39
2.3.5.2 Thay đổi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 40
2.3.5.3 Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 41
2.3.5.4 Chấp nhận muộn, thu hồi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 41
2.3.6 Thời điểm hợp đồng được kí kết 42
2.3.7 Điều kiện nhận được đề nghị giao kết hợp đồng 43
2.4 Nghĩa vụ người bán 43
2.4.1 Nghĩa vụ của người bán theo quy định của CISG 44
2.4.1.1 Thời điểm giao hàng 44
2.4.1.2 Địa điểm giao hàng 44
2.4.1.3 Giao đúng đối tượng và chất lượng 46
2.4.1.4 Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 46
2.4.1.5 Giao chứng từ hàng hóa 48
2.4.1.6 Kiểm tra hàng hóa 48
2.4.1.7 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa: 49
2.4.1.8 Đảm bảo quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa 52
2.4.1.9 Bảo quản và bảo hành hàng hóa 53
2.4.2 Nghĩa vụ của người bán theo quy định của Pháp luật Việt Nam và đánh giá sự tương thích 54
2.4.2.1 Thời điểm giao hàng 54
2.4.2.2 Địa điểm giao hàng 55
2.4.2.3 Giao chứng từ hàng hóa 56
2.4.2.4 Giao đúng đối tượng và chất lượng 57
2.4.2.5 Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 58
Trang 72.4.2.6 Kiểm tra hàng hóa 58
2.4.2.7 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa 59
2.4.2.8 Đảm bảo quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa 60
2.4.2.9 Bảo quản và bảo hành hàng hóa 60
2.5 Nghĩa vụ của người mua 62
2.5.1 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo CISG 62
2.5.1.1 Địa điểm thanh toán tiền hàng 62
2.5.1.2 Thời hạn thanh toán tiền hàng 65
2.5.2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua theo pháp luật Việt Nam 66
2.5.2.1 Địa điểm thanh toán 66
2.5.2.2 Thời hạn thanh toán 67
2.5.2.3 Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán 68
2.5.2.4 Tạm ngừng thanh toán 68
2.5.3 Xác định giá 69
2.5.3.1 Xác định giá theo CISG 69
2.5.3.2 Xác định giá theo pháp luật Việt Nam 71
2.5.4 Nghĩa vụ nhận hàng 72
2.5.4.1 Nghĩa vụ nhận hàng theo CISG 72
2.5.4.2 Nghĩa vụ nhận hàng theo pháp luật Việt Nam 76
2.6 Chuyển rủi ro 78
2.6.1 Quy định chung về chuyển rủi ro trong thương mại quốc tế 78
2.6.2 Các trường hợp chuyển rủi ro cụ thể 79
2.6.2.1 Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định 79
2.6.2.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định 79
2.6.2.3 Chuyển rủi ro trong trường hợp đối tượng là hàng hóa đangtrên đường vận chuyển 81
2.6.2.4 Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác 83
2.6.3 Đánh giá tính tương thích giữa hai hệ thống pháp luật 86
2.6.4 Trường hợp thực tiễn áp dụng chế định chuyển rủi ro của Công ước 88
Trang 82.7 Vi phạm hợp đồng theo Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và Pháp luật Việt Nam 89
2.7.1 Vi phạm cơ bản 89
2.7.2 Các chế tài xử lí vi phạm hợp đồng 93
2.7.2.1 Buộc thực hiện hợp đồng 93
2.7.2.2 Tạm ngưng thực hiện hợp đồng 97
2.7.2.3 Hủy bỏ hợp đồng 104
2.7.2.4 Bồi thường thiệt hại 113
2.7.2.5 Phạt vi phạm 116
2.7.2.6 Đình chỉ thực hiện hợp đồng 116
2.8 Miễn trách nhiệm 118
2.8.1 Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại 118
2.8.1.1 Miễn trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khả kháng 118
2.8.1.2 Miễn trách nhiệm liên quan đến bên thứ ba 120
2.8.1.3 Về các trường hợp miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng khác 122
2.8.2 Các quy định chung khác về miễn trách nhiệm 122
2.8.2.1 Thời hạn, thông báo trường hợp miễn trách nhiệm 122
2.8.2.2 Trường hợp kéo dài thời hạn miễn trách nhiệm, từ chối thực hiện hợp đồng.124 2.8.3 Viện dẫn áp dụng trường hợp miễn trách nhiệm 126
Chương 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐƯA RA KHI ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG THÍCH GIỮA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM 127
3.1 Khuyến nghị chung 127
3.2 Khuyến nghị cụ thể 128
3.2.1 Đối với pháp luật Việt Nam 128
3.2.2 Đối với doanh nghiệp Việt Nam 132
3.2.3 Đối với cơ quan giải quyết tranh chấp 135
KẾT LUẬN CHUNG 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CISG : Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2 BLDS: Bộ luật Dân sự
3 LTM: Luật Thương mại
4.CIETAC : Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc
5 CLOUT : Case law on UNCITRAL Texts
6 VIAC : Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
7 UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên tất cảmọi lĩnh vực của đời sống và xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là nhữnghoạt động và giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế đã diễn ra rất sôi nổi trong nhữngnăm gần đây Hội nhập kinh tế quốc tế được xem như là sự phát triển vượt bậc của nềnkinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội lớn đối với các quốc gia, giúp mở rộng thị trường,tăng trưởng sản xuất và làm giảm bớt hàng rào ngăn cách
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước tham gia vàotiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện thông qua rất nhiều phương thức,trong đó có việc Việt Nam đã tham gia Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế vào ngày 18/12/2015, trở thành thành viên thứ 84 của Công ước này.Đây là một cột mốc rất quan trọng mang tính chất quốc gia, đánh dấu một bước tiếnmới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăngcường khả năng hội nhập của Việt Nam, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia vềmua bán hàng hóa quốc tế và tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam có đượckhung pháp lý hiện đại, tiến bộ và an toàn khi thực hiện các hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam có thể đạt được từ việctham gia CISG còn chứa đựng những thách thức cần được giải quyết, một trong số đó
là việc tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu về sự tương thích giữa pháp luật quốc gia ViệtNam và CISG, từ đó xác định được những điểm thiếu sót cần phải bổ sung giữa CISG
và các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng xungđột pháp luật, góp phần hoàn thiện và tiến bộ hóa hệ thống cơ sở pháp lý Bên cạnh đó,
sự kiện Việt Nam chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước viên 1980 vẫn còn khámới mẻ đối với người dân trong nước nói riêng và cộng đồng kinh tế Việt Nam nóichung Hơn nữa, Công ước viên đã bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam kể từngày 01/01/2017, vì vậy công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi việc áp dụng Côngước hiện nay được xem là một vấn đề cấp bách và hết sức quan trọng trong thời điểmnày Theo trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, có tới 80% vụ tranh chấp hợp đồng
Trang 11thương mại quốc tế phát sinh từ việc các bên không chọn luật áp dụng khi giao kết hợpđồng hoặc không thỏa thuận được luật áp dụng để giải quyết tranh chấp Từ đó, việcdoanh nghiệp có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về pháp luật quốc tế và pháp luật trongnước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp có thểtiết kiệm thời gian trong việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài, tránh các tranh chấp vàgiảm thiểu rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Ngoài ra, việc tìm được sự tương thích giữa pháp luật trong nước và pháp luậtquốc tế cụ thể là Công ước viên 1980 sẽ góp phần hoàn thiện được hành lang pháp lý,giúp cho các bản án, quyết định của Trọng tài hoặc Tòa án Việt nam phù hợp, nhấtquán với tinh thần của pháp luật quốc tế và dễ dàng được công nhận và cho thi hành ởcác quốc gia khác Có thể nói, CISG chỉ vừa mới có hiệu lực tại Việt Nam nhưng đã
có khá nhiều các báo cáo, công trình nghiên cứu, hội thảo được tổ chức nhằm đánh giámối quan hệ giữa pháp luật trong nước và Công ước viên 1980 có thể kể đến như:công trình Vấn đề của việc sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế khi tham giavào CISG 1980 được in tại Tạp chí Luật học ngày 3 tháng 9 năm 2011, Một số vấn đề
về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng – luật và án lệ của CISG – của Thạc sĩ
Lê Tấn Phát, Luận án Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo CISG – lý luận vàthực tiễn xét xử của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương và giảng viên Phạm Thị Hiền,Thực tiễn áp dụng CISG 1980 tại tòa án Việt Nam và VIAC của thẩm phán NguyễnCông Phú – Phó chánh Tòa kinh tế; Luận án của tiến sĩ Võ Sỹ Mạnh:Vi phạm cơ bảnhợp đồng theo Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và địnhhướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Bản thuyết minhgia nhập Công ước viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam VICC, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, HàNội 2002Bài báo: So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trongLuật Thương mại 2005 và Công ước viên 1980 của tác giả Phan Thị Thanh Thủy đăngtrên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật Học, Tập 30, Số 3(2014), 50-60… Nhìnchung, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu để làm rõ sự tương thíchgiữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980
Trang 12Từ những lí do trên, nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đềnày, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tương thích giữa pháp luật ViệtNam và Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” với hi vọngđóng góp những nghiên cứu nhằm đánh giá toàn diện sự tương đồng giữa pháp luậtViệt Nam và Công ước viên 1980, từ đó góp phần đưa ra giải pháp hoàn thiện phápluật Việt Nam và những khuyến nghị để tạo nền tảng vững chắc nhằm đưa CISGnhanh chóng đi vào hiệu quả trong quan hệ mua bán hàng quốc tế tại Việt Nam.
