1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG HỢP ENZYME PECTINASE

21 6,2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 443,16 KB

Nội dung

công nghệ thực phẩm và dược phẩm là những ngành quan trọng nhất hiện nay. nhưng để phát triển thì song song đó ngành nghiên cứu các chế phẩm enzyme cũng đóng vai trò quan trọng. biết được tầm quan trọng và những ứng dụng của enzymes pectinase, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu các phương pháp tổng hợp enzymes pectinase. trong bài nghiên cứu này chúng tôi có những mục sau: 1. Tổng quan về Enzyme pectinase. 2 1.1 Nguồn gốc. 2 1.2 Cấu tạo. 2 1.3 Phân loại theo cơ chế tác dụng. 2 1.4 Trung tâm hoạt động của pectinase. 3 1.5 Cơ chế tác dụng của enzyme pectinase. 3 2. Công nghệ sản xuấtpectinase. 4 2.1 Nguồn gốc thu nhận. 4 2.2 Phương pháp nuôi cấy bề mặt 5 2.3 Phương pháp nuôi cấy bề sâu. 8 3. Tách và làm sạch. 10 3.1 Phương pháp thu nhận. 10 3.2 Phương pháp tinh sạch. 13 4. Xác định hoạt tính enzyme. 20 4.1 Phương pháp nhớt kế. 20 4.2 Phương pháp đông chung(Cu-pectat) 20 4.3 Phương pháp so màu: 21 5. Ứng dụng của enzyme pectinase. 21 5.1 Làm trong nước quả. 21 5.2 Sản xuất rượu vang. 21 5.3 Trích ly dược liệu. 21 Tài liệu tham khảo: 22

Trang 2

1.2 Cấu tạo

Pectin là polysaccharide dị thể, chủ yếu là một mạch chính gồm các gốc acid –α–D–1,4galacturonic, liên kết với nhau bằng liên kết 1,4–O glucozic; còn gọi là acidpolygalacturonic hay acid pectic Pectine hòa tan trong tự nhiên là ester metylic của acidpectic

Trong thực tế không phải tất cả các nhóm –COOH ở C6 của đường galactose cũng bị metylhóa (tạo ester metylic), mà đôi khi một số nhóm –COOH bị decacboxyl hóa (khử CO2),một số nhóm –COOH thay thế -H bằng kim loại, cũng có lúc giữ nguyên dạng –COOH…Người ta cho rằng protopectine là hợp chất giữa pectine và araban, galactose hay tinh bột

1.3 Phân loại theo cơ chế tác dụng

Pectinemathyllestarase là các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết este trong phân tửpectine hay acid pectinic Khi toàn bộ các nhóm metoxyl đều bị tách ra khỏi cơ chất thì sảnphẩm tạo thành là methanol và các acid polygalacturonic Sự thủy phân chỉ xảy ra ở cácliên kết este trong phân tử pectine và acid polygalacturonic có thể bị thủy phân một phầnhoặc hoàn toàn

Polygalacturonaselà các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết 1-4 glucozic trong phân tửpectine có nhiều polygalacturonase có tính đặc hiệu rất khác nhau:

 Polymethulgalacturonase: là enzyme tác dụng trên acid polygalacturonic đã đượcmetoxyl hóa, chia làm 2 dạng nhỏ:

Trang 3

• Endo-glucosidase-polymethylesterase kiểu I xúc tác sự thủy phân liên kếtglucozic nội mạch của các phân tử acid polygalacturonic được este hóa ởmức độ cao.

