không cho phép trẻ đưa tay đếm số quá yêu chiều trẻ quá chuyên chế quá gấp gáp trong giáo dục
8 sai lầm trong cách giáo dục trẻ Giáo dục trẻ là vấn đề khó khăn đối với bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ thường phạm phải sai lầm dưới đây khi giáo dục trẻ: 1.Không cho phép trẻ đưa tay đếm số Có nhiều cha mẹ và giáo viên khi dạy trẻ học đếm, thấy bé thường hay đưa đầu ngón tay và đếm, nhưng ngay lập tức người lớn đã yêu cầu chúng bỏ tay xuống và phải ghi nhớ trong đầu. Chuyên gia tâm lý cho rằng, phương pháp đếm số này không khoa học. Chuyên gia tâm lý cho rằng, quan niệm số học của trẻ từ 2 – 5 tuổi phát triển thông thường bắt đầu từ việc đếm bằng mồm, sau đó mới chỉ đến các sự vật thực tế, tiếp đó mới để trẻ dự đoán tổng số. Quan niệm số của trẻ từ cụ thể đến trừu tượng. Đây là quá trình thông thường nhận biết sự vật chung quanh. Quá trình dạy số học cho trẻ bắt đầu từ sự vật cụ thể để trẻ nhận biết. Kinh nghiệm cảm tính đối với số lượng phong phú sẽ ngày càng có lợi cho sự hình thành quan niệm số học trừu tượng. Phương pháp: Khi dạy trẻ học đếm để trẻ dùng ngón tay hoặc dựa vào sự vật cụ thể để đếm. 2.Quá yêu chiều trẻ Có lúc sự bảo vệ hoặc quá yêu chiều có thể làm tổn thương trẻ. Ví dụ cha mẹ thường sợ trẻ ngã hoặc quá mệt mà thích dùng xe đẩy trẻ đi chơi hoặc ôm trẻ đi chơi. Như thế hoạt động của trẻ ít đi, khả năng điều hòa kém, luyện tập cơ thịt không đủ mạnh, năng lực hoạt động cũng kém. Trẻ ăn cơm, mặc quần áo, thu đọn đồ chơi, nhiều bậc cha mẹ cũng thay trẻ làm, điều này sẽ giúp trẻ ít có khả năng tự giải quyết vấn đề. Khi trẻ và bạn bè mâu thuẫn, cha mẹ thậm chí còn thay bé xin lỗi. Tình yêu một cách thái quá này có thể làm năng lực cuộc sống và năng lực giao tiếp cũng kém và không dám đối diện với xã hội bên ngoài. Thực tế trẻ có khả năng thích ứng khiến nhiều người phải giật mình, quan trọng là chúng cần giao lưu và hoạt động mới có kinh nghiệm sau này. Phương pháp: Hãy để trẻ có quyền được làm nhiều việc mà chúng có khả năng giải quyết: Để trể tự thu dọn đồ chơi, tự mình ăn cơm, sau khi ngã tự mình đứng dậy, như thế trẻ càng cảm thấy vui vẻ và có cảm giác chiến thắng. 3.Quá chuyên chế Có cha mẹ cho rằng quản giáo trẻ bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ để chúng tuyệt đối nghe theo ý kiến của mình sau này. Khi trẻ muốn đồ chơi màu hồng, người mẹ lại thấy đồ chơi màu xanh đẹp thế là mua màu xanh cho chúng. Trẻ thích xem hoạt hình, người mẹ lại cho rằng câu chuyện lịch sử ý nghĩa, tất cả đều do cha mẹ quyết định, trẻ không có quyền lựa chọn, không nghe lời trẻ giải thích đã phê bình. Lâu ngày trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình và luôn mang cảm giác bị ức chế, từ đó sẽ giới hạn sự phát triển trí lực, chúng sẽ nhát gan hơn. Phương pháp: Nếu trẻ đề ra yêu cầu hợp lý hãy tôn trọng sự lựa chọn của chúng, đừng áp dụng tư duy người lớn để cưỡng ép trẻ. 4.Quá gấp gáp trong quá trình giáo dục Có nhiều cha mẹ quá kỳ vọng ở trẻ, mong muốn chúng phát triển nhanh về trí lực nên quá trình giáo dục đã có những