2 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế trong và ngoài nước
- Đánh giá về sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và Công ước viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Nghiên cứu tiến trình thích ứng và áp dụng hiệu quả Công ước viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất:
- Hoàn thiện các quy định về pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế từ đó giảm bớt
xung đột pháp luật giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước viên 1980 Đồngthời đưa ra các khuyến nghị trong quá trình áp dụng Công ước viên 1980 về Hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế cho Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật Việt Nam vềhoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và CISG, sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam
và CISG về mua bán hàng hóa quốc tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: nghiên cứu những quy định của pháp luật
hiện hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: nghiên cứu những quy định trong phạm
vi pháp luật Việt Nam, Công ước viên 1980, kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật củanhững quốc gia đã tham gia CISG
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp luận:
Trang 13Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử vàduy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin như một phương pháp chung, toàn diệncho toàn bộ đề tài.
b Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích: việc phân tích sẽ nghiên cứu các tài liệu, lý luận khácnhau bằng cách phân tích chúng thành những mặt, những bộ phận và những mối quan
hệ để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau từ đó hiểu sâu sắc hơn
về vấn đề
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng một phần ở chương Ikhi tiếp cận kinh nghiệm của một số quốc gia và được sử dụng là phương pháp chính ởchương II trong việc tìm ra sự tương thích giữa pháp luật Việt nam và CISG về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Phương pháp tổng hợp: liên kết các lý thuyết đã được thu thập, phân tích và sosánh thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống mới đầy đủ và sâu sắc về vấn đề
- Phương pháp điều tra: được sử dụng ở chương III để điều tra, khảo sát tình hình
áp dụng pháp luật Việt nam và CISG trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Phương pháp đánh giá, quy nạp: được sử dụng ở chương III để đánh giá các vấn
đề phát sinh từ sự không tương thích giữa pháp luật Việt Nam và CISG về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thốngpháp luật Việt Nam
5 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Việc thực hiện đề tài giúp đanh giá sự tương thích giữa các quy định của pháp lu
ật Việt Nam và CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ đó đưa ra giải pháphoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế
Về lập pháp, kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo nhằm đánh giá sự tươngthích giữa pháp luật Việt Nam và CISG, từ đó tạo cơ sở hoàn thiện pháp luật Việt Namtrong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế
Về giáo dục – đào tạo, việc nghiên cứu là nguồn tham khảo nhằm tuyên truyền,nâng cao hiểu biết của cộng đồng kinh tế Việt Nam nói riêng và người dân Việt Namnói chung trong việc mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 14Về kinh tế - xã hội, các giải pháp từ nghiên cứu góp phần giúp các doanhnghiệp hạn chế được rủi ro và tranh chấp trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tếđồng thời khuyến nghị một số điểm đáng lưu ý dành cho cơ quan giải quyết tranh chấpkhi áp dụng CISG để giải quyết, bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namphù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương III : Một số khuyến nghị khi đánh giá tính tương thích giữa Công ước Viên 1980 với pháp luật Việt Nam
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 16KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1 Giới thiệu chung về Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tên viết tắt tiếng anh là
CISG – Convention on contracts for the International Sale of Goods), được soạn thảo
bởi Uỷ ban Liên Hợp Quốc về LTM Quốc tế (UNCITRAL) CISG đã được công nhận
là nỗ lực thành công nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế
Thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ XX bởi UNIDROIT (Việnnghiên cứu quốc tế và thống nhất luật tư) UNIDROIT đã cho ra đời hai Công ước LaHaye năm 1964 Công ước thứ nhất là “Luật thống nhất và thiết lập hợp đồng” (ULF) -điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng) Công ước thứhai có tên “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình” (ULIS) - đềcập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụngkhi một/các bên vi phạm hợp đồng
Tuy nhiên, hai công ước La Haye năm 1964 rất ít được áp dụng Có 4 lý do chínhkhiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới: (1) Hộinghị La Haye chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước XHCN và cácnước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơncho người bán từ các nước tư bản; (2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quátrừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) các Công ước này thiên hướng về
Trang 17thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liênquan đến vận tải biển; (4) quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụngbất kể có xung đột pháp luật hay không1.
Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về mộtkhuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khácnhau”, UNCITRAL đã cam kết tạo ra một sự kế thừa cho hai hiệp định thương mạiquốc tế ULIS và ULF Mục tiêu của UNCITRAL là tạo ra một Công ước có thể thuhút sự tham gia ngày càng nhiều trong số các quy tắc bán hàng quốc tế thống nhất.Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ướcViên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản hơn
CISG được thực hiện trong 3 giai đoạn : (1) (1970-1977) Nhóm công tác của
UNCITRAL đã đưa ra hai dự thảo Thứ nhất là Dự thảo Công ước về Bán hàng năm
1976, đưa ra các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua theo hợp đồng bánhàng Dự thảo này thường được gọi là dự thảo "Bán hàng" để phân biệt nó với bản dựthảo về "Thành lập" Hợp đồng bán hàng do Nhóm Công tác hoàn thành vào tháng 9năm 1977 (2) (1977-1978) Trong giai đoạn thứ hai, Ủy ban đã xem xét bản thảo "Bán
hàng "và" Thành lập "của nhóm công tác và kết hợp chúng thành một văn bản - Dự
thảo Công ước Hợp đồng Bán Hàng Quốc tế năm 1978 Ủy ban đã đưa ra dự thảo này
một sự nhất trí chấp thuận và đề nghị Đại hội đồng triệu tập một cuộc hội nghị ngoạigiao để xem xét bản thảo và hoàn thiện một Công ước (3) Hội nghị Ngoại giao (1980Vienna) - Hội nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về LTM quốc tế với sự có mặt của đạidiện khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988(khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước)
1.1.2 Tình hình thực thi Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mạiđược phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất Với 77 quốc gia thành viên (tính đến ngày1/11/2011), ước tính Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến hai phần ba
1 Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG), Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế,
http://trungtamwto.vn/forum/topic/so-luoc-lich-su-cong-uoc-vien-1980-cisg
Trang 18thương mại hàng hóa thế giới Trong danh sách 77 quốc gia thành viên của Công ướcViên, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, cácquốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủnghĩa cũng như các quốc gia theo đường lối XHCN trên mọi châu lục Hầu hết cáccường quốc về kinh tế trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản,
…) đều đã tham gia CISG
Sự thành công của Công ước Viên được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500
vụ kiện có liên quan (tức là các phán quyết, quyết định giải quyết các tranh chấp hợpđồng sử dụng hoặc dựa trên các quy định của CISG) Điểm cần nhấn mạnh là 2500 vụkiện này không chỉ phát sinh tại các quốc gia thành viên Tại các quốc gia chưa phải làthành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọnCông ước Viên như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án, trọng tài dẫnchiếu đến để giải quyết tranh chấp
Năm 2008 đánh dấu sự thành công mới của Công ước Viên tại Châu Á, khi màNhật Bản tham gia Công ước này Với ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn về thương mạihàng hóa của Nhật Bản ở Châu Á và trên thế giới, các chuyên gia dự báo việc NhậtBản - nền kinh tế hùng mạnh nhất Châu Á gia nhập Công ước Viên sẽ kéo theo nhiều
hồ sơ gia nhập hay phê chuẩn từ các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Châu Á
1.1.3 Nội dung cơ bản của Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từĐiều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắcdiễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức củahợp đồng Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch muabán hàng hóa quốc tế
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết và đầy đủcác vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 19Điều 14 của Công ước định nghĩa, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chàohàng với các “lời mời chào hàng” Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy
bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17 Đặc biệt, tại các điều 18, 19, 20
và 21 của Công ước có các quy định rất cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng;khi nào và trong điều kiện gì thì một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng vớichào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thờihạn chấp nhận Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng,thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàng – Chấp
nhận chào hàng (offer-acceptance rule) Công ước quy định một thư chào giá phải
được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, sốlượng, giá cả Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàngtrước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấpthuận Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chốithư chào hàng, trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoảnthiết yếu của thư chào hàng
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần này là các vấn đề pháp lýtrong quá trình thực hiện hợp đồng Phần này được chia thành 5 chương với nhữngnội dung cơ bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựngnhững quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG Nghĩa vụ của người bán và ngườimua được quy định chi tiết ở hai chương riêng biệt, giúp cho việc đọc và tra cứu củacác thương nhân trở nên dễ dàng Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất
rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù
Trang 20hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý) Công ước nhấnmạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo cáckhiếm khuyết của hàng hóa) Những quy định này phù hợp với thực tiễn và góp phầngiải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan Nghĩa vụ của người mua,gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ điều 53đến điều 60.
Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài
do vi phạm hợp đồng Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III
và chương V Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán
và người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trườnghợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng Cách sắp xếp điều khoản như vậy, mộtmặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhàsoạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người muatrong hợp đồng mua bán hàng hóa
Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi mộtbên vi phạm hợp đồng bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệthại, hủy hợp đồng Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hoặcnhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ: biện pháp giảm giá (điều 50), biện phápbên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạmtiếp tục thực hiện hợp đồng (khoản 1 điều 47 và khoản 1 điều 63) hay những biện pháp
mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm củamình gây ra (khoản 1 điều 48) Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng cácbiện pháp cụ thể, ví dụ: biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được ápdụng trong trường hợp vi phạm cơ bản - khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại điều25
Chương V của phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợpđồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợpgiao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Các điều
74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trongcác án lệ áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp
Trang 21được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại Các điều khoản khác trongchương này đề cập đến vấn đề miễn trách nhiệm, hậu quả của việc hủy hợp đồng vàbảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhậpCông ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn
đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này
1.2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán quốc tế chủ yếu được quyđịnh trong BLDS 2015 và LTM 2005, ngoài ra còn được điều chỉnh bởi Luật hàng hải,Luật hàng không dân dụng… Trong giới hạn đề tài, nhóm chỉ nghiên cứu chủ yếu ởBLDS 2015 và LTM 2005
Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, BLDS 2015 đã được Quốc hội
kỳ họp thứ 7 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24 tháng 11năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 Luật gồm 27chương, 689 điều BLDS là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệthống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó bao gồm các vấn đề chung vềhợp đồng và ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giaodịch dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục
vụ hội nhập quốc tế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội saukhi Hiến Pháp 2013 được ban hành
LTM 2005 ra đời thay thế cho LTM 1997 có hiệu lực ngày 01/01/2006 quy địnhnhững vấn đề mang tính chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hóa Mối quan hệgiữa hợp đồng dân sự và hợp đồng chuyên ngành được giải quyết theo hướng ưu tiên
áp dụng luật chuyên ngành
Trang 22Chương 2 ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
2.1 Phạm vi điều chỉnh về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ước viên và pháp luật Việt Nam
2.1.1 Phạm vi điều chỉnh
2.1.1.1 Phạm vi điều chỉnh của CISG ( Điều 1 – Điều 6 CISG)
Phạm vi điều chỉnh của Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế được quy định từ Điều 1 đến Điều 6 của Công ước Cụ thể, ngay từ điều 1 củaCông ước đã xác định các trường hợp mà Công ước viên được áp dụng
Điều 1:
1 Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên
có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau:
a khi các quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước này; hoặc
b khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia thành viên của Công ước này.