• Exo-glucosidase-polymethylesterase kiểu III: xúc tác thủy phân liên kếtglucozic ở đầu mạch để tách từng gốc acid galacturonic ra khỏi phân tửpectine ,bắt đầu từ không khử Enzyme nay có ái lực với gốc galacturonic đãmetoxyl hóa

• Polygalactuironase là các enzyme tácdụng chủ yếu lên các axit pectic (acidpolygalacturonic không bị este hóa) và acid pectinic (các acid polygalactironic bịeste hóa ở mức độ thấp) và các enzyme này cũng chia thành 2 dạng nhỏ :

• Endo –glucosidase-polygalacturonase kiểu II: xúc tác sự thủy phân liên kếtglucozic ở giữa mạch các phân tử acid pectic và acid pectinic Các enzymenày tác dụng ở vị trí liên kết đầu nhóm cacboxyl tự do

• Exo- glucosidase- polygalacturonase kiểu IV: xúc tác sự thủy phân các liênkết glucozit ở đầu mạch của acid pectic và acid pectinic Enzyme này có áilực với các liên kết glucozic ở đầu mạch gần với nhóm cacboxyl tự do

Ngoài các enzyme chủ yếu kể trên, tham gia sự phân giải các hợp chất pectine còn có:enzyme protopectinase xúc tác sự thủy phân protopectine không tan thành pectine hòa tan

và enzyme transeliminase xúc tác sự phân cắt các hợp chất pectine bằng con đường kháccon đường thủy phân tạo thành galacturonit mạch ngắn hơn với các liên kết kép ở giữa C4

và C5

1.4 Trung tâm hoạt động của pectinase

Enzyme pectinase chứa vùng có 8 – 10 vòng xoắn β kép về phía phải với 2 vòng tạothành khe liên kết với cơ chất

Trung tâm hoạt động của enzyme này chứa axit amin Aspartate và Lysine Có 1 Histidinenằm gần trung tâm hoạt động sẽ ảnh hưởng đến khả năng xúc tác của enzyme

Nhiệt độ tối ưu của enzyme pectinase khoảng từ 45 – 550C

1.5 Cơ chế tác dụng của enzyme pectinase

1.5.1 Enzyme pectinesterase (PE)

PE chỉ phân cách liên kết este giữa các nhóm metoxyl và –COOH tự do PE có ái lực vớinhóm metoxyl ở vị trí thứ 5 và các nhóm ở vị trí thứ 3 và 7 Kết quả là tạo thành axit pectichoặc axit pectinic và rượu methanol

Dưới cơ chế tác dụng của PE, metoxyl bị xà phòng hóa, sau đó thủy phân tiếp liên kết estetiến hành dọc theo phân tử pectin

3

Trang 4

PE tách gốc methyl khỏi phân tử pectin làm lộ ra các nhóm cacboxyl hoạt động, dễ kết hợpvới các ion kim loại để tạo thành các muối không hòa tan, kết lắng lại và có thể tách ra dễdàng.

Các PE thực vật tấn công vào đầu không khử hoặc gần với nhóm cacboxyl tự do và tiếndọc theo phân tử bằng cơ chế chuỗi đơn, tạo ra các khối galacturonic axit không bị este hóarất mẫn cảm với calcium Các cấu trúc khác nhau của chuỗi galacturonan, các nhóm este bịchuyển đổi thành amide hay bị khử đến rượu bậc 1, hay sự tồn tại của các vùng có nhiềumạch nhánh, ức chế hoạt động của PE

PE có tính đặc hiệu cao đối với nhóm methyleste của polygalacturonic axit Các este khácchỉ bị tấn công rất chậm, còn các nhóm methyleste của polymanuronic axit thì không bị tấncông Tốc độ đề este hóa trên mạch pectin phụ thuộc vào độ dài của mạch Các PE củanấm khác với PE thực vật theo cơ chế đa mạch, các nhóm methoxyl bị lấy đi một cáchngẫu nhiên

1.5.2 Enzyme Polygalacturonase (PG)

PG tham gia quá trình thủy phân liên kết α – 1,4 – glucosid của axit pectic và cácpolygalacturonic khác, tách gốc D – galacturonic axit thành các phân tử D – galacturonic tựdo

PG là một phức hệ enzyme gồm nhiều cấu tử và thường có tính đặc hiệu cao đối với cơchất

