1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới của Hội cựu chiến binh

15 6,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Sơ Kết 3 Năm Xây Dựng Nông Thôn Mới Của Hội Cựu Chiến Binh
Trường học Hội CCB Tỉnh Lào Cai
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2018
Thành phố Bát Xát
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

BÁO CÁOSơ kết 03 năm CCB tham gia thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162018Thực hiện Công văn số 06HDCCB ngày 2262018 của thường trực Hội CCB tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn sơ kết 3 năm tham gia chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162018. Ban thường vụ Hội CCB huyện Bát Xát báo cáo kết quả thực hiện như sau:Phần thứ nhấtĐÁNG GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 20162018.I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TUYÊN TRUYỀN CỦA HỘI CCB1. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫnTrong những năm qua, ý thức được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Hội CCB trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội, nhất là nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên, cấp ủy và của các ban ngành liên quan về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hội CCB huyện đã kịp thời ban hành các kế hoạch, hướng dẫn Hội cơ sở thực hiện, tham gia xây dựng nông thôn mới và triển khai đẩy mạnh các phong trào thi đua Hội viên CCB giúp nhau phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu thực hiện các phong trào, góp phần làm cho công tác xây dựng nông thôn của huyện Bát Xát ngày càng khởi sắc. Các văn bản, chỉ đạo hưỡng dẫn về công tác xây dựng nông thôn mới của Hội CCB huyện đã ban hành trong giai đoạn từ 20162018:Thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là tiêu chí 19 mà Hội CCB được phân công phụ trách (tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội được giữ vững). Ngày 28012016 Hội CCB huyện ban hành kế hoạch số 08KHCCB kế hoạch xây dựng củng cố hoạt động “Làng bản an ninh, trật tự, an toàn xã hội năm 2016”; ngày 19012017 ban hành kế hoạch số 08KHCCB kế hoạch truyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2017; kế hoạch số 01KHCCB ngày 2162017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10CTTW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; kế hoạch số 23KHCCB ngày 1332018 về việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2018. Ngoài các kế hoạch chuyên đề ra hàng năm Hội CCB huyện xây dựng và ban hành các kế hoạch giao chỉ tiêu làm nhà vệ sinh, hố rác, chuồng trại đến các đơn vị cơ sở.

Trang 1

HỘI CCB TỈNH LÀO CAI

HỘI CCB HUYỆN BÁT XÁT

Số: /BC-CCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bát Xát, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁO

Sơ kết 03 năm CCB tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2018

Thực hiện Công văn số 06/HD-CCB ngày 22/6/2018 của thường trực Hội CCB tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn sơ kết 3 năm tham gia chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 Ban thường vụ Hội CCB huyện Bát Xát báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Phần thứ nhất ĐÁNG GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN

2016-2018.

I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TUYÊN TRUYỀN CỦA HỘI CCB

1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn

Trong những năm qua, ý thức được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Hội CCB trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội, nhất là nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên, cấp ủy và của các ban ngành liên quan về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Hội CCB huyện đã kịp thời ban hành các kế hoạch, hướng dẫn Hội cơ sở thực hiện, tham gia xây dựng nông thôn mới và triển khai đẩy mạnh các phong trào thi đua Hội viên CCB giúp nhau phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu thực hiện các phong trào, góp phần làm cho công tác xây dựng nông thôn của huyện Bát Xát ngày càng khởi sắc

Các văn bản, chỉ đạo hưỡng dẫn về công tác xây dựng nông thôn mới của Hội CCB huyện đã ban hành trong giai đoạn từ 2016-2018:

Thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là tiêu chí 19

mà Hội CCB được phân công phụ trách (tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội được giữ vững) Ngày 28/01/2016 Hội CCB huyện ban hành kế hoạch số 08/KH-CCB kế hoạch xây dựng củng cố hoạt động “Làng bản an ninh, trật tự, an toàn xã hội năm 2016”; ngày 19/01/2017 ban hành kế hoạch số 08/KH-CCB kế hoạch truyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2017; kế hoạch số 01/KH-CCB ngày 21/6/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; kế hoạch số 23/KH-CCB ngày 13/3/2018 về việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2018 Ngoài các kế hoạch chuyên đề ra hàng năm Hội CCB huyện xây dựng và ban hành các kế hoạch giao chỉ tiêu làm nhà vệ sinh, hố rác, chuồng trại đến các đơn vị cơ sở