Như vậy, theo quy định của CISG và tình hình thực tiễn của Hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế thì CISG sẽ được áp dụng theo một trong những căn cứ sau đây:
- Khi các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của CISG(theo điểm a khoản 1 điều 1 CISG); hoặc
- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nướcthành viên CISG (theo điểm b khoản 1 điều 1 CISG)
- Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình;
- Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng
Ở căn cứ đầu tiên, có thể thấy Công ước lấy dấu hiệu “lãnh thổ” bên ký kết(không phải dấu hiệu về quốc tịch hay các dấu hiệu khác) để làm tiêu chí xác định tínhquốc tế của hợp đồng Công ước được áp dụng khi các bên có trụ sở kinh doanh tại các
quốc gia thành viên khác nhau Ở đây cần phải xem xét như thế nào là có địa điểm
Trang 23kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, bởi lẽ đặc thù việc kinh doanh mang tính quốc
tế là các doanh nghiệp thường có các trụ sở kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau,không những chỉ là nội địa quốc gia đó mà còn có thể có trụ sở tại nhiều quốc gia khácnhau Vậy trong trường hợp này, địa điểm kinh doanh nào được lựa chọn để đánh giátính quốc tế của hợp đồng; dẫn chiếu tới điều 102 của Công ước quy định về tiêu chí
xác định địa điểm kinh doanh ghi nhận trong trường hợp nếu một bên có nhiều hơn
một trụ sở kinh doanh thì trụ sở kinh doanh được xác định là trụ sở có mối liên hệ chặtchẽ nhất với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng; trường hợp nếu một bên không cótrụ sở kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định Đây
là căn cứ được sử dụng phổ biến nhất theo Công ước Như vậy, khi Việt Nam chínhthức trở thành thành viên thứ 84 của Công ước và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, thì cácgiao dịch của các doanh nghiệp Việt Nam với bên còn lại có trụ sở tại các quốc giathành viên (tham khảo danh sách các quốc gia thành viên Công ước viên 1980) sẽđược điều chỉnh bởi CISG; trừ các trường hợp các quốc gia loại bỏ việc áp dụng Côngước trong hợp đồng
Căn cứ thứ hai, theo điểm b khoản 1 điều 1, cho phép dùng CISG để điều chỉnhhợp đồng khi mà “theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật củanước thành viên CISG” Vậy có thể thấy CISG không chỉ áp dụng trong phạm vi cácquốc gia thành viên công ước mà nó còn được mở rộng phạm vi khi mà các quy phạmquốc tế cho phép, tức là không nhất thiết cả hai bên đều phải là thành viên của Côngước thì mới được lựa chọn CISG để điều chỉnh hợp đồng, mà chỉ cần một trong cácbên có trụ sở tại quốc gia thành viên thì cả hai bên chủ thể vẫn có quyền lựa chọnCISG để áp dụng
Ví dụ 1:
Công ty A ở Na Uy (quốc gia thành viên) kí hợp đồng mua bán hàng hóa vớicông ty B ở Thái Lan (chưa phải là quốc gia thành viên) Như vậy khi xảy ra tranhchấp, cơ quan giải quyết tranh chấp dựa trên quy phạm xung đột để giải quyết, theoquy định của Công ước như vậy thì cơ quan giải quyết sẽ lựa chọn quy định của CISGhay pháp luật Na Uy để giải quyết?
2 Điều 10 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 24Trong trường hợp này cơ quan tranh chấp sẽ lựa chọn một trong hai phươnghướng giải quyết:
- Lựa chọn CISG là căn cứ để giải quyết, bởi vì Na Uy là quốc gia thành viênCông ước
- Lựa chọn Luật Na Uy để áp dụng nếu hai bên có thỏa thuận lựa chọn luật Na
Uy là luật áp dụng và coi đó là trường hợp loại trừ việc áp dụng CISG
Ví dụ 2:
Công ty C ở Trung Quốc (quốc gia thành viên) kí kết hợp đồng mua bán hànghóa với công ty D ở Thái Lan (chưa phải là quốc gia thành viên) Vậy khi có tranhchấp xảy ra sẽ lựa chọn CISG để giải quyết hay pháp luật Trung Quốc?
Ở trường hợp này, phương hướng giải quyết sẽ khác với ví dụ trên, bởi vì TrungQuốc là quốc gia tuyên bố bảo lưu với điểm b khoản 1 điều 1 Như vậy, đồng nghĩarằng loại trừ việc áp dụng CISG trong trường hợp này
Công ước cho phép các quốc gia được quyền bảo lưu với các điểm b khoản 1điều 1 của Công ước; tại điều 95 của Công ước cũng quy định3
Với việc bảo lưu quy định này cũng đồng nghĩa với việc CISG sẽ không được ápdụng trong trường hợp kí kết hợp đồng giữa quốc gia thành viên tuyên bố bảo lưu vàquốc gia không phải là thành viên Công ước Hệ quả của việc này là CISG chỉ được ápdụng trong trường hợp quốc gia thành viên tuyên bố bảo lưu với quốc gia thành viênCông ước (theo điểm a, khoản 1, Điều 1 CISG) Mặc dù với hệ quả như vậy, vẫn cócác quốc gia thành viên (ví dụ: Hoa Kì, Trung Quốc, Singapore, Cộng hòa Séc,Slovakia, ) tham gia Công ước và tuyên bố bảo lưu điều khoản này với lý do bảo vệluật pháp quốc gia của họ, tránh việc CISG dần thay thế luật nội địa để điều chỉnh cáchợp đồng giữa một bên là thành viên Công ước và bên kia không phải là thành viênCông ước Giáo sư J Honnold đã đưa ra ý kiến khi một quốc gia A bảo lưu điểm bkhoản 1 điều 1 CISG thì quốc gia A sẽ áp dụng Công ước chỉ khi giao dịch thỏa mãnđiểm a điều này – giao dịch giữa hai bên tại hai nước thành viên Vì điểm b điều này
đã bị loại trừ, quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của quốc gia A nên nước này
3 Điều 95 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 25sẽ áp dụng nội luật thay vì CISG4 Bên cạnh đó, Cộng hòa Liên bang Đức cho rằngđiểm b điều này đưa ra nhiều yếu tố phức tạp không đáng có, song còn đặc biệt quantâm vấn đề theo hướng một quốc gia khi xét xử được áp dụng nội luật thay vì CISGtheo luật tư pháp quốc tế của nước đó Các đại diện của Đức đã từng đề xuất CISG bỏđiều này với sự đồng lòng của Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ Mặc dù đề xuất này khôngđược thông qua nhưng hiện nay Đức vẫn giữ lập trường của mình khi xét xử; ví nhưmột vụ tranh chấp giữa một bên từ Mỹ và một bên từ Nhật (lúc đó Nhật chưa phảithành viên Công ước), khi xét xử tại Tòa án Đức thì Đức sẽ không áp dụng CISG mà
là nội luật5 Điều đó có nghĩa, nếu hợp đồng mua bán giữa một công ty có trụ sở tạimột quốc gia thành viên và một công ty có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thànhviên, hai bên thỏa thuận áp dụng luật của một quốc gia thứ ba là thành viên của CISGnhưng đã bảo lưu việc áp dụng CISG theo điểm b điều này thì CISG không được ápdụng mà thay vào đó là luật quốc gia được lựa chọn
Đối với căn cứ thứ ba, dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong hợp đồng nóichung, và tự do lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nóiriêng, trường hợp hai bên chủ thể kí kết đều không phải là chủ thể của quốc gia thànhviên Công ước, thì hai bên vẫn có quyền lựa chọn CISG là luật pháp để điều chỉnh hợpđồng Với trường hợp này, yếu tố bắt buộc phải có là trong hợp đồng phải quy định rõviệc dùng CISG là luật điều chỉnh
Căn cứ cuối cùng để CISG được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, đó là trường hợp tòa án quốc gia hay trọng tài quốc tế lựa chọn CISG là pháp luật
để giải quyết tranh chấp
2.1.1.2 Phạm vi điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam
4 J Honnold, Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention, 1982.
5 Franco Ferrari, Cross-References and editorial analysis, Article 1; http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/cross/ cross-1.html ; Theo Franco Ferrari cho rằng khác với Điều 1 ULIS thì tính quốc tế của CISG áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau Và tham chiếu ĐIều 10 CISG tác giả cho rằng, các địa điểm kinh doanh có thể là một nơi tạm thời lưu trú? Trong khi nó phải là một nơi mà ở đó có một tổ chức kinh doanh ổn định? Hai bên của hợp đồng tại nơi đó phải có quyền lực một cách độc lập? Trường hợp các bên có địa điểm kinh doanh trong cùng một bang nhưng một hành động thay mặt cho một bên khác không được tiết lộ, điều này có thể đáp ứng các yêu cầu tính quốc tế của CISG?