1.5.3 Polymethylgalacturonic (PMG)

PMG là enzyme tác dụng trên axit polygalacturonic đã được metoxyl hóa PMG được chialàm 2 nhóm nhỏ:

• Endo – glucosidase – polymethylgalacturonase kiểu 1: là enzyme dịch hóa, pectin

có mức độ metoxyl hóa càng cao thì bị thủy phân càng nhanh và càng có hiệu quảcao Trong dung dịch, khi có mặt enzyme pectinesterase thì hoạt độ của enzyme nàythường bị giảm Enzyme này phổ biến ở nấm mốc như: Aspergillus niger,Aspergillus awamori, Botrytis cinerea, Neurospora crassa

• Exo – glucosidase – polymethylesterase kiểu III: Là enzyme đường hóa, có thể cắttừng axit galacturonic ra khỏi axit pectinic hay pectin Enzyme này có ái lực với cácgốc axit galacturonic đã được metoxyl hóa nghĩa là phân cắt liên kết α – 1,4glucosid ở đầu mạch nằm giữa 2 gốc axit galacturonic có nhóm COOCH3

1.5.4 Enzyme Pectate lyase

Năm 1960, P Abersheim đưa ra thông báo về phân hủy phân tử pectin không bằng conđường thùy phân Enzyme pectate lyase phá vỡ mối liên kết α – 1,4 – glucosid, làm

Trang 5

Môi trường

Giống vsv

Dụng cụ nuôi cấy

Hấp khử trùng

Cấy vào mt Nhân giống

Nuôi cấy trong 36h

Thu nhận Ezyme thô.

Dựa trên cơ chế tác dụng của pectate lyase chia ra làm 2 nhóm nhỏ:

 Undo – pectatelyase: tham gia thủy phân phân tử polygalacturonic ở chỗ khác nhaucủa dãy tạo nên axit galacturonic

 Exo – pectatelyase: tham gia phân hủy thành phần mạch vòng của axitdigalacturonic

• Nấm mốc: Asp.niger, Asp oryase, Asp.terreus, Asp.saito, Asp.japonicus…

• Nấm men: sac.ellipsoideus, sac.fragilis, sac.ludwigii …

• Vi khuẩn: Bac.polymixa, Bac.felseneus, Clostridium roseum…

2.2 Phương pháp nuôi cấy bề mặt

Quy trình sản xuất

Thuyết minh quy trình:

• Môi trường nuôi cấy

Là môi trường rắn, gồm các thành phần tự nhiên: cám mì, cám gạo, ngô mảnh, bộtđậu tương… pha thêm muối khoáng Môi trường rắn thường dùng nhất là cám, đặt biệttrong cám mì có tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng và khi làm ẩm sẽ tạo ra cấu trúc cầnthiết cho nấm mốc phát triển, sinh ra nhiều enzyme Có thể bổ sung những thành phần giàupectin như bã củ cải đường, bột cà rốt làm chất cảm ứng để thu được hàm lượng pectinasecao Bên cạnh đó, chúng ta cần bổ sung thêm trấu để tạo môi trường thoáng khí tốt, giúpcho sự phát triển của nấm Vậy môi trường hoàn chỉnh để nuôi cấy gồm có: 70% cám mì +23% trấu + 5% chất cảm ứng + chất dd khác ( mầm mạ, nước khoai tây, … để cung cấp

5

Trang 6

thêm nguồn Nitơ, Photphat, Kali, … ) Môi trường rắn cần được làm ẩm đến khoảng 60%,nếu độ ẩm quá cao thì nhiều loại vi khuẩn phát triển gây tạp nhiễm, nếu độ ẩm quá thấpsẽlàm môi trường nhanh khô, sinh bào tử mạnh và làm

Nuôi cấy: Các khay có môi trường đã cấy mốc được đặt vào phòng nuôi có sẳn các giá