2 Công tác kiểm tra, giám sát của Hội CCB.

Trang 2

Hội CCB huyện luôn xác định muốn hội vững mạnh phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát Do đó trong những năm qua ngoài thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội Hội đã tiến hành kiểm tra theo chuyên đề các kế hoạch, chương trình về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo các tổ chức Hội thực hiện tốt chức năng giám sát trong xây dựng nông thôn mới Trong 3 năm Hội CCB từ huyện đến cơ sở đã triển khai kiểm tra 120 lượt tổ chức hội và chi Hội và hơn 480 lượt hội viên, 108 lượt tổ chức hội, chi hội và 1.347 lượt hội viên được giám sát Nội dung kiểm tra tập trung vào các nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu của hội và địa phương Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần động viên khích lệ và nhắc nhở các cấp hội và đông đảo hội viên phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ; đồng thời phát hiện những điển hình sản xuất, chăn nuôi giỏi, quản lý sử dụng hiệu quả vốn vay, các tấm gương tự nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

để phổ biến chỉ đạo nhân rộng; nhắc nhở uốn nắn một số tổ chức hội và hội viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật để sửa chữa kịp thời và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao Công tác kiểm tra của hội không chỉ thực hiện tốt trong nội bộ mà các cấp hội còn phối hợp các cơ quan chức năng, các ban ngành đoàn thể tổ chức kiểm tra 42 cuộc về thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Từ kiểm tra đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm về an ninh trật

tự, đời sống xã hội xảy ra trên địa bàn Công tác kiểm tra trong những năm qua đã góp vào thành tích xây dựng hội ngày càng vững mạnh, hơn 90% tổ chức hội cơ sở đạt trong sạch vững mạnh và hơn 95% hội viên đạt danh hiệu Hội viên gương mẫu

3 Công tác truyên truyền vận động, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ CCB.

Công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại cơ sở, do vậy hàng năm, Hội CCB huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chuyên đề về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tới tất cả các đơn vị Hội cơ sở, chi hội, hội viên Hội CCB cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực tại các xã, các cộng đồng dân cư thôn bản để vận động, tuyên truyền cán bộ hội viên và nhân dân hưởng ứng làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, đào hố rác, xây dựng mô hình trong xây dựng nông thôn mới như mô hình “làng bản an ninh, trật

tự xã hội” mô hình thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, mô hình nhà sạch vườn đẹp, phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo

Ban thường vụ Hội CCB huyện thường xuyên chỉ đạo các đơn vị Hội cơ sở đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thông qua tuyên truyền miệng, qua các hội nghị sinh hoạt chi Hội, Hội nghị họp Ban chấp hành, đưa các nội dung xây dựng nông thôn mới vào các buổi sinh hoạt

để tuyên truyền đến cán bộ, hội viên Ngoài ra, việc tuyên truyền xây dựng NTM còn được thực hiện lồng ghép qua các lớp tập huấn công tác Hội Trong 3 năm qua Hội CCB huyện phối hợp với TTBDCT huyện mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội gắn với các nội dung, chương trình xây dựng nông thôn mới cho hơn 180 lượt cán bộ cơ sở và chi hội tham gia tập học tập, cứ 32 lượt cán bộ huyện và cơ sở tham gia tập huấn tại tỉnh Qua các lớp tập huấn đội ngũ cán bộ Hội được bồi

Trang 3

dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM, đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, hội viên về xây dựng NTM, thông qua đó đã có những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất để xây dựng công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, đóng góp ngày công lao động xây dựng công trình trên địa bàn các xã Tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện xây các chương trình về nông thôn mới

Qua 3 năm thực hiện tuyên truyền về xây dựng NTM của huyện nói chung

và của Hội CCB nói riêng, các cán bộ, hội viên và nhân dân đã cơ bản nắm được mục tiêu, nội dung của Chương trình xây dựng NTM và tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM ngay từ khi lập quy hoạch NTM

II KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI

1 Tham gia phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội

a) Hệ thống giao thông nông thôn

Giai đoạn từ 2016 – 2017 toàn huyện làm được 72km đường giao thông nông thôn, đạt 24% so với KH (trong đó BTXM 58,8km, đạt 26% so với KH, đường cấp phối 13,2km, đạt 16% so với KH) Mở mới đường GTNT được 20,3km

và làm đường ngõ xóm được 9,8km Kế hoạch năm 2018 giao 63,8km đến nay đã thực hiện 0,6km tại xã Dền Thàng, các xã đang tập kết vật liệu để triển khai thực hiện

Đến nay toàn huyện có 468,4km đường GTNT được cứng hóa, đạt 74% trên tổng tuyến đường Huyện có 13/22 xã đạt tiêu chí Giao thông, tăng 6 xã so với năm

2015, đạt 59% so với kế hoạch

b) Thủy lợi; điện nông thôn

- Tiêu chí thủy lợi: Tổng số công trình được xây dựng, cải tạo, nâng cấp là

24 công trình, số kênh mương được kiên cố hóa từ năm 2016 là 46km Đến nay toàn huyện có 418,8 km kênh mương xây kiên cố, tỷ lệ đạt 62% (còn 258,3km kênh mương đất), tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chủ động nước tưới đạt 98% (các kênh đất cũng đảm bảo nước tưới cho ruộng 1 vụ), các xã đều có

tổ quản lý thủy nông để quản lý các công trình thủy lợi

Đến nay có 22/22 xã đạt tiêu chí Thủy lợi, tăng 01 xã so với năm 2015, đạt 100% so với kế hoạch giao

- Tiêu chí Điện: Trong hơn 2 năm đã đầu tư cấp điện mới cho trên 735 hộ dân

khu vực nông thôn, thường xuyên nâng cấp hệ thống điện đảm bảo cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Hiện tại các xã khu vực nông thôn có 196 thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 87%, có 15.127/17.535 hộ có điện tỷ lệ đạt 86,5%

Đến nay có 12/22 xã đạt tiêu chí Điện, tăng 6 xã so với năm 2015, đạt 100%

kế hoạch giao

c) Nhà ở CCB và dân cư

- Trong giai đoạn 2016-2018 nhân dân và hội viên CCB đã đầu tư xây dựng

mới và chỉnh trang 1.930 nhà ở dân cư (trong đó xây dựng mới 638 nhà, chỉnh trang 1.292 nhà; trong đó hội viên CCB xây mới là 59 nhà, chỉnh trang là 85 nhà) Tổng số nhà ở đạt chuẩn 11.389 nhà, chiếm 65% trên tổng số hộ Tuy nhiên huyện còn trên 164 nhà dột nát, hội viên CCB còn 7 nhà tạm, các địa phương đang triển

Trang 4

khai tích cực các chính sách hỗ trợ vay vốn làm nhà ở và các nguồn hỗ trợ để phấn đấu đến năm 2020 xóa 100% nhà tạm cho nhân dân

Toàn huyện có 11/22 xã đạt tiêu chí Nhà ở, tăng 5 xã so với năm 2015, đạt 120% so với kế hoạch giao

d) Cơ sở vật chất văn hóa, thể thao

Đã đầu tư xây dựng được 2 nhà văn hóa kết hợp hội trường UBND xã, 61 nhà văn hóa thôn và 10 khu thể thao xã Nâng tổng số xã có nhà văn hóa xã là 5 xã,

163 thôn có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, 15 xã có khu thể thao xã đạt chuẩn Kế hoạch năm 2018 đầu tư 5 công trình nhà văn hóa kết hợp hội trường UBND xã, xây dựng 58 nhà văn hóa thôn bản, 7 khu thể thao xã, đã khởi công xây dựng 2 nhà văn hóa xã và chuẩn bị điều kiện để khởi công các công trình đã được giao vốn

Đến nay có 5 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, tăng 01 xã so với năm

2015, đạt 71% so với kế hoạch giao

2 Phát triển sản xuất, tái sinh kế và nâng cao thu nhập cho hội viên và người dân

a) Xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế, dịch vụ của CCB phù hợp với từng khu vực địa phương (phát triển doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, trang trại, gia trị )