Trang 26Với nhu cầu cần một văn bản pháp luật điều chỉnh đặc thù hoạt động kinh doanhthương mại phù hợp hơn với xu hướng hội nhập nên LTM 2005 được ban hành Theopháp luật Việt Nam, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnhcủa LTM 2005 và pháp luật có liên quan.
Điều 1 khoản 2 Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
Như vậy, đối với các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Việt Nam
sẽ được áp dụng trong trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc theo quy tắc tư phápquốc tế của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật Việt Nam là phápluật được lựa chọn để làm căn cứ Vậy từ ngày 1/1/2017 trở đi nếu doanh nghiệp ViệtNam kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và sử dụng CISG làm căn cứ để điềuchỉnh hợp đồng thì việc áp dụng CISG có phù hợp với pháp luật trong nước Bởi điều
2 Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam và CISG đều rất tôn trọng quyền tự do thỏathuận và lựa chọn pháp luật giữa các bên Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng tronghợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và hoạt động thương mại nói chung.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam: LTM
2005 có một chế định riêng về mua bán hàng hóa, tuy nhiên trong chế định này không
Trang 27có điều luật nào xác định cụ thể, trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội hàm của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 LTM 2005: “Mua bán hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập qua hình thức pháp lý là hợp đồng muabán hàng hóa, cũng như các loại hợp đồng khác, bản chất của hợp đồng mua bán hànghóa là nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệmua bán hàng hóa LTM 2005 không đưa ra định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa là
gì, song có thể dựa vào quy định của BLDS 2015 để xác định khái niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa Tại điều 430 BLDS 2015 quy định: “ Hợp đồng mua bán tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua
và bên mua trả tiền cho bên bán.” Và quy định tại khoản 2 điều 3 LTM 2005: “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai” Qua đó, hoàn toàn có thể rút ra khái niệm hợp đồng
mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là
sự thảo thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa (tất cả cácloại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đấtđai) cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
Ngoài việc không có khái niệm cụ thể về “Hợp đồng mua bán hàng hóa” thì “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” cũng chưa được quy định khái niệm cụ thể Tuynhiên, điều 27 LTM 2005 nói rằng:
“1 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2 Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Như vậy, điều 27 đã liệt kê 5 hình thức mua bán hàng hóa quốc tế bao gốm :Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu Vậyhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam là văn bản thảo thuận
Trang 28giữa hai hay nhiều bên bao gồm bên bán và bên mua trong việc xuất khẩu, nhập khẩu,tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá Ngoài ra, tính quốc tếhay còn gọi là yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 2 điều 663 BLDS 2015:
“Quan hệ dân sự có yế,u tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Trong khi đó, “mua bán hàng hoá quốc tế” theo LTM năm 2005 chỉ căn cứ vàotiêu chí duy nhất là hàng hoá được vận chuyển qua biên giới Về nguyên tắc, BLDSvới tư cách là luật “gốc” sẽ có hiệu lực áp dụng đối với các hoạt động thương mại chưa
được điều chỉnh bởi LTM Theo khoản 3 điều 4 LTM năm 2005: “Hoạt động thương
mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS” Dù vậy, hai thuật ngữ pháp lí “quốc tế” và “yếu tố nước ngoài” hiện nay vẫn
đang tồn tại song song trong hệ thống pháp luật Việt Nam và có sự khác biệt về nộihàm Hệ quả là khái niệm “mua bán hàng hoá quốc tế” của LTM năm 2005 đã đượcxây dựng không thống nhất với nguyên tắc xác định “yếu tố nước ngoài” của BLDSnăm 2015
Qua những phân tích trên, có thể thấy rõ pháp luật Việt Nam nhận biết hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế của hợp đồng bằng sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới
mà chưa có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đánh giá sự tương thích:
Đây là điểm khác biệt lớn cần lưu ý giữa pháp luật Việt Nam và CISG về tiêu chíxác định tính quốc tế của hợp đồng Nếu như CISG lấy tiêu chí “lãnh thổ” của các bêntrong việc kí kết thì pháp luật Việt Nam lấy “sự xê dịch của hàng hóa” là tiêu chí đểxác định Sắp tới khi tiến hành sửa đổi LTM 2005 thì những vấn đề về hợp đồng ngoạithương nhiều khả năng sẽ không quy định nữa mà Luật Quản lý ngoại thương (có hiệulực vào 1/1/2018) sẽ quy định vấn đề này, và có khả năng rất cao sẽ thay đổi theo
Trang 29hướng của Công ước viên6 Mặc dù việc xác định tiêu chí của hai bên khi xác định tínhquốc tế là khác nhau, nhưng nhìn chung sự khác biệt này không phải là sự khác biệtdẫn tới sự xung đột Bởi khi ta xem xét dưới góc nhìn rộng hơn thì quan hệ mua bánhàng hóa quốc tế cũng là một loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Vì vậy nếuxác định theo BLDS 2015 thì tiêu chí của Công ước cũng nằm phù hợp với các tiêu chícủa BLDS Ví dụ trường hợp một hợp đồng mua bán hàng quốc tế được xác lập bởihai bên có trụ sở tại các quốc gia thành viên CISG và trong hợp đồng hai bên khôngđiều khoản quy định về Luật áp dụng thì đều có quyền được lựa chọn pháp luật ViệtNam hoặc CISG Bởi vì, nếu lựa chọn CISG thì rất phù hợp với phạm vi điều chỉnhcủa điểm a khoản 1 điều 1 Công ước, còn nếu lựa chọn pháp luật Việt Nam thì quan hệtrên phù hợp với tiêu chí có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhânnước ngoài.