• Dụng cụ

Dụng cụ và môi trường cần được khử trùng ở 1210C/1atm/30 phút để tránh tạp nhiễm

• Để nguội, phối vào dụng cụ

Môi trường được trải mỏng ra các khay đã được thanh trùng với lớp dày khoảng 2 – 2,5cm

và để nguội đến 30 độ C thì tiến hành cấy giống

• Giống

Sử dụng nấm mốc Nấm mốc được nhân và nuôi cấy trong môi trường vo trùng để tránhnhiễm tạp giống đc nhân theo phương pháp bề mặt và cũng trên môi trường trên để giốngquen với điều kiện sản xuất Khi nhân giống thường để cho mốc mọc già đến khi sinh ranhiều bào tử, bào tử được thu theo phương pháp tách bào tử khỏi môi trường và chứa trongcác bình có nút kín Tỉ lệ nhân giống vào khỏang 0,2 – 2% Mỗi gam bào tử mốc có thể cấyvào 10kg môi trường

Trang 7

• Nuôi cấy

Các khay có môi trường đã cấy mốc được đặt vào phòng nuôi có sẵn các giá Phòng nuôi

có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm và được thổi gió Nhiệt độ thích hợp với đa số mốc

là 30-320C Nếu nhiệt độ xuống dưới 240C thì nấm mốc phát triển chậm, sinh bào tử yếu,thời gian nuôi cấy dài => giảm khả năng sinh tổng hợp Enzyme

Qúa trình nuôi cấy nấm mốc trên bề mặt môi truờng được chia thành 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Khoảng 10 – 14h đầu: giai đoạn này có những thay đổi sau:

 Bào tử nấm bắt đầu hình thành có màu trắng hoặc màu sữa

 Bắt đầu hình thành enzim, không đòi hỏi phải thông khí nhiều chỉ cần làmthoáng khoảng 2 – 3 thể tích không khí / thể tích phòng / giờ

 Khối môi trường còn rời rạc, các thành phần dinh dưỡng bắt đầu có sự thayđổi

• Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 14 – 18h: giai đoạn này có những thay đổi sau:

Mốc phát triển nhanh, hô hấp mạnh, sợi nấm có thể quan sát bằng mắt thường, lúc đầu làlớp long tơ màu trắng – xám và ngày càng rõ, làm môi trường kết bánh lại, độ ẩm môitrường giảm dần.Các chất dinh dưỡng trong môi trường tiêu hao nhanh để phục vụ cho cácquá trình trao đổi chất trong tế bào và giống hô hấp mạnh tỏa ra môi trường chung quanh

80 – 90kcal/giờ Làm nhiệt độ môi trường tăng lên 400 - 450C Thời kì này cần phải thôngkhí mạnh tới 60 thể tích khí/1thể tích phòng/giờ để cung cấp O2 cho mốc thở và đuổi CO2

ra khởi môi trường, đồng thời làm giảm nhiệt độ buồng nuôi Nhiệt độ buồng nuôi ở giaiđoạn này cần giữ ở 28 - 300 C và độ ầm trong phòng khoảng 90%

Các loại Enzyme được hình thành trong giai đoạn này, pectinase được hình thành nhiềunhất vì có cơ chất cảm ứng

• Giai đoạn 3: kéo dài trong khoảng 10 – 20h: giai đoạn này có những biến đổi

Quá trình trao đổi chất yếu dần vì do đó mức độ giảm chất dinh dưỡng sẽ chậm lại Lượngnhiệt tạo ra giảm, khoảng 15 – 30kcal/kg/giờ Thông khí không quá 20 – 25 thể tích khôngkhí/thể tích phòng/giờ, giữ nhiệt độ buồng nuôi duy trì ở 300 C

