Trải qua các giai đoạn lịch sử đất nước ta đã có rất nhiều thay đổi, và có những chuyển biến tích cực đặc biệt rõ rệt nhất là đối với nền kinh tế. Với những cải cách có tính mở cửa của Đảng và nhà nước như chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1986, và gần đây có 1 sự kiện nổi bật là vào ngày 11/1/2007 Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO là một động lực vô cùng mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam dựa trên tiềm lực của mình, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một cách mạnh mẽ. Mục tiêu của việc phát triển nền kinh tế là từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong đó vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Để khẳng định vị trí của mình trong thị trường các doanh nghiệp cần tìm hướng đi cho mình, tổ chức lại sản xuất, biến quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thành những bánh xe ăn khớp với nhau từ đó tạo ra môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung cùng nhau phát triển. Bên cạnh sự điều tiết như bàn tay vô hình của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả, quy luật cung cầu ... là sự điều tiết vĩ mô của nhà nước...... Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế trên, các doanh nghiệp cũng vấp phải rất nhiều khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, để không những tồn tại được mà còn từng bước phát triển, đẩy lùi những khó khăn và gia tăng lợi thế trong kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có những giải pháp kinh doanh hợp lý, phù hợp với sự vận động của các quy luật kinh tế, và một phận không thể thiếu được chính là công tác kế toán., từ việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, với chức năng và nhiệm vụ của mình bộ phận kế toán giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình hình tài chính của mình, cũng như hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn để đưa ra các quyết định về sản xuất và kinh doanh phù hợp. Để công ty hoạt động một cách có hiệu quả và phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khả năng xử lý giá linh hoạt, tính toán chi phí hợp lý, dựa trên những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp để với chi phí thấp nhất có thể đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Công tác tập hợp chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm yêu cầu cần phải đầy đủ và chính xác. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng dùng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến đổi của giá thành, từ việc giá thành thấp hay cao, tăng hay giảm thể hiện trực tiếp kết quả của việc quản lý vật tư, lao động và tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp. Từ đó, kết quả của quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành là 2 quá trình liên tục và có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua từng chỉ tiêu hình thành nên chi phí và giá thành sản phẩm, công ty sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Hiện nay mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ thập giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Công ty cổ phần xây dựng số II Thái Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, với các sản phẩm đa dạng: công trình và các hạng mục công trình… vì vậy quy trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã khá hoàn chỉnh. Tuy vậy trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán tại công ty, nắm bắt được tầm quan trọng của việc tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về nội dung nay em lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây dựng số II Thái Nguyên”