2.1.2 Đối tượng của hợp đồng
2.1.2.1 Đối tượng của hợp đồng theo quy định của CISG
Công ước viên quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên,không phải loại hàng hóa nào cũng được Công ước cho phép điều chỉnh.7
Những loại trừ áp dụng được liệt kê tại Điều 2 từ điểm a đến f, được gọi chungthành ba (03) nhóm chính: (i) loại trừ được dựa trên mục đích mua bán, trao đổi hànghóa; (ii) loại trừ dựa vào loại giao dịch của các bên và (iii) loại trừ dựa vào loại hànghóa giao dịch
Nhóm (i) loại trừ mục đích mua bán của các bên dùng vào “mục đích cá nhân
hoặc gia đình”, nghĩa là nếu cùng mua chiếc ô tô thì mua vào mục đích sử dụng cho
gia đình hoặc của một ông chủ doanh nghiệp mua để phục vụ hoạt động đi lại củamình trong công ty thì không được coi là hàng hóa thuộc điều chỉnh của CISG, nhưngnếu mua vì mục đích kinh doanh thương mại thì nó lại nằm trong phạm vi điều chỉnhtrên Vì vậy, cần phải căn cứ mục đích của hai bên trong giao dịch hợp đồng, câu hỏiđặt ra ở đây là làm thế nào để hai bên biết được mục đích của nhau trong việc giao kếthợp đồng này, khi mà hoạt động kinh doanh thương mại ít khi công khai bí mật tronghoạt động sản xuất, vậy không thể tránh trường hợp hai bên sẽ cố ý lừa dối hoặc lựachọn một mục đích nào đó không đúng với mục đích chính xác của việc mua bán đó
6 Ý kiến của chuyên gia cô Nguyễn Thị Hằng- Trưởng khoa Luật – Đại học Ngoại thương đồng thời là thành viên sáng lập và điều hành nhóm CISGVN
7 Điều 2, điều 3 Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 30Vì lẽ đó, CISG lấy tiêu chí xác định mục đích thông qua “ý định” hay “sự biết” của
bên bán trong giao dịch “vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết
hợp đồng” Nhân tố về “sự biết” của bên bán lúc này là yếu tố quyết định phạm vi
điều chỉnh của hợp đồng
Nhóm (ii) loại trừ dựa vào loại giao dịch của các bên, việc CISG quy định nhữngloại trừ cũng là điều khá dễ hiểu Bởi vì đối với các hoạt động về bán đấu giá, hay đểthi hành các quyết định hành chính và tư pháp thì mỗi quốc gia lại có những quy địnhkhác nhau phù hợp với văn hóa, kinh tế - xã hội, vì lẽ đó, để trở thành một nguồn luậtthống nhất quy định về mua bán hàng hóa quốc tế, CISG buộc phải loại trừ những quan
hệ này
Nhóm (iii) loại trừ dựa vào loại hàng hóa giao dịch Câu hỏi được đặt ra ở đây làđối với các hợp đồng mua bán các bộ phận của máy bay, tàu thủy có nằm có còn nằmtrong phạm vi điều chỉnh của Công ước không? Án lệ CISG đã ghi nhận đối với hợpđồng mua bán bộ phận riêng lẻ của tàu thủy, máy bay dùng Công ước làm nguồn luật
áp dụng Án lệ được hình thành từ hợp đồng giữa hai công ty
Công ước viên không quy định cụ thể khái niệm về hàng hóa Tuy nhiên sau khinghiên cứu các tài liệu quốc tế với những bình luận pháp lý và các vụ việc trên thựctiễn, nhóm nhận thấy rằng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG phải
là các tài sản hữu hình và có thể di chuyển được
2.1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Là một dạng hợp đồng mua bán tài sản, đối tượng của hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế phải là tài sản được phép giao dịch, cụ thể hơn là tài sản được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu,… Theo khoản 3 điều 28 LTM 2005, căn cứ vào điều kiện kinh tế -
xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thànhviên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu,danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép Từ đó hàng hóa là đối tượng của hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế theo quy định của Việt Nam phải không nằm trong danh mụchàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
2.1.3 Hiệu lực của Hợp đồng
Trang 312.1.3.1 Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của CISG
Bên cạnh những căn cứ xác định phạm vi áp dụng theo hướng chủ thể kí kết,Công ước còn có những quy định về phạm vi điều chỉnh của Công ước theo các điềukhoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước có những giới hạn về mức
độ điều chỉnh trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế giữa hai bên, bởi vì Công ước
ra đời với mục đích trở thành một nguồn luật thống nhất cho hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế Cụ thể Công ước đã nêu ra những vấn đề Công ước sẽ không điều chỉnh
về hiệu lực hợp đồng và hệ quả pháp lý của quyền sở hữu hàng hóa được bán từ hợpđồng, loại hợp đồng8
CISG chỉ điều chỉnh việc giao kết, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng chứ không điều chỉnh đến tính hiệu lực và hệ quả pháp lý của hợp đồng9 Điều đó
có nghĩa là quyền sở hữu hàng hóa sau khi kết thúc hợp đồng thì CISG không điềuchỉnh Nguyên nhân xuất hiện trong quá trình soạn thảo, các nhà đàm phán không thểthống nhất được vấn đề về hiệu lực hợp đồng Ngoài ra, theo ý kiến chuyên gia chorằng, vấn đề về hệ quả pháp lý từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa thường ítkhi xảy ra trong thương mại quốc tế so với các vấn đề về giao hàng, thanh toán, Tuynhiên, theo ý kiến của nhóm cho rằng, đây vẫn là thiếu sót lớn của các nhà soạn thảoCISG khi mà giới hạn mức độ điều chỉnh của Công ước trong hợp đồng, và việc bỏngỏ về việc điều chỉnh về hiệu lực và hệ quả pháp lý đối với quyền sở hữu hàng hóa sẽtạo ra một lỗ hổng rủi ro khá lớn cho các bên khi chọn CISG làm luật áp dụng cho hợpđồng Vì vậy, để tránh những tranh chấp không đáng có từ sự thiếu sót này, nhóm đềxuất các bên khi soạn thảo hợp đồng nên đưa vào thêm một nguồn luật bổ sung để điềuchỉnh vấn đề này, như vậy thì sẽ giảm thiểu rủi ro và những tranh chấp không đáng có.Một số nguồn luật nên được bổ sung như là: luật quốc gia nơi người bán hoặc ngườimua đặt trụ sở kinh doanh hoặc luật của quốc gia thứ ba do hai bên thỏa thuận lựachọn; ví dụ theo Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mẫu của Phòng Thương mạiQuốc tế ICC (Ấn bản của ICC tháng 8/2010) quy định: “ Bất kì vấn đề nào của Hợpđồng này nếu không được điều chỉnh bởi CISG thì vấn đề đó sẽ được điều chỉnh bởi
8 Điều 3 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
9 Điều 4 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 32Bộ nguyên tắc UNIDROIT, trong phạm vi Bộ nguyên tắc UNIDROIT không điềuchỉnh vấn đề trên thì hai bên có quyền tham chiếu đến pháp luật quốc gia do hai bênlựa chọn Hai bên có quyền loại trừ việc áp dụng CISG cho tất cả hay một điều khoản.Hai bên cũng có quyền sửa đổi, thay thế, bổ sung vào những điều khoản CISG” Cụ
thể trong mẫu Hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ (Model Contracts for Small Firms) do
ITC biên soạn có đưa ra gợi ý về cách quy định điều khoản luật áp dụng CISG10 Cáctập quán thương mại khác phù hợp với nội dung tranh chấp có thể được kể đến như:ULIS, PECL
Bên cạnh đó, Công ước xác định rõ rằng đối với “Hợp đồng cung cấp hàng hóa
để chế tạo hoặc sản xuất” thì Công ước cũng xem đó là hợp đồng mua bán hàng hóa
hợp lệ, và ngoại lệ không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ chủ yếu củabên giao hàng là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác và
CISG sẽ không điều chỉnh các hợp đồng mà “nghĩa vụ chủ yếu” của bên bán là cung
ứng lao động hoặc dịch vụ
Tuy không có quy định cụ thể về tính có hiệu lực của hợp đồng trong CISGnhưng theo nguyên tắc quốc tế, cụ thể là các văn bản pháp luật của các quốc gia khácvẫn có quy định về hiệu lực hợp đồng Hợp đồng được thừa nhận là có hiệu lực thìphải thỏa mãn bốn điều kiện chủ yếu: các bên giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tựnguyện, các bên giao kết phải có năng lực giao kết, đối tượng và nội dung chủ yếu củahợp đồng phải xác định, mục đích căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp11 BLDS Đứccũng có các quy định tương tự BLDS 2005 về các điều kiện xác lập giao dịch: khôngđược thiếu yếu tố tự nguyện, nội dung giao dịch không được trái pháp luật đạo đức
2.1.3.2 Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự giao kết một giao dịch dân sự LTM
2005 không có quy định về các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cóhiệu lực, nên có thể dẫn chiếu các quy định trong BLDS, theo đó, giao dịch dân sự(hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) có hiệu lực khi có đủ một số điều kiện theo quyđịnh tại Điều 117 BLDS 2015:
10 Điều 23 hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ do ITC biên soạn
11 Theo quy định trong BLDS Pháp
Trang 33“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
* Về mặt chủ thể:
Đối với cá nhân, khi tham gia vào giao dịch dân sự cá nhân phải là người từ đủ
18 tuổi trở lên và có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ12 Cá nhân không rơi vào mộttrong số các trường hợp pháp luật không cho phép hoạt động kinh doanh thương mạinhư : Mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;người đang chấp hành hình phạt tù sự hoặc bị mất hoặc đang bị Toà án cấm hành nghềkinh doanh; người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý viphạm hành chính; người nghiện ma túy; các trường hợp khác theo quy định của phápluật về phá sản Ngoài ra các quy định tại điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng hạnchế quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp của một số cá nhân cụ thể
Đối với pháp nhân, phải đáp ứng đủ các điều kiện được công nhận là pháp nhân :
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Ngoài ra, BLDS hiện hành cũng đã bổ sung thêm quy định về pháp nhân thương
mại: “1.Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.”