Các tổ chức Hội CCB từ huyện đến cơ sở đã bám sát vào các chương trình,

kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, vận động cán bộ, hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, quan tâm đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc,

để phát triển kinh tế Nâng cao đời sống trong gia đình hội viên Đồng thời đẩy các phong trào thi đua yêu nước trọng tâm là phong trào CCB gương mẫu thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng Kết quả về chăn nuôi hiện nay toàn Hội có tổng đàn trâu, bò, ngựa trong toàn Hội là 2.594 con, bình quân mỗi hội viên có 1,47 con, diện tích cỏ voi trồng được trên 16,439 ha; Số mô hình SXKD do hội viên CCB làm chủ: doanh nghiệp nhỏ và vừa có 2 doanh nghiệp, HTX có 1 HTX, tổ hợp tác sản xuất có 3 tổ hợp tác, số trang trại, gia trại là 39, hội viên sản xuất kinh doanh giỏi các cấp là 206 hộ Ngoài các mô hình sản xuất kinh doanh Hội CCB trong toàn huyện còn xây dựng được chân quỹ, vôn nội bộ cho nhau vay trong toàn Hội Hiện nay tổng quỹ hội cơ sở là

880 triệu đồng, bình quân đạt 497.000 đ/hội viên, vốn nội bộ cho nhau vay trong toàn Hội là: 920 triệu; Về vốn vay ủy thác: Hội đã phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH huyện ký hợp đồng ủy thác cho vay Đến nay đã có 18/23 tổ chức hội xã, thị trấn quản lý tổng vốn vay 52,572 tỷ đồng với 60 tổ vay vốn và 1540 hộ vay Qua kiểm tra các hộ được vay vốn đã đầu tư đúng mục đích, bước đầu mang lai hiệu quả kinh tế, từ đó đã giúp các hộ hội viên nghèo có vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất từng bước xoá đói giảm nghèo bền vững

b) Tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm; thu nhập bình quân của người dân/người/năm; thu nhập bình quân của hội viên CCB/người/ năm.

Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân là nội dung quan trọng luôn được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện; để đẩy mạnh triển khai đề

án số 01 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Huyện đã ban hành Đề án số 01-ĐA/HU về “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trọng tâm là đưa

Trang 5

cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc, giai đoạn 2016-2020”, hàng năm đều xây dựng kế hoạch thực hiện tốt các nội dung của Đề án Một số kết quả nổi bật đạt được như sau:

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh; diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm đều tăng; huyện đã hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực gắn với chương trình

“mỗi xã một sản phẩm” cho thu nhập cao Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm

2017 theo giá cố định (1994) đạt 610,5 tỷ đồng, tăng 61,22 tỷ đồng so với năm

2015, tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm đạt trên 5,5%, giá trị sản xuất trên đơn

vị canh tác đạt 61,35 triệu đồng/ha, tăng 3,39 triệu đồng so với năm 2015

Phát triển, củng cố các vùng sản xuất tập chung như vùng chuối quy mô trên 666,9 ha, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha; vùng trồng dứa trên 38,5 ha, thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/ha; vùng trồng đao riềng 433,2 ha (trong đó để sản xuất miến đao trên 355 ha) Mở rộng vùng trồng lúa chất lượng cao trên 1.170 ha gồm các loại lúa sén cù, bắc thơm, hương thơm Triển khai canh tác lúa cải tiến SRI trên 500 ha; duy trì vùng sản xuất lúa giống trên 40 ha Triển khai sản xuất ngô mật độ cao trên 820

ha, năng suất cao hơn đại trà 2,3 tạ/ha Phát triển trồng rừng đã đưa một số loài cây

có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây quế, xoan, lát hoa Tiếp tục quy hoạch mở rộng quy hoạch vùng trồng chè 309 ha tại xã A Mú Sung, vùng trồng Dược liệu

605 ha tại 12 xã Triển khai mở rộng vùng trồng rau an toàn trên 68,1ha, liên kết sản xuất một số sản phẩm có giá như tỏi, rau trái vụ, dưa lưới, hàng năm cho thu hoạch trên 200 triệu đồng/ha

Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản 280,5 ha, trong đó diện tích cá nước ấm 279,31 ha, sản lượng xuất bán đạt 1.078 tấn; thả 35 vạn con giống tôm càng xanh nuôi trồng tại xã Quang Kim Duy trì 6 cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn 3 xã (Dền Sáng, Y Tý, Nậm Pung), diện tích 77.334 m2, sản lượng đạt 97 tấn Triển khai dự án phát triển đàn ngựa tại các xã Ngải Thầu, Sàng Ma Sáo, A Lù, Cốc Mỳ, quy mô trên 300 con; cải tạo đàn trâu xã Dền Thàng số lượng 22 con trâu sinh sản Tập chung phát triển đàn lợn đen bản địa tại các xã Pa Cheo, Dền Thàng, Tòng Sành Đàn gia cầm phát triển tập chung theo hướng trang trại, gia trại nổi bật tại các

xã Quang Kim, Cốc Mỳ, Trịnh Tường

Tăng cường đổi mới, nâng cao các hình thức tổ chức sản xuất, đến nay toàn huyện có 52 HTX, trong đó có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang hoạt động Năm 2017 số HTX hoạt động có lãi chiếm tỷ lệ 56% tổng số HTX Liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp đã hình thành và được nhân rộng trên các lĩnh vực, đến nay đã thu hút được 18 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (đóng trên địa bàn 10 doanh nghiệp, liên doanh, liên kết 8 doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm nông lâm nghiệp), tạo động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Có 20/22 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất, đạt 130% so với kế hoạch giao

Qua đánh giá thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 19 triệu đồng/người/năm, thu nhập của hội viên CCB đạt 22,15 triệu đồng/người/năm Có 7/22 xã đạt tiêu chí Thu nhập duy trì so với năm 2015, đạt 88% so với kế hoạch giao (do yêu cầu tiêu chí thu nhập năm 2018 đạt 30 triệu đồng, cao hơn 12 triệu đồng so với năm 2015)

Trang 6

c) Kết quả hỗ trợ CCB nghèo, vươn lên thoạt nghèo; CCB vươn lên làm giàu chính đáng; tỷ lệ hộ CCB nghèo, hộ CCB cận nghèo, hộ CCB có mức sông trung bình, hộ CCB khá và giàu góp phần nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Phát huy nội lực trong Cựu chiến binh, các cơ sở Hội đã vận động xây dựng vốn tương trợ giúp nhau bằng ngày công, cây con giống giá trị thành tiền 886 triệu đồng hỗ trợ 208 hộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế gia đình; Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức 38 lớp tập huấn cho 1656 lượt người tham gia về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn hoạch toán thu chi trong gia đình, cách tiếp cận thị trường, giới thiệu việc làm đã góp phần nâng cao nhận thức của hội viên và Nhân dân

Với kết quả trên trong 3 năm qua Hội Cựu chiến binh huyện tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tổ chức thực hiện phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi đã có sức lan tỏa rộng rãi, phát triển cả bề rộng và chiều sâu Nhiều hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi, có thu nhập từ 100 – 350 triệu đồng trên năm; Tiêu biểu hội viên Vũ Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Hùng xã Bản Vược, Đoàn Thanh Quang thị trấn Bát Xát ( kinh doanh dịch vụ ), Phan Văn Giang xã Mường Hum ( trồng chè), Hoàng Mộc Lan xã Bản Qua trồng cây cao su kết hợp nuôi thủy sản, Bùi Tiến Dậu xã Cốc San, Châu Văn Nùng xã Quang Kim ( sản xuất vật liệu xây dựng ), Từ Viết Bồng xã Quang Kim nuôi thủy sản…….Hiện nay toàn Hội có 206 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng 150 hộ so với năm 2016, chiếm 11,84 % số hội viên toàn huyện, hộ gia đình hội viên có mức sống khá, giàu là 832 hộ chiếm 47,6%, hộ gia đình hội viên có mức sồng trung bình là 631 hộ chiếm 36,2%; công tác xóa đói giảm nghèo luôn được Hội quan tâm trong 3 năm qua đã có 30 hộ Cựu chiến binh nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của hội viên CCB huyện từ 13,1 % năm 2016, xuống còn 11,6 % năm 2018 (tiêu chí mới )