bước quá nôn nóng, không tuần theo quy luật phát triển của cơ thể và trí não. Chính quá trình giáo dục và bắt trẻ học sớm sẽ gây áp lực về tâm lý. Ví dụ nhiều gia đình để trẻ 2 tuổi học tiếng anh, 3 tuổi bắt học thơ. Phương pháp: Đối với trẻ, học chính là chơi, chính trò chơi sẽ giúp trẻ luyện tập mắt, tay, điều hòa năng lực cơ thể, điều này có lợi cho tri thức học tập của trẻ sau này. 5.Giáo dục trẻ theo sách vở một cách cứng nhắc Nhiều cha mẹ trẻ thường căn cứ theo sách sở để chăm sóc trẻ, có lúc cứng nhắc và làm theo lý thuyết, cho rằng điều này là khoa học. Ví dụ trong sách vở nói 8 tháng có thể bò, 1 tuổi rưỡi có thể xâu chuỗi hạt, nếu trẻ vẫn chưa thể làm được cha mẹ lo lắng, cho rằng trí não của trẻ có vấn đề. Thực tế, tri thức và yêu cầu của sách vở không nhất định phù hợp với thực tế. Có khả năng trẻ biết nói và đi sớm nhưng có trẻ lại biết nói tương đối muộn, sự phát triển này hoàn toàn khác biệt ở mỗi trẻ. Phương pháp: Coi sách là một tài liệu tham khảo, một khi cảm thấy trẻ không có điểm nào đó không giống sách cũng đừng gấp gáp, phải chăng trẻ không biết bò vì chúng mặc quá nhiều áo, trẻ không biết nói phải chăng là bạn không cho chúng cơ hội để nói. 6.Coi trẻ là trung tâm Khi ăn cơm, có đồ gì ngon cha mẹ đều gắp cho trẻ, chỉ cần trẻ ăn là cha mẹ không dám gắp cho mình. Sau này nếu cha mẹ ăn thức ăn mà chúng thích, trẻ sẽ khóc ầm ĩ, hơn nữa khi chơi cùng bạn bè chúng luôn coi mình là trung tâm. Như thế trẻ sẽ không hiểu thế nào là tình yêu và sự chia sẻ. Phương pháp: Coi trẻ là một thành viên trong gia đình, khi ăn cho dù cha mẹ có thích hay không cũng nên phân cho mỗi người một phần để chúng hiểu được sự chia sẻ. 7. Thỏa mãn nguyện vọng của trẻ Trẻ muốn đồ chơi nào đó hoặc muốn ăn KFC, cha mẹ nhất định phải thỏa mãn sao? Không nhất định. Lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu chúng sẽ cảm thấy mọi thứ thật thuận lợi và không biết trân trọng. Phương pháp: Trẻ muốn mua đồ chơi nào đó, người mẹ có thể thuyết phục chúng: Nếu con ngoan ngoãn đi nhà trẻ, mẹ sẽ mua cho con. Nếu trẻ thích ăn KFC, có thể nói với chúng sau này sẽ tổ chức sinh nhật ở đây. Như thế trẻ sẽ có kỳ vọng ở một điều gì đó. Cha mẹ cũng cần chú ý thực hiện lời hứa của chính mình, không nên lừa dối trẻ. 8.Cha mẹ thay trẻ xin lỗi Trẻ 2, 3 tuổi nếu có đánh bạn khóc, nếu cha mẹ thay chúng xin lỗi, bé sẽ không nhận ra lỗi lầm của mình. Sau này khi lớn lên chúng sẽ không biết chịu trách nhiệm. Phương pháp: Khi trẻ làm sai việc gì đó hãy kịp thời sửa lỗi lầm cho trẻ vì chúng không biết thế nào là đúng. Nói với trẻ rằng, đánh người là hành động không đúng, cần phải xin lỗi, để bản thân chúng gánh vác hậu quả, như thế trẻ sẽ ghi nhớ và hiểu ra lỗi lầm. . 8 sai lầm trong cách giáo dục trẻ Giáo dục trẻ là vấn đề khó khăn đối với bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ thường phạm phải sai lầm dưới đây khi giáo dục trẻ: . sẽ giúp trẻ luyện tập mắt, tay, điều hòa năng lực cơ thể, điều này có lợi cho tri thức học tập của trẻ sau này. 5 .Giáo dục trẻ theo sách vở một cách cứng