Sơ Đồ Tư Duy tăng tính sáng tạo của người sử dụng nó. Bản chất của Sơ Đồ Tư Duy là sự liên kết đa chiều của nhiều thông tin, khi nhiều thông tin liên kết với nhau một cách có hệ thống thì việc phát sinh những ý tưởng mới từ các thông tin đó là điều dĩ nhiên. Vẽ Sơ Đồ Tư Duy còn giúp người vẽ thêm yêu thích thông tin. Thông qua việc sử dụng màu sắc hình ảnh, đường nét,… trong Sơ Đồ Tư Duy mọi thứ đều trở nên đẹp hơn và ấn tượng hơn.
Cách học bài bằng sơ đồ tư duy cực hiệu quả ! Sơ Đồ Tư Duy tăng tính sáng tạo của người sử dụng nó. Bản chất của Sơ Đồ Tư Duy là sự liên kết đa chiều của nhiều thông tin, khi nhiều thông tin liên kết với nhau một cách có hệ thống thì việc phát sinh những ý tưởng mới từ các thông tin đó là điều dĩ nhiên. Vẽ Sơ Đồ Tư Duy còn giúp người vẽ thêm yêu thích thông tin. Thông qua việc sử dụng màu sắc hình ảnh, đường nét,… trong Sơ Đồ Tư Duy mọi thứ đều trở nên đẹp hơn và ấn tượng hơn. Nhưng mọi thứ đều sẽ tốt hơn khi có thêm… một chút “mẹo”. Mình đã thực hành nhiều lần và thu lượm không ít các mẹo để vẽ Sơ Đồ Tư Duy dễ nhớ hơn, bây giờ mình sẽ trình bày: I) Dụng cụ. 1) Chọn bút vẽ Sơ Đồ Tư Duy: Ai cũng biết rằng: Sơ Đồ Tư Duy trông sẽ dễ nhìn hơn nếu từ khóa của nó được viết rõ ràng. Nhưng không phải loại bút nào cũng đáp ứng được điều này. Có loại bút đầu vẽ rất nhòe, có loại lại có nét quá to làm tốn không gian giấy,… Vậy bạn nên chọn loại bút như thế nào để thể hiện những từ khóa được rõ ràng, nét không quá lớn cũng không quá mỏng? Mình đã thử qua nhiều loại bút vẽ. Lần đầu tiên mình mới tập vẽ Sơ Đồ Tư Duy, mình sử dụng bút dạ, loại bút này có nhiều màu, rẻ và sử dụng được lâu nên mình dùng nó nhưng khoảng một vài ngày sau nó đã thể hiện nhiều hạn chế: + Màu nước quá đậm, xuyên qua giấy làm mặt kia của tờ giấy không còn trắng. + Nét to, tuy màu đẹp nhưng khó nhìn vì vậy không thể đọc và ghi nhớ tốt được. * Đây là loại bút bạn nên dùng để vẽ Sơ Đồ Tư Duy, nó có nét thanh nhỏ nhưng rất sắc, dễ nhìn. Màu sắc cũng rất đậm. Nói tóm lại là bạn có thể vẽ các nhánh trong Sơ Đồ Tư Duy linh hoạt hơn, mềm mại hơn. * Giá: 9500 VND. Hơi đắt một tí nhưng dùng loại bút này hiệu quả vẽ sẽ rất lớn. 2) Giấy vẽ Sau khi đã có loại bút trên, bạn cũng nên lưu tâm đến vấn đề giấy một tí. Nhiều bạn cho là vẽ Sơ Đồ Tư Duy thì phải dùng giấy A4 to thì mới thể hiện các nhánh được rõ ràng. Không hẳn đâu bạn ạ! Chỉ cần bạn linh hoạt uốn lược các nét (tức các nhánh) trong SĐTD thì một bài học dài 3, 4 trang bạn vẫn có thể tóm tắt nó lại rất gọn gàng. Nên giấy vẽ SĐTD bạn có thể lấy giấy vở học là được. Giấy vở học có những đường kẻ sẽ giúp chúng ta căn được vị trí của các nhánh và vì vậy càng dễ vẽ hơn, bên cạnh đó, sử dụng giấy vở để vẽ sơ đồ tư duy bạn sẽ dễ dàng mang theo lên trường và xem xét. II) Mẹo vẽ 1) Vẽ nhánh trong Sơ Đồ Tư Duy. - Bạn không cần phải vẽ nhánh quá to, nhưng nhánh nên có sự uốn lượn và thon, có thê ôm vòng lấy từ khóa. - Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì bạn hãy cố gắng viết hoa trong mọi trường hợp. Khi viết hoa, các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn, không bị “chìm” đi và khi bạn liên tưởng trở lại thì chắc chắn lúc nào một từ khóa viết bằng chữ hoa sẽ hiện lên rõ ràng hơn một từ khóa viết bằng chữ thường hay viết hoa chữ cái đầu. - Nếu trong bài học mà bạn muốn tóm tắt có ít các nhánh thì bạn phải vẽ dàn trải các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy. Ngoài mục đích là không làm trống tờ giấy, đó là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, Sơ Đồ Tư Duy hiện lên trong trí óc bạn thêm rõ ràng, “gần” và dĩ nhiên, điều