3 Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn

Tham gia tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường nông thôn; vận động thu gom rác thải nông thôn; vận động các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phong tục lạc hậu, di dời chuồng trại chân nuôi rà khỏi nhà sàn

Xác định đây là nội dung khó khăn và phải thực hiện thường xuyên và lâu

dài, vì vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ hội CCB huyện bám sát các văn bản chỉ đạo của

cấp trên và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Hội CCB các xã căn

cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện Do vậy các xã, thị trấn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua, tổ chức phát động đăng ký,

ký giao ước thi đua thực hiện phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”, đồng thời phân công các đồng chí ủy viên BCH, BTV phụ trách từng chi Hội ở các thôn, bản, hướng dẫn, vận động các hộ gia đình hội viên CCB, nhân dân làm nhà tiêu, chuồng nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh Các đồng chí UVBCH, BTV được phân công phụ trách đã chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể thôn tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ hội viên tích cực tham gia công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: khơi thông cống rãnh, duy trì tổ thu gom rác thải; tổ chức "Ngày thứ 7 tình nguyện", “Ngày chủ nhật xanh”, làm mới nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc, đào hố chứa rác

Trang 7

Trong giai đoạn đã vận động nhân dân đã làm mới được 1.840 nhà tiêu hợp

vệ sinh trong đó hội viên CCB làm được 137 nhà, làm 1.975 chuồng trại gia súc trong đó hội viên CCB làm được 145 chuồng trại giá súc; tổ chức 3.081 buổi vệ sinh đường trục thôn, ngõ xóm; làm được 1.028 hố rác gia đình trong đó hộ gia đình hội viên CCB làm được 107 hố rác; thu gom rác thải 1.850 m3; khơi thông cống rãnh 250

km dọc các tuyến đường trục xã, trục thôn Các hoạt động trên đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn

4 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và giữ gìn an ninh, trật tự

- Tham gia các hoạt động, đóng góp xây dựng trường, lớp học; phong trào khuyến học, khuyến tài; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hội CCB huyện luôn chỉ đạo các đơn vị cơ sở tham gia phối hợp với cấp ủy,chính quyền xã tuyên truyền vận động nhân dân có đất nằm trong diện quy hoạch làm trường học vận động nhân dân hiến đất làm trường học để phụ vụ cho con em mình được học hành đảm bảo, đóng góp ngày công lao động, đóng góp vận liệu như cây gỗ,vàu để dào trường không cho gia súc vào phá cây cảnh của trường học,đóng góp quý khuyến học đầy đủ theo quy định của chính quyền xã giao hàng năm Học sinh các phân hiệu được cô giáo giúp nấu cơm cho học sinh ăn tại các điểm trường thôn bản trên địa bàn, học sinh ăn uống được đảm bảo sức khỏe cho các cháu; hàng năm các cháu đều được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ trẻ đến trường ngày càng tăng; Tham gia giữ gìn an ninh trận tự cho làng bản được giữ vững ổn định đặc biệt hội CCB huyện có 160 tổ làng bản an ninh do hội CCB làm chủ,tự quản đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả tại các thôn bản

- Tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ Nhân dân, giữ gìn an ninh trật

tự xã hội nông thôn, khu dân cư

Trong những năm qua Hội CCB huyện Bát Xát luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, hội CCB huyện luôn quan tâm công tác giáo dực tư tưởng cho hội viên,kiên quyết đấu tranh chống quan điểm sai trai của các thế lực thù địch,góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh,giữ gìn an ninh chính trị,trận tự an toàn xã hội trên địa bàn xã