Tùy thuộc vào đặc tính sinh lí của từng giống mốc, thời gian nuôi cấy có thể kết thúc tạiđiểm mà lượng enzyme tạo thành tối đa, Enzyme vẫn được hình thành ở giai đoạn này.Môi trường sau khi nuôi cấy được sấy khô tới độ ẩm dưới 12%, nghiền nhỏ, đựng trongcác bao polyetylen hoặc giấy chống ẩm Sản phẩm này là chế phẩm enzyme thô

2.3 Phương pháp nuôi cấy bề sâu

7

Trang 8

Phương pháp nuôi cấy bề sâu hay phương pháp nuôi cấy chìm: là phương pháp nuôi cấytrong môi trường dịch thể, hàm lượng chất khô tối đa từ 25-30%, thường từ 10-15% Ngoàiprotein, tinh bột, khoáng…còn có thể bổ sung kích thích tố Tùy chủng để khống chế nhiệt

độ , pH môi trường, độ ẩm, thời gian nuôi cấy… cho hiệu quả sinh tổng hợp enzyme caonhất

Phương pháp nuôi cấy chìm dễ tự động hóa, phải loại bỏ hoàn tòan khi bị nhiễm

 Quy trình sản xuất

• Chuẩn bị môi trường nuôi cấy:

Sau khi đã phối trộn các thành phần theo đúng tỉ lệ yêu cầu, khuấy trộn kĩ và thanh trùngbằng hơi nước (trực tiếp hoặc gián tiếp) ở 118-1250C trong thời gian từ 15-60 phút, rồi làmnguội đến 300C rồi cấy nấm mốc giống vào

• Nuôi cấy nấm mốc giống

Được tiến hành theo hai cấp độ: phòng thí nghiệm và men giống trung gian ở cấp độphòng thí nghiệm được thực hiện trong các bình cầu, tiệt trùng môi trường, làm nguội rồinuôi cấy trên máy lắc (150 – 200 lần/phút), thời gian nuôi cấy khoảng 46 – 50h Ở cấp pháttriển giống trung gian người ta chuyển nước giống PTN vào thiết bị nuôi đã chứa sẵn môitrường tiệt trùng và làm nguội Nuôi cấy có sục khí vô trùng với lưu lượng 15 – 30 m3/h,thời gian nuôi cấy khoảng 36 – 40h Thể tích dịch lên men giống bằng 10% thể tích dịchlên men sản xuất về sau

• Nuôi cấy nấm mốc sản xuất:

Trong quá trình nuôi cấy phải sục khí vô trùng và khuấy trộn liên tục, tiếp dầu phá bột nếu

có hiện tượng sủi bột ra ngoài Thời gian nuôi cấy kéo dài khoảng 1 – 4 ngày tùy thuộc vàochủng vi sinh vật Trong quá trình nuôi cấy cần phải đảm bảo độ pH, chế độ sục khí và chế

Thành phần khoáng trong môi trường cũng có ý nghĩa to lớn Trong môi trường nuôi cấy A.oryzae 3 – 9 – 15 có tinh bột và nitrat, cần phải thêm MnSO4 Khi không thêm MnSO4, mốc phát triển bình thường, nhưng amylase hòan toàn không tạo thành, vì trong thành phầnphân tử amylase có chứa những acid amin mang lưu hùynh và mangan Môi trường được thanh trùng trong thiết bị riêng hoặc trong thùng lên men dưới áp lực của hơi nóng trực tiếp

ở 118 – 125oC trong khoảng 45 – 60 phút

Sau khi làm nguội môi trường đến nhiệt độ thích hợp sẽ tiến hành tiếp giống Giống được cấy từ ống nghiệm qua các bình tam giác, đặt trên máy lắc, rồi nuôi ở thùng nhân giống có thể tích bằng 5- 10% thể tích thùng lên men trong khoảng 24 – 36h Cấy giống mốc bào tử theo phương pháp chìm sẽ kéo dài thời gian nảy mầm và cũng kéo dài toàn bộ quá trình nuôi cấy Môi trường nhân giống có thể dùng các hợp chất nitơ dễ tiêu hóa đối với vi sinh

Trang 9

vật mà trong quá trình nuôi cấy vẫn nâng cao được họat lục sinh tổng hợp Tỷ lệ giống nằmtrong khoảng 2 – 5%, nhưng đối với một số chủng tỷ lệ này cón giảm hơn nhiều, có khi tới0,5 – 0,6%.