12 Điều 20 BLDS 2015
Trang 34Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sảnnhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thu lợi riêng cho cơquan, đơn vị mình thì không được tham gia hoạt động thương mại.
Theo quy định của luật Việt Nam, cá nhân và pháp nhân phải là thương nhân đểtham gia hoạt động thương mại quốc tế Theo đó, cá nhân và pháp nhân trước hết cầnđầy đủ điều kiện để là thương nhân trong nước Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tếđược thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trongcác ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà phápluật không cấm Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhànước bảo hộ
Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn được ký kết thông qua người đại diện
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông quangười đại diện Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luậtquy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó Quan hệ đại diện được xáclập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập LTM 2005 quy định: “Đại diện cho
thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện; trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của BLDS” Phạm vi đại diện: “Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện”.
Ngoài hai chủ thể nêu trên, quốc gia cũng là chủ thể của LTM quốc tế Quốc giađược hưởng quyền miễn trừ vì là một chủ thể đặc biệt Quyền miễn trừ của quốc giabao gồm quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằmđảm bảo đơn kiện, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hànhphán quyết của tòa án nước ngoài
*Về mục đích và nội dung của hợp đồng
Trang 35BLDS 2015 quy định : “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Đánh giá sự tương thích về hiệu lực hợp đồng
Xét thấy, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên và có tính ràngbuộc các chủ thể về mặt pháp lý Qua các văn bản luật của quốc gia khác có thể thấyđược điểm tương đồng với luật Việt Nam về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, đó làchủ thể phải có năng lực giao kết, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa cụ thể không viphạm hàng hóa bị cấm và nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật và đạo đức
xã hôi Có thể vì lý do pháp luật các quốc gia có điểm tương đồng như trên nên không
có quy định về hiệu lực hợp đồng trong Công ước
2.2.Những quy định chung
2.2.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng
và giải quyết tranh chấp.
2.2.1.1 Nguyên tắc thiện chí trong CISG
Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên luôn phát sinh tranh chấp xảy ra do mỗibên luôn muốn có lợi cho mình, sẵn sàng vì lợi ích đạt được mà vi phạm Vì vậy việc
đề cao nguyên tắc thiện chí, thống nhất trong công ước được đánh giá cao, vừa mềmmỏng vừa thống nhất cao để các bên áp dụng một cách nghiêm chỉnh nhất13 Nguyêntắc thiện chí được tổ chức trọng tài, cơ quan tòa án dùng nguyên tắc thiện chí để ngăncản các ý đồ xấu, bất hợp tác của các bên khiến tình hình trở nên ngày càng xấu, đó làmột biện pháp ngăn chặn sự vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thươngmại Từ thiện chí đến vi phạm là ranh giới mỏng manh, bắt buộc các bên phải thực sựnghiêm túc thực thi, Chính vì thế mà những hành vi của bên kia làm ảnh hưởng đếnmục đích thực hiện của hợp đồng thì đó là những bằng chứng buộc họ phải chịu tráchnhiệm bất lợi đó
Trong khoản 2 Điều 7 cũng chỉ ra rằng nếu CISG không quy định rõ ràng thì sẽđược giải quyết theo các nguyên tắc chung, mà từ đó Công ước được hình thành hoặcnếu không có các nguyên tắc này thì theo luật được áp dụng các quy phạm của tư phápquốc tế Với những quan điểm của CISG thì những yếu tố, nguồn bổ trợ trong tư phápquốc tế hoàn toàn có thể được đưa ra để giải thích, xử lý các vụ tranh chấp Hơn thế,
13 Điều 7 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 36cơ quan tài phán hoàn toàn được quyền áp dụng những nguyên tắc chung nhất của việchình thành Công ước Chính vì thế mà nguyên tắc thiện chí sẽ vô cùng quan trọng chocác bên linh hoạt xử sự các hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn chứ không chỉdừng lại là việc áp dụng một cách máy móc.
2.2.1.2 Nguyên tắc thiện chí trong pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc này được quy định trong BLDS 2015 tại khoản 3 điều 3: “Cá nhân,
pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực” LTM không đề cập đến một cách trực tiếp về nguyên tắc
nhưng có diễn giải thông qua quy định tại điều 11 về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏathuận trong thương mại và điều 13 về nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt độngthương mại
2.2.1.3 Đánh giá sự tương thích về nguyên tắc thiện chí trong hợp đồng
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam dù có những quy định chưa thật sự chặt chẽnhưng có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam luôn tạo ra những điều tốt nhất cho các bênkhi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo tính bình đẳng và thiệnchí, trung thực,… khi giao kết hợp đồng Nhìn từ góc độ thông tin bất cân xứng ta thấyrằng, các bên khi đã che đậy thông tin hay lừa dối bên còn lại nhằm tạo điều kiệnthuận lợi và điều khoản tốt nhất trong hợp đồng cho mình thì bên có ít thông tin hơnhay bị rơi vào tình thế bị lừa dối có thể bị thiệt hại và mặc dù họ có đảm bảo nguyêntắc trung thực, thiện chí đi nữa thì họ vẫn phải chịu những tổn thất nếu có thiệt hại xảy
ra Điều này cho thấy, các nguyên tắc này chỉ được đảm bảo cho các bên khi cả haibên hoặc nhiều bên cùng thực hiện nguyên tắc này, có như thế thì mới tạo ra sự bìnhđẳng và thông tin được đảm bảo chính xác, minh bạch cho các bên khi tham gia kí kếthợp đồng Nếu có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên bị cho là đã bị lừa dối hay
bị bên kia che đậy thông tin, không minh bạch thông tin cho bên con lại nếu biết rõthông tin ấy có lợi cho bên kia thì khi đó pháp luật sẽ vào cuộc nhằm tìm ra lẽ côngbằng cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Việc pháp luật Việt Nam chỉ quy định chung chung, bắt buộc các chủ thể thamgia một cách thiện chí và trung thực, mà không quy định các nguồn điều chỉnh khácnhư Công ước là thiết sót và cần bổ sung Khi quy định chung chung, không chỉ từ cơquan xử lí sẽ lúng túng khi áp dụng căn cứ giải quyết nếu chưa từng có án lệ mà còntạo lỗ hổng pháp lí cho các doanh nghiệp khai thác vào nguyên tắc thiện chí, trung
Trang 37thực để trục lợi cho mình và gây khó khăn cho chính bên trực tiếp giao kết hợp đồngvới mình Vì vậy cần phải có những quy định pháp lí liên quan cụ thể chi hơn về tínhthiện chí trung thực, cùng với đó cho phép dẫn chiếu đến các án lệ, các nguồn luật làcác công ước có quy định để tạo nguồn luật áp dụng phù hợp và đầy đủ, từ đó đi vàogiải quyết các vấn đề tranh chấp một cách hợp lí và chính xác nhất cho các bên.