Hội CCB huyện nhận thức rõ về vai trò,sức mạnh của hội đoàn kết,phát huy vai trò làm nòng cốt trong CCB thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,tạo sự đồng thuận,tăng cường đoàn kết trong nội bộ,xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.Chủ động phối kết hợp,tham mưu và trực tiếp tham gia hiệu quả trong đấu tranh chống những quan điểm sai trai của các thế lực thù địch.Đồng thời,coi trọng việc phòng, chống nguy cơ suy thái về tư tưởng chính trị,đạo đức lối sống,”tự diễn biễn”tự chuyển hóa; đẩy mạnh công tác phát hiện, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Chỉ đạo các Hội Cơ sở phối hợp với các ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức hòa giải các vụ việc mâu thuẫn tại địa phương,phát huy vai trò nòng cốt trong hòa giải các bức xúc trong nhân dân và hội viên Công tác an ninh chính trị được trên địa bàn huyện luôn được giữ vững

5 Kết quả CCB tham gia đóng góp, sử dụng nguồn nhân lực (phụ lục 01, 02) III Đánh giá chung

Trang 8

1 Mặt được: Công tác tham mưu của Hội CCB từ huyện đến cơ sở về việc thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo huyện, xã được thực hiện kịp thời, ban chỉ đạo các cấp hoạt động hiệu quả Huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nội dung để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM và chương trình giảm nghèo bền vững; Hội CCB các xã đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nội dung chương trình

- Các Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của Hội được phát động rộng khắp trong toàn thể cán bộ, hội viên, Nhân dân tạo ra không khí thi đua sôi nổi đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân

cư đối với xây dựng nông thôn mới

- Nhận thức của phần lớn cán bộ, hội viên và người dân về xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đã có chuyển biến rõ rệt Các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã trở thành phong trào rộng khắp trên toàn huyện nói chung và Hội CCB nói riêng Hội CCB đã nâng cáo vi thế vai trò của mình về thực hiện công tác giám sát, thực hiện quy chế dân chú qua đó ý thức và trách nhiệm làm chủ của hội viên CCB và người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho thực hiện chương trình

- Bộ mặt nông thôn đã đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp tỷ lệ đường GTNT được cứng hóa đạt 74%, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt 62%, tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn đạt 65%, tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 82% hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao, qua hơn 2 năm đã giảm được 3.113 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo bình quân 8,38%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 4,4 triệu đồng so với năm 2015 Huyện Bát Xát đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến hết năm 2018 sẽ có 7 xã đạt chuẩn, đạt 100% so với mục tiêu đến 2020, một số tiêu chí đã đạt và vượt mục tiêu giao như Quy hoạch, thủy lợi, Tổ chức sản xuất

2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

a) Tồn tại hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại một số cơ sở Hội còn mang tính hình thức, chưa sâu rộng nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao Việc huy động nguồn lực trong hội viên phục vụ cho các chương trình còn thấp

- Tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn chậm, chất lượng các tiêu chí chưa cao đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, hộ nghèo Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều ở các xã Tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ, hội viên, nhân dân các

xã vùng cao vẫn còn, công tác phát triển sản xuất còn chậm đổi mới, việc quản lý công trình sau đầu tư thực hiện chưa hiệu quả, công công tác vệ sinh môi trường nông thôn tuy có chuyển biến nhưng còn chưa thật sự mạnh mẽ; tình hình an ninh, trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp

- Việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất trong Hội CCB còn ít Giá trị sản xuất nói chung còn thấp đặc biệt là ở đơn vị Hội CCB các xã vùng cao, đa

số hội viên và Nhân dân còn sản xuất theo phương thức truyền thống nên hiệu quả sản xuất chưa cao

Trang 9

- An ninh trật tự xã hội nông thôn đặc biệt là các xã khu vực biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp như các tệ nạn xã hội, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, an toàn giao thông, buôn bán ma túy

- Việc sử dụng các nguồn vốn vây Ngân hàng chính sách xã hội của Hội viên và Nhân dân trong xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, công tác nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả còn chậm phát huy

b) Nguyên nhân:

- Do biến đổi khí hậu thiên tai lũ lụt, rét đậm rét hại liên tiếp sảy ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất và tiến độ các công trình trên địa bàn các xã

- Do phong tục tập quán, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của bộ phận hội viên, Nhân dân vùng cao; vẫn còn một số hội viên và nhân dân chưa tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới đối với các nội dung người dân phải làm