Sinh tổng hợp enzyme theo phương pháp chìm trong các thùng lên men có khí thổi và khuấy liên tục kéo dài trong khoảng 2 – 4ngày Đa số các enzyme thủy phân do nấm mốc,

xạ khuẩn tạo thành được vào môi trường xung quanh, phần còn lại trong hệ sợi sau 3ngày nuôi cấy khoảng 10 – 15%

Sơ đồ công nghệ của việc nuôi cấy vi sinh vật theo phương pháp chìm trong sản xuất enzyme về nguyên lí giống như quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học khác (acid amin, vitamin, chất kháng sinh …) Quá trình tách chế phẩm sau khi lên men có thể khác nhau, nhưng quá trình lên men với các thiết bị và qui định về theo dõi các chế độ lên men là rất giống nhau

Trong quá trình nuôi cấy nấm mốc sinh enzym theo phương pháp chìm pH môi trường có một ý nghĩa rất lớn Chỉ số pH thích hợp cho sinh tổng hợp pectinase là 7 – 8 Trong môi trường khi dùng các muối amon làm nguồn nitơ môi trường sẽ bị kiềm hóa Để điều chỉnh

pH trong quá trình nuôi cấy người ta dùng NaOH và H2SO4

Sự súc khí không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật mà còn ảnh hưởng đến

sự tạo thành enzym

 Ảnh hưởng của chất cảm ứng và nguốn cacbon

Nhóm enzyme pectinase một mặt là các enzyme bản thể, nhưng mặt khác cũng là các enzyme cảm ứng.Do đó, một trong những yếu tố quan trọng của sự sinh tổng hợp enzyme pectinase là phải có cơ chất đặc hiệu.Ví dụ pectine được thêmvào môi trường sẽ cảm ứng

để tổng hợp h65 enzyme pectinase

 Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Nguồn nitơ cũng có vai trò rất quan trọng trong sự tăng tổng hợp enzyme pectinase bởi vi sinh vật Người ta thêm nitơ vào môi trường dưới dạng muối nitrat và muối amôn

 Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Ngoài cacbon và nitơ,các yếu tố vô cơ cũng ảnh hưởng tới sự sinh tổng hợp các enzyme pectinase của vi sinh vật Trong đó phốt pho là cấu tử vô cơ cần thịết của môi trường.Nói chung hàm lượng phốt pho trong môi trường phải không được ít hơn 8- 10 mg (tính theo

%)

Các yếu tố khác như pH của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy

… đều ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp enzyme pectinase

 Ưu nhược điểm của phương pháp:

• Là phương pháp nuôi cấy hiện đại (công nghệ cao) dễ cơ khí hóa, tự động hóa, năngsuất cao, dễ tổ chức sản xuất tiết kiệm diện tích sản xuất

9

Trang 10

• Có thể nuôi cấy dễ dàng các chủng vi sinh vật đột biến có khả năng sinh tổng hợp enzyme cao và lựa chọn tối ưu thành phần môi trường, các điều kiện nuôi cấy, enzyme thu được tinh khiết hơn, đảm bảo điều kiện vệ sinh, vô trùng.

• Tuy nhiên do thu được canh trường có nồng độ enzyme thấp nên khi tách thu hồi enzyme sẽ có giá thành cao Tốn điện năng cho khuấy trộn, nếu không bảo đảm vô trùng sẽ bị nhiễm hàng loạt, toàn bộ gây tổn thất lớn

3.1.1 Từ môi trường nuôi cấy bề mặt

Ngày đăng: 08/08/2013, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w