này giúp bạn nắm bắt lại ngay các ý chính trong Sơ Đồ Tư Duy. - Các nhánh chính, nếu là hính thon dài bạn nên tô màu vào chứ đừng để trắng. Tô màu nhằm phân biệt các ý (tô vừa phải kẻo tốn mực bạn à), tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà ta chọn màu phù hợp với từng nhánh. * Chẵng hạn: Khi mình viết một từ khóa là “Thiên nhiên”, mình dùng màu xanh lá cây để biểu thị cho màu lá cây xanh mát, nhắc mình nghĩ đến từ khóa đó ngay. - Màu sắc của các nhánh sát nhau nên có sự tương phản, bạn đã biết là cách để dễ nhớ nhất đó là tạo sự ấn tượng, sự hài hước,… và có cả màu sắc nữa. Nếu bạn dùng nhiều màu sắc tương phản với nhau, màu sắc này sẽ gợi hình ảnh của màu sắc kia và ngược lại. 2) Ôn luyện Sơ Đồ Tư Duy nếu bạn vẽ Sơ Đồ Tư Duy xong, ngay lúc đó bạn sẽ nhớ rất rõ Sơ Đồ Tư Duy của mình, đến từng chi tiết, sau đó bạn không ôn lại thì cũng sẽ như là… không vẽ!!! Hãy sử dụng mô hình trí nhớ vào trong việc ôn tập Sơ Đồ Tư Duy, có bốn mốc thời gian mà chúng ta cần ôn, đó là : 10 phút sau khi vẽ, 1 ngày sau khi vẽ, 1 tuần sau khi vẽ và 1 tháng sau khi vẽ. Nếu bạn muốn thêm “chắc”, bạn có thể ôn lại Sơ Đồ Tư Duy 1 tiếng sau khi vẽ. Như vậy chúng ta sẽ ôn năm lần sau khi vẽ một Sơ Đồ Tư Duy. Nhưng rất khó để xác định được chính xác giờ ôn lại của từng Sơ Đồ Tư Duy bởi vì nếu bạn vẽ nhiều bạn sẽ quên mất giờ ôn của Sơ Đồ Tư Duy đó!! Mình đã khắc phục điều này bằng một mẹo nhỏ: Sau khi vẽ xong Sơ Đồ Tư Duy nào, ngay lập tức ghi các thời điểm ôn lại vào góc nhỏ phía trên Sơ Đồ Tư Duy. Mỗi khi bạn nhìn thấy những dòng đó, bạn biết đã đến lúc phải ôn lại Sơ Đồ Tư Duy này. Nếu bạn quá bận bịu với cả chục Sơ Đồ Tư Duy thì sao ? Cách này lại không khả thi bởi vì bạn sẽ không thể lật hết các trang Sơ Đồ Tư Duy để… tìm giờ ôn lại được! Vậy thì ngoài ghi các thời điểm đó lại Sơ Đồ Tư Duy, bạn hãy ghi các thời điểm đó vào cuốn sổ kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của mình, đây là cách dễ nhất , hằng ngày khi bạn lật sổ để xem xét và thiết lập thời gian. Đập vào mắt bạn ngay chính là những thời điểm ôn lại. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là ôn lại như thế nào? Nhiều bạn ôn lại Sơ Đồ Tư Duy bằng cách… ngắm!~ ~. Bạn sẽ thuộc được khoảng 2/3 Sơ Đồ Tư Duy. Mất 1/3 thông tin Ôn lại Sơ Đồ Tư Duy không phải là chỉ nhìn lại các nhánh, mà là … vẽ nhanh lại các nhánh. Hãy sử dụng một tờ giấy tương đương với tờ giấy Sơ Đồ Tư Duy của bạn, sử dụng bút một màu cũng được. Nhìn qua Sơ Đồ Tư Duy tư duy, không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để bạn có thể ghi lại hết các nét và từ khóa. Sau đó bạn hãy canh đồng hồ báo thức đúng một thời lượng đó và bắt đầu, nào, chúng ta cũng vẽ Sơ Đồ Tư Duy. Khi chuông báo là hết giờ, bạn hãy dừng ngay lại và bắt đầu đối chiếu với Sơ Đồ Tư Duy cũ. Có thể bạn sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài nhánh. Nhưng không sao, hãy nhìn kĩ những từ khóa đó và tự chắc chắn rằng trong lần ôn tiếp theo bạn sẽ không quên nữa. Thế là xong, mình hi vọng những mẹo nhỏ của mình sẽ giúp được một chút gì đó cho các bạn trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy. Các bạn nếu có ý kiến g ì về những mẹo này xin góp ý cho mình với nhé, mình rất vui khi được tiếp nhận thêm nhiều mẹo hay nữa. Chúc mọi người đều vẽ đẹp và… nhớ tốt! . Cách học bài bằng sơ đồ tư duy cực hiệu quả ! Sơ Đồ Tư Duy tăng tính sáng tạo của người sử dụng nó. Bản chất của Sơ Đồ Tư Duy là sự liên. nào? Nhiều bạn ôn lại Sơ Đồ Tư Duy bằng cách ngắm!~ ~. Bạn sẽ thuộc được khoảng 2/3 Sơ Đồ Tư Duy. Mất 1/3 thông tin Ôn lại Sơ Đồ Tư Duy không phải là chỉ