2.2.2 Bằng chứng bảo đảm áp dụng chế định theo CISG và đánh giá tính tương thích
Có thể nói các quốc gia đối xử với nhau công bằng hơn trên thương trường, bất
cứ thứ gì cũng có thể đưa ra làm bằng chứng chứng minh cho việc xử sự của mình14.Bắt nguồn từ việc thiện chí và hợp tác giữa các bên thuận lợi hơn Mọi lời nói, thỏathuận thống nhất, hành động giữa các bên đều được hiểu là những hành vi ràng buộc
và cho bên kia hiểu theo cách hiểu thông thường khi đã chọn sự thống nhất đó Điềunày làm khoảng cách giữa các chủ thể nói riêng, giữa các quốc gia nói chung trở nêngần nhau hơn về vị thế, tiềm lực kinh tế Không có tình trạng cá lớn nuốt cá bé, khi màcác nước nhỏ phải chịu bất lợi hơn khi thực hiện giao dịch hợp đồng mua bán hànghóa với các nước nhỏ hơn Đồng nghĩa sẽ có sự tự tin hơn khi tham gia ngoại thươngcủa các nước chưa phát triển, có thể là tiền đề, tăng cường công bằng, an toàn cho cácquốc gia đang và muốn tham gia vào Công ước viên
Pháp luật Việt Nam nên học hỏi các quy định, điều khoản này, trên tinh thần thừa
kế để cải thiện hệ thống thương mại trong nước Từ việc đảm bảo các bằng chứngchứng minh quyền lợi của mỗi bên để các chủ thể giao dịch, các thương nhân thựchiện hợp đồng một cách công bằng, còn tạo tâm thế tự tin hơn khi tham gia giao dịchtrong nước với các quyền và nghĩa vụ của mình được đảm bảo và công bằng
2.2.3 Địa điểm kinh doanh
2.2.3.1 Địa điểm kinh doanh theo CISG
Điều 10 Công ước quy định vì các mục đích của Công ước này:
“Nếu một bên có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh được xác định là nơi có mối quan hệ gần gũi nhất với việc giao kết và thực hiện hợp đồng, có xem xét đến hoàn cảnh mà các bên biết hoặc dự liệu vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng;
14 Điều 8, điều 9 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 38nếu một bên không có địa điểm kinh doanh thì sẽ dẫn chiếu đến nơi thường trú của họ”.
2.2.3.2 Địa điểm kinh doanh theo luật Việt Nam
Về trụ sở kinh doanh được ghi nhận trong điều 79 BLDS 2015:
“1 Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
2 Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.”
Điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2014 có quy định về trụ sở chính Doanh nghiệp nhưsau:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).” 2.2.3.3 Đánh giá tính tương thích
Việc xác định trụ sở chính của chủ thể tham gia vào giao dịch buôn bán hàng hóaquốc tế cũng được quy định khá chi tiết trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tuy nhiênviệc quy định này có vẻ chỉ dừng lại trên sự giao thương buôn bán trên lãnh thổ ViệtNam Những quy định này sẽ không xác định rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ mà doanhnghiệp phải chịu, cụ thể là mối quan hệ giữa địa điểm kinh doanh với pháp nhân cóquyền và nghĩa vụ trong sự tranh chấp mua bán hàng hóa Khi các chủ thể nước ngoàicảm thấy không an toàn, không nắm rõ đầy đủ thông tin về doanh nghiệp kí kết, khi đó
vì sự e ngại mà giảm đi số lượng hợp đồng được kí kết
Vấn đề cần đặt ra ở đây là xác định chủ thể trực tiếp giao dịch với khách hàngcần phải rõ ràng về mặt pháp lí từ quy định trong luật đến các điều khoản trong hợpđồng, như thế sẽ tăng dần sự tin tưởng, nắm bắt thông tin rõ ràng từ cả hai bên giaodịch, từ đó góp phần xác định rõ chủ thể phải chịu trách nhiệm trong những vụ tranhchấp liên quan đến thương mại quốc tế, tránh quy nhầm bỏ lọt gây ảnh hưởng khôngtốt đến tâm lí thương nhân quốc tế
Trang 392.2.4 Hình thức hợp đồng
2.2.4.1 Hình thức hợp đồng theo CISG
Người viết nhận thấy, Công ước công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợpđồng, các bên có thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào (không nhấtthiết phải theo hình thức của hợp đồng )15
2.2.4.2 Hình thức hợp đồng theo luật Việt Nam
Hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật Để hợp đồng muabán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được phápluật thừa nhận Theo điều 24 LTM 2005:
“1, Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2, Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân thủ theo quy định đó.”
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sởhợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Cáchình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữliệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật16
BLDS 2005 bên cạnh quy định về hình thức giao dịch dân sự được quy định tạiđiều 122, 124 và 134, ta còn thấy quy định về hình thức hợp đồng tại điều 401 nhưsau:
1 Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2 Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
15 Điều 11, điều 13 Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
16 Khoản 15 điều 3 Luật Thương Mại 2005
Trang 40Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác.
2.2.4.3 Đánh giá tính tương thích về chế định hình thức hợp đồng
Quy định trên còn nhiều điểm chưa thống nhất với các quy định về giao dịch dân
sự cùng với sự phát triển của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các doanhnghiệp gặp phải gây cản trở về căn cứ pháp lí và khó khăn trong quá trình vận dụngnên ở BLDS 2015 đã bỏ quy định về hình thức hợp đồng và chỉ được điều chỉnh bởicác quy định trong giao dịch dân sự
Tuy nhiên điều 12 Công ước có quy định thêm: bất kỳ quy định nào tại điều 11,điều 29 và Phần II của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, thỏa thuận sửa đổihoặc chấm dứt hợp đồng, hoặc bất kỳ chào hàng, chấp nhận chào hàng hoặc các hìnhthức thể hiện ý định khác không bằng hình thức văn bản sẽ không áp dụng đối với bất
kỳ bên nào có địa điểm kinh doanh tại quốc gia thành viên của Công ước này mà quốcgia đó đã tuyên bố bảo lưu theo quy định tại Điều 96 của Công ước này Các bênkhông thể loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của Điều này
2.2.4.4 Một số án lệ áp dụng quy định của CISG về hình thức hợp đồng
Hiện có rất nhiều án lệ liên quan đến hình thức hợp đồng, tiêu biểu có thể nhắcđến là vụ việc hai công ty tại hai quốc gia là Tây Ban Nha và Pháp, thực hiện hợpđồng thông qua công ty môi giới thứ ba về mặt hàng là lúa mì Sau khi bên môi giớixuất hóa đơn mua bán, hai bên thỏa thuận chuyển hàng theo ba đợt, sau khi đợt đầuđược chuyển đi thì bên bán không tiến hành gửi hàng tiếp như theo thỏa thuận với lí
do người mua vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại với lí do có sự chênh lệch
so với giá bán lúa mì với bên khác Vụ việc này được Tòa án Tối cao Tây Ban Nha ápdụng CISG do cả hai bên đều là thành viên của Công ước này, về việc xuất hóa đơncủa công ty môi giới và việc cả hai bên đều không có bất kì khiếu nại gì, ngụ ý cho sựchấp nhận của cả hai bên, hóa đơn đã chứng minh cho sự tồn tại của thỏa thuận bánhàng dưới hình thức bằng miệng và cụ thể là thông qua điện thoại được chấp nhận theonguyên tắc tự do thỏa thuận về hình thức kí kết hợp đồng được quy định trong điều 11Công ước17
17 CISG Case Presentation, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/130701s4.html