- Một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới đối với các

xã vùng cao còn cao như: Thu nhập phải đạt trên 30 triệu đồng năm 2018 và năm

2020 phải đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ trẻ em thấp còi tiêu chí Y tế dưới 26,7% khó thực hiện ngay trong giai đoạn này; tiêu chí Quốc phòng an ninh chức danh phó chỉ huy trưởng BCH QS xã phải có bằng trung cấp chuyên môn khó thực hiện ngay Công tác đầu tư xây dựng hệ thống điện cho các thôn chưa có điện theo kế hoạch số 141 của tỉnh còn chậm triển khai

- Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo ban hành chưa phù hợp với từng vùng, miền, từng nhóm đối tượng đặc thù; mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ trực tiếp (y tế, sản xuất, tiền điện, ), chậm điều chỉnh, bổ sung; các chính sách

hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chưa nhiều, mức đầu tư thấp (dạy nghề, tín dụng, xuất khẩu lao động, chương trình 135, ), chưa đáp ứng yêu cầu thực tế để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; một số cơ chế, chính sách ban hành nhưng bố trí nguồn lực thực hiện không kịp thời

- Việc ban hành bộ tiêu chí thực hiện trong giai đoạn và hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí còn chậm; ngoài ra đối với các nguồn vốn thực hiện chương trình hàng năm phân bổ còn chậm mặt khác hướng dẫn của các sở ngành về hồ sơ thủ tục

và các mẫu định hình còn chưa kịp thời nên tiến độ khởi công xây dựng các công trình

và thanh toán nguồn kinh phí hàng năm còn chưa đảm bảo

- Các nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng cơ sở hạ tầng chương trình xây dựng NTM, GNBV không tăng trong khi giá vật liệu, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập chung nên suất đầu tư các công trình hàng năm đều tăng gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện Các cơ chế chính sách của tỉnh đối với hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập cho nhân dân còn chậm được ban hành và khó khăn trong trong việc

áp dụng thực tế tại cơ sở nên không thể triển khai thực hiện

c Bài học kinh nghiệm

- Tiến hành xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững nói chung và trong Hội CCB nói riêng, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên và cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm,

cơ chế chính sách của Nhà nước về thực hiện chương trình Phát huy vai trò làm chủ thể của người dân trong quá trình thực hiện, việc thực hiện phải do người dân

tự bàn bạc thống nhất trên cơ sở định hướng của cơ quan nhà nước và chủ động đóng góp thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân làm

Trang 10

- Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở Tăng cường tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cho các thành viên BCĐ xã, Ban quản lý xã, các ban phát triển thôn Đồng thời tổ chức cho các cán bộ xã, thôn tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

- Các xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh dập khuôn, máy móc

- Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết" Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác, việc huy động đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ trong cộng đồng dân cư

- Để xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và có được sự tham gia của cả hệ thống chính trị Ban Chỉ đạo các xã phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra,

sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình, phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể

3 Kiến nghị đề xuất

- Hội cấp trên thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong thực hiện chương trình trong xây dựng nông thôn mới

- Hàng năm tổ chức các buổi tham quan giao lưu các mô hình CCB làm kinh tế giỏi ở các địa phương khác trong tỉnh để các tổ chức Hội được trao dôi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh

Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

I MỤC TIÊU

1) Mục tiêu chung:

- Số xã hoàn thành 19/19 tiêu chí chuẩn 7 xã, xã đạt từ 15-18 tiêu chí 01 xã,

xã đạt từ 10-14 tiêu chí 12 xã, xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí 2 xã, không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 13,5 tiêu chí (Tăng 5,7 tiêu chí so với năm 2015)

+ Phấn đấu hết năm 2020 hoàn thành 10 tiêu chí tại 22 xã, bao gồm các tiêu chí: Điện; Thủy lợi; Bưu điện; Tổ chức sản xuất; Lao động có việc làm thường xuyên; Y tế; Giáo dục; Văn hóa, Quốc phòng an ninh, Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Đối với tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn duy trì

- Củng cố, nâng cao chất lượng vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ

cơ sở, 100% cán bộ đạt trình độ chuyên môn theo quy định

- Giữ vững tình hình an ninh trật tự nông thôn và an ninh biên giới

Ngày đăng: 31/07/2018, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w